Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 4 5 6 4
Số người đang truy cập
1 3 9
 Thư viện điện tử
Giải đáp bạn đọc về kiến thức chuyên đề tháng 6 năm 2014

Nguyễn Anh Tú (Khánh Hòa) và Duong Lê (Bình Định)

Hỏi: Một trong những món ăn đặc sản của vùng Bình Định là món tré và nem chua Chợ huyện, nhưng gần đây tôi đọc báo thấy người ta nói ăn nem chua, thính và tré có khẳ năng mắc bệnh giun sán đi lên não và hệ tiêu hóa, đặc biệt là giun xoắn như ở một số tỉnh phía bắc thời gian đưa tin. Tôi không biết thực hư như thế nào và rất hoang mang? Xin bác sĩ cho chúng tôi biết thực hư của bệnh truyền từ nem chua này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Rất cảm ơn về câu hỏi của bạn và câu hỏi này đồng thời được một bạn đọc tỉnh Khánh Hòa hỏi, nên chúng tôi kết hợp trả lời cho các bạn hiểu hơn về bệnh lý giun sán có thể lây truyền qua đường thức ăn này. Những người thường xuyên ăn nem chua, ăn gỏi lợn hoặc ăn thịt lợn nấu chưa chín, rất dễ mắc nhiễm ấu trùng giun xoắn Trichinella spiralis. Đồng thời chúng tôi muốn chia sẻ phần phúc đáp đầy đủ từ một đồng nghiệp trên báo như sau:

Nhiễm giun xoắn là một quá trình nhiễm độc gây viêm dị ứng các mao mạch, gây hoại tử cơ và gây thiếu oxy tổ chức. Sau 5-7 ngày kể từ khi nhiễm giun xoắn, bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tiêu hoá nhẹ như đau âm ỉ vùng thượng vị, táo bón hoặc tiêu chảy, kèm theo nôn, có khi chỉ có cảm giác buồn nôn. Khoảng vài tuần sau, khi ấu trùng giun xoắn từ máu vào cư trú ở cơ vân (tạo thành kén) các triệu chứng mới biểu hiện rầm rộ: Bệnh nhân sốt cao 39-40oC nếu ấu trùng giun có nhiều trong cơ; trường hợp ít ấu trùng trong cơ, bệnh nhân chỉ sốt dao động kéo dài hàng tháng.

Kèm theo sốt, bệnh nhân thấy đau cơ, đặc biệt là các nhóm cơ ở tay, chân nên bệnh nhân vận động rất khó khăn. Ngoài các triệu chứng điển hình như đã nêu, bệnh nhân có thể bị nổi ban dị ứng trên da hoặc có những đốm xuất huyết. Những trường hợp nhiễm giun xoắn nặng, dấu hiệu thiếu ôxy tổ chức khá rõ rệt biểu hiện bởi rối loạn tâm thần như cuồng sảng hoặc ngủ gà, huyết áp hạ, mạch nhanh nhỏ...
 

Một số biến chứng có thể gặp ở bệnh nhân nhiễm giun xoắn là suy hô hấp do đau làm hạn chế hoạt động của cơ hoành và cơ ngực cộng hưởng bởi rối loạn quá trình hô hấp ở tế bào; bội nhiễm vi khuẩn (viêm nhiễm ngoài da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi...); xuất huyết dưới da hoặc xuất huyết phủ tạng; suy gan, suy tim do thiếu ôxy kéo dài.

Để phòng ngừa bệnh giun xoắn, biện pháp hàng đầu là không ăn thịt lợn tái, gỏi sống, không ăn nem chua; quản lý tốt khâu kiểm dịch trước khi giết mổ lợn; vệ sinh sạch sẽ các điểm giết mổ gia súc. Ở những vùng có thói quen ăn thịt chuột cần từ bỏ và tăng cường diệt chuột. Với phần phúc đáp trên chúng tôi hy vọng bạn rất hài lòng và biết cách phòng ngừa cho bản thân và gia đình bạn tránh khỏi các bệnh giun sán lây qua con đường ăn các thức ăn sống, nấu chưa chín.

Nguyễn Anh T. 47 tuổi, kinh doanh xe máy, Hòa Vang, TP. Đà Nẵng, roselyse21@

Hỏi: Kính thưa các bác sĩ, tôi năm nay 47 tuổi hiện đang mắc một số bệnh mà nghe các bác sĩ của bệnh viện chỡ rẫy báo là hội chứng chuyển hóa như cao huyết áp, béo phì, mỡ máu tăng, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ,…nên họ hạn chế và khuyên tôi một số thuốc có thể góp phần tăng gây bệnh gan nhiễm mỡ nên tôi không biết loại thuốc nào sẽ gây nên bệnh lý này. Kính mong các bác sĩ giải thích và chi biết loại thuốc nào?

Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trích một phần trả lời của một đồng nghiệp đề cập đến một số thuốc có thể góp phần quá trình gan nhiễm mỡ thêm. Thông thường hơn 90% các trường hợp gan nhiễm mỡ diễn ra âm thầm, mạn tính và trong thời gian dài, tuy nhiên, các trường hợp gan nhiễm mỡ cấp tính thì lại tiến triển nhanh và nguy cơ gây tử vong cao. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm mỡ ở gan. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ cả cấp tính và mạn tính là do sử dụng thuốc. Vậy thuốc nào có nguy cơ gây ra bệnh lý này?
 

Tetracycline:

Tetracycline dùng qua dạng uống có thể gây ra thâm nhiễm mỡ dạng bọng nhỏ, thường không để lại hậu quả về lâm sàng. Sự xuất hiện và mức độ của thoái hóa mỡ có mối liên hệ chặt chẽ với liều dùng; cần chú ý trong khi dùng tetracycline đường tĩnh mạch ở phụ nữ có thai có nguy cơ cao gây suy gan và tử vong.

Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc.

Valproic acid:

Thuốc chống co giật acid valproic có thể gây bất thường ở gan sau dùng thuốc 2 - 4 tháng.

Amiodarone:

Amiodarone: Việc sử dụng chất này thường liên quan đến sự tăng nồng độ aminotransferase trong huyết thanh. Trị liệu lâu dài có thể gây ra thâm nhiễm mỡ dạng bọng lớn ở gan và những biến đổi bệnh học tương tự trong viêm gan do rượu.

Glucocorticoids:

Glucocorticoids dùng liều cao có thể gây ra gan nhiễm mỡ. Tác động này phần lớn xuất hiện ở trẻ em. Nguyên nhân chính gây ra gan nhiễm mỡ là do tăng giải phóng acid béo từ các mô mỡ. Gan nhiễm mỡ có thể hồi phục khi ngưng glucocorticoid.
 

Ngoài ra còn rất nhiều thuốc khác có thể gây nhiễm mỡ ở gan như methotrexat (thuốc ức chế miễn dịch dùng trong điều trị ung thư), estrogen (thường dùng trong ngừa thai), perhexilin (thuốc trị cơn đau thắt ngực). Do đó, khi bệnh nhân buộc phải dùng một trong các loại thuốc nêu ở trên, cần phải tuân thủ theo điều trị của bác sĩ và phải được theo dõi chức năng gan định kỳ.

Nguyễn Thế Thoại, 46 tuổi, TP. Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hòa

Hỏi: Vitamin E có tác dụng gì trong trị hiếm muộn? Tôi lấy chồng được hơn một năm nhưng chưa có con. Bác sĩ chẩn đoán tôi bị hiếm muộn nên cho uống thuốc, trong đó có vitamin E. Thường tôi chỉ nghe mọi người mách nhau uống hoặc bôi vitamin E để đẹp da. Nhưng một số bạn của tôi cho biết tác dụng của thuốc vitamin E có thể giúp ích rất quan trọng trong điều trị vô sinh, nên tôi xin hỏi các bác về loại vitamin này để rõ thực hư!

Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin chia sẻ thông tin đề cập đến vấn đề này từ một tác giả đã đăng tải thông tin cho biết Vitamin E là thuật ngữ chỉ một nhóm các chất có hoạt tính sinh học tương tự nhau là α, β, γ, δ tocoferol trong đó α – tocoferol có hoạt tính mạnh nhất, hoạt tính của 1mg α – tocoferol bằng 1 đơn vị vitamin E. Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật như dầu cám, dầu lạc, trong các hạt nảy mầm, trong rau xanh, được hấp thu qua niêm mạc ruột và cần có sự chuyển hóa của acid mật.
 

Vitamin E có nhiều tác dụng quan trọng, trong đó có tác dụng chống ôxy hóa bảo vệ màng tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào. Đồng thời nó có tác dụng hiệp đồng với vitamin C, vitamin A, selen nhất là có tác dụng bảo vệ vitamin A không bị ôxy hóa.

Khi thiếu vitamin E sẽ có các biểu hiện như rối loạn thần kinh, yếu cơ, rung rật nhãn cầu, giảm nhạy cảm về xúc giác, dễ tổn thương da, dễ vỡ hồng cầu. Đặc biệt trên hệ sinh dục, khi thiếu vitamin E gây tổn thương cơ quan này và có thể gây vô sinh. Chính vì vậy ngày nay thường phối hợp vitamin E với các thuốc khác để điều trị vô sinh ở nam hay nữ, rối loạn kinh nguyệt, sẩy thai… ngoài ra còn hay được dùng phối hợp trong điều trị các bệnh khác như cận thị tiến triển, thiếu máu tan máu, teo cơ loạn dưỡng cơ, dùng để ngăn chặn tác hại của tia cực tím.

Tuy nhiên, cần phải chú ý khi dùng liều cao, kéo dài thuốc này có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đầy hơi, tiêu chảy…Trên thị trường có các chế phẩm khác nhau như dạng uống, dạng tiêm hoặc dạng mỡ bôi ngoài da. Tùy theo bệnh và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định hàm lượng và chủng loại.

Với phần phúc đáp trên chúng tôi hy vọng bạn đã có nhiều thông tin quý báu về vitamin E.

Lương Đình Đ,. 32 tuổi, Ninh Kiều, Cần Thơ, ldc23@yahoo

Hỏi: Em đang có cháu nhỏ 21 tháng, nhưng biểu hiện thường xuyên ngủ giật mình, ra mồ hôi trộm ban đêm rất nhiều, em có hỏi một số bác sĩ gia đình cho biết có thể thiếu canxi. Em muốn biết biểu hiện thiếu canxi ở trẻ em như thế nào và có vấn đề nghiêm trọng gì không? Em xin chân thành cảm ơn quý bác sĩ của Viện Sốt rét Côn trùng Quy Nhơn.

Trả lời: Rất chân thành cảm ơn bạn về câu hỏi mà không những bạn mà các bà mẹ trẻ khác cũng đang rất quan tâm, nhất là mẹ có con so hay đứa bé đầu thì vấn đề này hay được đặt ra để nhờ tư vấn. Chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn một số thông tin liên quan phần câu hỏi của bạn rằng: Ở trẻ, thiếu canxi máu (ion canxi), nhẹ thì hay khóc đêm, khó ngủ, hay cáu gắt, không tập trung cho nên học tập sa sút; nặng có thể dẫn đến tình trạng co giật các cơ (chân, tay, mặt, miệng méo). Phụ huynh luôn lo lắng con mình bị còi xương, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và người cao tuổi luôn sợ mình bị xốp xương, loãng xương. Điều gì làm họ quan tâm vậy? Những nguyên nhân nào làm giảm lượng canxi trong cơ thể và bổ sung như thế nào cho đúng? Canxi là cội nguồn của sự sống, là một trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng bậc nhất cho cơ thể (carbon, oxy, hydrô, nitơ canxi), vì vậy, thiếu canxi sẽ gây ra một số bệnh ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mãn kinh và người cao tuổi.
 
  

Về nguyên nhân và tác hại của thiếu canxi cho biết canxi cần cho sự sống của con người là vậy, nhưng cơ thể lại không thể tổng hợp được mà phải đưa từ bên ngoài vào qua các loại thực phẩm hoặc dược phẩm (thuốc).

Thường ngày, ăn uống các loại thực phẩm ít có canxi, thực phẩm chứa nhiều xenlulô có thể làm giảm sự hấp thụ canxi của ruột. Hoặc cơ thể mắc một số bệnh ảnh hưởng đến hấp thu canxi (bệnh đường ruột) hoặc do quá trình lão hóa cũng làm ảnh hưởng đến hấp thụ canxi. 
 

Nếu ăn nhiều protein sẽ làm gia tăng bài tiết canxi qua đường tiểu gây thiếu canxi, trong khi đó lại ăn ít rau, củ, quả cũng làm giảm lượng canxi hấp thu được qua thực phẩm.

Khi canxi kết hợp được với vitamin D thì tác dụng của chúng sẽ được phát huy mạnh mẽ, vì vậy, khi sống thiếu ánh sáng mặt trời hoặc thực phẩm thiếu vitamin D cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu và tác dụng của canxi. Ngày nay, trẻ em thường dùng nhiều đồ uống đóng chai cũng làm giảm hấp thu canxi vì trong đồ uống đóng chai có nhiều hàm lượng phospho sẽ cản trở sự hấp thụ canxi.

Ngoài ra, do điều kiện kinh tế không cho phép hoặc do thói quen không uống sữa, trong khi sữa và chế phẩm của sữa có hàm lượng canxi rất phong phú (một lít sữa bò tiêu chuẩn có hàm lượng canxi là 600-700mg) cũng khiến cho nhiều người bị thiếu canxi. Do đó, thiếu canxi trong khẩu phần, hấp thu canxi kém hoặc mất quá nhiều canxi dẫn đến bệnh lý.

Bởi vì khi khả năng hấp thụ canxi trong thức ăn không đủ cho nhu cầu của cơ thể thì nồng độ canxi trong máu tạm thời giảm xuống, hệ thần kinh ngay lập tức kích thích tuyến giáp tiết ra hormon để chuyển hóa canxi trong xương thành ion canxi đưa vào máu.

Ở trẻ, thiếu canxi máu (ion canxi), nhẹ thì hay khóc đêm, khó ngủ, hay cáu gắt, không tập trung cho nên học tập sa sút; nặng có thể dẫn đến tình trạng co giật các cơ (chân, tay, mặt, miệng méo). Và nếu thiếu canxi kéo dài, còi xương ở trẻ em sẽ xuất hiện.  Còi xương là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ đang trong thời kỳ phát triển nhanh, nhẹ thì làm trẻ tăng trưởng kém, chậm mọc răng, nặng thì làm trẻ chậm phát triển chiều cao, biến dạng xương (chân hình chữ X, chữ 0), gây biến dạng lồng ngực, xương sọ hoặc biến dạng khung xương chậu, nguy hiểm nhất là xảy ra ở bé gái, khi lớn lên, sinh nở sẽ gặp khó khăn.

Đối với người trưởng thành, đặc biệt là người tuổi cao, phụ nữ tiền mãn kinh hoặc đã mãn kinh, thiếu canxi mạn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau sẽ dẫn đến giảm trọng lượng xương, tăng quá trình tiêu xương. Bên cạnh đó, có thể thần kinh suy nhược, hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường và có thể dẫn tới bệnh xốp xương, loãng xương, tăng huyết áp. 

Thực ra, thiếu canxi huyết sẽ gây hội chứng hạ canxi huyết, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Khi thiếu canxi huyết thể nhẹ, thường bắt đầu bằng các dấu hiệu như tê ở một số bộ phận trong cơ thể (lưỡi, môi, các đầu ngón tay, đầu ngón chân), nặng thì có thể có hiện tượng co cơ xảy ra trên toàn bộ cơ thể (chân, tay đột nhiên bị co rút, cứng lại, khó cử động, đau đớn, co giật khu trú hoặc một vùng nào đó) và có thể bị co thắt các cơ hô hấp gây khó thở, dễ nhầm với bệnh uốn ván. Ngoài ra, người bệnh có thể bị tiểu buốt, trướng bụng.

Để xác định thiếu canxi, cần xét nghiệm hàm lượng canxi trong máu. Với xương, có thể đo mật độ của xương, chụp xquang...Để đề phòng thiếu, giảm canxi, cần có chế độ ăn uống hợp lý. Nên bổ sung các loại thức ăn giàu canxi như tôm, cua, sụn xương, các loại đậu, hoa cải xanh, bắp cải, hạt hạnh nhân, sữa, phomat. Không nên ở thường xuyên trong nhà, cần ra sưởi nắng ngày một vài lần, mỗi lần khoảng 10 - 15 phút. Khi nghi ngờ thiếu canxi, cần đi khám bệnh để được điều trị và tư vấn của bác sĩ, không nên tự mua thuốc để điều trị đề phòng việc bổ sung canxi trong một thời gian dài gây thừa canxi sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe (sỏi thận, thoái hóa khớp, gai xương, hội chứng canxi máu cao hoặc giảm sự hấp thu các vi chất khác như sắt, kẽm, magiê và phospho).

Lê An L, 56 tuổi, Mỹ Thanh, Sóc Trăng, 0903….

Hỏi: Xin các giáo sư và bác sĩ của Ban biên tập cho gia đình tôi biết việc ứng dụng các tế bào gốc từ máu cuống rốn hiện nay như thế nào mà các báo đài cho rằng có thể chữa bệnh được ung thư các loại, đây có thể là cứu cánh cho nhiều bệnh nhân dang mắc bệnh hiểm nghèo,…tôi muốn tìm hiểu và giá cả của tế bào gốc này, mong được hồi âm sớm!

Trả lời: Liên quan đến câu hỏi hay vấn đề bạn đang đề cập và hỏi chúng tôi xin trả lời thông qua các thông tin có được trên các mảng báo chí đáng tin cậy về tế bào gốc và tế bào máu cuống rốn. Việc phát hiện ra tế bào gốc và cách tạo ra những tế bào gốc đã đem lại một cuộc cách mạng trong nghiên cứu y học. Các phương pháp chữa trị bệnh từ tế bào gốc cũng đang mang lại hy vọng cứu chữa nhiều căn bệnh nan y cho con người. Mặc dù chưa thực sự trở nên phổ biến, song ứng dụng trị bệnh từ tế bào gốc đã và đang mở ra hướng đi mới cho nền y học hiện đại. Xin giới thiệu một số ứng dụng trị bệnh triển vọng từ tế bào gốc.
 

Mới đây, một nghiên cứu phát triển tinh trùng từ tế bào gốc vừa mở ra một hướng điều trị mới đối với căn bệnh vô sinh ở nam giới. Đây là công trình của các nhà sinh vật học thuộc Trường đại học Newscastle - Anh và là một trong những đề tài thu hút được nhiều sự quan tâm của giới khoa học.

Bằng phương pháp này, các nhà khoa học đã thử phát triển tế bào gốc mang chromosomes XY (giới tính nam) thành các tế bào giao tử đơn bội (haploid gametes - sex cells). Tiếp theo, họ để cho những tế bào mới này tự phát triển thành các tế bào tinh trùng trưởng thành. Những tinh trùng được tạo ra sau đó sẽ được đem thụ tinh trong ống nghiệm bằng phương pháp IVD sperm (In vitro derived).

Cách làm này đã được tiến hành trên chuột thí nghiệm và đã cho kết quả thành công. Điều đặc biệt là cách tạo tế bào tinh trùng từ tế bào gốc này có thể cho phép tạo ra những thế hệ mới với tỉ lệ sống sót cao hơn so với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thông thường. Với việc tạo ra tế bào tinh trùng từ tế bào gốc (được phát triển từ tế bào da), các nhà khoa học cho biết, chỉ cần một mẫu da, khoa học đều có thể tạo ra những thế hệ mới giống y hệt phiên bản cũ. Tuy nhiên, mục tiêu trước hết là nhằm khắc phục tình trạng vô sinh ở nam giới hiện nay.

Tế bào gốc đã mở ra hy vọng điều trị căn bệnh ung thư vú. Triển vọng điều trị ung thư của tế bào gốc được các nhà khoa học đánh giá là điều đáng được quan tâm hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. Trong phương pháp này, tế bào gốc chủ yếu được sử dụng để thay thế cho những tế bào bị mất do các cuộc phẫu thuật loại bỏ tế bào ung thư vú. Hàng nghìn phụ nữ mắc phải căn bệnh này sẽ có hy vọng được chữa trị khỏi bệnh và lấy lại vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ nếu như việc cấy ghép tế bào gốc thay thế các tế bào ung thư được thực hiện thành công.

Ngoài ra, không chỉ những vùng bị ung thư, mà ngay cả những vết sẹo lõm do bị mất một phần mô tế bào cũng có cơ hội được phục hồi như bình thường nếu việc cấy tế bào gốc được ứng dụng trên vùng vết thương đó. Trong cách điều trị này, các bác sĩ sẽ tiến hành cấy tế bào gốc vào phần cần chữa trị, sau khi để các tế bào này kết hợp lại với các tế bào mô mỡ. Các tế bào gốc được cấy vào sẽ phát triển bình thường và hình thành các lớp mô tế bào mới tại phần cơ thể đã bị phẫu thuật cắt bỏ do phát hiện có tế bào ung thư.
 

Sử dụng tế bào gốc trong chữa trị các tổn thương não bộ. Các tổn thương ở não bộ phần lớn là do sự tổn thương hoặc mất đi của các tế bào não. Để chữa trị chứng tổn thương này, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu não tại London - Anh đã nghĩ đến một phương pháp nhằm tạo ra những tế bào não mới và phát triển chúng một cách hoàn thiện. Và điều này có thể thực hiện được với sự tham gia của tế bào gốc.  Các tế bào gốc này sẽ phát triển thành các tế bào não để thay thế cho những tế bào não đã bị tổn thương. Chúng sẽ phát triển và thực hiện các chức năng não bị khiếm khuyết do các chứng bệnh phổ biến như đột qụy, hay chấn thương sọ não... gây ra.

Theo GS. Andrea Brand - chuyên gia thuộc Viện Gurdon - Trường đại học Cambridge - Anh, vùng não con người còn chứa rất nhiều tế bào gốc không hoạt động và phát triển thành tế bào não. Điều các nhà khoa học cần làm đó là kích hoạt lại những tế bào gốc không hoạt động này để chúng hoạt động trở lại và thay thế cho những tế bào não đã bị mất hoặc bị chết đi. Vấn đề là não của con người có khoảng 100 tỉ nơron thần kinh hay còn gọi là các tế bào thần kinh. Để có tác động hiệu quả, điều quan trọng là cần hiểu rõ về cơ chế ngắt, mở hoạt động của các tế bào gốc nêu trên

Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh về gan: Theo kết quả điều tra chỉ tính riêng tại một quốc gia phát triển như Mỹ, bệnh gan là nguyên nhân gây ra tỉ lệ tử vong cao thứ tư trong các loại bệnh hiểm nghèo. Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm: đột biến gen, nhiễm virút viêm gan, thói quen nghiện rượu, và việc sử dụng các loại thuốc tây thường xuyên. Khi chức năng gan yếu đi, nó có thể làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác như tiểu đường, đa xơ cứng... và nhiều bệnh nan y khác.

Các nhà khoa học thuộc Trường đại học Wisconsin -  Anh đã tìm ra cách phát triển tế bào gốc từ các tế bào da, sau đó kích thích chúng phát triển và đưa vào hoạt động thay thế cho chức năng của các tế bào gan đã bị hủy diệt hoặc tổn thương do bệnh. Ngoài ra, các nhà khoa học Mỹ còn phát hiện ra rằng, tế bào gốc có thể phát triển thành hơn 200 loại tế bào đặc trưng tại các bộ phận, cơ quan khác nhau trên cơ thể con người. Kết quả nghiên cứu này vừa được đăng trên Tạp chí Journal Hepatology của Anh.

Ngày 17/07/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, TS. Nguyễn Văn Chương,
ThS.BS. Huỳnh Hồng Quang
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích