Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 4 2 7 2
Số người đang truy cập
5 4 9
 Thư viện điện tử
Công nghệ điện thoại thông minh được giới thiệu tại Liên hoan khoa học Anh có thể giúp chẩn đoán và điều trị bệnh Parkinson.
Thiết bị chẩn đoán “bỏ túi” dành cho người bệnh Parkinson

Ngày 9/9/2014. BBC News - Thiết bị chẩn đoán ‘bỏ túi’ dành cho người bệnh Parkinson ('Pocket' diagnosis for Parkinson’s). Các triệu chứng của bệnh Parkinson hiện tại rất khó có thể đánh giá khách quan sau khi bệnh nhân rời khỏi phòng khám của bác sĩ, phần mềm điện thoại thông minh mới được phát triển tại Đại học Aston sẽ ‘đưa bác sĩ vào túi của bệnh nhân’ (bring the doctor into the patient's pocket) để đánh giá các cử động và lời nói của họ tại nhà.

Các thử nghiệm hiện đang tuyển dụng trực tuyến nhằm tìm kiếm những người mắc và không mắc bệnh, Parkinson là một trong những bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến nhất, ảnh hưởng tới khoảng 127.000 người ở Anh.Việc chẩn đoán dựa trên các triệu chứng bao gồm run, cứng cơ và khó khăn khi di chuyển và nói năng. Tuy nhiên các nghiên cứu đã cho thấy có tới 20% người được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson không biểu hiện các dấu hiệu của bệnh khi khám nghiệm tử thi. TS. Max Little, một nhà nghiên cứu toán học cùng với nhóm nghiên cứu sự phức tạp và phi tuyến tính của Đại học Aston giải thích: “Phần lớn những người mắc bệnh này sẽ không bao giờ được đánh giá một cách khách quan”. Nhóm nghiên cứu của TS. Little đã phát triển phần mềm sử dụng micro và bộ cảm biến chuyển động của một chiếc điện thoại thông minh thông thường để cung cấp dữ liệu bổ sung cho việc đánh giá lâm sàng truyền thống.

Phát hiện từ máy móc (Machine learning)

Thay đổi giọng nói có thể là một dấu hiệu ban đầu của bệnh Parkinson, bệnh nhân hoặc gia đình có thể nhận thấy giọng nói của họ trở nên nhẹ nhàng, mất âm điệu và run rẩy yếu ớt. Trong vòng 8 năm qua, TS. Little và các đồng nghiệp đã phát triển những công cụ ghi nhận và định lượng những sự thay đổi này trong phòng thí nghiệm và tại nhà. Sử dụng dữ liệu của máy móc giờ đây họ đã có thể “phân biệt chính xác những người mắc bệnh Parkinson với những người không mắc”- tỷ lệ phù hợp với các chẩn đoán do các nhà thần kinh học thực hiện trong phòng khám lên tới 99%. Nghiên cứu gần đây nhất của họ, sáng kiến giọng nói của bệnh nhân Parkinson có sự tham gia của 17.000 người cung cấp các mẫu giọng nói qua điện thoại.

 
Parkinson là một trong những bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến nhất.

Điện thoại thông minh sử dụng các cảm biến gia tốc kế để đo lực trong 3 chiều (three dimensions), nhờ vào chiếc điện thoại cất trong túi những cảm biến này có thể được sử dụng để thu thập dữ liệu về bệnh Parkinson nhằm phát hiện “những chuyển động bị ngắt quãng” (freezing of gait) khi đi lại và những biểu hiện đặc trưng khác của căn bệnh.

Bằng việc tích hợp với GPS và những dữ liệu điện thoại thông minh khác, phần mềm của TS. Little có thể thực hiện các phân tích phức tạp về các hành vi bao gồm “bạn gọi bao nhiêu cuộc điện thoại, hành vi xã hội của bạn là gì, bạn có sử dụng nhiều thời gian ở bên ngoài hay không, phần lớn thời gian bạn ngồi một chỗ hay đi lại, mức độ khám phá môi trường của bạn như thế nào”-tất cả những hành vi đó có thể giúp ích cho thuật toán chẩn đoán bệnh Parkinson.

Phần mềm chẩn đoán cá nhân đưa ra các giải pháp mới đối với những bệnh mà cho đến nay vẫn còn thiếu những liệu pháp điều trị cải thiện tình trạng bệnh như Parkinson. TS. Michele Hu, bác sĩ tư vấn thần kinh học tại Trung tâm nghiên cứu bệnh Parkinson Oxford giải thích: “Lần đầu tiên chúng ta có thể tầm soát bệnh Parkinson trong dân số nhưng việc thử nghiệm cận lâm sàng là một vấn đề y đức vô cùng rắc rối–những rắc rối đó đó phải được lường trước và suy xét cẩn thận. Chúng ta chưa thể biết được mức độ dự đoán chính xác việc này như thế nào và cách duy nhất chúng ta sẽ biết đó là bằng cách theo dõi cẩn thận các cá nhân có nguy cơ theo thời gian. Các vấn đề y đức rõ ràng là phải tiến hành-chúng ta sẽ sử dụng những công cụ này để làm gì? Bạn muốn biết điều gì? Bạn không muốn biết điều gì?”,TS. Little đặt câu hỏi: “Chúng tôi đã tạo ra công cụ này và tiếp theo cộng đồng sẽ quyết định xem nên làm gì với nó”.

Các thử nghiệm đang tiến hành (Ongoing trials)

“Dân số các nước phương Tây của chúng ta đang già đi và khoảng 2-3% người trên độ tuổi 75 sẽ mắc bệnh Parkinson”, TS. Hu giải thích: “Mục tiêu của chúng tôi là đưa ra một marker sinh học để chẩn đoán bệnh Parkinson trong thời gian đến bằng cách tập trung vào những người có nguy cơ cao mắc bệnh”. Những người có nguy cơ bao gồm những người có tính nhạy di truyền đối với căn bệnh và những người bị rối loạn hành vi khi ngủ REM, đó là những cá nhân gây ra những hành vi thường mang tính bạo lực và phức tạp trong lúc ngủ mơ. Trong một nghiên cứu do TS. Hu đứng đầu sử dụng phần mềm mới, các đối tượng liên tục được giám sát bằng điện thoại thông minh trong một tuần, sau đó là theo dõi mỗi 18 tháng một lần. TS. Hu cho biết thêm: “Đó là cách tốt hơn để đánh giá tổng thể căn bệnh-một phương pháp tốt để theo dõi quá trình tiến triển và đáp ứng điều trị”.

TS. Little cũng đang tìm kiếm 2.500 người mắc hoặc không mắc Parkinson để tham gia vào một nghiên cứu cùng với Trung tâm Y khoa của Đại Học Rochester tại New York, Hoa Kỳ. Những người tham gia tải ứng dụng về điện thoại thông minh của họ và hoàn thành một loạt những bài kiểm tra chủ động và bị động về giọng nói, dáng đi và sự khéo léo. Không có hai bệnh nhân nào mắc các triệu chứng giống nhau của bệnh Parkinson vì vậy trong tương lai TS. Little sẽ quan tâm đến việc phát triển một công cụ “có khả năng cung cấp cho người bệnh những phản hồi cụ thể về những triệu chứng quan trọng đối với họ”, những ứng dụng di động có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cho phép bệnh nhân đưa ra những quyết định điều trị dựa vào dữ liệu định lượng mà họ thu thập cho mình nhưng chúng ta chưa thể bỏ đi vai trò của bác sĩ. Cho đến giờ phần mềm chỉ mới được đưa ra để phân biệt bệnh Parkinson với các đối chứng khỏe mạnh-các bác sĩ thần kinh có một công việc khó khăn hơn đó là phát hiện bệnh Parkinson trong một quần thể lâm sàng. TS. Little nhận định: “Nếu chúng ta muốn biến nó thành một công cụ có thể thực hiện các chẩn đoán phân biệt chúng ta sẽ phải thử nghiệm nó trong môi trường đó”. TS. Little đang có kế hoạch mở rộng công nghệ này sang các hội chứng khác như rối loạn Friedrich ở trẻ em, đồng hồ thông minh có thể thúc đẩy hơn nữa các ứng dụng phần mềm như thế.

BS. Anette Schrag là phó giáo sư môn thần kinh học lâm sàng tại Viện Thần kinh học, Đại học College London nhận xét: “Đây là một công nghệ rất thú vị có thể cực kỳ hữu ích trong việc xác định những người mắc bệnh Parkinson, giá trị chẩn đoán của kỹ thuật này hiện nay cần phải được nhân rộng và thể hiện không chỉ ở những bệnh nhân mắc Parkinson trong thời gian dài mà còn ở những đối tượng có dấu hiệu mắc bệnh không rõ ràng hoặc mới được chẩn đoán”.

Ngày 12/09/2014
CN. Huỳnh Thị An Khang và CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Theo BBC News)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích