Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 23/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 9 4 9 3 8
Số người đang truy cập
9 4
 Thư viện điện tử
3 trong số 4 người trẻ tuổi được hỏi cho biết họ chơi video game hàng ngày.
Những đứa trẻ chơi video game vừa phải thường khéo hòa nhập.

Những đứa trẻ chơi video game vừa phải thường khéo hòa nhập (A little video gaming 'linked to well-adjusted children'). Một nghiên cứu do Đại Học Oxford vừa hé lộ rằng chơi video game trong một khoảng thời gian vừa phải mỗi ngày có thể mang lại những tác động tuy nhỏ mà tích cực lên sự phát triển của trẻ.

Theo Nghiên cứu đã được xuất bản trên Tạp chí Nhi khoa (Journal pediatrics), các nhà khoa học phát hiện rằng những người trẻ tuổi dành ít hơn một tiếng mỗi ngày chơi video game có khả năng hòa nhập khéo léo hơn những người không chơi nhưng những đứa trẻ sử dụng thiết bị chơi game nhiều hơn 3 tiếng lại cho thấy chúng ít thỏa mãn với cuộc sống của mình.

Nhà tâm lý học thực nghiệm TS. Andrew Przybylsky đã phân tích các cuộc khảo sát ở Anh có sự tham gia của 5.000 người trẻ tuổi trong độ tuổi từ 10 đến 15 tuổi.

Tương tác xã hội (Social interactions)

Trong 75% số người được hỏi trả lời chơi video game hàng ngày, những đứa trẻ đã được yêu cầu tính toán thời gian chúng dành cho chơi game bao lâu trong một ngày đi học thông thường-sử dụng máy chơi game hoặc máy tính. TS. Andrew Przybylski, Đại Học Oxford: “Chơi video game có thể giúp trẻ có một ngôn ngữ chung”, sau đó chúng xếp hạng một số nhân tố bao gồm: hài lòng với cuộc sống của mình (satisfaction with their lives); mối quan hệ với bạn bè đồng trang lứa (how well they got o­n with peers); có khả năng giúp đỡ mọi người trong lúc khó khăn như thế nào (how likely they were to help people in difficulty); các mức độ hiếu động thái quá và mất tập trung (levels of hyperactivity and inattention). Các câu hỏi đã được kết hợp lại nhằm đánh giá sự điều tiết tâm lý và xã hội.

Khi so sánh với tất cả các nhóm khác gồm những nhóm không chơi video game, những người trẻ tuổi dành dưới 1 giờ chơi game mỗi ngày thường nói họ hài lòng với cuộc sống và cho thấy mức tương tác xã hội tích cực ở mức cao nhất. Nhóm này còn có ít vấn đề về cảm xúc và mức độ hiếu động thái quá thấp, theo các kết quả những người dành quá 3 tiếng chơi game có sự hòa nhập mức độ nhỏ nhất.

‘Thế giới điện tử’(Digital world)

Phát biểu với BBC, TS. Przybylski cho biết có thể có vô số lý do của vấn đề này: “Trong một môi trường nghiên cứu thường có sự phân cực giữa những người tin rằng game có ích lợi cực kỳ lớn và những người tin rằng chúng có liên quan đến hành động bạo lực, nghiên cứu này sẽ mang lại một quan điểm mới, nhiều sắc thái hơn. Chơi video game có thể giúp trẻ có một ngôn ngữ chung và đối với những người không liên quan đến cuộc thảo luận này sẽ khiến họ phải ngăn chặn trẻ lạm dụng game”. Ông bày tỏ quan điểm rằng các chính sách và hướng dẫn có liên quan đến việc giới hạn việc sử dụng công nghệ này cần phải xét đến những bằng chứng này. TS. Przybylski chỉ ra rằng mặc dù ảnh hưởng của video game lên trẻ em là đáng kể theo thống kê trong nghiên cứu này, các nhân tố như là sự bền vững của các mối quan hệ gia đình đóng một vài trò lớn hơn.

Ts Iroise Dumontheil, từ Birkbeck, Đại Học London, người không tham gia vào nghiên cứu cho biết rằng: “Những nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng chơi game bắn súng góc nhìn thứ nhất nhưng không phải các thể loại game khác, có thể dẫn đến việc tăng năng lực ghi nhớ và xử lý thị giác không gian. Nghiên cứu sâu hơn sẽ giúp xác định thể loại game cụ thể nào giúp đỡ hoặc làm ảnh hưởng xấu đến lớp trẻ vì chúng điều chỉnh các thanh đổi mà chúng trải nghiệm trong quá trình phát triển”.

Ngày 09/08/2014
CN. Nguyễn Thái Hoàng, CN. Huỳnh Thị An Khang
(Dịch từ BBC news)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích