Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 6 5 2 2 6
Số người đang truy cập
4 7 2
 
Không nên nhầm lẫn mụn trứng cá với các biểu hiện của bệnh ký sinh trùng

Acne vulgaris (hay gọi là mụn trứng cá) là một bệnh lý hay gặp trên da người, đặc trưng tại các vùng da tiết nhiều bả nhờn (da đỏ vảy), nhân trứng cá (đầu đen hoặc đầu trắng), nốt sẩn đỏ (pinheads), nốt mụn (pimples), nốt mụn (large papules) và có khả năng tạo thành sẹo. Mụn trứng cá ảnh hưởng đến hầu hết các vùng da trên cơ thể với vùng mà có nhiều tuyến bã nhầy dày đặc; các vùng này gồm mặt, vùng trên của ngực và lưng. Các tình trạng mụn trứng cá nặng là od viêm, nhuweng trứng cá có thể dạng không có viêm. Các tổn thương gay ra bởi sư thay đổi các đơn vị tuyến bả nhờn (pilosebaceous), cấu trúc da và các hormone.

Mụn trứng cá xảy ra hầu hết trong lứa tuổi thanh thiếu niên hay trưởng thành và thường tiếp tục đến tuổi trung niên. Trong tuổi thiếu niên, mụn trứng cá thường gây ra bởi tăng hormone giới tính nam và loại này đều tích lũy rất nhiều trong tuổi dậy thì. Đối với hầu hết mọi người, mụn tứng cá giảm theo thời gian và có xu hướng biến mất hoặc ít nhất là giảm đến sau tuổi 20. Tuy nhiên,không có gì để tiên đoán bao lâu thì mụn biến mất toàn bộ và một số cá nhân sẽ mang tình trạng này đén 30 tuổi, 40 tuổi hoặc sau đó nữa. Nói đúng hơn, trên lâm sàng cho thấy mụn trứng cá là một bệnh rất thường gặp, có thể nói là phổ biến trên quần thể, đặc biệt lứa tuổi trẻ. Trong độ tuổi từ khi dậy thì đến dưới 50 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh có thể gặp từ 80-90% trong tổng dân số. Cả hai giới nam và nữ có tỷ lệ mắc bệnh như nhau.

Một số nốt mụn lớn trước đây gọi là nang và thuật ngữ nodulocystic đã được dùng để mô tả các trường hợp nặng do mụn trứng cá viêm. Các nang hoặc đinh nhọt đi kèm với mụn nang, cps thể xuất hiện trên mông, háng, nách và bất kỳ nơi nào có tiết mồ hôi và sản phẩm bả nhờn. Mụn dạng nang ảnh hưởng đến mô da hơn là trứng cá đơn thuần. Thuật ngữ acne xuất phát từ tiếng Hy Lạp άκμή theo cách viết Aëtius Amidenus. Dạng mụn trứng cá thường dùng nhất gọi là "acne vulgaris", có nghĩa là mụn trứng cá thông thường. Thuật ngữ "acne vulgaris" ám chỉ sự xuất hiện các nhân mụn và thuật ngữ "acne rosacea" đồng nghĩa với từ rosacea, nghĩa là trứng cá đỏ. Tuy nhiên, một số cá nhân hầu như không có nhân mụn liên quan đến trứng cá đỏ.

Gần đây, tại phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân có các biểu hiện các triệu chứng lâm sàng giống mụn trứng cá, bệnh viêm nang lông, viêm da tiết bả, rối loạn da, biểu hiện da dạng liên quan đến dị ứng thuốc hoặc mỹ phẩm… Nói chung, rất đa dạng về hình thái lâm sàng và đặc biệt đã điều trị nhiều nơi trước đó không khỏi hoặc giảm không đáng kể, các bệnh nhân này đã xin làm xét nghiệm về bệnh ký sinh trùng, một số lại dương tính. Đứng trước các tình huống đó, thầy thuốc cũng băn khoăn không ít nên phải đưa ra quyết định xử trí như thế nào cho hợp lý. Một trong số các bệnh lý hay gặp trong tuổi thiếu niên đó là mụn trứng cá, chúng tôi xin tổng hợp các thông tin liên quan đến mụn trứng cá do các chuyên gia
về bệnh da liễu biên soạn với một số hình ảnh mang tính minh họa trích từ internet.

Về nguyên nhân gây bệnh mụn trứng cá

 
Phải nói rằng mụn trứng cá do nhiều nguyên nhân lẫn một số yếu tố hợp thành. Mụn trứng cá phát triển như một hậu quả tắc nghẽn các nang nhầy.
Tăng quá trình sừng hóa và hình thành của một nút keratin và chất bả là sự thay đổi sớm hơn. Sự trương lớn các tuyến nhầy và gia tăng sinh chất bả xảy ra cùng với tăng androgen (DHEA-S). Các cồi mụn / nhân trứng cá có thể lớn và biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như nhân trứng cá mở (đầu đen) hoặc nhân đóng (milia). Các nhân trứng cá là hậu quả trực tiếp của tuyến bả nhầy đông vón lại, xảy ra kết với dầu và các tế bào chết của da.

Trong trường hợp nhiễm khuẩn thêm vi khuẩn Propionibacterium acnes, có thể dẫn đến phản ứng viêm, tổn thương do viêm (nốt sần, mụn mủ hoặc nốt mụn nhiễm trùng) trong phần bì quanh vùng nhân mụn li ti, dẫn đến viêm đỏ, tạo sẹo và tăng sừng hóa bề mặt.

Một số nguyên nhân và yếu tố góp phần dẫn đến bệnh mụn trứng cá:

·     Yếu tố di truyền: dù đến nay vẫn chưa được hiểu thấu đáo, chưa được khẳng định, nhưng trong một gia đình có thể có nhiều thành viên đều bị trứng cá rất nặng có nhiều sẹo lõm xấu xí. Điều cơ bản đề xuất hiện mụn trứng cá là việc hình thành một nút sừng ở nang lông (đến tuổi dậy thì các chất nội tiết tố sinh dục tăng cao, trong số các chất nội tiết này thì chất androgen đóng vai trò quan trọng. Chất androgen gắn vào các thụ thể đặc biệt của chúng có trên bề mặt tế bào của tuyến tiết chất nhờn. Một điều rất thú vị là các cậu con trai lứa tuổi đi học có mụn trứng cá, xu hướng là có thành viên trong gia đình bị trứng cá. Một gia đình có thành viên vị mụn trứng cá sẽ có xu hướng thành viên khác cũng có và tổn thương do mụn trứng cá sẽ tăng hơn so với nhóm khác.

·    
Do tăng tiết chất bã nhờn: Là yếu tố quyết định dẫn đến bệnh trứng cá. Các nang tuyến bã tăng tiết chất bã nhờn bắt đầu vào tuổi dậy thì do tuyến nội tiết sinh dục bắt đầu phát triển. Khi đã về già, nội tiết tố sinh dục giảm đi nên người già ít bị trứng cá là vì vậy. Nội tiết tố androgen đóng vai trò quan trọng trong tăng tiết chất bã của nang tuyến bã.

·     Sừng hóa cổ tuyến bã: Sừng hóa cổ tuyến bã làm cổ tuyến bã - nang lông bị dày dính làm cho chất bã không đào thải ra ngoài được dễ dàng, chất bã bị tắc bên trong tuyến bã làm tuyến bã bị giãn rộng, chất bã chứa đầy trong lòng tuyến.

·      Hoạt tính của hormone: hoạt tính của hormone biểu hiện chẳng hạn trong các chu kỳ kinh nguyệt và tuổi dậy thì, có thể góp phần hình thành nên mụn trứng cá. Trong tuổi dậy thì, có một sự gia tăng hormone giới tính nam loại androgen gây ra các tuyến follicular phát triển lớn hơn và có nhiều chất bã hơn. Và thực tế khi dùng các chất steroides cho hiện tượng tương tự. Một số hormone có liên quan đến bệnh trứng cá:

o Androgens, testosterone, dihydrotestosterone (DHT);

o Dehydroepiandrosterone sulfate (DHEAS);

o Yếu tố phát triển giống insuline (insulin-like growth factor 1_IGF-I).

Mụn trứng cá thật sự do acne vulgaris trên các phụ nữ trưởng thành có thể là một đặc điểm tình trạng sẵn có như mang thai và rối loạn trong hội chứng đa nang buồng trứng (polycystic ovary syndrome) hoặc hội chứng Cushing (Cushing's syndrome) hiếm hơn.

Mụn trứng cá liên quan đến mãn kinh xảy ra như một sự sinh các chất hormone buồng trứng chống lại trứng cá estradiol. Thiếu estradiol cũng gây nên tóc mỏng, bốc hỏa, da mỏng, khô âm đạo, ảnh hưởng đến xương cũng như mụn trứng cá.

·     Tâm sinh lý: về mặt tâm sinh lý, trong khi sự liên kết giữa các mụn trứng cá và stress đã được bàn luận nhiều, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng “độ nặng của trứng cá” là liên quan có ý nghĩa với tăng mức độ stress. Viện nghiên cứu sức khỏe Mỹ (The National Institutes of Health_USA) liệt kê một danh sách các stress như một yếu tố có thể gây nên tình trạng mụn trứng cá. Một nghiên cứu trên lứa tuổi thanh thiếu niên tại Singapore quan sát có liên quan (+) ý nghĩa đến stress và độ trầm trọng của mụn trứng cá.

·     Nhiễm khuẩn: Vai trò của vi khuẩn gây viêm Propionibacterium acnes và các yếu tố gây viêm khác làm hình thành các nhân mụn trứng cá (comedon), phản ứng viêm mạnh sẽ làm cho các nang lông tuyến bã bị phá huỷ và khi khỏi sẽ để lại sẹo. Vai trò của các vi khuẩn khác gây bội nhiễm như tụ cầu khuẩn, vi khuẩn yếm khí làm cho mụn trứng cá trở nên nặng hơn và khó điều trị hơn, đó là các thể trứng cá bọc, trứng cá mạch lươn... đồng thời các mụn này thường để lại sẹo xấu, thường là sẹo lõm và một số trường hợp bị sẹo quá phát rất khó điều trị. Vi khuẩn trong các lỗ chân lông loại Propionibacterium acnes (P. acnes) là các vi khuẩn kỵ khí gây bệnh trứng cá. Trên in vitro kháng của vi khuẩn P. acnes với các kháng sinh thường dùng đang gia tăng.

Mặt khác, do một loại vi khuẩn có mặt ở các nang lông, vi khuẩn này có tên khoa học là: Propionibacterium acnes. Vi khuẩn này chuyển hóa chất béo được tiết ra thành các acid béo tự do. Chính các acid này là các chất hóa ứng động kéo theo một loạt các chất gây viêm và các tế bào viêm là thành phần chủ yếu tạo nên những nhân trứng cá. Nếu có nhiễm khuẩn kèm theo thì các mụn sẽ có quầng viêm xung quanh tạo nên các sẩn đỏ hoặc nhiều khi các sẩn mủ. Khi nhiều mụn trứng cá liên kết lại với nhau thì có thể tạo thành các mảng sẩn với nền viêm đỏ ở dưới.

·     Chất bã bài tiết lên mặt da tạo nên một màng mỡ. Tại đây xảy ra phản ứng thủy phân axit béo thành triglycerit. Chất này thu hút vi khuẩn kỵ khí ở phần dưới cổ tuyến bã nang lông. Khi vi khuẩn gây viêm làm hình thành các mụn mủ, các ổ áp-xe làm phá hủy nang tuyến gây sẹo.

·      Chế độ ăn và rối loạn chuyển hóa: Rối loạn thành phần lipid của chất bã: axit béo tự do của chất bã càng tăng cao thì nguy cơ bị trứng cá càng lớn. Khi axit béo tự do tăng cao sẽ làm tăng sừng hóa cổ tuyến bã, tăng nhân lên của vi khuẩn Propionebacterium acnes. Một chế độ ăn giàu glycemic và sữa bò có liên quan đến bệnh mụn trứng cá nặng nề hơn. Các liên quan khác như chấtchocolate và muối chưa phải là chứng minh xem như bằng chứng rõ ràng.

·      Vị trí trứng cá trên thân mình: Trứng cá hay mọc ở mặt, ngực, lưng là do ở những vị trí này có mật độ tuyến bã nang lông cao nhất.

·      Ngoài ra, có các yếu tố khác ảnh hưởng đến trứng cá như yếu tố di truyền và gia đình, do thuốc, stress hay ánh nắng, tia tử ngoại, độ ẩm không khí cao, ô nhiễm môi trường, đặc biệt đối với các cư dân thành thị. Lạm dụng mỹ phẩm và sử dụng mỹ phẩm không đúng cách cũng là nguyên nhân thường gặp hiện nay.

 Quá trình hình thành mụn trứng cá.

Các hình thái lâm sàng

·     Trứng cá thông thường: Hay gặp ở tuổi dậy thì. Biểu hiện bệnh là các mụn nhỏ như đầu đinh ghim, màu vàng nhạt hoặc màu như màu da bình thường, có một số mụn màu đen do chất nhờn bị oxy hóa. Các mụn đứng rải rác trên nền da lành, có thể có một số mụn trên nền da viêm đỏ kèm theo. Thường thì không ngứa, không đau. Da mặt nhờn. Các mụn này hay khu trú trên trán, hai má, cạnh mũi, cằm. Có thể có cả ở lưng và ngực.

·     Trứng cá bội nhiễm: Tổn thương là các sẩn màu đỏ sẩn cao hơn mặt da, kích thước từ 0,3-0,5 cm, đôi khi có thể to hơn. Nền các sẩn hơi sưng nề, có màu đỏ, có thể có quầng viêm xung quanh. Xen kẽ có thể có một vài hoặc nhiều sẩn mủ. Các mụn có thể đứng rải rác hoặc tập trung thành đám. Có thể hơi ngứa hoặc hơi đau do viêm.

·     Trứng cá do bôi các chế phẩm có chứa steroid: Một số người do có viêm da ở mặt, do nẻ hoặc do có mụn đã tự ý bôi trong một các chế phẩm có steroid như: trangala, cortebios, flucinar, gentrisone, diprosone, fobancort, kem tự pha chế có 7 loại thuốc... lên mặt. Trong 3-7 ngày đầu thì tình trạng viêm trên da mặt sẽ đỡ đi nhưng nếu bạn cứ tiếp tục bôi kéo dài thì sẽ xuất hiện các mụn trứng cá ngày càng nhiều ở các vùng da bôi thuốc;

·      Trứng cá bọc: Tổn thương là các mụn bọc nổi cao hơn mặt da, nền da đỏ có quầng viêm xung quanh. Các mụn có kích thước khá to: 0,5 -1cm hoặc có thể to hơn. Tổn thương mụn thường ăn sâu cả vào trung bì nên sau khi mụn khỏi có thể để lại sẹo thâm, lõm.

·     Trứng cá mạch lươn: Là một thể nặng nhất của trứng cá. Một số người mụn trứng cá xuất hiện với tình trạng viêm nặng và nhiều mụn liên kết lại thông với nhau tạo thành những đường hầm chứa dịch, máu, mủ... bên trong. Tổn thương xuất hiện rất nhiều trên mặt, lưng, ngực. Bệnh nhân có thể bị đau nhức khi có nhiều mủ. Khi khỏi thường để lại sẹo lồi hoặc sẹo lõm.

·      Trứng cá sẹo lồi: Mụn trứng cá to, viêm đỏ, khi nổi lên đã thường là một cục rất lớn, khi khỏi để lại các sẹo lồi cao lên trên bề mặt da. Vị trí hay gặp ở vùng cằm, vùng da ngay dưới tai, lưng, ngực.

·      Trứng cá đỏ: là một quá trình viêm mãn tính ở mặt đặc biệt vùng mũi. Bệnh được đặc trưng bởi ban đỏ, sẩn, mụn mủ, giãn mạch và có tăng sinh phì đại tuyến bã- làm cho mũi phát triển to hơn. Thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn tuổi từ 30- 50 tuổi, do nội tiết tố ở giai đoạn tiền mãn kinh. cà phê, trà đặc cũng làm tăng bệnh, nên phải tránh các đồ uống này. Có thể tìm thấy tác nhân tham gia quá trình bệnh ở vùng da bị viêm Dermodex folliculorum.

Chẩn đoán mụn trứng cá

Có nhiều thang đa mức độ để đánh giá độ nặng của bệnh mụn trứng cá acne vulgaris:

· Kỹ thuật “Leeds acne grading

· Thang điểm “Cook's acne grading”

· Thang điểm “Pillsbury scale”.

Thái độ xử trí và Điều trị mụn trứng cá?

·     Trong trường hợp bị mụn trứng cá thông thường, có thể bôi một trong các thuốc sau: Isotrex 0,05-0,1% Locacid, Erylik..., các chế phẩm này phải bôi đúng mụn, không được bôi vào da lành và chỉ bôi một lần vào buổi tối, không bôi ban ngày. Toàn thân uống 1 đợt Rrythromycine 250mg/1 viên x 2 lần/ngày 5-10 ngày hoặc Doxycycline 100mg/1 viên x 2 lần/ngày x 15-30 ngày.

·     Nếu mụn trứng cá bị bội nhiễm, thoa Erylik buổi tối. Toàn thân uống 1 đợt Erythromycine 250 mg/1 viên x 2 viên x 2 lần/ ngày x 15 ngày - 2 tháng. Các trường hợp nặng có thể uống các kháng sinh nặng hơn như Clindamycine hoặc Trimazol;

·      Mụn trứng cá do thuốc có chứa thành phần steroides: nếu đã và đang thoa các chế phẩm đã nêu trên kéo dài quá thì sẽ có còn có thể gây mặt đỏ sần sùi như vỏ cam sành, lông mọc dài ra, teo da, giãn mạch... Về điều trị, ngay lập tức phải ngừng các chế phẩm đang bôi lại. Tại chỗ bôi eryzel sáng, bôi Isotrex 0,05 % đúng vào mụn tối. Toàn thân uống 1 đợt Erythromycine 250 mg/1 viên x 2 viên x 2 lần/ ngày 5-10 ngày hoặc Doxycyline 100 mg/viên x 2 lần/ ngày x 15-30 ngày.

·     Mụn trứng cá bọc có bội nhiễm: thoa Eryzel ngày 2 lần, uống một đợt Methronnidazol 250 mg viên x 2 lần/ ngày x 1-2 tháng. Những mụn to bùng nhùng có dịch khó tiêu bên trong thì ta phải chích rạch lấy hết dịch ra nhưng lưu ý vì có thể để lại sẹo lõm xấu xí.

·     Bệnh trứng cá mạch lươn: điều trị bôi các thuốc kháng sinh tại chỗ như Eryzel. Toàn thân uống Isotretinoin 2 mg/kg/ngày trong 3-5 tháng nhưng phải có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa Da liễu vì thuốc có nhiều tác dụng phụ.

·      Mụn trứng cá có sẹo lồi: thoa thuốc Eryzel tại chỗ ngày 2 lần. Toàn thân uống 1 đợt erythromycine 250 mg/1 viên x 2 viên x 2 lần/ngày 5-10 ngày. Sẹo lồi có thể tiêm K-cort khoảng 2-3 tuần một lần.

·     Mụn trứng cá đỏ: thoa tại chỗ bằng kem Metronidazole. Toàn thân uống Metronidazola, Erythromycine hoặc Isotretinoin...

Chăm sóc da khi bị trứng cá

·      Không sờ tay lên mặt, không cạy nặn

·      Rửa mặt nhẹ nhàng ngày 2-3 lần, không chà mạnh, không làm bật mụn. Rửa bằng nước máy sạch hoặc nước muối pha loãng. Nếu da rất nhờn thì có thể dùng sữa rửa mặt chống nhờn nhưng ngày chỉ dùng sữa rửa mặt cho phù hợp vì có một số loại sữa dù chống nhờn nhưng vẫn sinh mụn.

·      Không nên dùng mỹ phẩm, không đắp mặt nạ, mát xa, xông hơi... khi đang bị mụn.

·     Không tự ý bôi các chế phẩm sau: Tragalar, corte- bios, Flucinar, Gentrison, Halog, Diprosalic, kem tự pha chế (có trangalar, aspirin, vitamine B1, kem sâm...), một số kem Đông y, một số loại kem không rõ nguồn gốc... lên mặt vì chúng sẽ làm tăng mụn lên và có thể teo da, giãn mạch, da trở nên sần sùi như vỏ cam sành...

·      Hạn chế ớt, hạt tiêu, cà phê, trà đặc... ăn nhiều hoa quả, rau xanh... Uống nhiều nước: 1,5- 2 lít/ngày.

·      Điều chỉnh chế độ làm việc, không thức khuya quá, không làm việc trí óc căng thẳng kéo dài.

Các biện pháp loại trừ tận gốc bệnh trứng cá

·      Điều trị bệnh trứng cá phải tác động vào các nguyên nhân gây ra bệnh trứng cá, nghĩa là làm giảm bài tiết chất bã, chống lại vi khuẩn, chống lại sừng hóa cổ tuyến bã.

·     Có nhiều thuốc chữa bệnh trứng cá nhưng nên kết hợp dùng thuốc tại chỗ (thuốc dùng ngoài), thuốc toàn thân (thuốc dùng trong).

·      Trứng cá thể nhẹ và vừa: Có thể dùng các loại thuốc bôi tại chỗ đơn thuần như benzoyle peroxide dạng hỗn dịch, dạng kem và gel 5%; tretinoin dạng kem hoặc gel 0,025% bôi buổi tối; Các thuốc bôi kháng sinh như kem erythromycin, dalacin-T... bôi hàng ngày, dùng đơn độc hay phối hợp với các thuốc bôi khác theo chỉ định của bác sĩ.

·      Trứng cá nặng: Điều trị thể này cần phối hợp thuốc bôi tại chỗ với thuốc đường toàn thân. Các kháng sinh, isotretinoin, nội tiết tố... Đặc biệt có sự theo dõi của bác sĩ trong quá trình dùng thuốc.

Chăm sóc da và chế độ sinh hoạt

·     

Mụn trứng cá trên mặt khiến
nhiều bạn trẻ mất tự tin.
 

Vệ sinh da tốt: Chăm sóc vệ sinh da hàng ngày, đặc biệt cần thiết sau khi lao động, sau khi da bị bám bụi bẩn. Có nhiều phương pháp chăm sóc da mặt như xoa bóp da mặt vào buổi sáng và tối.

·      Dùng rau quả dưỡng da mà chủ yếu là đắp quả củ tươi như củ đậu, dưa chuột, bí đao, chanh cam, cà rốt vừa có tác dụng dưỡng da do rau quả có nhiều vitamin và làm da tươi mát, chống khô da, cho da một lượng nước và các chất khoáng. Nước gạo mới vo là một nguồn chất liệu giàu dinh dưỡng bao gồm cả proteine, lipide, glucide và các vitamin nhóm B, vitamin H, vitamin E. Nước gạo làm sạch da, dưỡng da mặt và làm trắng da do có tác dụng chống ôxy hóa, chống tia cực tím.

·      Chúng ta nên rửa mặt như thế nào cho đúng? Trước hết, chúng ta biết rằng rửa mặt để làm cho da mặt được sạch sẽ, loại các chất bụi bẩn và có hại cho da dẻ. Nếu chỉ có bụi bẩn thông thường thì rửa mặt bằng nước sạch là đủ. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu được da của mình thuộc loại nào? Đối với da bình thường thì không cần chăm sóc đặc biệt.

·      Đối với da khô thì cần chú ý không nên dùng các chất tẩy mạnh, không nên dùng nước nóng. Sau khi rửa có thể thoa một chút kem dưỡng da hoặc kem làm ẩm da. Đối với da mỡ thì cần phải có chất tẩy rửa cho hết mỡ nhờn và có thể cần có sự trợ giúp của các loại sữa rửa mặt.

·      Da hỗn hợp, với biểu hiện da bị nhờn vùng trán, mũi - quanh mũi cũng cần sữa rửa mặt để tẩy các chất bã vùng đó. Không nên chà xát mạnh da mặt, mà nên rửa mặt bằng tay, cùng lúc bạn có thể xoa bóp da mặt cho mạch máu lưu thông, tuyến bã đỡ bị bít tắc và cũng có tác dụng chống hình thành các vết nhăn, sau đó mới dùng khăn mềm để lau khô.

·      Bảo vệ da khỏi những tác hại của môi trường: Các yếu tố làm tổn hại da như ánh nắng mặt trời, chúng ta cần phải mặc quần áo và đeo khẩu trang cùng với bôi kem chống nắng hàng ngày kể cả ngày không có nắng vì tia cực tím UVA luôn luôn chiếu xuống trái đất với cường độ ít thay đổi theo thời tiết. Ngoài ra còn cần bảo vệ da đối với các yếu tố khách của môi trường như nóng, lạnh, khô hanh. Tránh các chất có hại cho da như chất tẩy rửa, xà phòng. Nên đeo găng khi tiếp xúc các chất đó và sau khi làm việc phải chăm sóc bàn tay ngay.

·      Ăn uống đầy đủ và rèn luyện thân thể, sinh hoạt điều độ: Cần ăn uống hợp lý đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, có lối sống điều độ, không nghiện rượu, thuốc lá vì những loại này rất hại cho cơ thể. Ngoài ra cần ngủ đủ 8 giờ/ngày. Không nên thức khuya quá 11 giờ đêm.

Tài liệu tham khảo

1.     Nguyễn Duy Hưng (2010). Để triệt tận gốc mụn trứng cá. Sức khỏe đời sống

2.     Triệt trứng cá tận gốc. http://vietbao.vn/

3.     Adityan B, Kumari R, Thappa DM (2009). "Scoring systems in acne vulgaris". Indian J Dermatol Venereol Leprol 75 (3): 323–6.

4.    James WD (2005). "Clinical practice. Acne". N Engl J Med 352 (14): 1463–72.

5.    Thiboutot, Diane M.; Strauss, John S. (2003). "Diseases of the sebaceous glands". In Burns, Tony; Breathnach, Stephen; Cox, Neil; Griffiths, Christopher. Fitzpatrick's dermatology in general medicine (6th ed.). New York: McGraw-Hill. pp. 672–87.

6.    Goodman G (2006). "Acne and acne scarring - the case for active and early intervention" (PDF). Aust Fam Physician 35 (7): 503–4.

7.    Purvis D, Robinson E, Merry S, Watson P (December 2006). "Acne, anxiety, depression and suicide in teenagers: a cross-sectional survey of New Zealand secondary school students". J Paediatr Child Health 42 (12): 793–6.

8.    Simpson, Nicholas B.; Cunliffe, William J. (2004). "Disorders of the sebaceous glands". In Burns, Tony; Breathnach, Stephen; Cox, Neil; Griffiths, Christopher. Rook's textbook of dermatology (7th ed.). Malden, Mass.: Blackwell Science. pp. 43.1–75.

9.    Melnik B, Jansen T, Grabbe S (2007). "Abuse of anabolic-androgenic steroids and bodybuilding acne: an underestimated health problem". J Dtsch Dermatol Ges 5 (2): 110–7.

10.   Yosipovitch, Gil, Tang, Mark, Dawn (2007). "Study of Psychological Stress, Sebum Production and Acne Vulgaris in Adolescents" [3]. Acta Dermato-Venereologica 87(2), pp. 135-39.

 

Ngày 12/11/2010
Ts. Triệu Nguyên Trung & Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích