Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 7 4 1 3
Số người đang truy cập
4 1 7
 Thư viện điện tử
Lưu ý khi truyền dịch trong điều trị sốt xuất huyết

Tất cả các trường hợp sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết nặng theo khuyến cáo của bác sĩ đều phải nhập viện, không được điều trị ngoại trú. Trong quy trình chữa trị, việc truyền dịch để bồi phụ tuần hoàn, chống sốc là rất cần thiết nhưng cần phải lưu ý một số vấn đề để ngăn ngừa hậu quả do thực hiện không đúng.

Truyền dịch trong điều trị sốt xuất huyết (ảnh internet minh họa)

Trường hợp sốt xuất huyết cần phải truyền dịch

Khi đối diện với bệnh nhân sốt xuất huyết đã nhập viện, nên xem xét việc truyền dịch nếu người bệnh không uống được, bị nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước, tình trạng lừ đừ, xét nghiệm thấy hematocrit tăng cao mặc dù huyết áp vẫn ổn định. Dịch truyền sử dụng bao gồm dung dịch Ringer lactat, dung dịch mặn đẳng trương NaCl 0,9%. Đối với người bệnh từ 15 tuổi trở lên có thể xem xét việc ngưng truyền dịch khi đã hết nôn, ăn uống trở lại bình thường được. Nếu bệnh nhân bị sốc sốt xuất huyết, ngoài dung dịch Ringer lactat, dung dịch mặn đẳng trương NaCl 0,9%; cần phải chuẩn bị thêm dung dịch cao phân tử như dextran 40 hoặc dextran 70, hydroxyethyl starch (HES). Biện pháp xử trí là phải thay thế nhanh chóng lượng huyết thanh bị mất đi bằng cách sử dụng dung dịch Ringer lactat hoặc dung dịch mặn đẳng trương NaCl 0,9% truyền tĩnh mạch nhanh với tốc độ từ 15 đến 20ml/kg cân nặng cơ thể mỗi giờ. Cần đánh giá lại tình trạng người bệnh sau 1 giờ, khi truyền dịch sau 2 giờ nên kiểm tra lại chỉ số hemtatocrit. Nếu sau 1 giờ người bệnh thoát ra khỏi tình trạng sốc, huyết áp hết kẹt, mạch tay quay rõ và trở về bình thường, chân tay ấm, nước tiểu nhiều hơn thì giảm tốc độ truyền dịch mỗi giờ còn 10ml/kg cân nặng, truyền từ 1 đến 2 giờ; sau đó giảm dần tốc độ truyền dịch mỗi giờ xuống 7,5ml/kg cân nặng, truyền từ 1 đến 2 giờ; tiếp tục giảm tốc độ truyền dịch mỗi giờ là 5ml/kg cân nặng, truyền từ 4 đến 5 giờ; rồi 3ml/kg cân nặng, truyền từ 4 đến 6 giờ tùy theo đáp ứng lâm sàng và chỉ số hematocrit. Trường hợp sau 1 giờ truyền dịch mà tình trạng sốc không được cải thiện như mạch vẫn nhanh, huyết áp hạ hay kẹt, nước tiểu ít... thì phải thay thế dịch truyền thông thường bằng dung dịch cao phân tử được truyền với tốc độ mỗi giờ từ 15 đến 20ml/kg cân nặng và truyền trong 1 giờ. Sau đó đánh giá lại tình hình để có biện pháp xử trí tiếp tục. Nếu sốc được cải thiện, hematocrit giảm thì giảm tốc độ truyền dung dịch cao phân tử mỗi giờ xuống 10ml/kg cân nặng, truyền từ 1 đến 2 giờ; khi tình trạng sốc tiếp tục có chuyển biến tốt thì giảm tốc độ truyền dung dịch cao phân tử mỗi giờ còn 7,5ml/kg cân nặng; rồi xuống 5ml/kg cân nặng, truyền từ 2 đến 3 giờ; đồng thời theo dõi tình trạng người bệnh ổn định thì chuyển sang truyền tĩnh mạch dung dịch điên giải. Nếu sốc vẫn chưa được cải thiện, đo áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP) để quyết định cách thức xử trí, khi chỉ số hematocrit giảm xuống nhanh mặc dù còn trên 35% thì phải thăm khám để phát hiện tình trạng xuất huyết nội tạng và xem xét việc chỉ định truyền máu.

 

Cần chuẩn bị đủ các loại dung dịch truyền để điều trị sốt xuất
huyết (ảnh internet minh họa)

 

Một vấn đề cần lưu ý là tất cả các trường hợp chỉ định thay đổi tốc độ truyền dịch phải căn cứ vào mạch, huyết áp, lượng nước tiểu bài tiết; tình trạng tim, phổi; chỉ số hematocrit một hoặc hai giờ một lần và áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP). Nếu bệnh nhân khi vào bệnh viện bị sốc sốt xuất huyết nặng trong tình trạng sốc nặng với biểu hiện mạch tay quay không bắt được, huyết áp không đo được thì phải xử trí thật khẩn trương. Để người bệnh nằm đầu thấp, thở oxygen và truyền dịch. Đối với bệnh nhân dưới 15 tuổi, lúc đầu dùng bơm tiêm to bơm trực tiếp vào tĩnh mạch dung dịch Ringer lactat hoặc dung dịch mặn đẳng trương 0,9% với tốc độ 20ml/kg cân nặng trong vòng 15 phút; sau đó đánh giá lại tình hình và tiếp tục được xử trí theo 3 phương án: Khi mạch rõ, huyết áp hết kẹt, cho truyền dụng dịch cao phân tử với tốc độ mỗi giờ 10ml/kg cân nặng và xử trí tiếp theo như mức độ sốt xuất huyết thông thường còn bù dịch. Khi mạch nhanh, huyết áp còn kẹt hoặc huyết áp hạ; cho truyền dung dịch cao phân tử với tốc độ mỗi giờ từ 15 đến 20ml/kg cân nặng; sau đó tiếp tục xử trí theo diễn biến tình hình. Khi mạch, huyết áp vẫn không đo được; cho bơm tĩnh mạch trực tiếp dung dịch cao phân tử với tốc độ 20ml/kg cân nặng trong vòng 15 phút; nên đo áp lục tĩnh mạch trung ương (CVP) để có phương hướng xử trí phù hợp; khi đo được huyết áp và mạch rõ thì truyền dung dịch cao phân tử với tốc độ mỗi giờ từ 15 đến 20ml/kg cân nặng, sau đó tiếp tục xử trí theo diễn biến tình hình.

Những lưu ý khi truyền dịch

Trong quá trình theo dõi điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết có chỉ định truyền dịch, cần lưu ý ngừng truyền dịch tĩnh mạch khi chỉ số huyết áp và mạch trở về mức bình thường, có biểu hiện đi tiểu nhiều; có nghĩa là không cần bồi phụ dịch nữa sau khi bệnh nhân đã hết sốc trong vòng 24 giờ. Đồng thời cũng cần chú ý đến sự tái hấp thu huyết tương từ ngoài lòng mạch máu trở lại lòng mạch máu biểu hiện bằng chỉ số huyết áp, mạch bình thường và hematocrit giảm. Phải theo dõi triệu chứng phù phổi cấp nếu vẫn còn tiếp tục truyền dịch. Khi có tình trạng bù dịch quá tải sẽ gây ra suy tim hoặc phù phổi cấp cần phải sử dụng thuốc lợi tiểu như furosemid từ 0,5 đến 1mg/kg cân nặng mỗi lần dùng bằng đường tĩnh mạch. Trong trường hợp sau khi sốc phục hồi mà huyết áp kẹt nhưng các chi ấm dần; mạch chậm, rõ; đi tiểu nhiều thì không cần truyền dịch nhưng phải vẫn lưu kim ở tĩnh mạch và theo dõi tại phòng cấp cứu. Đối với người bệnh đến bệnh viện trong tình trạng sốc đã được chống sốc từ tuyến trước thì phải điều trị như trường hợp bệnh nhân không được cải thiện, gọi là tái sốc. Cần lưu ý đến số lượng dịch đã được tuyền từ tuyến trước để tính toán số lượng dịch sắp truyền vào cơ thể người bệnh. Nếu bệnh nhân là người lớn có biểu hiện tái sốc thì chỉ dùng dung dịch cao phân tử không quá 1.000ml đối với dextran 40 và không quá 500ml đối với dextran 70. Khi diễn biến lâm sàng không thuận lợi, nên tiến hành đo áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP) để truyền bù dịch theo chỉ số của áp lực này hoặc có thể dùng thuốc vận mạch nếu áp lực tĩnh mạch trung ương cao. Phải theo dõi sát mạch, huyết áp, nhịp thở, da, niêm mạc, tìm vị trí xuất huyết nội để có chỉ định truyền máu kịp thời. Thận trọng khi tiến hành thủ thuật tại các vị trí khó cầm máu như tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch dưới đòn... Nếu huyết áp vẫn còn kẹt nhất là sau một thời gian đã trở lại mức bình thường thì cần phân biệt với các nguyên nhân hạ đường huyết, tái sốc do không bù đắp đủ số lượng dịch tiếp tục thoát mạch, xuất huyết nội, quá tải do truyền dịch hoặc do sự tái hấp thu. Khi điều trị sốc, cũng cần phải chú ý đến việc điều chỉnh rối loạn chất điện giải và thăng bằng kiềm toan. Hiện tượng hạ natri máu thường xảy ra ở hầu hết các trường hợp sốc nặng kéo dài và đôi khi có toan chuyển hóa. Do đó cần phải xác định mức độ rối loạn điện giải và nếu có điều kiện thì đo các loại khí ở trong máu ở những bệnh nhân bị sốc nặng hoặc bệnh nhân không đáp ứng nhanh chóng với điều trị.

Khuyến nghị

Ngoài bệnh nhân sốt xuất huyết thông thường được điều trị ngoại trú và chỉ định bù dịch bằng đường uống, các trường hợp sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết nặng đều phải nhập viện và được chỉ định bù dịch bằng đường truyền tĩnh mạch bằng một số loại dung dịch cần thiết. Việc truyền dịch phải được thực hiện với một quy trình quy định; có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ và cần lưu ý một số vấn đề để phòng tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra do việc truyền dịch mang lại. Nên nhớ rằng việc truyền dịch kịp thời rất cần thiết để cứu sống bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết nặng nhưng cũng có thể mang lại những hệ lụy không tốt nếu không được theo dõi, giám sát chặt chẽ; vì vậy cần quan tâm đến vấn đề truyền dịch trong điều trị sốt xuất huyết.

Ngày 14/04/2014
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích