Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 7 2 5 0
Số người đang truy cập
1 3
 Thư viện điện tử Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
(ảnh sưu tầm mang tính chất minh họa)
Tổng hợp Bệnh ký sinh trùng và truyền nhiễm đang nổi truyền qua thực phẩm (Updates of Food-borne parasitic and Emerging Infectious Diseases)

Tổng quan về bệnh động vật truyền sang người gây ra do ký sinh trùng

Đây là một bản tổng hợp về các bệnh ký sinh trùng quan trọng lây truyền qua nước và thực phẩm (water-borne and food-borne parasitic zoonoses). Bài đã tập trung vào các bệnh có tỷ lệ lưu hành nhất ở người và các yếu liên đới. Các nguyên nhân chủ yếu đến bệnh đang nổi và tái nổi hơn 25 năm qua đối với một số bệnh ký sinh trùng từ động vật truyền cũng được phân tích ở đây.

Con người chịu nhiều bệnh ký sinh trùng lây truyền qua đường thực phẩm, nhiều bệnh trong số đó là do giun sán. Trước đây, các bệnh này chỉ giới hạn trong quần thể động vật đang sông tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, nhưng giới hạn về mặt địa lý và quần thể nguy cơ đang dần mở rộng và thay đổi vì phát triển thị trường quốc tế, hệ thống vận chuyển được cải tiến và đặc biệt thay đổi về dân số (chẳng hạn di biến động dân số). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ước tính số người hiện nhiễm bệnh ký sinh trùng lây truyền qua thực phẩm, riêng bệnh sán lá đã vượt 41 triệu người, nhưng toàn cầu con số quần thể nguy cơ nhiễm, kể cả tại các quốc gia phát triển là 750 triệu người. Sự nhận thức về tầm quan trọng gia tăng các bệnh động vật này, đặc biệt khía cạnh dịch tể học phức tạp và liên đới đến đói nghèo và tăng trưởng nuôi trồng thủy sản, phá hủy môi trường và thiếu các công cụ phòng chống. Tổng hợp này không chỉ đưa ra con số tỷ lệ mới nhiễm và phân bố các bệnh này, bao gồm các dự liệu tác động kinh tế và y tế, mà còn đưa ra các điểm nổi bật, lấp các khỏang trống về kiến thức về bệnh. Các chủ đề về dịch tễ học, chẩn đoán và nhấn mạnh khía cạnh lâm sàng cần hiểu rõ và đầu tư nghiên cứu vào các bệnh ký sinh trùng này.

Bệnh ký sinh trùng đang nổi và tái xuất hiện

Với sự gia tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa, nạn phá rừng và biến đổi khí hậu thì một số bệnh tật trước đây không được nhận ra nay đang nổi lên. Tập quán ăn uống của cộng đồng, đói nghèo, sự phá hủy môi trường cũng dẫn đến xuất hiện một số bệnh ký sinh trùng ở động vật truyền sang người (hầu hết là giun tròn và sán lá), vẫn chưa được biết trong thời gian gần đây-có thể đây là vấn đề y tế lớn trong tương lai. Các tác động ngược lại của sự phá hủy môi trường và hệ sinh thái, giúp phát triển các vi trùng kháng thuốc và một số bệnh ký sinh trùng cũ như giun chỉ, sốt rét, Leishmaniasis và Babesiosis, có cơ hội xuất hiện lại như một thử thách nghiêm trọng cho một hệ thống chăm sóc y tế vốn đã “quá tải”. Để phòng chống các bệnh đang nổi và tái nổi, việc giám sát các yếu tố ảnh hưởng, phát hiện, điều tra và kiểm soát các mầm bệnh là cần thiết.

Phân bố bệnh giun xoắn Trichinella spiralis tại Thái Lan

 
Biểu hiện phù mắt do nhiễm giun xoắn

Theo nghiên cứu của Kaewpitoon N, Kaewpitoon SJ, Pengsaa P. thuộc Trung tâm Nghiên cứu và chẩn đoán bệnh ký sinh trùng, khu vực đông bắc, Đại học Y khoa và Y tế công cộng Ubon Rajathanee, 85 quận Warinchamrap, Ubonratchathani 34190, Thái Lan. Bệnh giun xoắn là một trong những bệnh ký sinh trùng từ động vật truyền sang người thường gặp nhất (food-borne parasitic zoonoses) ở Thái Lan và nhiều vụ dịch đã được báo cáo mỗi năm. Nghiên cứu này điều tra sự phân bố của bệnh trong vùng phía đông bắc, trung và nam Thái Lan. Tại tỉnh Mae Hong Son từ năm 1962-2006, có 135 vụ dịch liên quan đến 7.340 bệnh nhân và 97 ca tử vong tại Thái Lan khi đó. Số ca cao nhất là 557 ghi nhận năm 1983. Hầu hết, các bệnh nhân mắc bệnh trong nhóm tuổi 35-44 và bệnh xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ trong khoảng thời gian 1962-2003, sự khác biệt giữa 2 giới lại không có ý nghĩa trong thời gian 2004-2006. Các vụ dịch thường xảy ra nhất ở các vùng phía bắc, đặc biệt các vùng nông thôn-nơi mà thịt heo và một số loại thịt động vật chưa được chế biến thích hợp được mọi người ăn vào. Nhiễm loại ký sinh trùng này ở người xảy ra hằng năm ở phía bắc Thái Lan và có liên đới đến các bữa tiệc và lễ hội cộng đồng dịp năm mới của Thái Lan. Chính vì bệnh giun xoắn xảy ra hàng năm với nhiều vụ dịch lớn nhỏ như vậy, các chương trình giáo dục sức khỏe lúc này là cần thiết và quan trọng.

Lại thêm nhiều bệnh ký sinh trùng lây truyền qua thực phẩm

Theo ông George Jackson, thuộc Cơ quan Quản lý Thực dược phẩm của Mỹ (US.FDA_Food and Drug Administration) cho biết có hơn 80 ký sinh trùng lây truyền qua thực phẩm, nhưng may thay là không phải tất cả đều có vai trò quan trọng trong một quốc gia trong một thời điểm. Tuy nhiên, các thị trường thức ăn đang trở nên giao thương quốc tế, không chỉ thực phẩm trong nước mà còn một lượng lớn thực phẩm nhập đến từ nhiều nơi trên thế giới.

Jackson nói ký sinh trùng quan trọng không chỉ vì nhiễm bệnh trực tiếp do chúng gây nên mà còn vì chất tiết và ngoại tiết của chúng (secretions/excretions). Điều này đặc biệt là do các bệnh giun sán, thậm chí ngay khi giun đã bị loại bỏ ra khỏi thực phẩm. Các nghiên cứu bắt đầu đi sâu vào hiệu ứng lâu dài của các bệnh này lên con người. Riêng thói quen của chúng ta đã là các yếu tố lớn rồi, Jackson cho biết. Chúng ta thích ăn rau sống và salad và chúng ta cũng ăn nhiều cá sống. Trong khi hầu hết ký sinh trùng lại dễ dàng bị tiêu diệt nếu được nấu chín, mà thực tế thì nay chúng ta lại không chế biến thức ăn thích hợp nữa thì làm thế nào ngăn chặn đuowjc bệnh, chẳng hạn bệnh giun xoắn là một trong những bệnh ký sinh trùng lây truyền qua thực phẩm nghiêm trọng nhất. ấu trùng của giun xoắn nhiễm vào heo và một số vật nuôi, rồi cuối cùng chúng có mặt trên bàn ăn. Tỷ lệ mắc giun xoắn nay đã giảm, trung bình chỉ còn 44 ca mỗi năm theo báo cáo Trung tâm Phòng chống bệnh tật (CDC). Điều này một phần do các điều luật đòi hỏi trong chế biến thức ăn, giết chết ấu trùng. Các vụ dịch rải rác xảy ra trong số các người dân di cư mới từ châu Á.

Triệu chứng của giun xoắn khác nhau tùy thuộc miễn dịch từng cá nhân và cường độ nhiễm vào. Giun trưởng thành phát triển và sinh sản trong đường tiêu hóa của người, ở đó chúng gây tiêu chảy nhẹ. Rồi tiếp đến chúng chết và đào thải ra phân. Thế hệ mới của ấu trùng rồi có thể xâm nhập vào các tế bào cơ hoành, cơ xương và tim, gây tổn thương nghiêm trọng, nếu chúng có mặt với lượng giun nhiều. Nếu bạn chỉ có một vài giun thì không vấn đề gì, nhưng nếu nhiễm phải một lượng lớn, bạn sẽ có vấn đề. Có thể nhiễm trùng với triệu chứng chưa biểu hiện lâm sàng rõ (subclinical), bạn có thể không cần điều trị. Một khi triệu chứng xuất hiện, các cơ lại bị tổn thương nhiều hơn, việc điều trị nhằm mục đích giúp bệnh nhân sống sót. Hiệu quả của thuốc Mintezol (thiabendazole) cũng tùy thuộc vào từng bệnh nhân. Khi có vấn đề trên cơ tim, hệ thần kinh trung ương thì cần thiết phải dùng đến corticosteroids.

Các phương pháp mới và những nguy cơ mới

Trong khi bệnh giun xoắn đang giảm thì các bệnh ký sinh trùng lây truyền qua cá lại đang tăng, phù hợp với xu hướng dùng cá năn rất nhiều hiện nay, các món ăn của sushi và sashimi Nhật Bản, món cá sống ướp chanh của Mỹ Latinh,món cá hồi khai vị của người Scandinavia, món cá hồi lomi-lomi và các món cá sống khác có thể tạo ra các món đầy thi vị nhưng nếu không chế biến cẩn thận dễ dẫn đến các bệnh nguy hiểm.

Chó biển, cá heo, một số động vật biển khác là vật chủ của các ký sinh trùng gọi là anisakids. Trứng của ký sinh trùng đào thải qua phân của các động vật có vú, rơi vào trong nước chúng thành ấu trùng, được cá ăn vào (cá hồi, cá thu, cá trích). Khi những cá này đến với chúng ta mà không được chế biến kỹ sẽ gây các nguy hại là điều có thể. May thay, các triệu chứng nghiêm trọng nhất của bệnh anisakiasis thường chỉ làm khó chịu hơn là đe dọa tử vong, Jackson cho biết. Anh ta giải thích rằng ấu trùng đào niêm mạc dạ dày hoặc ruột, đôi khi gây ra đau như loét tiêu hóa, nuồn nôn và nôn. Thường giun không kéo dài trong cơ thể vật chủ nhưng có thể chết bên trong vật chủ, chúng có thể gây ho, kích thích nôn, nhiều người cảm thấy khó chịu vùng thành sau họng. Bình thường, bệnh biểu hiện tự phát, đôi khi soi dạ dày giúp lấy ra ấu trùng, nếu nhiễm mạn tính thì cần thiết phải phẩu thuật để giải quyết tổn thương. Một số ca hiếm hơn, chúng ta gặp ấu trùng đi xuyên qua thành ruột và lang thang trong cơ thể, ảnh hưởng lên nhiều cơ quan. Sau khi ấu trùng chết, đáp ứng miễn dịch tế bào sẽ hình thành, chúng ta dễ chẩn đoán nhầm với ung thư.

Thiệt hại kinh tế và sức khỏe cho mẹ và thai nhi do KST truyền qua thực phẩm

Nhóm tác giả Roberts T, Murrell KD, Marks S, thuộc đơn vị Nghiên cứu kinh tế, Bộ phận Nông nghiệp Mỹ, Washington, DC 20005-4788, các dữ liệu góp nhặt được chỉ ra các bệnh ký sinh trùng từ động vật gây ra bệnh lý trên người với các chi phí y tế và thiệt hại về nền công nghiệp chăn nuôi (cả sản lượng và nhiều vấn đề khác) và đặc biệt thịêt hại nhiều tỷ USD mỗi năm. Các chi phí thiệt hại về y tế công cộng không phản ánh lên các vấn đề ưu tiên nhằm vào cho các căn bệnh như thế. Trong ngữ cảnh của nghiên cứu của Tanya Roberts, Darwin Murrell và Suzanne Marks đã thảo luận về thiệt hại do bệnh Toxoplasmose, sán dây, giun xoắn và một số bệnh ký sinh trùng khác.

 

 Viêm gan virus E, Coxiella burnetii, Listeria monocytogenes, Toxoplasma gondii
các tác nhân nội bào rất ưa trong thời gian mang thai giữa mẹ - thai nhi
và có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng với mẹ/ hoặc và thai nhi.
(ảnh sưu tầm mang tính chất minh họa)

Dẫn liệu đăng tải trên tạp chí
Journal of Food Protection, cho biết các hậu quả của bệnh lây truyền qua thực phẩm đặc biệt có thể nguy cơ gây tổn hại cho mẹ lẫn con trong thời gian mang thai. Lượng progesterone tăng trong thời gian mang thai dẫn đến cơ chế điều hòa miễn dịch tế bào. Nhiều tác nhân gây bệnh lây truyền qua thực phẩm là tác nhân nội bào, nhiễm gây ra bởi các tác nhân này được kiểm soát bởi miền dịch qua trung gian tế bào. Giảm các chức năng miễn dịch qua trung gian tế bào do mang thai dẫn đến tăng tính nhạy cảm với mầm bệnh trên các bà mẹ mang thai với các bệnh nhiễm trùng. Viêm gan virus E, Coxiella burnetii, Listeria monocytogenes, Toxoplasma gondii là các tác nhân nội bào rất ưa trong thời gian mang thai giữa mẹ - thai nhi và có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng với mẹ/ hoặc và thai nhi. Tại Mỹ, T. gondiiL. monocytogenes là các nhân gây bệnh nghiêm trọng nhất ở phụ nữ mang thai và các tác nhân này có thể gây tử vong và bệnh trầm trọng cho phôi và thai hoặc trẻ sơ sinh. Trên phụ nữ mang thai, để bảo vệ chính bản thân và thai, việc cần thiết phải thực hiện chuẩn về vệ sinh cá nhân và an toàn thực phẩm.

Các bệnh ký sinh trùng truyền qua thức ăn đang nổi

Tạp chí Ký sinh trùng thú y (Vet Parasitol. 2009 Jun 6) đã đề cập đến vấn đề này qua vài viết của các tác giả Dorny P, Praet N, Deckers N, Gabriel S đang công tác tại khoa Sức khỏe động vật, viện Y học nhiệt đới, 155 Nationalestraat, B-2000 Antwerp, Bỉ. Các bệnh ký sinh trùng lây truyền qua thực phẩm nói chung ít được phát hiện nhưng lại là những bệnh ngày càng phổ biến.

Sự toàn cầu hóa về cung cấp thực phẩm, gia tăng du lịch quốc tế, không những tăng quần thể nhạy cảm với người bệnh, thay đổi về cách chế biến thức ăn, mà còn phát triển các công cụ chẩn đoán cũng như các vật dụng truyền thông liên quan đến bệnh ký sinh trùng trên toàn thế giới. Nghiên cứu này tổng hợp về các bệnh ký sinh trùng lây truyền qua thực phẩm đang nổi quan trọng nhất, nhấn mạnh về các khâu lan truyền. Phần đầu đề cập đến các bệnh ký sinh trùng lan truyền qua nước (waterborne parasites) như Cyclospora cayetanensis, Cryptosporidium Giardia. Cũng như bệnh sán lá gan lớn ở người, chỉ mới được nhận ra tầm quan trọng một thập niên qua, tổng số ca nhiễm được báo cáo tăng từ ít hơn 3.000 người lên đến 17 triệu người. Ngoài ra, bệnh sán lá ruột ở người và heo cũng lệ thuộc vào nguồn nước nhiễm bệnh. Một số bệnh ký sinh trùng có thể truyền qua phân nhiễm vào thực phẩm cũng mới đựợc chú ý gần đây, như Toxoplasma gondii, hoặc bệnh đang nổi, như Trypanosoma cruziEchinococcus spp., cũng được tóm tắt trong nghiên cứu này.

 
 
Phần thứ 2 của nghiên cứu, các bệnh ký sinh trùng lây truyền qua thịt. Con người nhiễm phải do ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín còn nhiễm ấu trùng nang của ký sinh trùng. Thanh tra, kiểm tra thịt là biện pháp chính trong phòng chống các bệnh sán dây Taenia spp. và giun xoắn Trichinella spp. Tuy nhiên, phương pháp thường không nhạy, nên ít áp dụng trong thực tiễn và không thực hiện với T. gondii Sarcocystis spp. Thịt của các loài giáp xác, lưỡng cư, cá có thể bị nhiễm với nhiều loại ký sinh trùng, gồm có các sán lá (Opisthorchis spp., Clonorchis sinensis), sán dải (Diphyllobothrium spp., Spirometra), giun tròn (Gnathostoma, spp., anisakines), các pentastomids có thể gây bệnh động vật truyền sang người khi ăn phải thịt nấu chưa hợp lý.

Về kinh điển, các bệnh ký sinh trùng từ động vật truyền sang người rất phổ biến tại châu Á bởi vì khía cạnh nuôi trồng thủy sản và cung cấp thực phẩm cho nhu yếu phẩm hàng ngày. Tuy nhiên, một số bệnh ký sinh trùng này có thể xuất hiện và có mặt tại một số lục địa khác thông qua nuôi trồng thủy sản và hệ thống vận chuyển và phân phối thực phẩm trên toàn cầu. Vì hệ thống chẩn đoán thường quy và giám sát, báo cáo thường quy các bệnh ký sinh trùng không đầy đủ, tỷ lệ mắc mới các bệnh ký sinh trùng ở người khó đánh giá đầy đủ. Tại các quốc gia công nghiệp, tình hình nhiễm các laọi đơn bào qua đường nước kháng thuốc và do sự gia tăng sự dân di biến động và du lịch đã làm tăng tỷ lệ phơi nhiễm với bệnh. Nhu cầu về protein động vật tại các quốc gia đang phát triển sẽ dẫn đến tăng nguy cơ các bệnh động vật truyền sang người, cần được đánh giá. Tất cả đều là các nhu cầu cấp thiết phải giám sát và khống chế tốt hơn các bệnh ký sinh trùng bằng các kỹ thuật và công nghệ mới.

Phát hiện ký sinh trùng trong thực phẩm hiện ra sao?

Hai tác giả H. R. Gamble và K. D. Murrell đang công tác tại Đơn vị nghiên cứu nông nghiệp, Bộ phận Nông nghiệp Mỹ, Beltsville, MD 20705, đã tóm lược rằng các bệnh ký sinh trùng ở động vật có thể truyền sang người vẫn còn cao ở cnhiều vùng trên thế giới. Mặc dù có nhiều nỗ lực trong phòng chống song toàn bộ các tiến trình không thỏa đáng, thậm chí cả các quốc gia phát triển. Một trở ngại trong phòng chống các bệnh ký sinh trùng như Trichinella, ToxoplasmaTaenia chưa có các thử nghiệm chẩn đoán nhanh, chính xác, nhạy. Tuy nhiên, các tiến bộ trong các công cụ chẩn đoán sinh học phân tử nhanh đối với các vi sinh vật đã mang lại nhiều kết quả chính xác. Nghiên cứu này đã tổng hợp các điểm nổi bật về các tiến bộ như thế như thể một công cụ hiện đại góp phần phòng chống các bệnh ký sinh trùng truyền qua thực phẩm.

Giới thiệu sách mới liên quan đến bệnh ký sinh trùng

Với hơn 4.000 tập chí, bài báo về y sinh học hiện sẵn có và bổ sung dường như mỗi tháng, làm tràn ngập trên y văn liên quan đến chuyên khảo sức khỏe. Một loạt ấn bản về phân loại bệnh ký sinh trùng quốc tế cũng đưa ra giúp chúng ta dễ dàng quản lý một số bệnh tật. Ấn bản mới nhất (Vol.11), có tên Food-Borne Parasitic Zoonoses: Fish and Plant-Borne Parasites, trong loạt bài này có giá trị rất quan trọng. Tác giả Murrell và Fried đóng góp rất lớn trong các laọt bài cập nhật về bệnh giun sán từ động vật truyền sang người (helminthic zoonoses) truyền qua cá và do sử dụng rau thủy sinh nhiễm mầm bệnh. Sách có 9 chương đầu tiên tập trung bàn luận đến các sán dây truyền qua cá, sán lá gan, sán lá phổi và một số giun tròn ở mô cơ quan. 2 chương rất tuyệt vời đề cập đến khía cạnh miễn dịch và dịch tễ học phân tử của bệnh ký sinh trùng.Sách cũng đã đề cập đến các kết quả của các công trình nghiên cứu gần đây, lịch sử của các bệnh ký sinh trùng. Trình bày chi tiết các chu kỳ sinh học của ký sinh trùng, kết nối và liên hệ với lịch sử tự nhiên, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh một cách hiệu quả. Các kỹ thuật chẩn đoán mới cũng được thảo luận và lấp đầy các khoảng trống về kiến thức cũng như đưa ra các vấn đề cần nghiên cứu trong tương lai. Tập sách Food-Borne Parasitic Zoonoses: Fish and Plant-Borne Parasites không những thế mà còn là tập tài liệu có giá trị do sự đóng góp chuyên môn từ các nhà nghiên cứu, các chuyên gia y học chuyên khoa, các sinh viên y khoa và những nhà làm chính sách y tế.
 

 

Ngày 25/11/2009
Ths.Bs.Huỳnh Hồng Quang
(Tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích