Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 18/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 4 6 9 9 1
Số người đang truy cập
1 1 2
 Thư viện điện tử Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Giới thiệu sách chuyên đề về sinh thái học các loài nhuyễn thể sống nước ngọt

Bệnh ký sinh trùng trên động vật và người với gần 500 loại khác nhau gây bệnh cho người và gia súc, ảnh hưởng đến nền kinh tế chăn nuôi và thiệt hại cũng như tác động nghiêm trọng đến sức khỏe khỏe con người. Phần lớn trong chu kỳ sinh học và phát triển của các loài ký sinh trùng đều có liên quan đến vật chủ trung gian (có thể có nhiều vật chủ khác nhau trong cùng một chu kỳ sinh bệnh), phần lớncác vật chủ đó liên quan đến các loài côn trùng (như ruồi, muỗi, bọ chét,...) hoặc nhiều hơn là các loài nhuyễn thể hay động vật thân mềm (tôm, cua, cá, lươn, ...). Tuy nhiên, thông tin về đặc điểm sinh thái và sinh lý của các vật chủ trung gian như thế hiếm khi được biết đến hoặc chỉ là vài thông tin sơ sài, không chi tiết về mùa truyền bệnh, phân bố hoặc sinh tập quán,...của chúng để có thể-chúng ta đề ra các biện pháp phòng bệnh thích hợp và đồng bộ nhất.
 

Các loài nhuyễn thể đóng vai trò vô cùng quan trọng trong trong một số bệnh ký sinh trùng ở người như bệnh sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, sán máng, sán lá phổi,...song sự phối hợp đa ngành hoặc tổng hòa trong liên ngành để phòng chống một bệnh ký sinh trùng đến nay vẫn còn chưa đẩy mạnh và hoạt động tích cực. Mặt khác, như trên đã đề cập thì các vấn đề sinh lý, sinh thái của các loài nhuyễn thễ chỉ khu trú trong một số ngành biết rõ như thủy sản, hải dương học, ngư nghiệp,....Nhằm góp phần bổ sung các dữ liệu về các loài nhuyễn thể - trung gian truyền bệnh ký sinh trùng như đặc điểm dịch tễ học, phân bố, tập tính sinh học, sinh thái của chúng, chúng tôi xin giới thiệu đến quý đồng nghiệp một tập sách có nội dung và những khía cạnh sinh thái học các loài nhuyễn thể đang được quan tâm hiện nay vì chúng đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ các bệnh ký sinh trùng ở người và vật nuôi.

 
Cuốn sách thật sự rất có giá trị với nội dung đề cập các khía cạnh Sinh thái học của các loài nhuyễn thể sống trong nước ngọt (The Ecology of Freshwater Molluscs) của một tác giả nổi tiếnglà tiến sĩ
Robert T. Dillon, hiện đang là giáo sư của đại học Charleston, Nam Carolina với tài sản và công trình nghiên cứu đồ sộ gồm nhiều lĩnh vực khác nhau về thế giới sinh vật, song tác giả đã dành nhiều tâm huyết về lĩnh vực nhuyễn thể hay động vật thân mềm (malacology)

Tập The Ecology of Freshwater Molluscs có số hiệu đăng ký ISBN-13: 9780521352109 | ISBN-10: 052135210X; DOI: 10.2277/052135210X. Đây là sách cung cấp một sự tổng quan hiểu biết về sinh thái học của các sinh vật có bộ vỏ gồm 2 mảnh (bivalves) và các động vật thuộc lớp chân bụng (gastropods) đang sống trong môi trường nước ngọt trên khắp thế giới. Về sinh thái hoc của các loài động vật thân mềm này phân bố rộng nhất, đặc biệt ở chỗ là thức ăn của chúng, sinh học về chu trình sinh sản của chúng cũng như một số tập tính, quan trọng nhất là sự đa dạng sinh học rất lớn của các loài động vật không xương sống này trong môi trường nước ngọt.
 

Tiếp sau lời giới thiệu về tâp sách, tác giả đã đưa ra một mô hình lịch sử về đời sống mới của chúng, ghi lại các luận điểm về quần thể về mặt cơ bản cũng như sinh thái cộng đồng, bao gồm tính cạnh tranh, cách sống ăn thịt, sự sống ký sinh và sự phân bố sinh vật ấy. Tác giả cũng đã tổng kết các công trình nghiên cứu từ thế kỷ 19 đến nay, cuốn sách trình bày một cách trôi chảy, mạch lạc từ phân tích nguồn gốc thủy tổ đến các nghiên cứu chi tiết gần đây. Một số trang được viết cùng với các nhà sinh thái học và các nhà sinh học tiến hóa cũng như các nhà ký sinh trùng tham gia đóng góp ý kiến quý bàu vào trong cuốn sách này.

Nội dung của cuốn sách tập trung vào sinh thái học cá thể của các loài nhuyễn thể có 2 vỏ (Bivalve autecology ) hay 2 lá ghép lại (một nhánh của ngành sinh thái học nghiên cứu quan hệ sinh học giữa cá thể hữu cơ hoặc một chủng tộc với môi trường của nó); phần sinh thái học cá thể của các loài động vật thân mềm thuộc lớp chân bụng (Gastropod autecology); lịch sử đời sống của các cá thể (Life history), Động lực và tính cạnh cạnh tranh trong quần thể (Population dynamics and competition), sự sống ký sinh (Parasitism); lối sống ăn thịt (Predation), sự phân bố sinh vật (Biogeography) và đặc điểm cộng đồng.

Ngày 12/06/2009
Ths.Bs.Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích