Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 0 9 1 2
Số người đang truy cập
5 3 6
 Thư viện điện tử
Nguy hiểm tiềm ẩn đằng sau hương vị muối
Làm thế nào để giảm tiêu thụ muối trong chế độ ăn nhằm phòng tránh các bệnh không lây nhiễm

Cập nhật tháng 9/2014. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết nhiều người trên thế giới đang tiêu thụ nhiều loại thực phẩm nhiều năng lượng mà có nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường và muối. Muối là nguồn chính của natri và tăng lượng tiêu thụ natri có liên quan đến tăng huyết áp và tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.\

Tăng cường sản xuất các loại thực phẩm chế biến nhiều hơn, đô thị hóa nhanh chóng và sự thay đổi lối sống đang làm chuyển đổi chế độ ăn uống, thực phẩm chế biến cao ngày càng tăng và trở nên sẵn có với giá cả phải chăng hơn. Đồng thời khi mô hình ăn uống thay đổi người ta tiêu thụ rau củ quả và chất xơ ít hơn (như ngũ cốc nguyên hạt), đó là những thành phần quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Trái cây và rau quả chứa kali, góp phần làm giảm huyết áp.Muối trong chế độ ăn uống có thể đến từ thực phẩm chế biến hoặc vì chúng là đặc biệt cao trong muối (như bữa ăn đã chế biến sẵn, thịt chế biến như thịt xông khói, giăm bông và xúc xích, phô mát các loại thực phẩm ăn nhẹ có muối và mì ăn liền, trong số những thực phẩm khác) hoặc bởi vì chúng được tiêu thụ thường xuyên với số lượng lớn (như bánh mì và các sản phẩm ngũ cốc chế biến). Muối cũng được thêm vào thực phẩm trong quá trình nấu ăn (nướccanh thịt và viên xúp thịt bò) hoặc tại bàn (nước tương, nước mắm và muối ăn ở bàn).Tuy nhiên một số nhà sản xuất đang định dạng lại công thức nấu ăn để giảm hàm lượng muối trong các sản phẩm và người tiêu dùng nên đọc nhãn thực phẩm và lựa chọn sản phẩm có hàm lượng Natri thấp.

Các khuyến nghị cho việc giảm lượng muối (Recommendations for salt reduction)

WHO khuyến cáo người lớn tiêu thụ ít hơn 5 g (chỉ dưới một muỗng cà phê) muối mỗi ngày, đối với trẻ em lượng muối tối đa được khuyến nghị ở người lớn được điều chỉnh giảm cho trẻ em từ 2 đến 15 tuổi dựa trên nhu cầu năng lượng của chúng so với người lớn. Khuyến nghị này cho trẻ em không đề cập đến giai đoạn bú mẹ hoàn toàn (0-6 tháng) hoặc giai đoạn cho ăn bổ sung và tiếp tục cho con bú (6-24 tháng). Tất cả muối được tiêu thụ nên được iốt hóa hoặc "bổ sung" (fortified) với i-ốt, đó là điều cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của não ở thai nhi và trẻ nhỏ và tối ưu hóa chức năng tâm thần của người dân nói chung.

Về lượng muối, natri và kali (About salt, sodium and potassium)

Natri là một chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho việc duy trì thể tích huyết tương, cân bằng acid-bazơ, việc truyền tải các xung động thần kinh và chức năng tế bào bình thường. Natri dư thừa có liên quan đến kết quả có hại cho sức khỏe bao gồm tăng huyết áp, những yếu tố đóng góp chính với việc tiêu thụ natri trong chế độ ăn uống phụ thuộc vào bối cảnh văn hóa và thói quen ăn uống của dân chúng. Natri được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như sữa, thịt và động vật nhuyễn thể, nó cũng thường được tìm thấy nhiều trong thực phẩm chế biến như bánh mì, thịt chế biến và thức ăn nhanh cũng như trong gia vị (như nguồn đậu nành, nước mắm). Natri cũng được chứa trong bột ngọt, được sử dụng như một phụ gia thực phẩm ở nhiều nơi trên thế giới. Kali là một chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho việc duy trì tổng thể tích dịch cơ thể, cân bằng acid và điện giải, và chức năng tế bào bình thường thường được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chưa tinh chế, đặc biệt là các loại trái cây và rau quả. Tăng lượng kali làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở người lớn.

 
Nguồn muối biển tự nhiên vẫn được ưu tiên sử dụng

Làm thế nào để giảm muối trong chế độ ăn (How to reduce salt in diets)

Các chính sách và chiến lược của Chính phủ nên tạo ra môi trường cho phép người dân để tiêu thụ một lượng đầy đủ các loại thực phẩm an toàn và bổ dưỡng tạo nên một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm ít muối. Cải thiện thói quen ăn uống là trách nhiệm của xã hội cũng như trách nhiệm cá nhân đòi hỏi một cách tiếp cận dựa trên dân số, đa ngành và có liên quan văn hóa.

Chiến lược quan trọng rộng rãi cho việc giảm muối bao gồm các chính sách của chính phủnhư các chính sách và quy định để đảm bảo các nhà sản xuất thực phẩm và các nhà bán lẻ sản xuất thức ăn lành mạnh hoặc làm cho sản phẩm tốt cho sức khỏe sẵn có với giá cả phải chăng; làm việc với khu vực tư nhân để cải thiện tính sẵn có và khả năng tiếp cận với các sản phẩm ít muối; nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và trao quyền cho người dân thông qua tiếp thị xã hội, vận động nâng cao nhận thức về sự cần thiết trong việc giảm tiêu thụ muối ăn; tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc giảm tiêu thụ muối thông qua chính sách liên quan và thúc đẩy các điểm "thực phẩm lành mạnh" (healthy food) như trường học, nơi làm việc, cộng đồng và thành phố; theo dõi lượng muối trong quần thể, nguồn muối trong chế độ ăn uống và kiến thức, thái độ và hành vi của người tiêu dùng liên quan đến muối để thông báo quyết định chính sách.

Các chương trình giảm tiêu thụ muối và các chương trình khác thúc đẩy tăng cường vi chất dinh dưỡng của muối, gia vị hay gia vị có nhiều muối (nước canh thịt, đậu nành và nước mắm) có thể bổ sung cho nhau. Tiêu thụ muối ở nhà có thể được giảm: không thêm muối trong quá trình chế biến thực phẩm; không có một lọ muối trên bàn; hạn chế việc tiêu thụ đồ ăn nhẹ có muối; lựa chọn sản phẩm có hàm lượng natri thấp hơn. Hành động thiết thực khác tại địa phương để giảm lượng muối ăn bao gồm lồng ghép việc giảm muối vào chương trình đào tạo về xử lý thực phẩm; loại bỏ lọ muối và nước tương từ các bàn ăn trong các nhà hàng; Giới thiệu sản phẩm hoặc nhãn kệ làm cho rõ ràng rằng một số sản phẩm có nhiều chất natri; cung cấp tư vấn chế độ ăn uống nhắm mục tiêu vào những người đến khám tại các cơ sở y tế; ủng hộ người dân hạn chế tiêu thụ của các sản phẩm nhiều muối và ủng hộ họ giảm lượng muối dùng để nấu ăn và giáo dục trẻ em và cung cấp một môi trường hỗ trợ cho trẻ em để chúng bắt đầu sớm với việc áp dụng chế độ ăn ít muối. Hành động của ngành công nghiệp thực phẩm bao gồm: từng bước giảm muối trong các sản phẩm theo thời gian để người tiêu dùng thích ứng với hương vị và không chuyển sang các sản phẩm thay thế; thúc đẩy lợi ích của việc ăn các loại thực phẩm giảm muối thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức của người tiêu dùng tại các cửa hàng thực phẩm; giảm muối trong thực phẩm và thức ăn phục vụ tại các nhà hàng và các cửa hàng ăn uống và ghi nhãn hàm lượng natri trong thực phẩm và thức ăn.

 

Các nhận thức sai lầm về việc giảm tiêu thụ muối (Misperceptions about salt reduction)

"Vào một ngày nóng và ẩm ướt khi bạn đổ mồ hôi, bạn cần nhiều muối trong chế độ ăn uống": Có rất ít muối bị mất qua mồ hôi nên không có cần thiết bổ sung muối thêm thậm chí vào một ngày nóng và ẩm ướt, mặc dù điều quan trọng là uống rất nhiều nước. "Muối biển không 'tốt hơn' hơn muối chế biến đơn giản chỉ vì nó là" tự nhiên". Bất kể nguồn gốc của muối, đó là natri trong muối gây ra hậu quả sức khỏe xấu. "Muối được thêm vào trong quá trình nấu ăn không phải là nguồn chính của lượng muối thu nhận" Ở nhiều nước, khoảng 80% lượng muối trong chế độ ăn có nguồn gốc từ thực phẩm chế biến. "Thực phẩm không cần muối để có hương vị hấp dẫn". Phải mất một thời gian để vị giác của một người để điều chỉnh, nhưng một khi họ đã quen với ít muối, thì có nhiều khả năng thưởng thức món ăn và nhận thấy một phạm vi rộng hơn của các hương vị. "Thực phẩm không có hương vị nếu không có muối". Trong khi điều này có thể đúng lúc đầu, vị giác sớm trở nên quen với ít muối và bạn có nhiều khả năng để thưởng thức món ăn với ít muối, và có nhiều hương vị hơn. "Thực phẩm nhiều muối có vị mặn". Một số loại thực phẩm có nhiều muối không có hương vị rất mặn bởi vì đôi khi chúng được trộn với những thứ khác như đường làm che khuất hương vị. Điều quan trọng là đọc nhãn thực phẩm để tìm hiểu nồng độ natri. "Chỉ có người già mới cần thiết phải lo lắng về bao nhiêu muối mà họ ăn": Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp ở mọi lứa tuổi. "Giảm lượng muối có thể có hại cho sức khỏe của tôi": Rất khó để ăn quá ít muối vì có rất nhiều loại thực phẩm hàng ngày có chứa muối.

Đáp ứng của WHO (WHO response)

Hướng dẫn của WHO về natri và kali cung cấp các ngưỡng cho việc thu nhận lành mạnh. Các hướng dẫn cũng phác thảo các biện pháp để cải thiện chế độ ăn uống và phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm ở người lớn và trẻ em. "Chiến lược toàn cầu về chế độ ăn, hoạt động thể chất và sức khỏe" (Global strategy o­n diet, physical activity and health) đã được thông qua vào năm 2004 bởi Đại hội đồng Y tế thế giới (World HealthAssembly_WHA) kêu gọi các chính phủ, WHO, các đối tác quốc tế, khu vực tư nhân và xã hội dân sự thực hiện các hành động ở cấp độ toàn cầu, khu vực và địa phương để hỗ trợ chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất.

Trong năm 2010, WHA ủng hộ một loạt các kiến nghị về việc tiếp thị của các loại thực phẩm và đồ uống không cồn cho trẻ em, những hướng dẫn này hướng dẫn các quốc gia trong việc thiết kế các chính sách mới và tăng cường những cái hiện có để giảm thiểu tác động đối với trẻ em trong việc tiếp thị thực phẩm không lành mạnh. WHO cũng đang giúp phát triển một mô hình hồ sơ dinh dưỡng mà các nước có thể sử dụng như một công cụ để thực hiện các khuyến nghị tiếp thị.

Trong năm 2011 các nhà lãnh đạo thế giới cam kết giảm việc phơi nhiễmcủa người dân với chế độ ăn uống không lành mạnh, các cam kết đã được thực hiện thông qua một Tuyên bố chính trị của Hội nghị cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc về phòng chống các bệnh không lây nhiễm (High-level meeting of the United Nations General Assembly o­n the prevention and control of NCDs).

Trong năm 2013, WHA đồng ý 9 mục tiêu tự nguyện trên toàn cầu trong phòng ngừa và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm, trong đó bao gồm ngăn chặn một sự gia tăng bệnh tiểu đường và béo phì và giảm tương đối 30% lượng thu nhận muối vào năm 2025 kế hoạch "hành động toàn cầu trong phòng ngừa và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2013-2020" (Global Action Plan for the Prevention and Control of Noncommunicable Diseases 2013-2020) cho các hướng dẫn và một danh sách các lựa chọn chính sách đối với các nước thành viên, WHO và các cơ quan khác của Liên hợp quốc nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Cũng trong năm 2012, WHA thông qua 6 mục tiêu dinh dưỡng toàn cầu bao gồm cả việc giảm còi cọc, gầy mòn và thừa cân ở trẻ em, cải thiện cho con bú bằng sửa mẹ và giảm thiếu máu và trọng lượng sơ sinh thấp. Hiện nay, nhiều quốc gia đang nhìn thấy một sự gia tăng nhanh chóng trong bệnh béo phì ở trẻ nhỏ và trẻ em.

Vào tháng 5/2014, WHO thành lập một ủy ban về trẻ em béo phì. Ủy ban sẽ lập một báo cáo cho năm 2015 nêu rõ phương pháp tiếp cận và hành động có thể sẽ là hiệu quả nhất trong các bối cảnh khác trên thế giới.

Ghi chú: Những khuyến nghị này áp dụng cho tất cả các cá nhân, có hoặc không có bệnh cao huyết áp (bao gồm cả phụ nữ mang thai và cho con bú), ngoại trừ những người có bệnh hoặc những người thực hiện liệu phápđiều trị bằng thuốc có thể dẫn đến nồng độ natri thấp hoặc giữ nước trong cơ thể cấp tính, hoặc đòi hỏi các chế độ ăn có sự giám sát của bác sĩ (ví dụ bệnh nhân suy tim và những người có bệnh tiểu đường typ I). Trong các nhóm quần thể này, có thể có một mối liên quan đặc biệt giữa lượng thu nhận natri và các kết quả tìm kiếm sức khỏe (Hướng dẫn của WHO: Lượng natri cho người lớn và trẻ em, năm 2012).

Ngày 26/09/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích