Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 8 7 0 2
Số người đang truy cập
1 3 5
 Thư viện điện tử
Bệnh tay chân miệng biểu biện triệu chứng thương tổn ở tay chân miệng (ảnh minh họa)
Phòng bệnh tay chân miệng ở trường mầm non, mẫu giáo

Học sinh ở các trường mầm non, mẫu giáo sau nghỉ hè đã đến trường nhập học, kể cả các cơ sở dân lập, tư nhân để tạo điều kiện cho các bậc phụ huynh có thời gian công tác, lao động. Hiện nay bệnh tay chân miệng phát triển ở các địa phương nên nguy cơ trẻ nhỏ bị mắc bệnh là điều không thể tránh khỏi nếu không có biện pháp phòng chống cụ thể.

Đặc điểm của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân chân miệng là một bệnh truyền nhiễm lưu hành rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Tại các tỉnh phía nam, hàng năm bệnh thường có khuynh hướng phát triển và tăng cao vào hai thời điểm được ghi nhận là từ tháng 3 đến tháng 5 trước khi học sinh nghỉ hè và từ tháng 9 đến tháng 12 khi học sinh bắt đầu vào học năm học mới. Theo thống kê từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh tay chân miệng đã xảy ra tại hầu hết tất cả các tỉnh, thành phố trên toàn quốc và cả nước đã ghi nhận có 17.410 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó 2 bệnh nhân tử vong.Thực tế ghi nhận bệnh tay chân miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung nhiều ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Trong môi trường sống hàng ngày; các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại các nhà trẻ, mẫu giáo, vui chơi ở những chỗ tập trung là những điều kiện tạo nên nguy cơ bị lây nhiễm bệnh, đặc biệt là trong các đợt bệnh bùng phát mạnh. Các nhà khoa học xác định bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ người sang người và dễ tạo nên dịch bệnh. Tác nhân gây bệnh do loại virus đường ruột, thường gặp là nhóm Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71.

Khi bị nhiễm bệnh, trẻ thường có biểu hiện triệu chứng bệnh lý là sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, đi tiêu chảy vài lần trong ngày. Da và niêm mạc bị tổn thương dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng với vết loét đỏ và nốt phỏng nước có đường kính từ 2 đến 3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng; trẻ bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt. Đồng thời với tổn thường niêm mạc miệng; lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối cũng bị thương tổn với các vết loét đỏ và nốt phỏng nước như ở niêm mạc miệng. Bệnh tay chân miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp tính dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Điều cần chú ý ngoài người bệnh là nguồn mang mầm bệnh, người lành mang trùng cũng là người mang nguồn bệnh cần được chú ý. Đường lây nhiễm bệnh chính là mầm bệnh xâm nhập bằng đường tiêu hóa qua nước bọt, nốt phỏng nước và phân thải của trẻ bị nhiễm bệnh; trong đó phân mang nguồn bệnh quan trọng.

 

Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch của vòi nước chảy là biện pháp phòng bệnh
(ảnh minh họa)
 

Các biện pháp phòng bệnh

Hiện nay bệnh tay chân miệng chưa có vaccine đặc hiệu để phòng bệnh nên nguyên tắc phòng bệnh cơ bản là áp dụng các biện pháp phòng ngừa chung của các bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa, quan trọng nhất là mầm bệnh từ nguồn phân thải xâm nhập qua miệng. Đặc biệt cần chú ý phòng tránh sự tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nhiễm bệnh. Ở các trường mầm non, mẫu giáo; việc phòng bệnh tay chân miệng cho học sinh là nhiệm vụ chính của giáo viên, nhân viên nhà trường, người chế biến thức ăn cho trẻ và ngay cả đối với học sinh.

Đối với giáo viên, nhân viên nhà trường

Giáo viên và nhân viên nhà trường thường xuyên có trách nhiệm vệ sinh phòng học, bếp ăn bằng cách lau sàn nhà với dung dịch khử khuẩn chloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác như xà phòng, chất tẩy rửa Vim, dung dịch Javel... Chloramin B 2% là chất thường dùng để khử trùng bề mặt và các vật dụng khá phổ biến. Việc pha chế dung dịch khá đơn giản bằng cách sử dụng 100g chất chloramin B 25% hòa loãng với 10 lít nước để dùng; tốt nhất là pha và sử dụng dung dịch ngay trong ngày theo nhu cầu cần thiết. Nếu nhà trường không có cân để cân chính xác hóa chất thì có thể dùng thìa canh để đong bột hóa chất khử trùng một cách tương đối với mỗi thìa canh đầy tương đương với 10g chloramin B. Quy trình khử khuẩn bằng hóa chất được tiến hành qua hai giai đoạn là lau chùi sàn nhà và ngâm vật dụng hay đồ chơi của trẻ bằng hóa chất khử khuẩn. Việc lau chùi sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn đã pha sẵn phải để trong thời gian 15 phút để đủ khả năng diệt khuẩn; sau đó chùi sàn nhà bằng nước sạch để làm sạch chất khử khuẩn đã sử dụng và cần phải thực hiện việc này đều đặn trước khi học sinh vào lớp hoặc sau khi học sinh ra về. Việc ngâm vật dụng hay đồ chơi của trẻ cũng được thực hiện với dung dịch khử khuẩn đã pha sẵn và cũng để trong thời gian 15 phút để diệt khuẩn; sau đó rửa vật dụng hay đồ chơi bằng nước sạch để làm sạch chất khử khuẩn đã sử dụng rồi lau khô bằng khăn sạch hay phơi nắng.

Một vấn đề cần phải quan tâm là cơ sở nhà trường, lớp học phải có đủ nước sạch và xà phòng, đủ vòi nước sạch cho học sinh rửa tay, thùng rác phải có nắp đậy và nhà bếp, nhà ăn phải bảo đảm điều kiện vệ sinh, cách biệt với nhà vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác. Đối với các loại dụng cụ sử dụng phải được rửa sạch nhiều lần và giữ khô; các vật dụng chế biến thức ăn như dao, thớt và những loại khác trong nhà bếp khi dùng xong phải cọ rửa ngay và giữ gìn ở nơi sạch sẽ. Mặt bàn chế biến thực phẩm phải được làm từ các vật liệu không thấm nước và dễ lau sạch; bố trí loại dao, thớt riêng biệt cho việc chế biến thực phẩm chín và thực phẩm sống. Đối với giáo viên và nhân viên nhà trường chế biến thức ăn cho trẻ phải có ý thức tự giữ gìn vệ sinh cá nhân của mình thật sạch sẽ; phải cắt ngắn và giữ sạch móng tay, không đeo đồ trang sức. Cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch khi chế biến thức ăn, lúc cho trẻ ăn uống, chăm sóc trẻ, sau khi vệ sinh...; đặc biệt là sau khi thay quần áo, tã lót cho trẻ; sau khi có tiếp xúc với phân, nước bọt của trẻ. Một điều cần lưu ý là nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy, không nên rửa tay ở trong chậu thau.

 

Lau chùi sàn nhà, ngâm vật dụng, đồ chơi của trẻ bằng dung dịch khử khuẩn
(ảnh internet minh họa)
 

 

Đối với học sinh và trẻ nhỏ

Giáo viên cần chỉ dạy, hướng dẫn cho học sinh, trẻ nhỏ hình thành thói quen vệ sinh cá nhân hàng ngày; nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh thành tập quán. Nhà trường, lớp học dạy bảo cho học sinh, trẻ nhỏ phải ăn chín, uống sôi; không được ăn các loại thức ăn tái, sống, ôi thiu không bảo đảm an toàn vệ sinh; hướng dẫn cách che miệng, mũi khi ho hay hắt hơi. Cơ sở sinh hoạt học tập cho học sinh, trẻ nhỏ phải thoáng mát để luồng không khí được lưu thông dễ dàng; cần thường xuyên rửa sạch các vật dụng, đồ chơi mà chất tiết ở mũi họng của trẻ có thể bám vào bằng dung dịch khử khuẩn. Việc rửa sạch đồ chơi, vật dụng ở lớp học phải kết hợp với vệ sinh lau chùi sàn nhà theo quy trình hướng dẫn. Nên thay quần áo, cắt móng tay, móng chân thường xuyên cho trẻ và không nên dùng chung vật dụng cá nhân để phòng ngừa lây nhiễm nguồn bệnh. Một vấn đề cũng cần lưu ý là tránh tiếp xúc thân mật với học sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh như hôn hít, vuốt ve. Đối với trẻ bị mắc bệnh cần cách ly tại nhà hay tại cơ sở y tế; không nên đưa trẻ đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong thời gian từ 10 ngày đến 14 ngày đầu của bệnh để ngăn ngừa sự lây lan mầm bệnh. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ học sinh, trẻ nhỏ bị mắc bệnh tay chân miệng, nhà trường cần phải thông báo cho cơ sở y tế trên địa bàn biết để được hướng dẫn các biện pháp xử trí phù hợp.

Thực tế cho thấy bệnh tay chân miệng nếu không được phòng ngừa, giám sát, phát hiện và xử trí tốt thì môi trường ở trường mầm non, mẫu giáo chính là nơi có nhiều nguy cơ lây nhiễm cho học sinh và trẻ nhỏ làm bệnh phát tán, lan rộng với những hậu quả biến chứng không lường trước được. Trong thời gian qua đã có hàng chục ngàn bệnh nhi mắc bệnh với các trường hợp bị tử vong. Bệnh chưa có vaccine phòng bệnh và đang có xu hướng bùng phát thành dịch nên cần được quan tâm thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Ngày 10/09/2014
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích