Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 9 0 5 6 4
Số người đang truy cập
1 8 6
 Thư viện điện tử
Trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng vaccine viêm gan B (ảnh internet minh họa)
Chỉ định tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B

Bệnh viêm gan B hiện nay là mối lo ngại của rất nhiều người trong cộng đồng vì dễ có nguy cơ dẫn đến viêm gan mãn tính, xơ gan và ung thư gan nguyên phát với hậu quả khá nghiêm trọng. Bệnh được lây truyền qua đường máu, đường tình dục và có thể lây nhiễm từ mẹ sang con chủ yếu trong thời kỳ chu sinh. Căn cứ vào yếu tố dịch tễ học, các nhà khoa học đã khuyến cáo nhiều nhóm đối tượng cần được bảo vệ, ngăn ngừa nhiễm bệnh viêm gan B bằng cách tiêm phòng vaccine.

Theo chỉ định, vaccine phòng bệnh viêm gan B cần được tiêm cho tất cả các nhóm đối tượng trước khi tiếp xúc với nguồn bệnh, sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh và tiếp xúc với máu, dịch thể của bệnh nhân viêm gan B do khả năng có thể bị nhiễm bệnh do rủi ro nghề nghiệp.

Đối tượng trước khi tiếp xúc với nguồn bệnh

Vaccine viêm gan B nên tiêm thường xuyên cho trẻ sơ sinh và tiêm cho tất cả các trẻ em. Liều đầu tiên tiêm ngay từ lúc trẻ mới sinh và hoàn thành việc tiêm vaccine này vào lúc trẻ được 18 tháng tuổi. Đối với trẻ sinh ra từ người mẹ có HBsAg (Hepatitis B surface antigen: kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B) âm tính nhưng khi mới sinh ra trẻ chỉ có cân nặng 1,5kg thì nên tiêm vaccine viêm gan B muộn hơn; có thể tiêm khi trẻ rời cơ sở y tế đã có cân nặng được 2kg hoặc có thể chờ khi trẻ được 2 tháng tuổi sẽ được tiêm vaccine theo lịch tiêm chủng. Nếu trẻ sinh ra từ người mẹ có HBsAg và HBeAg (Hepatitis B early antigen: virus viêm gan B đang trong giai đoạn nằm yên, không sinh sôi nảy nở, các tế bào gan ít có nguy cơ bị tấn công lan rộng, khả năng lây nhiễm và lan truyền sang cho người khác ít hơn) dương tính thì phải tiêm HBIG (Hepatitis B immune globulin: globulin chống viêm gan B) ngay trong 12 giờ đầu sau khi sinh, sau đó tiêm vaccine viêm gan B bằng một bơm kim tiêm riêng vào một vị trí khác.

Đối với những người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao cũng cần được tiêm phòng vaccine viêm gan B ngay để bảo vệ, ngăn ngừa lây nhiễm cho cộng đồng như người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, người đồng tính luyến ái hoặc tình dục lưỡng tính, người có quan hệ tình dục với người có HBsAg dương tính, người nghiện chích ma túy; những người có tiếp xúc với máu và dịch thể của bệnh nhân viêm gan B do rủi ro nghề nghiệp gồm các nhân viên y tế, nhân viên phòng xét nghiệm, nha sĩ và những người khác có liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân bị viêm gan. Ngoài ra, những người được tiến hành kỹ thuật lọc máu nhiều lần, những người sống trong vùng lưu hành dịch bệnh cao, những người đi lịch quốc tế... cũng cần được bảo vệ bằng tiêm phòng vaccine viêm gan B.

Đối tượng sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh

Để phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm gan B trong thời kỳ chu sinh, tất cả các phụ nữ có thai nên được xét nghiệm phát hiện virus viêm gan B. Cần tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B cho người phụ nữ đang mang thai có HBsAg âm tính nhưng có nguy cơ cao bị nhiễm virus viêm gan B như người nghiện ma túy, người có nhiều bạn tình hoặc người có biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm gan. Đồng thời cũng cần tiêm phòng khi trong gia đình có người mang HBsAg hoặc những bạn tình của người phụ nữ mang thai có HBsAg dương tính. Khi phát hiện phụ nữ mang thai có HBsAg dương tính cần thông báo cho nhân viên y tế phụ trách biết để theo dõi. Nếu trẻ em được sinh ra từ người mẹ có HBsAg dương tính nên tuân thủ quy định tiêm liều vaccine viêm gan B phù hợp và một liều HBIG trong 12 giờ đầu sau khi sinh. Cần tiêm đủ liều vaccine theo khuyến cáo của đơn vị sản xuất vaccine.Nên xét nghiệm Anti-HBs và HBsAg cho trẻ lúc được từ 9 đến 15 tháng tuổi, nếu Anti-HBs âm tính thì phải tiêm lại một liều vaccine viêm gan B nữa.

Để phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm gan B đối với những phụ nữ mang thai chưa được xét nghiệm virus viêm gan B đến bệnh viện để sinh thì phải cho xét nghiệm ngay HBsAg. Trong khi chờ kết quả xét nghiệm của người mẹ, nếu trẻ được sinh ra phải tiêm ngay liều vaccine đầu tiên cho trẻ trong 12 giờ đầu sau sinh. Nếu người mẹ có kết quả HBsAg dương tính thì phải tiêm ngay 1 liều globulin chống viêm gan B (HBIG) càng sớm càng tốt trong vòng 7 ngày sau khi sinh. Trường hợp không có globulin chống viêm gan B thì phải tiêm đủ 3 liều vaccine cơ bản theo khuyến cáo quy định của đơn vị sản xuất vaccine. Nếu người mẹ xét nghiệm có kết quả HBsAg âm tính thì đứa trẻ sinh ra được tiêm vaccine viêm gan B theo lịch thường quy.

  
 Một loại vaccine viêm gan B và globulinchống viêm gan B (HBIG) (ảnh internet minh họa)

Đối tượng có tiếp xúc với máu và dịch thể của bệnh nhân viêm gan B

Đây là những đối tượng dễ bị nhiễm virus viêm gan B và mắc bệnh do rủi ro nghề nghiệp vì sự tiếp xúc này. Vì vậy sau khi xảy ra tai nạn nghề nghiệp do tiếp xúc với máu hay dịch thể của nạn nhân bị viêm gan B, cần lấy máu ngay để xét nghiệm HBsAg; đồng thời kiểm tra xem người đó đã được tiêm phòng vaccine viêm gan B chưa. Việc tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B sau khi bị tai nạn nghề nghiệp được khuyến cáo như sau: Lúc bị phơi nhiễm chưa tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B, nếu tiếp xúc với máu và dịch thể của bệnh nhân có HBsAg dương tính thì tiêm 1 liều globulin chống viêm gan B (HBIG) và 1 liều vaccine viêm gan B; nếu tiếp xúc nhưng người bệnh có HBsAg âm tính hay chưa có kết quả xét nghiệm thì tiêm vaccine viêm gan B theo hướng dẫn của đơn vị sản xuất vaccine. Lúc bị phơi nhiễm đã được tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B, nếu đã có miễn dịch thì không cần xử trí tiêm phòng vaccine nữa cho dù bệnh nhân có HBsAg dương tính, âm tính hay chưa có kết quả xét nghiệm. Nếu chưa có miễn dịch nhưng tiếp xúc với bệnh nhân có HBsAg dương tính thì tiêm 2 liều globulin chống viêm gan B (HBIG) hoặc 1 liều globulin chống viêm gan B (HBIG) và 1 liều vaccine viêm gan B; khi bệnh nhân có HBsAg âm tính thì không cần xử trí. Tuy vậy, các trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm khi tiếp xúc nguồn bệnh nhưng bệnh nhân có nguy cơ cao thì phải xử lý tiêm phòng như đối với các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân có HBsAg dương tính. Lúc bị phơi nhiễm nhưng không rõ đáp ứng, nếu tiếp xúc với bệnh nhân có HBsAg dương tính thì phải thử Anti-HBs; khi kết quả dương tính thì không cần xử trí, khi kết quả âm tính thì tiêm 1 liều globulin chống viêm gan B (HBIG) và 1 liều vaccine viêm gan B. Nếu tiếp xúc với bệnh nhân có HBsAg âm tính thì không cần xử trí. Tuy vậy, các trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm khi tiếp xúc nguồn bệnh thì phải thử Anti-HBs; khi kết quả dương tính thì không cần xử trí, khi kết quả âm tính thì tiêm 1 liều globulin chống viêm gan B (HBIG) và 1 liều vaccine viêm gan B.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo và hướng dẫn để có thể phòng ngừa lâu dài tình trạng nhiễm virus viêm gan B, phải tiêm phòng vaccine viêm gan B cho tất cả trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh; việc tiêm phòng này nên đưa vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Đối với các nước có tỷ lệ người mang HBsAg dương tính trong cộng đồng chiếm tỷ lệ từ 2% trở lên thì chiến lược tốt nhất để phòng bệnh là nên đưa việc tiêm phòng vaccine viêm gan B vào chương trình tiêm chủng thường xuyên cho trẻ sơ sinh. Việc tiêm phòng vaccine viêm gan B cho tất cả trẻ sơ sinh trên thế giới đã được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo sử dụng từ năm 1997 cho đến nay đạt những hiệu quả tốt trong việc phòng bệnh.

Ngày 27/03/2014
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích