Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 4 7 0 9
Số người đang truy cập
3 0 6
 Thư viện điện tử
WHO: Thông tin cập nhật về bệnh lao

Reviewed 3/2016. Fact sheet N°104. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Bệnh lao (Tuberculosis_TB) xảy ra khắp nơi trên thế giới, trong năm 2014 khoảng 80% số trường hợp nhiễm lao được báo cáo tại 22 quốc gia, trong đó 6 quốc gia có tỷ lệ lao mắc mới mới lớn nhất. Thanh toán bệnh lao vào năm 2030 là một trong những mục tiêu sức khỏe của SDGs mới được thông qua, WHO đã tiến một bước xa hơn và thiết lập mục tiêu giảm tử vong 95% và giảm tỷ lệ nhiễm lao 90% vào năm 2035.

Bệnh lao (TB) do vi khuẩn (Mycobacterium tuberculosis) gây nên thường ảnh hưởng đến phổi là bệnh có thể điều trị và phòng ngừa được. TB lây lan từ người sang người qua không khí, khi người bị lao phổi ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ vi trùng lao sẽ bắn vào không khí, một người chỉ cần hít phải một vài trong số những mầm bệnh này sẽ bị nhiễm bệnh. Khoảng 1/3 dân số thế giới có bệnh lao tiềm ẩn (latent TB), nghĩa là con người đã bị nhiễm vi khuẩn lao nhưng chưa bị bệnh và không thể truyền bệnh, những người bị nhiễm vi khuẩn lao có nguy cơ mắc bệnh lao đến 10% trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, những người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại như sống chung với HIV, suy dinh dưỡng, bệnh tiểu đường hoặc những người sử dụng thuốc lá có nguy cơ bị bệnh cao hơn nhiều. Khi một người phát triển thành bệnh lao hoạt tính (active TB disease), các triệu chứng (ho, sốt, ra mồ hôi đêm, sụt cân…) có thể nhẹ trong nhiều tháng làm cho việc chăm sóc bị chậm trễ dẫn đến lan truyền vi khuẩn cho người khác, những người bị lao hoạt tính có thể lây nhiễm từ 10-15 người khác qua tiếp xúc gần gũi trong một năm, nếu không được điều trị thích hợp trung bình 45% số người có HIV âm tính mắc bệnh lao và hầu như tất cả người có HIV dương tính bị bệnh lao sẽ chết.

Ai là người có nguy cơ? (Who is most at risk?)

Bệnh lao chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn trong những năm năng suất cao nhất nhưng tất cả các nhóm tuổi đều có nguy cơ,hơn 95% số ca nhiễm lao và tử vong là ở các nước đang phát triển, những người bị nhiễm HIV có khả năng cao gấp 20-30 lần phát triển thành lao hoạt tính,nguy cơ bị bệnh lao hoạt tính cũng lớn hơn ở những người mắc các bệnh khác mà làm suy yếu hệ thống miễn dịch. 1 triệu trẻ em (0-14 tuổi) bị bệnh lao và 140.000 trẻ em đã chết vì căn bệnh này vào năm 2014, hút thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh lao và tử vong,hơn 20% các trường hợp bệnh lao trên toàn thế giới là do hút thuốc.

Tác động toàn cầu của bệnh lao(Global impact of TB)

TB xảy ra khắp nơi trên thế giới,trong năm 2014 số lượng mắc lao mới lớn nhất xảy ra tại khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương chiếm 58% các trường hợp mới trên toàn cầu. Tuy nhiên, châu Phi có gánh nặng bệnh nghiêm trọng nhất với 281 ca/100 000 dân vào năm 2014 (so với mức trung bình toàn cầu là 133). Trong năm 2014, khoảng 80% các trường hợp lao được báo cáo xảy ra tại 22 quốc gia. 6 quốc gia xếp hạng có tỷ lệ mắc mới mới (incident cases) lớn nhất bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Nigeria, Pakistan, Trung Quốc và Nam Phi. Một số quốc gia đang trải qua một sự suy giảm lớn số ca mắc, trong khi ở những nước khác con số này đang giảm rất chậm như Brazil và Trung Quốc nằm trong số 22 quốc gia có một sự suy giảm liên tục số trường hợp mắc lao trong vòng 20 năm qua.

Triệu chứng và chẩn đoán (Symptoms and diagnosis)

Triệu chứng thường gặp của bệnh lao phổi hoạt tính là đôi khi ho có đờm và máu, đau ngực, suy nhược, sụt cân, sốt và đổ mồ hôi ban đêm. Bệnh lao đặc biệt khó chẩn đoán ở trẻ em, nhiều quốc gia vẫn dựa trên một phương pháp được sử dụng trong một thời gian dài được gọi là soi đờm bằng kính hiển vi để chẩn đoán bệnh lao, kỹ thuật viên phòng xét nghiệm được đào tạo nhìn vào mẫu đờm dưới kính hiển vi để xem sự hiện diện của vi khuẩn lao. Với 3 xét nghiệm như vậy, chẩn đoán có thể được thực hiện trong vòng một ngày nhưng xét nghiệm này không phát hiện cấc trường hợp nhiễm bệnh lao ít vi khuẩn. Chẩn đoán lao đa thuốc thuốc (MDR-TB) và bệnh lao liên quan đến HIV có thể phức tạp hơn, một xét nghiệm mới trong vòng 2 giờ được chứng minh có hiệu quả cao trong việc chẩn đoán bệnh lao và sự hiện diện của kháng thuốc hiện nay đang được triển khai ở nhiều nước.

Điều trị (Treatment)

Lao là bệnh có thể điều trị khỏi, bệnh lao hoạt tính nhạy cảm với thuốc được điều trị bằng một liệu trình chuẩn kéo dài 6 tháng với 4 loại thuốc kháng khuẩn được cung cấp thông tin, giám sát và hỗ trợ cho bệnh nhân bởi một nhân viên y tế hoặc tình nguyện viên được đào tạo. Nếu không có sự hỗ trợ đó, việc tuân thủ điều trị có thể khó khăn và bệnh có thể lây lan, phần lớn các trường hợp mắc lao có thể được chữa khỏi khi thuốc được cung cấp và thực hiện đúng cách. Từ năm 2000 đến 2014, ước tính có khoảng 43 triệu người đã được cứu sống thông qua chẩn đoán và điều trị lao.

Lao và HIV (TB and HIV)

Ít nhất 1/3 số người nhiễm HIV trên toàn thế giới vào năm 2014 đã bị nhiễm vi khuẩn lao,những người sống chung với HIV có khả năng phát triển thành lao hoạt tính cao hơn 20-30 lần so với những người không nhiễm HIV.HIV và lao tạo thành một sự kết hợp chết người làm tăng tốc tiến triển của bệnh khác,trong năm 2014 khoảng 0,4 triệu người chết vì bệnh lao liên quan đến HIV,khoảng 1/3 số ca tử vong ở những người nhiễm HIV là do bệnh lao. Ước tính có khoảng 1,2 triệu ca nhiễm lao mới trong số những người có HIV dương tính, 74% trong số đó sống ở châu Phi. WHO khuyến cáo một cách tiếp cận 12 thành phần về các hoạt động cho những người bị nhiễm kết hợp TB-HIV bao gồm các hành động phòng ngừa và điều trị để làm giảm tử vong.

Lao đa kháng thuốc (Multidrug-resistant TB)

Các thuốc chống lao tiêu chuẩn đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ và sự đề kháng với các loại thuốc đang lan rộng, các chủng bệnh có khả năng kháng một loại thuốc chống lao duy nhất đã được ghi nhận ở mọi quốc gia được khảo sát. Lao đa kháng thuốc (MDR-TB) là một thể của bệnh lao được gây ra bởi vi khuẩn không đáp ứng tới ít nhất, isoniazid và rifampicin là 2 loại thuốc chống lao đầu tay mạnh nhất. Một nguyên nhân chính của MDR-TB là điều trị không thích hợp, sử dụng các loại thuốc chống lao không phù hợp hoặc không chính xác hoặc sử dụng các loại thuốc kém chất lượng có thể gây kháng thuốc. Bệnh được gây ra bởi vi khuẩn kháng thuốc không đáp ứng với các thuốc thông thường, thuốc đầu tay MDR-TB có thể điều trị và chữa khỏi bằng cách sử dụng các loại thuốc thay thế. Tuy nhiên sự lựa chọn thuốc thay thế rất hạn chế và các loại thuốc được khuyến nghị có thể không phải luôn luôn có sẵn, hóa trị mở rộng được yêu cầu (lên đến 2 năm điều trị) là tốn kém hơn và có thể tạo ra các phản ứng có hại của thuốc nghiêm trọng ở bệnh nhân. Trong một số trường hợp, kháng thuốc nghiêm trọng hơn có thể phát triển. Lao kháng thuốc lan rộng (TB-XDR-TB) là một thể của bệnh lao kháng đa thuốc mà đáp ứng thậm chí ít hơn với các loại thuốc có sẵn bao gồm các loại thuốc thay thế hiệu quả nhất. Khoảng 480 000 người bị MDR-TB trên thế giới trong năm 2014, hơn một nửa các trường hợp này là ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nga. Người ta ước tính rằng có khoảng 9,7% các trường hợp MDR-TB có XDR-TB.

Đáp ứng của WHO(WHO response)

WHO theo đuổi 6 chức năng cốt lõi trong việc giải quyết lao bao gồm cung cấp sự lãnh đạo toàn cầu về các vấn đề quan trọng đối với TB. Xây dựng các chính sách dựa trên bằng chứng, các chiến lược và các tiêu chuẩn phòng chống lao, chăm sóc và kiểm soát, và giám sát việc thực hiện. Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên, xúc tác cho sự thay đổi và xây dựng năng lực bền vững. Giám sát tình hình bệnh lao trên toàn cầu, đo lường sự tiến bộ trong chăm sóc bệnh lao, kiểm soát và tài chính. Tạo ra khuôn mẫu về chương trình nghiên cứu bệnh lao và kích thích sản xuất, chuyển giao và phổ biến các kiến ​​thức có giá trị. Tạo điều kiện và tham gia vào các quan hệ đối tác hành động TB. Chiến lược thanh toán bệnh lao của WHO được WHA thông qua tháng 5/2014 là một kế hoạch chi tiết cho các nước nhằm chấm dứt dịch bệnh lao bằng cách làm giảm tử vong bệnh lao, tỷ lệ mắc mới và loại bỏ các chi phí thảm khốc, vạch ra các mục tiêu tác động toàn cầu để làm giảm tử vong do bệnh lao tới 90% và cắt giảm các trường hợp mới tới 80% từ năm 2015 đến 2030 đảm bảo không có gia đình nào phải gánh chịu chi phí thảm khốc do bệnh lao.

Thanh toán bệnh lao vào năm 2030 là một trong những mục tiêu sức khỏe của các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) mới đã được thông qua, WHO đã tiến một bước xa hơn và thiết lập một mục tiêu vào năm 2035 là giảm tử vong tới 95% và giảm tỷ lệ nhiễm lao tới 90%- tương tự như mức hiện nay ở các nước có tỷ lệ lao thấp hiện nay. Chiến lược vạch ra 3 trụ cột (pillars) chiến lược cần phải được thực hiện nhằm chấm dứt đại dịch lao một cách hiệu quả bao gồm lồng ghép dự phòng và lấy việc chăm sóc bệnh nhân làm trung tâm; có các chính sách táo bạo và hệ thống hỗ trợ; tăng cường nghiên cứu và đổi mới. Sự thành công của chiến lược sẽ phụ thuộc vào việc các nước tôn trọng 4 nguyên tắc chính sau đây khi họ thực hiện các biện pháp can thiệp được nêu trong mỗi trụ cột như trách nhiệm và sự quản lý nhà nước với sự giám sát và đánh giá; liên minh mạnh mẽ với các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng; bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, đạo đức và công bằng; thích ứng với chiến lược và mục tiêu ở cấp quốc gia với sự hợp tác toàn cầu

 

 

Ngày 25/03/2016
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích