Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 2 1 7 9
Số người đang truy cập
3 7 1
 Thư viện điện tử
Theo các nhà nghiên cứu việc kích thích khu vực của não bộ điều khiển chuyển động có thể cải thiện quá trình hồi phục sau khi đột quỵ
Kỹ thuật kích thích não có tác dụng đối với đột quỵ

Ngày 19/8/2014. BBC News - Kỹ thuật kích thích não có tác dụng đối với đột quỵ (Brain stimulation 'helps in stroke'). Các nghiên cứu cho thấy việc bắn các tia sáng vào não bộ của những con chuột khiến chúng di chuyển xa hơn và nhanh hơn những con không được bắn.

Hiệp hội đột quỵ (Stroke Association) cho biết khám phá này rất thú vị. Nghiên cứu đã được xuất bản trên Tạp chí Proceedings of the National Academy of Science có thể giải thích việc não bộ phục hồi như thế nào và tiến tới những liệu pháp điều trị mới mẻ. Đột quỵ có thể ảnh hưởng tới trí nhớ, vận động và khả năng giao tiếp. Các tế bào não bộ chết đi khi nguồn cung cấp oxi và đường bị gián đoạn bởi cục máu đông, chăm sóc đột quỵ tập trung vào việc điều trị nhanh chóng để tối thiểu hóa tác hại nhưng một số ca có thể phục hồi trong nhiều tháng sau đó vì não bộ đã tự động nối lại các tuyến đường.

Kích thích (Stimulation)

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Stanford School of Medicine đã phân tích xem việc kích thích não có giúp hồi phục trong các thử nghiệm trên động vật hay không. Họ đã sử dụng một kỹ thuật gọi là quang-di truyền (optogenetics) để kích thích chỉ những nơ-ron trong vỏ não vận động-khu vực não bộ chịu trách nhiệm cho các chuyển động chủ động ngay sau một cơn đột quỵ. Sau 7 ngày kích thích, những con chuột đã có thể đi lại xa hơn dọc theo một cái gậy đang xoay hơn là những con chuột không được kích thích, sau 10 ngày chúng đã có thể di chuyển nhanh hơn. Các nhà nghiên cứu tin rằng kỹ thuật kích thích tác động đến việc các mối liên kết trong não bộ thay đổi như thế nào sau một cơn đột quỵ, họ đã phát hiện những mức độ hóa chất cao hơn có liên quan đến sự hình thành các kết nối giữa các tế bào não.

Trưởng nhóm nghiên cứu GS. Gary Steinberg cho biết đó là một cuộc chiến nhằm mang lại thuốc cho mọi người bảo vệ các thế bào não đúng lúc vì “cửa sổ thời gian rất ngắn ngủi” (time window is very short), tuy nhiên ông trả lời phỏng vấn BBC rằng việc giúp hồi phục có thể dễ dàng hơn: “Điều lợi thế khi điều trị trong suốt quá trình hồi phục đó là nó kéo dài hơn, có thể sẽ mất hàng năm vì vậy nó có tiềm năng lớn. Tôi dự đoán rằng hình thức nghiên cứu chúng tôi đang thực hiện sẽ giúp đẩy việc kích thích thành một liệu pháp điều trị đột quỵ và bạn có thể tưởng tượng việc đó quan trọng thế nào đối với hàng triệu bệnh nhân đột quỵ bị tàn tật”.

 

Tia sáng (Light)

Optogenetics sử dụng một sợi quang học để gửi tín hiệu vào trong não bộ, cụ thể điều này sẽ kích hoạt các tế bào đột biến gen để phản ứng lại với tia sáng cho phép kích thích chính xác các khu vực não bộ trong các thử nghiệm. Nhóm nghiên cứu tại Stanford cho rằng việc sử dụng optogenetics sẽ cho phép họ phát hiện chính xác những thay đổi gì xảy ra trong não khi nó khôi phục từ cơn đột quỵ, GS. Steinberg cho biết: “Chúng tôi cũng đang theo dõi để xem liệu việc kích thích này trên các khu vực khác của não sau đột quỵ có thể có tác dụng tương tự hoặc là hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, optogenetics vẫn chưa được sử dụng trên người, nó đòi hỏi sự biến đổi gien của tế bào đối tượng thử nghiệm nhưng GS. Steinberg cho rằng: “sẽ không còn quá xa trong tương lai việc bạn thực hiện việc kích thích thanh lọc và gọn gàng với optogenetics”. TS. Shamim Quadir từ quỹ từ thiện Hiệp hội đột quỵ cho biết: “Đây là một nghiên cứu rất thú vị sử dụng tia sáng để kích thích những tế bào não cụ thể của những con chuột biến đổi gen trong những ngày ngay sau cơn đột quỵ. Sử dụng kỹ thuật optogenetic sẽ hữu ích trong việc cải thiện sự hiểu biết cơ chế đưa tới sự hồi phục sau đột quỵ, tuy nhiên vẫn còn quá sớm để nói chính xác rằng nghiên cứu này sẽ có thể được phát triển cho việc điều trị cho các bệnh nhân đột quỵ ở người như thế nào”.

Ngày 28/08/2014
CN. Nguyễn Thái Hoàng, CN. Huỳnh Thị An Khang
(Biên dịch từ BBC News)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích