Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 2 6 7 5 2
Số người đang truy cập
4 1 0
 
Các bé cùng nhau rửa tay trước khi ăn( những hình ảnh trong bài mang tính minh họa)
“Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh” chuyện nhỏ mà khó làm

 

Trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, việc tuyên truyền cho con người ở mọi đối tượng, trẻ em cũng như người lớn thực hiện hành vi “Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh” để phòng ngừa mắc những bệnh có thể lây truyền qua đường tiêu hóa từ việc ăn uống với bàn tay bẩn mang đầy mầm bệnh và gây bệnh cho bản thân mình hoặc cho người khác do tiếp xúc là vấn đề thật là đơn giản. Kiến thức hiểu biết thì ai cũng được trang bị đầy đủ do tiếp nhận thông tin từ công tác tuyên truyền của các cơ quan thông tin đại chúng nhưng hành vi thực hành trở thành thói quen, tập quán trong sinh hoạt hàng ngày không phải ai cũng có được.

Tại sao phải rửa tay trước khi ăn ?

Ăn uống là một hoạt động cần thiết hàng ngày của mỗi con người để duy trì sự sống và cũng chính vì việc ăn uống với bàn tay bẩn không hợp vệ sinh, mang đầy mầm bệnh thì cơ hội mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa để gây bệnh là điều không thể tránh khỏi. Mầm bệnh có thể là vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm, các vi sinh vật khác ... có khả năng gây bệnh cho con người. Để hạn chế mầm bệnh xâm nhập vào đường tiêu hóa qua ăn uống, một hành vi rất đơn giản là phải rửa tay trước khi ăn. Nếu hỏi mọi người, dù trẻ hay già, dù trai hay gái, có cần rửa tay trước khi ăn không thì có lẽ kết qua thu nhận được từ câu trả lời hầu hết sẽ là “có”. Nếu căn cứ vào đây khi điều tra, phỏng vấn để khẳng định hành vi của con người có rửa tay trước khi ăn chiếm tỷ lệ cao là thiếu chính xác vì thực tế sẽ không như vậy. Sự hiểu biết, nhận thức về vấn đề có thể đầy đủ nhưng hành vi thực hành đi kèm theo không phải là hành động tương ứng, việc nói không đi đôi với làm là một lẽ thường tình. Rửa tay trước khi ăn là một hành vi cần thiết để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa thật sự có hiệu quả khi hành vi này trở thành thói quen, tập quán không thể thiếu được trong sinh hoạt hàng ngày đối với mọi người, giống như sau khi ăn xong là phải uống nước, trước khi đi ngủ là phải đánh răng ...

Tại sao sau khi đi vệ sinh phải rửa tay ?
 

Dễ hiểu quá ! Khi đi vệ sinh, bàn tay con người có cơ hội và điều kiện tiếp xúc với nước tiểu hoặc chất phân thải có thể mang mầm bệnh của mình. Nếu không rửa sạch, mầm bệnh ở trên bàn tay bẩn này sẽ lây truyền trực tiếp sang cho bản thân người đó khi cầm nắm thức ăn, đồ uống ... để tự tiếp tục gây bệnh cho mình gọi là tự nhiễm (auto-infection) hoặc gián tiếp lây lan mầm bệnh sang cho người khác qua tiếp xúc như nắm bắt tay, cầm dọn các dụng cụ ăn uống, chế biến thực phẩm ... ở trong gia đình hoặc nhà hàng, quán ăn. Ai cũng biết được việc dễ hiểu này nhưng hành vi vệ sinh thể hiện trên thực tế thường không cùng song hành. Hành vi thực hành không đi kèm với sự hiểu biết, kiến thức được trang bị là chuyện thường tình; biết mà không làm đúng cũng là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội ngày nay như việc cố ý vượt đèn đỏ báo hiệu ở các giao lộ, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là vi phạm pháp luật ... nhưng vẫn cứ tự nhiên hành động. Vì vậy việc giáo dục xã hội về nhiều lĩnh vực trong đó lĩnh vực y tế và sức khỏe là vấn đề mà chúng ta còn cần phải quan tâm nhiều.

Thói quen rửa tay với xà phòng và phòng ngừa dịch bệnh
 

Tiêu đề, khẩu hiệu “Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh” để giảm thiểu các loại bệnh có thể xâm nhập vào người do việc ăn uống hàng ngày từ bàn tay bẩn mang đầy những mầm bệnh là một vấn đề rất là đơn giản nhưng trên thực tế, hành động này chưa thật sự trở thành thói quen, tập quán ở tất cả mọi người và cộng đồng người dân kể cả thành thị lẫn nông thôn, miền núi. Tại thủ đô Hà Nội, nhân Ngày Môi trường Thế giới, ngày 5 tháng 6 năm 2008 với chủ đề “Hãy thay đổi thói quen - Hướng đến một nền kinh tế ít carbon !”, Cục Y tế Dự phòng-Môi trường thuộc Bộ Y tế phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã hưởng ứng nội dung này và tổ chức lễ phát động “Chiến dịch truyền thông rửa tay với xà phòng”. Như vậy, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là một thói quen, tập quán cần được hình thành trong sinh hoạt hàng ngày của tất cả mọi người và rửa tay với xà phòng cũng là vấn đề cần thiết để tăng thêm tác động hiệu quả. Việc này cũng tương tự như truyền thông giáo dục sức khỏe, vận động người dân thực hiện hành vi sử dụng màn ngủ để phòng tránh muỗi truyền bệnh và màn ngủ cần được tẩm hóa chất xua diệt muỗi để nâng cao thêm khả năng bảo vệ.
 

Cục Y tế Dự phòng và Môi trường-Bộ Y tế đã điều tra xác định tỷ lệ người dân có hành vi thực hành rửa tay bằng xà phòng rất thấp: trước khi ăn 12,8 %; sau khi đi tiểu tiện 15,5 % và sau khi đi đại tiện 16,9 %. Một số các nghiên cứu khoa học cũng đã xác định việc rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh với xà phòng có thể ngăn chặn được 47 % các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa và hơn 30 % các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính. Đối với các loại bệnh gây ra dịch với khả năng có thể lây lan nhanh chóng cho cộng đồng như dịch tiêu chảy cấp, dịch cúm gia cầm, dịch tay-chân-miệng ... thì việc truyền thông giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng ngưởi dân tích cực thực hiện hành vi đơn giản là rửa tay với xà phòng cũng giúp ngăn chặn được dịch bệnh nguy hiểm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) qua kết quả nghiên cứu cũng đã khẳng định việc rửa tay sạch bằng xà phòng có thể giảm tới 35 % nguy cơ bị lây nhiễm bệnh tiêu chảy.

Đối với trẻ nhỏ, Bộ Y tế thông báo hiện nay hầu hết bà mẹ có con dưới 5 tuổi đều rất quan tâm tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ, nhưng họ lại không hiểu hết về lợi ích của việc rửa tay bằng xà phòng. Điều tra trên thực tế đã ghi nhận có tới 64 % bà mẹ không rửa tay trước khi cho trẻ ăn và từ 27-42 % bà mẹ không biết các biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy và viêm đường hô hấp cấp tính cho trẻ. Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), trung bình mỗi ngày trên thế giới có khoảng 5.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết do tiểu chảy cấp, 80 % bệnh tật ở con người đều có liên quan đến nước và vấn đề vệ sinh.
 

Cục Y tế Dự phòng và Môi trường-Bộ Y tế cũng thông báo, từ nay cho đến năm 2010, “Chiến dịch truyền thông rửa tay với xà phòng” được thực hiện mô hình thí điểm tại 12 tỉnh gồm các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Hưng Yên, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Tiền Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long thông qua hoạt động của "Dự án nâng cao tỷ lệ rửa tay bằng xà phòng, phòng chống bệnh liên quan đến phân, nước" và ‘Dự án truyền thông thay đổi hành vi về rửa tay với xà phòng mở rộng”. Với thông điệp "Hãy rửa tay với xà phòng vì sức khỏe và sự phát triển của trẻ", chiến dịch truyền thông giáo dục sức khỏe để nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của mọi người, đặc biệt là các bà mẹ có con dưới 5 tuổi thực hiện việc rửa tay bằng xà phòng một cách thường xuyên để góp phần phòng chống các bệnh tiêu chảy và viêm đường hô hấp cấp tính ở trẻ em.

Mong rằng việc rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và rửa tay thường xuyên với xà phòng sẽ sớm trở thành thói quen, tập quán trong sinh hoạt hàng ngày của tất cả mọi người, thực hiện một phần nội dung được phát động trong chủ đề Ngày Môi trường Thế giới 05/06/2008 là “Hãy thay đổi thói quen” để góp phần làm hạn chế các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa và những loại dịch bệnh có liên quan xảy ra.

Ngày 10/06/2008
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
Giám đốc Trung tâm Phòng chống Sốt rét-KST-CT Thừa Thiên Huế
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích