Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 4 8 4 7
Số người đang truy cập
2 5 2
 Thư viện điện tử
Victoria Howard, y tá tại bệnh viện cho rằng hệ thống đang làm việc rất hiệu quả
Máy theo dõi bệnh nhân không dây “làm giảm áp lực” cho đội ngũ y tá

Máy theo dõi bệnh nhân không dây (wireless monitor) “làm giảm áp lực” cho đội ngũ y tá đượcdịch vụ y tế quốc gia (National Health Service_NHS) ở Anh bắt đầu thử nghiệm phần mềm theo dõi được dán vào người bệnh nhân. Nó được đặt trên ngực bệnh nhân, thiết bị truyền dữ liệu không dây về nhịp tim, nhịp thở và thân nhiệt trong khi bệnh nhân có thể tự do đi lại xung quanh đó.

Các chuyên gia cho rằng hệ thống này được phát triển ở Anh có thể “làm giảm áp lực” (relieves pressure)theo dõi bệnh nhân tại phòng bệnh và tại nhà của họ nhưng theo Đại học điều dưỡng Hoàng gia (Royal College of nursing) thì thiết bị này không thể thay thế hoàn toàn cho nhân viên y tế. Các kiểm tra thông thường về các dấu hiệu cần thiết bao gồm nhiệt độ, huyết áp và nhịp tim là phần quan trọng để theo dõi tại các bệnh viện, thường nó báo cáo kết quả sau mỗi 4 giờ phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân nhưng tình trạng bệnh nhân có thể xấu đi giữa những cuộc kiểm tra, đưa bệnh nhân vào nguy cơ.

Một bệnh viện ở Brighton điều hành bởi công ty y tế tư nhân Spire đang thử nghiệm thiết bị chạy bằng pin cập nhật thông tin về các dấu hiệu cần thiết mỗi 2 phút, thiết bị không dây này được phát triển bởi công ty Chăm sóc sức khỏe Sensium tại Oxford phát tín hiệu báo động nếu các dữ liệu ngoài các mức đã được cài đặt sẵn, cho thấy tình trạng nguy cơ. Thiết bị được đặt trên ngực phía trên tim khi bệnh nhân được nhập viện, không có dây cáp với bất kì thiết bị theo dõi. Thay vào đó, dữ liệu đọc được ghi lại và truyền đến một hộp ở mỗi phòng hoạt động như một router wifi, truyền dữ liệu đến hệ thống IT của bệnh viện.

“Giảm áp lực” (Eases pressures)

Victoria Howard, y tá tại bệnh viện cho rằng hệ thống đang làm việc rất hiệu quả: “Nó cho chúng ta bớt chút ít thời gian với bệnh nhân khi chúng ta biết một vài bệnh nhân khác cần thêm một chút thời gian đó, nếu không có thiết bị theo dõi bạn sẽ luôn nghĩ về chuyện gì đang xảy ra tại phòng bệnh kế bên và tôi có nên đến đó xem và kiểm tra không, nếu biết rằng nó hoạt động tốt chúng ta có thể dành được chút ít thời gian”.

Hầu hết bệnh nhân tại bệnh viện ở tình trạng phẫu thuật thông thường, một số đang được điều trị bệnh ung thư. Lynette Awdrey, quản lý bệnh viện cho biết các thiết bị giúp nhân viên y tế tập trung vào những bệnh nhân cần sự hỗ trợ của họ nhất: “Không gì có thể thay thế hoàn toàn sự theo dõi về lâm sàng và sự đánh giá của các bệnh nhân, vấn đề gì xảy ra bệnh nhân sẽ thông báo đến bạn sớm hơn vì vậy bạn có thể thực hiện các quan sát và sự đánh giá của bệnh nhân và đưa ra sự quan tâm phù hợp và điều trị cho họ”. Cho đến nay, các thiết bị cung cấp phát hiện tình trạng bệnh nhân sớm ở khoảng 12% bệnh nhân sử dụng chúng, đó là phát hiện từ một thử nghiệm nhỏ tại một bệnh viện ở Los Angeles.

Những tác động an toàn (Safety implications)

Đây có thể là những tác động an toàn hiệu quả, một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Anh (British Medical Journal) xuất bản năm 2012 cho biết gần 12.000 ca tử vong tại các bệnh ở Anh có thể ngăn chặn được, theo dõi lâm sàng là một vấn đề của gần 1/3 số ca tử vong. Một lợi ích khác của thiết bị này là bệnh nhân có thể di chuyển xung quanh một cách tự do làm giảm nguy cơ các biến chứng như nhiễm trùng, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn vì họ có thể về nhà sớm hơn, tiết kiệm chi phí chăm sóc. David Hardman, 71 tuổi rất vui khi sử dụng thiết bị này: “Nó cho tôi sự an tâm khi có một cái gì đó hay một thiết bị nào đó đang theo dõi mọi lúc và tôi nghĩ rằng khi y tá đang chăm sóc bạn tâm trí cô ấy có lẽ dành cho bạn ít hơn khi nghĩ đến điều gì đang xảy ra ở các phòng bệnh khác”. Mỗi thiết bị trị giá 35 bảng Anh và sử dụng trong 5 ngày-thời gian đủ đối với các ca bệnh nhập viện.

Mang tại nhà (Wear at home)

Các chuyên gia nói rằng chúng ta đang chứng kiến sự khởi đầu của tiến bộ trong kỹ thuật có thể mang được trong người với những lợi ích to lớn trong chăm sóc sức khỏe. Giáo sư Timothy Coata, bác sĩ khoa cấp cứu tại bệnh viện Hoàng gia Leicester cho biết thiết bị có thể hữu ích trong nhiều ứng dụng cài đặt khác nhau: “Điều này chắc chắn có thể sử dụng trong khoa cấp cứu từ giai đoạn chăm sóc bệnh nhân cấp cứu đến 2 ngày đầu tiên của nhập viện khi bệnh nhân có khả năng giảm dần triệu chứng bệnh, nó cũng có thể ứng dụng để chăm sóc các bệnh nhân tại nhà của họ bởi vì chúng ta có thể quan sát họ ở xa tại bệnh viện”. Tuy nhiên theo ông có nhiều hạn chế với mẫu thiết bị hiện nay dùng để đo nhịp tim, nhịp thở và thân nhiệt. Nó được phát triển để cung cấp nhiều thông tin hơn về huyết áp và nồng độ oxy.

TS. Peter Carter, Giám đốc điều hành của Viện Điều dưỡng Hoàng gia cho biết kỹ thuật mới này có thể rất hữu ích để đưa ra báo động đến các y tá và bác sĩ về tình trạng bệnh nhân nhưng ông cũng đưa ra lời cảnh báo: “Bất cứ điều gì giúp quá trình phát triển thiết bị này phải thật sự hiệu quả, tuy nhiên chúng ta biết rằng không có thiết bị nào có thể thay thế được nhân viên y tế với trình độ kỹ năng tốt tại mỗi khu điều trị, họ có thể quan tâm và chăm sóc người bệnh nặng khi họ cần”.

Ngày 31/07/2014
CN. Võ Thị Như Quỳnh, CN. Huỳnh Thị An Khang
(Dịch từ BBC News)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích