Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 9 0 4 8 9
Số người đang truy cập
1 9 1
 Thư viện điện tử
Viêm gan A và viêm gan B là bệnh khá phổ biến (ảnh internet)
Sự khác biệt của bệnh viêm gan A và viêm gan B

Hiện nay tình trạng viêm gan A và viêm gan B là vấn đề quan tâm của xã hội vì môi trường sống dễ có nguy cơ mắc các bệnh này. Cả hai loại bệnh đều do virus gây nên nhưng có sự khác biệt là virus viêm gan A chủ yếu lây nhiễm qua đường tiêu hóa và virus viêm gan B chủ yếu lây nhiễm qua đường máu, đường tình dục và mẹ truyền sang con trong thời kỳ chu sinh. Bệnh có thể gây nên những biến chứng trầm trọng và biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm chủng vaccine.

 

Bệnh viêm gan A

Bệnh viêm gan A là một bệnh nhiễm virus cấp tính thường xảy ra ở khắp nơi trên thế giới do loại virus viêm gan A gây nên. Virus viêm gan A viết tắt là HAV (hepatitis A virus) không có vỏ bọc bên ngoài, hình đa giác, có kích thước rất nhỏ, thuộc nhóm Hepatovirus và là một thành viên của họ Picornaviridae. Từ xa xưa, các vụ dịch viêm gan A thường gặp trong các cuộc chiến tranh và hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh viêm gan A xảy ra ở trẻ em thường không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nhưng đối với người lớn có thể gây nên triệu chứng vàng da, vàng mắt. Tuy nhiên thực tế đã ghi nhân bệnh có khả năng gây thể cấp tính nặng ở trẻ nhỏ nhưng ít xảy ra thể nặng cho những người bệnh ở tuổi trung niên, người cao tuổi và thường không gây nên thể viêm gan mãn tính. Hiếm khi thấy biến chứng của bệnh viêm gan A trong lúc người phụ nữ mang thai. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học xác định bệnh viêm gan A có thể trở thành bệnh dịch lưu hành. Virus viêm gan A được duy trì và tồn tại trong tự nhiên bằng cách virus được lây truyền từ người bệnh đến những người cảm nhiễm và nguồn lây chủ yếu là từ người bệnh. Bệnh viêm gan A được lây truyền qua đường tiêu hóa và lây nhiễm từ người này sang người khác bằng nguồn phân thải của bệnh phẩm qua miệng. Thực tế cho thấy tác nhân gây bệnh xuất hiện trong phân bệnh nhân vào khoảng từ 1 đến 2 tuần trước khi có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, sự lây nhiễm bệnh có thể có liên quan đến nguồn nước và thực phẩm bị nhiễm bẩn; nhất là do ăn phải các loại sò, trai, nghêu, ốc, hến... chưa được nấu chín kỹ hoặc ăn các thực phẩm khác như rau sống... không được rửa sạch, xử lý tốt, bảo đảm an toàn. Đồng thời các dụng cụ cá nhân, quần áo của người bệnh cũng có thể là nguồn lây nhiễm nhưng ít quan trọng. Trong một số trường hợp, nguồn lây có thể từ máu hoặc thành phần máu cô đặc lấy từ người cho máu đang ở trong thời kỳ ủ bệnh viêm gan A. Thực tế ghi nhận các vụ dịch bệnh do virus viêm an A chủ yếu lưu hành ở những vùng cộng đồng người dân có môi trường ăn ở, sinh hoạt kém vệ sinh; điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu thốn và có tỷ lệ phát triển dân số cao. Trên toàn cầu, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính hàng năm có khoảng 1,4 triệu người bị mắc bệnh viêm gan A. Số mắc bệnh nhiều nhất là ở châu Á, châu Phi, châu Âu và Đông Âu. Do việc phát hiện và báo cáo chưa đầy đủ, các nhà khoa học đã cho rằng thực sự con số này thực sự vẫn có thể cao hơn gấp 3 đến 10 lần. Ở Trung Quốc vào năm 1988 đã bùng phát dịch bệnh viêm gan A ở thành phố Thượng Hải do nguyên nhân người dân ăn sò, hến bị nhiễm mầm bệnh. Tại Mỹ nguyên nhân tương tự cũng đã làm xảy ra vụ dịch bệnh viêm gan A với khoảng 300.000 người mắc bệnh trong vòng vài tháng; trong đó có khoảng 50% người trưởng thành bị mắc bệnh.

Ở Việt Nam, bệnh viêm gan A gặp chủ yếu ở đối tượng trẻ em. Các nhà khoa học đã khảo sát trước đây trong một nghiên cứu tại Trung tâm bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận tỷ lệ nhiễm virus viên gan A cấp tính chiếm khoảng 51,35%; tại Hà Nội tỷ lệ bệnh nhân bị nhiễm virus này cũng chiếm khoảng 28,7%. Hiện nay nhóm người có quan hệ tình dục qua đường miệng, nhóm người đi du lịch đến các vùng dịch bệnh lưu hành rất dễ có nguy cơ bị nhiễm virus viên gan A. Nhà khoa học Steffen đã ước đoán tỷ lệ những người đi du lịch có nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan A chiếm khoảng từ 3 đến 6‰ và tỷ lệ này có khả năng cao gấp 6 lần đối với những người du lịch lang thang. Ngoài ra, nhân viên y tế thường tiếp xúc với bệnh nhân viêm gan A cũng là nhóm người dễ có nguy cơ mắc bệnh nếu không được bảo vệ tốt. Thực tiễn cho thấy bệnh viên gan A cấp tính có thể xảy ra ở những người có sẵn bệnh gan hoặc có nguy cơ diễn biến tối cấp tính ở những bệnh nhân bị viêm gan B, viêm gan C mãn tính.

 

Virus viêm gan A và virus viêm gan B (ảnh internet) 

Bệnh viêm gan B

Bệnh viêm gan B xảy ra khi người bệnh bị nhiễm loại virus viêm gan B, viết tắt là HBV (hepatitis B virus) thuộc nhóm virus Hepadna. Đây là bệnh khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới; đặc biệt là ở khu vực châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh. Hàng năm, các nhà khoa học ước tính có khoảng 200 triệu người trên toàn cầu bị nhiễm bệnh này. Ở Việt Nam, các nghiên cứu đã ghi nhận những người lành mang virus gây bệnh chiếm tỷ lệ khá cao từ 15 đến 25%. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường máu, đường tình dục và có khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con trong thời kỳ chu sinh. Biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh ở thời kỳ khởi phát giống như bệnh cảm cúm nên còn được gọi là biểu hiện giả cúm như sốt, mệt mỏi, chán ăn, đi tiểu ít và nước tiểu sẫm màu. Người bệnh rất mệt mỏi nhưng tình trạng nhiễm trùng lại rất thô sơ. Trong thời kỳ toàn phát, bệnh nhân thường có biểu hiện triệu chứng vàng da, vàng mắt, có thể có dấu hiệu phát ban dạng sởi ở trên da. Khám bệnh có thể thấy gan to, đôi khi lách to. Xét nghiệm máu thường thấy men gan tăng cao, nhất là men SGPT có thể cao gấp từ 5 đến 10 lần so với bình thường; bilirubine trong máu cũng tăng. Phần lớn các trường hợp bệnh nhân bị viêm gan B cấp tính thường diễn biến trong vòng từ 4 đến 6 tuần rồi khỏi về mặt lâm sàng. Theo quy ước, bệnh viêm gan B cấp tính sẽ được ổn định trong vòng 6 tháng. Bệnh có thể diễn biến thành viêm gan mãn tính, xơ gan và ung thư gan nguyên phát với các tỷ lệ khác nhau tùy theo từng khu vực và sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể bệnh nhân.

Phòng bệnh bằng tiêm chủng vaccine

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc phòng bệnh viêm gan A và viêm gan B tốt nhất là tiêm chủng vaccine theo quy định. Các loại vaccine viêm gan A thường được sử dụng là vaccine viêm gan A sống giảm động lực và vaccine viêm gan A bất hoạt. Loại vaccine viêm gan A bất hoạt hay dùng là Havrix, Vaqta, Epaxal Bema, Avaxim... Tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine A thường nhẹ và diễn biến trong thời gian ngắn. Các phản ứng hay gặp là sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm kèm theo sốt, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, chán ăn; chưa thấy có phản ứng nặng sau khi tiêm. Loại vaccine này được khuyến cáo sử dụng cho bất kỳ ai có nguy cơ bị phơi nhiễm bệnh như cô nuôi dạy trẻ, thầy cô giáo và những người có tiếp xúc gần gũi với những trẻ khuyết tật, nhân viên y tế, người đồng tính luyến ái, người nghiện ma túy, người được ghép gan. Đồng thời chống chỉ định dùng cho người có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vaccine, người đang bị sốt do bất cứ nguyên nhân gì; mặc dù không có ghi nhận nào về tác hại của vaccine viêm gan A đối với thai nhi nhưng để bảo đảm an toàn cũng không nên tiêm cho phụ nữ có thai.

  
 

Vaccine Havrix phòng bệnh viêm gan A
(ảnh internet minh họa)
 

 

     Vaccine Engerix B phòng bệnh viêm gan B
                   (ảnh internet minh họa)

Các loại vaccine viêm gan B thường được sử dụng là vaccine viêm gan B thế hệ thứ nhất và vaccine viêm gan B thế hệ thứ hai còn được gọi là vaccine tái tổ hợp. Những loại vaccine viêm gan B thế hệ thứ nhất được dùng có nhiều loại khác nhau như Hevac B, Heptavax, vaccine của Việt Nam sản xuất... Những loại vaccine viêm gan B thế hệ thứ hai được dùng cũng có nhiều loại khác nhau như Engerix, Recombivax, Genhevax B... Một số loại vaccin viêm gan B được lưu hành sử dụng tại nước ta gồm Engerix-B, Twinrix, Tritanrix-HB, Infanrix-HB, Hepavax-B, Hepavax-Gene, Euvax-B, Recombivax-B-V, Vaxll, Comvax, Genhevax-B, Enivax-HB, Heva-B vax, Heprecombe của nước ngoài sản xuất và loại vaccin viêm gan B của Việt Nam sản xuất. Hầu hết các loại vaccine viêm gan B đều rất an toàn khi sử dụng, rất ít tác dụng phụ. Tuy nhiên một số các trường hợp phản ứng phụ có thể gặp như sưng chỗ tiêm chiếm tỷ lệ từ 5 đến 15%, sốt nhẹ chiếm tỷ lệ từ 2 đến 3%, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, đau cơ khớp. Vaccine này được chống chỉ định dùng cho những đối tượng người lành mang trùng, người đã có miễn dịch với viêm gan B. Theo đặc điểm dịch tễ học của bệnh viêm gan B, các nhà khoa học đã khuyến cáo nhiều nhóm đối tượng cần phải được tiêm phòng vaccine viêm gan B trước khi tiếp xúc với nguồn bệnh, sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh và những người có tiếp xúc với máu của bệnh nhân viêm gan B do có khả năng bị rủi ro nghề nghiệp.

Ngày 22/02/2014
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích