Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 5 7 7 0
Số người đang truy cập
1 2
 Thư viện điện tử
Thuốc Aspirin và mũ công nghệ cao trong phát hiện và ngăn ngừa bệnh đột quỵ

Bệnh đột quỵ (stroke) còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng tắc nghẽn mạch máu não đột ngột (nhồi máu não) hoặc vỡ mạch máu trong não gây phá hủy và chèn ép mô não (xuất huyết não) làm cho phần não có liên quan bị tổn thương không thể hoạt động được và không thể kiểm soát được phần cơ thể do phần não đó có chức năng kiểm soát.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, đột quỵ là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới với khoảng 70 triệu người đã từng bị đột quỵ vẫn còn sống cùng những di chứng rất nặng nề, thậm chí là sống đời sống thực vật (mất não). Hiện nay, tỷ lệ bệnh đột quỵ ngày càng có xu hướng gia tăng do sự già hóa dân số (tuổi thọ tăng cao) và các bệnh rối loạn chuyển hóa kèm theo như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipide, acide uric… Có nhiều cách phòng ngừa bệnh đột quỵ, tuy nhiên theo các chuyên gia không phải lúc nào dùng thuốc là tốt nhất mà cần có giải pháp phát hiện sớm, để kịp thời điều trị trong khung giờ vàng (golden hour) mà một trong các phát minh đó là “mũ công nghệ cao phát hiện đột quỵ”.

  

Aspirin “không phải là tốt nhất” trong ngăn ngừa bệnh đột quỵ

Ngày 9/6/2014. BBC News - Aspirin “không phải là tốt nhất” trong ngăn ngừa bệnh đột quỵ (Aspirin 'not best' for preventing strokes). Các bác sĩ được yêu cầu không kê đơn thuốc aspirin thông thường cho người mắc bệnh tim vì thuốc này tăng nguy cơ đột quỵ.

 
Thuốc aspirin được cho là tăng nguy cơ đột quỵ.

Các hướng dẫn của Viện Y tế và dịch vụ Chăm sóc quốc gia (the National Institute of Health and Care Excellence_NICE) đưa ra lời khuyên cho các thuốc thay thế khác cho bệnh nhân có nhịp tim không ổn định, gọi là rung nhĩ (atrial fibrillation). NICE đã đưa ra khuyến cáo rằng sử dụng warfarin hay thuốc làm loãng máu là tốt nhất, lời khuyến cáo đưa ra sẽ ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn bệnh nhân nhưng các chuyên gia cho rằng hầu hết các bác sĩ đã theo lời khuyến cáo kê đơn thuốc có các chất pha loãng máu khác hơn là aspirin và các hướng dẫn này đang được gia tăng thực hiện.

Ngăn ngừa đột quỵ (Stroke prevention)

Rung nhĩ (Atrial fibrillation_AF) là bệnh phổ biến nhất về nhịp tim, ảnh hưởng đến 800.000 người, có khoảng 1 trong 100 người mắc bệnh tại Anh. Đối với bệnh rung nhĩ, tim không thể hoạt động tốt và các cục máu đông có thể hình thành tăng nguy cơ đột quỵ. Aspirin được sử dụng trong nhiều năm qua để giúp bảo vệ bệnh nhân khỏi nguy cơ đột quỵ nhưng bằng chứng cho thấy những lợi ích của thuốc quá ít so với các liệu pháp điều trị khác. Các hướng dẫn của NICE ở Anh và Wales cho biết mặt dù uống aspirin mỗi ngày có thể tốt cho vài bệnh nhân nhưng hầu như mọi người được khuyên nên thay loại thuốc khác. Theo khuyến cáo của NICE, warfarin hay một loại thuốc uống mới hơn chống đông tụ là tốt nhất, Quỹ Tim mạch Anh (The British Heart Foundation) thì cho rằng hầu hết các bác sĩ đang thực hiện nghiên cứu này.

Giáo sư Peter Weissberg, Giám đốc y khoa của Quỹ Tim mạch Anh nói: “đột quỵ gây ra do bệnh rung nhĩ rất phổ biến và có thể ngăn ngừa nhưng nếu rối loạn nhịp tim được xác định ngay lúc đầu và nếu thuốc điều trị được đưa ra để ngăn chặn sự phát triển của cục máu đông, Hướng dẫn của NICE được sửa đổi phản ánh bằng chứng đang thu thập rằng warfarin và các thuốc chống đông tụ mới có hiệu quả hơn aspirin trong ngăn ngừa bệnh đột quỵ. Điều này không có nghĩa là aspirin không quan trọng và hiệu quả trong ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ trong các hoàn cảnh khác nhau, bệnh nhân không rõ liệu họ có nên tiếp tục dùng aspirin hay không nên hỏi ý kiến bác sĩ của họ”. Giáo sư Peter Elwood, một chuyên gia tại trường Đại học Cardiff đưa ra cảnh báo rằng: “nếu không an toàn khi ngừng uống aspirin đột ngột, người dùng nên ngừng uống dần dần”.

Tôi có mắc bệnh rung nhĩ?(Do I have atrial fibrillation (AF)?)

 

·   Mạch đập không bình thường có thế là dấu hiệu mắc bệnh rung nhĩ

·   Cảm thấy mạch đập thất thường và nhịp đập có thể thay đổi nhanh.

·   Bệnh rung nhĩ phổ biến ở người trên 55 tuổi

·   Nếu bạn nghĩ bạn có thể mắc bệnh rung nhĩ, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra.

·   Thông thường, nguyên nhân cơ bản không được tìm thấy nhưng bệnh rung nhĩ phổ biến hơn ở những người có huyết áp cao và bệnh tim.

Chiếc mũ công nghệ cao “có thể phát hiện bệnh đột quỵ”

Ngày 17/6/2014. BBC News - Chiếc mũ công nghệ cao “có thể phát hiện bệnh đột quỵ” (Microwave helmet 'can spot a stroke'). Các nhà khoa học cho biết họ phát minh ra một loại mũ chụp có thể nhanh chóng phát hiện liệu bệnh nhân có mắc bệnh đột quỵ hay không, nó có thể nhanh chóng chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị đối với cơn đột quỵ để tăng khả năng phục hồi cho bệnh nhân.

 

Thiết bị nguyên mẫu vẫn còn đang trải qua quá trình chỉnh sửa

và cần có các cuộc thử nghiệm ở phạm vi rộng hơn


Chiếc mũ có thể đội trên đầu phát ra các vi sóng lên não để xác định vết chảy máu hay cục máu đông bên trong, các nhà khoa học ở Thụy Điển đã phát minh ra thiết bị này nhằm đưa nó đến các đội cấp cứu để thử nghiệm sau khi các kết quả thành công trong các nghiên cứu đầu tiên trên 45 bệnh nhân.

 

Mạch máu yếu có thể vỡ và gây ra cơn đột quỵ do xuất huyết não


Cuộc đua chống lại thời gian (Race against time)

Khi một người bị lên cơn đột quỵ, các bác sĩ phải chữa trị nhanh chóng để hạn chế bất cứ tổn thương nào đến não, nếu hơn 4 giờ sau mới nhập viện và bắt đầu điều trị các cơ quan của mô não có thể đang chết dần nhưng để đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất, các bác sĩ trước tiên cần phải phát hiện liệu cơn đột quỵ gây ra do mạch máu hở hay bị chặn bởi cục máu đông. Máy chụp CT cắt lớp cho thấy kết quả nhưng nó có thể rất mất thời gian để cho kết quả một bệnh nhân, thậm chí họ phải được tiếp nhận là tình trạng khẩn cấp, bất kỳ sự chậm trễ nào trong “giờ vàng” cho cơ hội chữa trị có thể cản trở khả năng phục hồi.

Điểm quan trọng(Vital window)

Để đẩy nhanh quá trình phát triển, các nhà nghiên cứu ở Thụy Điển, Đại học Kỹ thuật Chalmer, Học viện Sahlgrenska và Bệnh viện Đại học Sahlgrenska khám phá một thiết bị di động có thể được sử dụng ngay trên đường đến bệnh viện. Chiếc mũ này sử dụng các tín hiệu vi sóng giống như chúng được phát ra bởi các lò vi sóng và điện thoại di động nhưng yếu hơn sẽ hình thành một hình ảnh những gì đang xảy ra trong não. Các thử nghiệm nguyên mẫu ban đầu thấy rằng nó có thể phân biệt chính xác giữa chảy máu (đột quỵ do xuất huyết não) và các cục máu đông (đột quỵ thiếu máu cục bộ), mặc dù không phải hoàn toàn đúng 100% cho các trường hợp. Họ thiết lập và kiểm tra một chiếc mũ có thể tùy chỉnh để vừa vặn với mỗi kích cỡ của bệnh nhân và thử nghiệm với sự giúp đỡ của y tá và bệnh nhân tại bệnh viện địa phương. Sau cùng họ muốn làm vừa vặn với chiếc gối mà bệnh nhân nằm, theo các nhà nghiên cứu thiết bị này cần phải thử nghiệm nhiều hơn nữa, nhưng có thể là một dụng cụ hỗ trợ hữu ích trong tương lai.

Các nhà nghiên cứu nói trên Tạp chí Transactions o­n Biomedical Engineering rằng các bác sĩ vẫn cần sử dụng các phương pháp chẩn đoán khác. Giáo sư Mikael Persson nói rằng: “có thể ngăn chặn tình trạng chảy máu trong trường hợp cấp cứu là một thành quả quan trọng, đó sẽ là nỗ lực lớn trong điều trị bệnh đột quỵ cấp tính.” TS. Shamim Quadir, Hiệp hội Bệnh Đột quỵ Anh (the UK’s Stroke Association) nói rằng: “khi một cơn đột quỵ xảy ra, não bị thiếu oxy và các tế bào não tại khu vực ảnh hưởng chết đi, chẩn đoán và điều trị bệnh đột quỵ nhanh nhất có thể là rất quan trọng. Trong khi nghiên cứu này còn đang ở giai đoạn đầu, nó cho thấy rằng phương pháp dựa vào vi sóng có thể thể trở thành một thiết bị di động, giá cả hợp lý và đạt yêu cầu kỹ thuật có thể giúp nhanh chóng xác định loại bệnh đột quỵ của bệnh nhân và giúp họ điều trị nhanh hơn. Bằng cách chẩn đoán và điều trị bệnh đột quỵ sớm nhất có thể, chúng ta có thể giảm tối thiểu những tác động có hại do bệnh đột quỵ, đảm bảo những kết quả tốt hơn cho bệnh nhân và cuối cùng là cứu sống họ. Thời gian mất đi là não cũng đang chết đi”.

Ngày 26/06/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, CN.Võ Thị Như Quỳnh
(Theo BBC News)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích