Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 1 4 0 3
Số người đang truy cập
3 3 8
 Thư viện điện tử
Giảm gánh nặng sức khỏe gây ra bởi việc sử dụng rượu gây hại

 

Cập nhật tháng 1/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO).Giảm gánh nặng sức khỏe gây ra bởi việc sử dụng rượu gây hại (to reduce the health burden caused by the harmful use of alcohol).Rượu là một chất có tác động đến thần kinh với các thuộc tính tạo ra sự lệ thuộc đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều nền văn hóa trong nhiều thế kỷ. Việc sử dụng rượu có hạị gây ra gây ra một gánh nặng bệnh tật, gánh nặng về kinh tế xã hội to lớn trong nhiều xã hội.

 Thực trạng uống bia rượu trên thế giới và Việt Nam

Rượu tác động đến con người và xã hội bằng nhiều cách và nó được xác định bởi khối lượng rượu tiêu thụ, cách thức uống rượuvà trong các trường hợp hiếm hoi là chất lượng rượu được tiêu thụ. Trong năm 2012, khoảng 3,3 triệu người chết, hay 5,9% tất cả các trường hợp tử vong trên toàn cầu, là do tiêu thụ rượu. Việc sử dụng rượu có hại cũng có thể gây tổn hại cho người khác như các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người xa lạ. Hơn nữa, việc sử dụng rượu có hại dẫn đến một gánh nặng đáng kể về sức khỏe, kinh tế xã hội đối với xã hội nói chung. Uống rượu là một yếu tố nguyên nhân cho hơn 200 bệnh tật và chấn thương. Uống rượu có mối liên kết với một nguy cơ phát triển về các vấn đề sức khỏe như rối loạn tâm thần và hành vi, bao gồm cả phụ thuộc vào rượu, các bệnh không lây nhiễm chủ yếu như xơ gan, một số bệnh ung thư và các bệnh tim mạch, cũng như các thương tổn do bạo lực, xung đột và va chạm trên đường đi. Một tỷ lệ đáng kể gánh nặng bệnh tật do sử dụng rượu bia làm phát sinh các chấn thương không chủ ý và có chủ ý, kể cả những chấn thương do tai nạn giao thông đường bộ, bạo lực và tự tử và thương tích gây tử vong có liên quan đến rượu có xu hướng xảy ra ở nhóm tuổi tương đối trẻ. Các mối quan hệ nhân quả mới nhất là những mối quan hệ giữa uống rượu có hại và tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh lao cũng như bị nhiễm HIV/AIDS. Tiêu thụ rượu của một người đàn bà có thai có thể gây ra hội chứng rượu cho bào thai và các biến chứng sinh non.

Theo Bản đồ của WHO ban hành năm 2010 về mức tiêu thụ bia rượu của những người > 15 tuổi trên thế giới để tìm ra tổng số lượng cồn mà trung bình mỗi người sử dụng, theo đó công bố gây sốc không phải Mỹ là quốc gia uống rượu nhiều nhất mà là các nước Nga, Bồ Đào Nha uống nhiều nhất, tiếp theo là Canada, Australia, Pháp và Tây Ban Nha. 
 
 

Theo thống kê của WHO rượu bia có liên quan đến 3,2% tổng số tử vong trên thế giới và 4% người mắc bệnh tật có liên quan đến bia, rượu (58,3 triệu người/năm) và WHO cảnh báo mức độ nguy hại của rượu bia còn lớn hơn so với thuốc lá nhiều vì nó còn gây sự rối loạn trật tự xã hội, tác hại đối với người khác, tác động về kinh tế. Đặc biệt, 10 năm gần đây, ngành công nghiệp rượu, bia đã có sự tăng trưởng, mở rộng đáng kể. Sự gia tăng nhanh chóng về mức tiêu thụ rượu bia và tác hại của nó cùng với sự thiếu hụt chính sách phù hợp. WHO cho rằng mức độ nguy hại của bia rượu cao hơn thuốc lá vì nó đứng thứ 5 trong số 10 nguyên nhân gây tử vọng cao nhất trên toàn cầu. Chi phí dành cho rượu, bia đã tạo gánh nặng cho nền kinh tế, nhất là các nước đang phát triển, ước tính, chi phí cho rượu, bia và giải quyết hậu quả tác hại của rượu, bia chiếm 2 - 8% GDP quốc gia. Trước vấn nạn này, một số nước triển khai về chính sách phòng ngừa lạm dụng rượu, bia.

Ở Việt Nam, khi đời sống ngày một nâng cao thì xu hướng sử dụng rượu, bia trở nên tràn lan gây hậu quả nghiêm trọng, theo Bộ Y tế những năm gần đây cùng với sự tăng trưởng chóng mặt của ngành công nghiệp rượu bia thì xu hướng lạm dụng rượu bia ở Việt Nam ngày càng gia tăng một cách đáng báo động, nhất là ở giới trẻ. Bình quân 40 ca tử vong trên cả nước mỗi ngày thì không ít nguyên nhân là do rượu bia và tình trạng bạo lực. Rượu, bia là chất gây nghiện và có thể trở thành quốc nạn với nhiều vấn đề xã hội như tai nạn giao thông, hỏa hoạn, chết đuối, bạo lực, giết người và tự tử, gây rối trật tự xã hội: tan vỡ gia đình, lơ là công việc. Những năm trước, ở Việt Nam cũng có các chính sách phòng ngừa lạm dụng rượu bia nhưng vì nhiều lý do nên thực thi của các chính sách tác động đến sản xuất và kinh doanh rượu, bia không cao. Theo thống kê của Viện Chiến lược chính sách y tế có tới 4,4% người dân Việt Nam phải gánh chịu bệnh tật do hậu quả của rượu bia mang lại, xu hướng này đang ngày càng gia tăng đáng lo ngại trong giới trẻ, kết quả điều tra về sức khỏe vị thành niên và thanh niên (từ 14 - 15 tuổi) thấy 69% nam và 28% nữ đã từng uống bia, rượu. Độ tuổi trung bình bắt đầu uống rượu bia ở Việt Nam là 24 tuổi, trong khi độ tuổi trung bình ở một số nước phương Tây là 15 tuổi, điều đáng lo ngại là việc sử dụng nhiều của giới trẻ sẽ gây tổn thương phát triển của não, nguy cơ phụ thuộc sau này.
 

Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ rượu và tác hại liên quan đến rượu (Factors affecting alcohol consumption and alcohol-related harm)

Một loạt các yếu tố đã được xác định ở mức độ cá nhân và xã hội, ảnh hưởng đến mức độ và hình thức tiêu dùng rượu và mức độ trầm trọng của các vấn đề liên quan đến rượu trong các quần thể. Các yếu tố môi trường bao gồm sự phát triển kinh tế, văn hóa, tính sẵn có của rượu, sự hoàn thiện và mức độ thực hiện thực thi các chính sách về rượu. Với một mức độ hoặc mô hình của việc uống rượu, thì tính dễ bị tổn thương trong một xã hội có thể có những tác động khác nhau tương tự như những người trong xã hội. Mặc dù không có yếu tố nguy cơ duy nhất nào chi phối nhưng một người dễ bị tổn thương hơn thì có nhiều khả năng người đó phát triển các vấn đề liên quan đến rượu như là một kết quả của việc tiêu thụ rượu.

Mô hình nhân quả về tiêu thụ rượu và các hậu quả về sức khỏe (Conceptual causal model of alcohol consumption and health outcomes)
 
  Tác động của việc uống rượu về kết quả sức khỏe mãn tính và cấp tính trong các quần thể được xác định chủ yếu bởi 2 chiều riêng biệt nhưng có liên quan đến việc uống rượu là tổng khối lượng rượu tiêu thụ (the total volume of alcohol consumed) và cách thức uống rượu (the pattern of drinking). Bối cảnh uống rượu đóng một vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của các tác hại liên quan đến rượu, đặc biệt là liên quan đến ảnh hưởng sức khỏe do say rượu và trong những trường hợp hiếm hoi là chất lượng của rượu tiêu thụ. Tiêu thụ rượu có thể có tác động không chỉ về tỷ lệ mắc bệnh, thương tích và các tình trạng bệnh lý khác mà còn gây ra các diễn tiến của các rối loạn và hậu quả về sức khỏe ở các cá nhân. Có sự khác biệt về giới tính trong tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong liên quan đến rượu cũng như mức độ và hình thức tiêu dùng rượu. Tỷ lệ tử vong do rượu ở nam giới lên tới 7,6% của tất cả các trường hợp tử vong trên toàn cầu so với 4,0% của tất cả các trường hợp tử vong ở phụ nữ. Tổng số rượu tiêu thụ bình quân đầu người trong năm 2010 trong số những người uống rượu nam và nữ trên toàn thế giớitrung bình 21,2 lít cho nam giới và 8,9 lít cồn nguyên chất cho phụ nữ.
 

Cách để giảm bớt gánh nặng từ tác dụng gây hại do sử dụng rượu (Ways to reduce the burden from harmful use of alcohol)

Sức khỏe, an toàn và các vấn đề kinh tế xã hội do rượu có thể được làm giảm một cách hiệu quả và đòi hỏi các hành động về mức độ, cách thức uống và bối cảnh của việc uống rượu và các định tố xã hội rộng lớn hơn của sức khỏe. Các nước có trách nhiệm xây dựng, triển khai, giám sát và đánh giá các chính sách công để giảm bớt việc gây hại do sử dụng rượui. Kiến thức khoa học đáng kể hiện có cho các nhà hoạch định chính sách về hiệu quả và chi phí-hiệu quả với các chiến lược sau như quy định về việc tiếp thị đồ uống có cồn (đặc biệt là những người trẻ tuổi); quy định và hạn chế sự sẵn có của rượu; ban hành các chính sách thích hợp cho người lái xe uống rượu; làm giảm nhu cầu thông qua thuế và cơ chế định giá; nâng cao nhận thức về các vấn đề y tế công cộng gây ra bởi việc sử dụng rượu gây hại của rượu và đảm bảo hỗ trợ cho các chính sách rượu mang lại hiệu quả; cung cấp việc điều trị có thể tiếp cậnvà giá cả phải chăng cho những người bị rối loạn do sử dụng rượu và triển khai việc sàng lọc và các chương trình can thiệp tức thời cho những người uống cácchất nguy hiểm và có hại trong các dịch vụ y tế.

Trước vấn nạn trên, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của WHO thế giới và các nước trong việc phòng chống lạm dụng rượu, bia. Các nước đã chia sẻ kinh nghiệm về chính sách giảm cầu rượu bia, về giảm cung rượu bia (bởi rượu bia không phải hàng hóa thông thường) và giảm tác hại của rượu bia. Đại diện của WHO tại Việt Nam cho rằng chính sách quốc gia để giảm cầu rượu, bia đó là cần phải có những quy định về giá, thu thuế và các loại thuế thu riêng. Mặc dù rượu, bia là chất gây nghiện, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy, mức tiêu thụ rượu bia sẽ giảm khi tăng giá mặt hàng này và ngoài ra nó còn tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Giải pháp tiếp theo nữa là giảm nguồn cung cấp rượu, bia đó là tăng vai trò của Nhà nước trong sản xuất và kinh doanh rượu bia; những quy định về những điểm cấm/hạn chế bán bia rượu;giải quyết vấn đề về sử dụng rượu bia ngoài độ tuổi cho phép… Đại diện của Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm được triển khai ở nước họ, đó là sử dụng thuế thu riêng chi cho mục đích y tế và sức khỏe. Việc triển khai giải pháp này đã làm giảm mức tiêu thụ rượu, bia và các tác hại có liên quan. Đến nay, đã có 9 chính sách quốc gia về kiểm soát rượu, bia như: cấm bán cho người dưới 18 tuổi; cấm bán trong trường học; tăng thuế hàng hóa; đạo luật về kiểm soát rượu bia…Bộ Y tế sẽ trình Chính phủ Chính sách quốc gia phòng chống tác hại lạm dụng rượu bia, trong đó một trong những nội dung cơ bản là tăng cường kiểm tra nồng độ cồn khi tham gia giao thông, cấm bán rượu bia sau 22 giờ và cấm quảng cáo, khuyến mãi rượu bia dưới mọi hình thức.
 

Đáp ứng của Tổ chức y tế thế giới (WHO response)

Mục đích của WHO là nhằm giảm gánh nặng sức khỏe gây ra bởi việc sử dụng rượu gây hại và, do đó giúp cứu mạng sống, ngăn ngừa thương tích và bệnh tật và nâng cao phúc lợi cho các cá nhân, cộng đồng và xã hội nói chung. WHO nhấn mạnh sự phát triển, thực hiện và đánh giá các biện pháp can thiệp chi phí hiệu quả về tác hại của việc sử dụng rượu cũng như tạo ra, biên soạn và phổ biến thông tin khoa học về việc sử dụng rượu và sự lệ thuộc, và các hậu quả về sức khỏe và xã hội có liên quan. Trong năm 2010, Đại Hội đồng Y tế thế giới đã phê chuẩn một nghị quyết ủng hộ một chiến lược toàn cầu nhằm làm giảm tác dụng gây hại của việc sử dụng rượu kêu gọi các nước tăng cường ứng phó quốc gia đối với các vấn đề y tế công cộng gây ra bởi tác hại do việc sử dụng rượu.
 

Chiến lược toàn cầu nhằm làm giảm việc gây hại do sử dụng rượu (The global strategy to reduce the harmful use of alcohol) đại diện cho một cam kết chung bởi các nước thành viên của WHO để làm giảm gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu gây ra bởi việc gây hại do sử dụng rượu. Chiến lược này bao gồm các chính sách và biện pháp can thiệp dựa trên bằng chứng mà có thể bảo vệ sức khỏe và cứu mạng sống nếu được thông qua, thực hiện và thi hành. Chiến lược này cũng bao gồm một loạt các nguyên tắc hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện chính sách; chiến lược đặt lĩnh vực ưu tiên cho hành động toàn cầu, khuyến cáo các khu vực đích cho hành động quốc gia và đưa ra một nhiệm vụ mạnh mẽ cho WHO nhằm tăng cường hành động ở tất cả các cấp. Các lựa chọn chính sách và biện pháp can thiệp có sẵn cho hành động quốc gia có thể được nhóm lại thành 10 lĩnh vực đích được khuyến nghị mà nó hỗ trợ lẫn nhau và bổ sung cho nhau. 10 lĩnh vực này bao gồm lãnh đạo, nhận thức và cam kết (leadership, awareness and commitment); đáp ứng với các dịch vụ y tế (health services’ response); hành động của cộng đồng (community action); các chính sách uống rượu với người lái xe và các biện pháp đối phó (drink–driving policies and countermeasures); tính sẵn có của rượu (availability of alcohol); tiếp thị đồ uống có cồn (marketing of alcoholic beverages); chính sách giá cả (pricing policies); làm giảm những hậu quả tiêu cực của việc uống rượu và say xỉn (reducing the negative consequences of drinking and alcohol intoxication); làm giảm tác động sức khỏe cộng đồng của rượu bất hợp pháp và sản xuất rượu không chính thức 9 reducing the public health impact of illicit alcohol and informally produced alcohol); theo dõi và giám sát (monitoring and surveillance).
 

Hệ thống thông tin toàn cầu về Rượu và sức khỏe (Global Information System o­n Alcohol and Health_GISAH) đã được phát triển bởi WHO để tự động hóa các dữ liệu hiện tại về mức độ và hình thức tiêu dùng rượu, các hậu quả với sức khỏe và xã hội do rượu và đáp ứng chính sách ở tất cả các cấp. Thực hiện thành công chiến lược này đòi hỏi hành động bởi các quốc gia, quản trị toàn cầu có hiệu quả và sự tham gia thích hợp của tất cả các bên liên quan. Bằng cách làm việc cùng nhau một cách hiệu quả thì các hiệu quả tiêu cực về sức khỏe và xã hội có thể được giảm bớt.

Ngày 25/02/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Ths.Bs. Lê Thạnh
(Theo WHO và MoH)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích