Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 23/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 0 1 0 6
Số người đang truy cập
2 7 2
 Hoạt động hợp tác Quân dân y kết hợp
Quân dân y kết hợp đóng góp nhiều thành công của ngành y tế

Chương trình kết hợp quân-dân y còn gọi là Chương trình y tế số 12 chính thức được triển khai thực hiện từ giữa năm 1991 đã góp phần tích cực xây dựng nền quốc phòng toàn dân và phục vụ sức khoẻ nhân dân, củng cố màng lưới y tế cơ sở và nâng cao chất lượng cán bộ y tế quân dân y, thường xuyên trao đổi và cập nhật kiến thức lý thuyết và thực hành trong công tác y tế.

Thành tựu & Những giải pháp cơ bản trong thời kỳ mới

Đây là một chương trình có tầm chiến lược, tính khoa học và thực tiễn cao, kế thừa được truyền thống và kinh nghiệm của ngành Quân y và dân y trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược. Chương trình không chỉ giải quyết những vấn đề nổi cộm, quan trọng và phù hợp với tình hình lúc đó, mà còn mang lại hiệu quả và đáp ứng được những yêu cầu bức thiết hiện nay cũng như lâu dài. Với mục tiêu chiến lược nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành y tế, cả quân y và dân y phục vụ sức khoẻ nhân dân và lực lượng vũ trang trong thời bình; chuẩn bị sẵn sàng và đối phó có hiệu quả khi có chiến tranh và các tình huống cần thiết khác. Sau hơn 15 năm thực hiện, Chương trình KHQDY đã thu được những thành tựu rất quan trọng. Chương trình KHQDY đã bám sát các định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc của công tác y tế, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. Thành tựu này là kết quả lớn nhất và có ý nghĩa hết sức quan trọng của Chương trình. Bởi tại thời điểm đầu năm 1990, mạng lưới y tế cơ sở của nước ta đang gặp nhiều khó khăn; cán bộ y tế thiếu, cơ sở hạ tầng thấp kém, lạc hậu, xuống cấp và đang có tới hơn 800 xã không có trạm y tế. Vì thế, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, nhất là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng rừng núi, vùng căn cứ cách mạng thực sự là một thách thức lớn đối với ngành y tế. Từ thực tế đó, Chương trình KHQDY đã hướng mục tiêu vào nhiệm vụ củng cố tuyến y tế cơ sở. Đến nay, Chương trình đã trực tiếp tham gia củng cố toàn diện được 227 trạm y tế; củng cố từng mặt công tác được 1.326 trạm y tế, trong đó có 1.044 trạm y tế xã thuộc vùng sâu, vùng xa (chiếm hơn 10% tổng số xã, phường hiện có của cả nước). Song song, với việc củng cố tuyến y tế cơ sở, các đơn vị quân y đóng quân trên các địa bàn còn khám bệnh cho dân được hơn 3,6 triệu lượt người, cấp cứu 127.500 lượt người và nhận điều trị 746.200 lượt người. Hệ thống các bệnh viện của quân đội cũng khám bệnh cho dân được gần 6 triệu lượt người, cấp cứu 313.700 lượt người và nhận điều trị hơn 1,1 triệu lượt người. Lực lượng quân y toàn quân còn tích cực, chủ động tham gia công tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân, đã tham gia tiêm chủng các loại vaccin cho 5,1 triệu trẻ em; tuyên truyền về công tác Dân số - kế hoạch hoá gia đình cho hơn 3,7 triệu lượt người; phòng chống sốt rét cho hơn 1,8 triệu lượt người; phun thuốc phòng chống muỗi đốt cho gần 26 triệu mét vuông nhà ở.


Tại nơi đóng quân, các đơn vị thường xuyên cử bộ đội tham gia tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng “Làng văn hoá sức khoẻ”, thực hiện chương trình phòng chống HIV/AIDS, dân số-kế hoạch hoá gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng. Với kết quả đó, Chương trình đã thực sự đem lại hiệu quả to lớn trong việc củng cố tuyến y tế cơ sở và tham gia chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, góp phần đáng kể vào việc giảm sự quá tải về lưu lượng bệnh nhân ở các bệnh viện dân sự. KHQDY là một trong những giải pháp quan trọng trong tham gia giải quyết các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là giải quyết hậu quả thiên tai, thảm hoạ. Bất kỳ tình huống đột xuất, khẩn cấp nào xảy ra trong thời gian qua đều có lực lượng quân y tham gia với tinh thần khẩn trương, chủ động, có mặt sớm nhất để tham gia cứu hộ, cứu nạn. Hàng trăm tổ quân y trong toàn quân đã trực tiếp tham gia giải quyết hậu quả về mặt y tế do thiên tai gây ra như trong cơn bão Linda (năm 1997), các cơn bão ở khu vực miền Trung (năm 1998, 2003, 2004, 2005, 2007), hai trận lũ lịch sử ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế (năm 1999), các vụ lốc xoáy ở các tỉnh phía Bắc; tham gia các hoạt động khắc phục y tế trong các sự cố cháy xe khách ở Hà Tây (năm 1999), cháy xăng ở Uông Bí (năm 1996), cháy ở mỏ Mạo Khê (năm 1999), cháy ở Trung tâm Thương mại thành phố Hồ Chí Minh và gần đây là vụ sập hai nhịp cầu dẫn của cầu Cần Thơ (9/2007), Đặc biệt, trong đợt chống dịch SARS (năm 2003), nhiều cán bộ, chiến sĩ ngành Quân y đã lao vào nơi bệnh nguy hiểm, khử khuẩn ở Bệnh viện Việt-Pháp, tổ chức cách ly lưu học sinh ở Trung Quốc trở về,… để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong giới y tế và nhân dân. KHQDY đã góp phần quan trọng vào xây dựng tiềm lực y tế - quốc phòng của nền quốc phòng toàn dân. Trước hết, là sự hình thành các ban Quân - dân y các cấp, từ Trung ương đến địa phương. Nếu trước năm 2000, chúng ta mới chỉ thành lập được các ban Quân - dân y ở cấp tỉnh, huyện và xã trọng điểm thì đến nay, đã hình thành một tổ chức thống nhất các ban Quân - dân y từ Trung ương đến địa phương (ban Quân - dân y cấp huyện, xã chỉ thành lập ở một số địa bàn). Mặc dù là một tổ chức kiêm nhiệm, nhưng ban Quân - dân y các cấp đã làm tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và đơn vị về công tác KHQDY, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức có hiệu quả các hoạt động KHQDY. Chính vì vậy, các nội dung của KHQDY đã được triển khai sâu rộng, sát với tình hình thực tiễn tại các địa bàn và đem lại hiệu quả cao theo các mục tiêu đã được đề ra. Điều đáng chú ý nữa là Chương trình KHQDY trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy tiến trình và chất lượng xây dựng lực lượng y tế dự bị động viên. Chương trình đã tham mưu, góp phần xây dựng để Chính phủ ban hành Quyết định 315/TTg và 19/TTg về việc giao chỉ tiêu động viên và huy động lực lượng ngành Y tế sẵn sàng đáp ứng nhu cầu trong chiến tranh và các tình huống cần thiết khác (các Quyết định 315 và 19, nay được thay bằng các Quyết định 117/2002/QĐ-TTg và 137/2005/QĐ-TTg do sự chia tách và sự tái lập các tỉnh, thành phố). Trên cơ sở đó, các đơn vị quân y dự bị động viên như bệnh viện khu vực, bệnh viện dã chiến, các đội điều trị, các tổ chuyên khoa tăng cường được sắp xếp tạo nguồn, từng bước tổ chức huấn luyện, diễn tập theo kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố và kế hoạch chung của Nhà nước. Các đơn vị quân y còn tích cực tham gia xây dựng các phân đội tự vệ chuyên ngành y tế, huấn luyện 5 kỹ thuật cấp cứu cho lực lượng dân quân, tự vệ; tổ chức huấn luyện kiến thức y học quân sự cho các cán bộ chủ trì ngành y tế ở cấp tỉnh, thành phố, cán bộ chủ trì ở các đơn vị dự bị động viên y tế.


Việc KHQDY đã tạo nên sự đoàn kết gắn bó, phối hợp hoạt động tốt hơn giữa quân đội với ngành y tế, giữa quân y với dân y. Với phương châm: quân y ở đâu cũng đều phải làm nhiệm vụ tham gia chăm sóc sức khoẻ nhân dân và ngược lại, khi quân đội có yêu cầu chăm sóc sức khoẻ bộ đội thì lực lượng dân y sẵn sàng giúp đỡ, từ năm 1991 đến nay, lực lượng y tế cả nước đã cấp cứu cho gần 13.300 lượt quân nhân, nhận điều trị cho hơn 61.500 lượt quân nhân. Sự KHQDY còn thể hiện qua việc các cơ sở y tế ở Trung ương và địa phương thường xuyên phối hợp với lực lượng quân y trên địa bàn cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ y tế, mời cán bộ quân y dự các lớp tập huấn chuyên môn, tham gia các đoàn công tác nước ngoài của Ngành. Đặc biệt, các hoạt động KHQDY đã được thể chế hoá trong các Nghị quyết của Đảng, trong các Chương trình hành động của Chính phủ. Một số thông tư quan trọng như Thông tư 09 về tổ chức Ban quân-dân y, KHQDY phòng chống dịch bệnh và thu nhận người bị thương, bị nạn (1992); Thông tư 01 về KHQDY trong thảm hoạ (1994); Thông tư 2120 về việc xây dựng điểm bệnh viện dã chiến dự bị động viên (1997); Thông tư 08 hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 25 của Thủ tướng Chính phủ củng cố công tác KHQDY trong tình hình mới (2005); bốn thông tư có liên quan về công tác khám sức khoẻ thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự là những văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, tạo hành lang pháp lý để việc KHQDY đem lại hiệu quả ở phạm vi cả nước. KHQDY là một giải pháp rất hiệu quả, góp phần thực hiện nhiệm vụ dân vận của Đảng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm an ninh chính trị. Chương trình KHQDY đã lấy việc củng cố, xây dựng y tế cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc, các gia đình có công với cách mạng làm nội dung chính là một bước thể chế hoá Nghị quyết 8B của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VI) vào thực tế ngành y tế. Bên cạnh việc chăm sóc, điều trị người bệnh, phòng chống dịch bệnh và thiên tai, thảm họa, các đơn vị còn tham gia công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thêm tin tưởng vào Đảng, vào chính quyền, vào chế độ XHCN, tô đẹp thêm hình ảnh “Bộ đội cụ Hồ”, “Người chiến sĩ quân y cách mạng”, truyền thống và bản chất tốt đẹp, vì nhân dân phục vụ của quân đội ta.


Nhìn lại chặng đường hơn 15 năm qua và đặc biệt ở thời kỳ hiện nay, Chương trình KHQDY đã được nâng lên tầm cao mới; đó là việc ngày 17/7/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 108, phê duyệt Chương trình KHQDY thành Chương trình mục tiêu quốc gia. Sự kiện này không những thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Chính phủ trong việc bảo đảm sức khỏe cho bộ đội và nhân dân mà còn khẳng định tính hiệu quả, vị trí, vai trò quan trọng của Chương trình KHQDY đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới. Từ đây, chúng ta có động lực mới, nguồn lực mới để tập trung hơn về nhân lực, vật lực, về cơ chế, chính sách, phát huy sức mạnh của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị quân đội, sức mạnh toàn dân  cho công tác quan trọng này. Để Chương trình KHQDY phát triển, giành được nhiều thành tựu hơn nữa, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ mới, chúng ta cần chú trọng đến một số giải pháp cơ bản sau: Một là, các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm thống nhất cao về nhận thức trong toàn quân, toàn dân, nhất là đối với người chủ trì cơ quan quân-dân y các cấp (Ban Quân-dân y) về ý nghĩa, vị trí, vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình KHQDY. Để từ đó, các cấp ủy, chính quyền, các đơn vị quân đội luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, chủ động phối hợp hành động để việc KHQDY ngày một hiệu quả, thiết thực hơn; Hai là, trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia, việc KHQDY cần được thể chế hóa trong các nghị quyết Đảng, trong các chương trình hành động, trong kế hoạch công tác của cơ quan, đơn vị quân - dân y, xem đó như một nhiệm vụ chính trị được giao. Về lâu dài, cần nghiên cứu phương thức “Xã hội hoá” việc KHQDY trên cơ sở lấy lực lượng quân - dân y làm nòng cốt, nhất là lực lượng quân y; Ba là, bám sát khả năng ngân sách, mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ của Chương trình, kế hoạch, nội dung các hoạt động KHQDY cần có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, có thứ tự ưu tiên và có bước đi vững chắc, tập trung vào các nội dung lớn, tạo được các bước đột phá, tháo gỡ được những vấn đề khó khăn, bức xúc của Ngành trước mắt cũng như lâu dài; Bốn là, phải đa dạng hơn các hình thức KHQDY theo phương thức tăng cường sử dụng lực lượng tại chỗ, kết hợp có hiệu quả lực lượng cơ động từ nơi khác đến. Đối với lực lượng quân y các đồn biên phòng, các đơn vị đóng quân ở vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo, việc KHQDY thực hiện theo hình thức sử dụng lực lượng tại chỗ, tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu là củng cố y tế cơ sở, tham gia khám, chữa bệnh cho nhân dân, tuyên truyền, giáo dục ý thức vệ sinh phòng bệnh và triển khai các chương trình y tế quốc gia. Các cơ sở quân y phía sau, tổ chức các đợt khám, chữa bệnh hoặc tham gia giải quyết các hậu quả về y tế trong các tình huống khẩn cấp như lâu nay các bệnh viện Trung ương quân đội 108, bệnh viện 103, 175 và các bệnh viện, các viện nghiên cứu khác trong toàn quân đã làm; Năm là, cần sớm có các phương án KHQDY để giải quyết, khắc phục các hậu quả về y tế trong những tình huống khẩn cấp như cháy nổ, sập nhà, sập cầu, thiên tai một cách nhanh nhất, có hiệu quả nhất ngay tại cơ sở. Trong đó phải chú trọng đến công tác tổ chức, điều hành, xây dựng lực lượng ứng cứu, bảo đảm phương tiện, vật tư y tế. Đây là vấn đề rất lớn mà thời gian qua chưa giải quyết được thấu đáo, còn thiếu phương án tổ chức thực hiện cả ở tuyến chiến lược cũng như ở từng khu vực. Sắp tới, việc KHQDY sẽ tiếp tục triển khai trên diện rộng ở cả cấp Trung ương lẫn địa phương; ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo cũng như ở thành phố, thị xã; ở các cơ sở nghiên cứu và đào tạo thuộc ngành quân - dân y. Để việc tổ chức thực hiện Chương trình có hiệu quả, cần phát huy hơn nữa tính chủ động và vai trò tham mưu, đề xuất của cơ quan quân - dân y trên địa bàn; phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác mọi nguồn lực cho Chương trình. Có như vậy, việc KHQDY mới phát triển vững chắc, có ý nghĩa đối với cơ sở, đem lại hiệu quả thiết thực, phục vụ trực tiếp nhiệm vụ y tế cũng như nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trên địa bàn. Phát huy truyền thống của “Bộ đội Cụ Hồ” của ngành Quân y anh hùng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế, của các cấp ủy, chính quyền và người chỉ huy các đơn vị, cùng sự nỗ lực của cán bộ ngành y trong và ngoài quân đội, chắc chắn Chương trình KHQDY sẽ giành được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.


Tăng cường công tác KHQDY trong CSSK nhân dân và bộ đội trong giai đoạn mới

Ngày 29/6/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 25/2004/CT-TTg Về tăng cường công tác kết hợp quân - dân y chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và bộ đội trong giai đoạn mới. Chỉ thị nêu rõ: kết hợp quân - dân y là biện pháp quan trọng để thực hiện nhiệm vụ cứu chữa thương binh, bệnh binh và chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hoạt động kết hợp quân - dân y đã được thể chế hoá thành chương trình mục tiêu, đã đạt được kết quả tốt trong các lĩnh vực y tế quân sự địa phương, đào tạo, nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh cho nhân dân và bộ đội, phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt, cháy, nổ...; bảo đảm quốc phòng - an ninh trên các địa bàn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo và các khu vực trọng điểm. Để tăng cường hiệu quả hoạt động kết hợp quân - dân y trong giai đoạn mới và tiếp tục thực hiện Dự án kết hợp quân - dân y bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và phục vụ quốc phòng-an ninh giai đoạn 2001-2010; Chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, giai đoạn 2001-2010; Chỉ thị số 06/CT-TW ngày 22/01/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; góp phần thực hiện chiến lược của Đảng và Nhà nước về quốc phòng - an ninh, phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: Các cấp, các ngành cần hết sức coi trọng công tác kết hợp quân - dân y. Đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài và là một trong những giải pháp chiến lược, hiệu quả trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân và xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ chỉ đạo việc kiện toàn hệ thống Ban quân, dân y các cấp, để tham mưu tốt hơn cho cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác y tế và kết hợp quân - dân y; kiện toàn mạng lưới khám, chữa bệnh quân - dân y kết hợp ( trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực, bệnh xá, trung tâm y tế, bệnh viện quân - dân y), đặc biệt chú trọng đến các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng trọng điểm quốc phòng - an ninh.  Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Xây dựng kế hoạch triển khai lực lượng quân - dân y cơ động, sẵn sàng đáp ứng kịp thời, hiệu quả các yêu cầu về y tế trong các trường hợp khẩn cấp (phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ...); Triển khai thường xuyên các hoạt động kết hợp quân - dân y chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và bộ đội; với các giải pháp  thiết thực để hoàn thành nhiệm vụ y tế - quân sự địa phương nhằm củng cố và tăng cường tiềm lực y tế quốc phòng trong khu vực. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan thuộc Chính phủ: Hằng năm, bảo đảm ngân sách cho các hoạt động kết hợp quân - dân y, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và kế hoạch hoạt động; Nghiên cứu, đề xuất chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ, nhân viên quân y, dân y nhằm động viên, khuyến khích và thu hút nhân lực y tế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng tại các khu vực đặc biệt khó khăn, miền núi, biên giới, hải đảo.  Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Kiện toàn Ban quân - dân y các cấp để làm tốt chức năng tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền địa phương về tổ chức thực hiện công tác y tế quân sự, công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và bộ đội; Chỉ đạo, điều hành Ban quân - dân y tỉnh: Xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch kết hợp quân - dân y trong phòng chống thiên tai, thảm hoạ và các trường hợp khẩn cấp khác; trong phòng chống dịch bệnh; chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và bộ đội. Cần  chú trọng các địa bàn khó khăn và các địa bàn trọng điểm của địa phương; Xây dựng lực lượng y tế dự bị động viên có chất lượng theo chỉ tiêu được giao; định kỳ tổ chức huấn luyện, diễn tập để bảo đảm khả năng sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ; Lồng ghép  các hoạt động kết hợp quân - dân y với các hoạt động khác trong xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh vững mạnh của địa phương; Hằng năm, chủ động bố trí kinh phí phù hợp từ nguồn ngân sách địa phương để bảo đảm các hoạt động kết hợp quân - dân y theo kế hoạch đã được phê duyệt. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này. Bộ Y tế có trách nhiệm tổng hợp tình hình triển khai và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả tổ chức thực hiện.


Từ 10 năm với Chương trình kết hợp quân dân y: Góp phần củng cố y tế cơ sở!

Sau 10 năm thực hiện, Chương trình Kết hợp quân dân y (KHQDY) đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của quân y và dân y trong củng cố y tế cơ sở (nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, biển đảo), góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự.

Theo Thiếu tướng, Tiến sĩ Vũ Quốc Bình, Cục trưởng Cục Quân y, Bộ Quốc phòng, qua 10 năm thực hiện (2015-2015), Chương trình KHQDY đã đạt được 5 thành tựu cơ bản, nổi bật trong đó là KHQDY đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả quân y và dân y trong việc củng cố hệ thống y tế cơ sở tại những địa bàn trọng điểm về quốc phòng - an ninh ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, biển đảo; từ đó tạo nên mạng lưới khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh rộng khắp, góp phần tích cực vào việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, bộ đội, xóa đói giảm nghèo.


Các mô hình KHQDY liên tục được phát triển và mở rộng với hệ thống 152 đồn Biên phòng đóng quân dọc tuyến biên giới được đầu tư xây dựng; đổi tên 38 bệnh xá quân y thành bệnh xá quân dân y với nhiều đơn vị hoạt động có hiệu quả, tiêu biểu như Bệnh xá Quân dân y Đoàn Kinh tế Quốc phòng 338, Quân khu 1;  Bệnh xá quân dân y Thổ Chu; Bệnh xá Quân dân y Bạch Long Vỹ. Các phòng khám quân dân y thực sự là “cánh tay nối dài” của các trạm y tế xã đến tận thôn, buôn, bản của đồng bào. Chương trình cùng ngư dân bám biển, xây dựng tủ thuốc ra khơi được đông đảo người dân đồng tình triển khai, mang lại những hiệu quả tốt. KHQDY là giải pháp hiệu quả đáp ứng kịp thời cho các tình huống đột xuất về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm; tham gia khắc phục hậu quả về mặt y tế trong thiên tai, thảm họa, tiêu biểu: Trong vụ thảm họa sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ năm 2007, lực lượng Quân y của Quân khu 9 có mặt kịp thời với 11 tổ quân y gồm: 50 y bác sĩ, 10 xe cứu thương, triển khai 3 nhà bạt tham gia cấp cứu tại hiện trường và phun thuốc xử lý vệ sinh môi trường được 10.000 m2. Bệnh viện quân y 121, Quân khu 9 đã xử trí cấp cứu 32 nạn nhân, trong đó cứu chữa và điều trị khỏi nhiều bệnh nhân rất nặng.Trong sự cố sập cầu treo Chu Va, huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu năm 2014, Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức phối hợp với quân y Quân khu 2 và y tế địa phương đã kịp thời khắc phục hậu quả, cứu chữa cho hàng chục nạn nhân. Riêng vụ cháy nổ ở nhà máy Z121, Ban Quân dân y Quân khu 2 đã cử 8 tổ cấp cứu gồm 37 người và 8 xe cứu thương đã phối hợp với Viện Bỏng quốc gia, Bệnh viện Quân y 103 và y tế địa phương cứu chữa, vận chuyển 47 nạn nhân, góp phần giảm tỷ lệ thương vong cho người bị nạn. Đối với những dịch bệnh có nguy cơ lây lan nhanh tại khu vực biên giới, hệ thống các phòng khám quân dân y do bộ đội biên phòng (BĐBP) quản lý là hệ thống giám sát dịch bệnh dọc biên giới có hiệu quả, có khả năng phát hiện sớm nguy cơ dịch và báo cáo trực tiếp theo hệ thống về Cục Quân y, Bộ Y tế. Trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, KHQDY đã góp phần quan trọng vào việc bổ sung nguồn nhân lực cho ngành Y tế, nhất là tuyến y tế cơ sở. Trong 10 năm qua, KHQDY đã đào tạo hàng trăm bác sĩ theo địa chỉ, đào tạo gần 200 y sĩ về kiến thức sản, nhi, y tế cộng đồng cho quân y sĩ Biên phòng, các đoàn Kinh tế quốc phòng; đào tạo kiến thức về y học gia đình cho trên 150 cán bộ quân y của các đồn Biên phòng khu vực biên giới phía Bắc và Tây Nguyên; đào tạo hàng trăm nhân viên y tế thôn bản từ nguồn chiến sĩ là con em đồng bào dân tộc, chuẩn bị hoàn thành nghĩa vụ quân sự khi ra trường trở về tham gia làm công tác y tế thôn bản. Thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, các bệnh viện quân, dân y tuyến Trung ương đã cử hàng trăm cán bộ xuống giúp đỡ, chuyển giao kỹ thuật có hiệu quả cho các tuyến dưới, tiêu biểu là các bệnh viện (BV) Bạch Mai, BV Việt Đức (Bộ Y tế); Bệnh viện Quân y 108, 175, 103 (Bộ Quốc Phòng). Những kết quả đào tạo này đã góp phần không nhỏ vào việc bảo đảm nguồn nhân lực y tế có chất lượng cho các địa phương nói chung và vùng sâu, vùng xa nói riêng đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân và lực lượng vũ trang.



Có thể nói, KHQDY là một giải pháp tích cực, hiệu quả, góp phần thực hiện nhiệm vụ dân vận của Đảng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm quốc phòng - an ninh. Thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta và công bằng xã hội trong chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân; Ban quân dân y cấp Bộ đã chỉ đạo tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho 23 triệu lượt người, tặng quà cho 83,8 nghìn lượt hộ gia đình chính sách, người nghèo với tổng số tiền 141 tỷ đồng; các đơn vị của ngành Quân y, các cơ sở khám chữa bệnh quân dân y trên toàn quốc đã khám chữa bệnh được hơn 40,6 triệu lượt người, cấp cứu 6,2 triệu lượt người và nhận điều trị 20,5 triệu lượt người. Y tế các địa phương đã khám bệnh cho 65.220 lượt cán bộ, chiến sỹ quân đội. Trong đó, khám sức khỏe định kỳ cho 39.121 lượt người; khám bệnh đột xuất cho 13.894 lượt bộ đội; cấp cứu cho 5.079 trường hợp, nhận điều trị cho 4.017 lượt người và chuyển tuyến an toàn cho 3.109 lượt cán bộ chiến sỹ ở những nơi xa các bệnh viện quân y; trong đó hơn 5.000 lượt  bộ đội biên phòng đã được khám (chủ yếu là khám bệnh định kỳ) và chữa bệnh tại trạm y tế xã và bệnh viện thuộc huyện biên giới. Hưởng ứng đợt phát động Hành trình “Quân đội chung tay vì sức khỏe cộng đồng” của Bộ Quốc phòng, lực lượng quân dân y đã tổ chức 70 đoàn công tác khám chữa bệnh, tặng quà, tặng nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách trên địa bàn 63 tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Kết quả đã khám, cấp thuốc miễn phí cho 70.000 người; tặng trang thiết bị y tế cho 100 bệnh xá quân dân y, trạm y tế; tặng quà cho 8.200 đối tượng chính sách, hộ nghèo; xây 06 nhà tình nghĩa; với tổng số tiền là gần 23 tỷ đồng.


Vvvvvvvvvvv

Trong 10 năm qua, các cơ sở quân y trên tuyến biển, đảo đã tổ chức cấp cứu 6.641 người, trong đó quân là 1.885, dân là 4.756; khám bệnh cấp thuốc cho 84.072 lượt người, trong đó quân là 21.546, dân là 62.526; thu dung điều trị 16.018 trường hợp, trong đó quân 3.418, dân 12.600; đã phẫu thuật 12.550, trong đó phần lớn là dân. Lực lượng quân y trên tuyến biển, đảo đã tổ chức cấp cứu, vận chuyển kịp thời, an toàn hiệu quả nhiều trường hợp bệnh nhân rất nặng như: đa chấn thương, viêm ruột thừa cấp, viêm tuỵ cấp, xuất huyết tiêu hóa, viêm túi mật cấp, tai biến do lặn sâu, tai biến mạch máu não. Bộ Quốc phòng đã điều động 62 chuyến máy bay trực thăng vận chuyển người bị thương, bị bệnh trên tuyến biển, đảo về đất liền... Phát huy những kết quả đạt được, giai đoạn (2016-2020) và những năm tiếp theo, với mục tiêu: “Giúp người dân sinh sống ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng trọng điểm quốc phòng an ninh được tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng ngày càng cao và tăng cường khả năng đáp ứng của ngành y tế trong các tình huống khẩn cấp”, Chương trình KHQDY tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm không ngừng phát triển y tế cơ sở phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân và bảo đảm y tế cho quốc phòng góp phần xây dựng các tỉnh/ thành khu vực phòng thủ vững chắc.


Ưu tiên y tế tuyến biên giới, biển đảo

Ưu tiên phát triển tuyến biên giới, biển đảo - Đó là phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành tổng kết công tác kết hợp quân dân y (KHQDY) toàn quốc giai đoạn 2005-2015 do Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế tổ chức ngày 10/5/2016. Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, 10 năm qua, chương trình KHQDY đã bám sát mục tiêu "Kết hợp quân dân y xây dựng nền quốc phòng toàn dân và phục vụ sức khỏe nhân dân. Chương trình đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả quân y và dân y trong việc củng cố y tế cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, biển đảo và những địa bàn trọng điểm về quốc phòng - an ninh. Trong 10 năm, dự án quân dân y kết hợp đã đầu tư nâng cao năng lực hoạt động cho 529 trạm y tế xã. Ban Quân dân y cấp Bộ đã chỉ đạo tổ chức khám, chữa bệnh miễn phí cho 23 triệu lượt người, tặng quà cho hơn 83.000 lượt hộ gia đình chính sách, người nghèo với số tiền 141 tỷ đồng. Với nhiều thành tựu quan trọng, chương trình quân dân y góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, bộ đội, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc. Từ đó, mạng lưới khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh được phát triển rộng khắp, xóa đói giảm nghèo và làm cơ sở vững chắc cho việc xây dựng tiềm lực y tế quốc phòng trong khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố. Tại Hội nghị, các đại biểu đánh giá KHQDY là giải pháp hiệu quả đáp ứng kịp thời cho các tình huống đột xuất về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, tham gia khắc phục hậu quả về mặt y tế trong thiên tai, thảm họa.


Các cơ sở y tế dự phòng của y tế nhân dân từ cấp bộ đến cấp tỉnh, thành phố, quận huyên đã xây dựng được mối quan hệ chặt ché với các lực lượng y học dự phòng của quân đội trong giám sát và triển khai các biện pháp phòng chống và dập tắt dịch. Hệ thống các phòng khám quân dân y do Bộ đội Biên phòng quản lý cũng là hệ thống giám sát hiệu quả dịch bệnh dọc biên giới, có khả năng phát hiện sớm nguy cơ dịch. Giai đoạn 2016 - 2020, chương trình KHQDY sẽ tập trung thực hiện các mục tiêu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân và bộ đội, đồng thời thực hiện tốt chính sách an ninh, quốc phòng. Phối hợp với Bộ quốc phòng, các địa phương ven biển thực hiện đề án phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam biểu dương những nỗ lực của các lực lượng trong công tác KHQDY và những thành quả đạt được. Phó Thủ tướng khẳng định “KHQDY là truyền thống, niềm tự hào của quân đội Việt Nam, y tế Việt Nam”. Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, việc KHQDY đã đem lại nhiều thành tựu cho ngành Y tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm tới cần đẩy mạnh hơn nữa việc KHQDY, lựa chọn những mục tiêu thiết thực để thực hiện nhằm tạo được sự chuyển biến rõ nét.  Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế xây dựng kế hoạch cụ thể củng cố y tế cơ sở, trước hết ở tuyến biên giới hải đảo với tinh thần ưu tiên những địa bàn khó khăn nhất, đồng thời tăng cường đào tạo nhân lực cho y tế cơ sở. Tại Hội nghị, nhiều tập thể, cá nhân được nhận phần thưởng cao quý của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế vì có thành tích trong công tác quân dân y, chăm sóc sức khỏe nhân dân và bộ đội giai đoạn 2005-2015.


Kết hợp QDY: Một chủ trương lớn của ngành y tế Việt Nam, giai đoạn 2016-20120

Ngày 10.5, Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị trực tuyến Kết hợp quân dân y toàn quốc lần thứ 5 giai đoạn 2005-2015. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, kết hợp quân dân y là một đặc thù của ngành y tế Việt Nam, trong giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo sẽ hướng tới mục tiêu giúp người dân sinh sống ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng trọng điểm quốc phòng - an ninh được tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng ngày càng cao và tăng cường khả năng đáp ứng của ngành y tế trong các tình huống khẩn cấp.

Kết hợp quân dân y (KHQDY) đã được hình thành từ những ngày đầu của chiến tranh giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp; trải qua các thời kỳ Cách mạng Việt Nam, KHQDY đã thể hiện rõ tính chất ưu việt, hiệu quả của sự phát huy tổng hợp sức mạnh của các lực lượng y tế quân y, dân y, đã góp phần cứu chữa thương binh, bệnh binh bảo đảm quân số khỏe cho các chiến trường; bảo đảm sức khỏe cho nhân dân tham gia lao động sản xuất, vì vậy KHQDY vẫn luôn là một trong những biện pháp quan trọng trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và bộ đội trong cả nước nói chung, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo nói riêng và KHQDY cũng là một đặc thù của y tế Việt nam.


Trong 10 năm qua, chương trình KHQDY đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả quân y và dân y trong việc củng cố y tế cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới, biển, đảo - những địa bàn trọng điểm về quốc phòng - an ninh; tạo nên mạng lưới khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh rộng khắp, góp phần tích cực vào việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bộ đội, xoá đói giảm nghèo và làm cơ sở vững chắc cho việc xây dựng tiềm lực y tế quốc phòng  trong khu vực phòng thủ tỉnh/ thành phố. Theo Chỉ đạo của Ban quân dân y cấp Bộ, Bộ tư lệnh bộ đội Biên phòng, các địa phương đã thành lập, đầu tư xây dựng được một hệ thống 152 phòng khám quân dân y tại các đồn biên phòng đóng quân dọc tuyến biên giới, các phòng khám quân dân y thực sự là “cánh tay kéo dài” của các trạm y tế xã đến tận thôn, buôn, bản của đồng bào và tại đây, các “chiến sỹ áo trắng” quân y, quân dân y đang hàng ngày, hàng giờ chăm sóc sức khỏe cho đồng bào và giúp dân phát triển kinh tế. Đầu tư nâng cao năng lực hoạt động cho 529 trạm y tế xã; trong đó củng cố toàn diện là 101 trạm, củng cố từng mặt là 428 trạm với tổng ngân sách 420.397 triệu đồng; số trạm y tế được củng cố thuộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo là 410 trạm (chiếm 77,50%), đầu tư cơ bản trang thiết bị y tế có kết nối mạng phục vụ triển khai hệ thống Telemedicine cho các phòng mổ trên huyện đảo: Bạch Long Vỹ, Phú Quý, Thổ Chu; hỗ trợ trang thiết bị y tế cho các huyện đảo: Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô... Thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta và công bằng xã hội trong chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Ban quân dân y cấp Bộ đã chỉ đạo tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho 23 triệu lượt người, tặng quà cho 83,8 nghìn lượt hộ gia đình chính sách, người nghèo với tổng số tiền 141 tỷ đồng; các đơn vị của Ngành Quân y, các cơ sở khám chữa bệnh quân dân y trên toàn quốc đã khám chữa bệnh được hơn 40,6 triệu lượt người, cấp cứu 6,2 triệu lượt người và nhận điều trị 20,5 triệu lượt người. Y tế các địa phương đã khám bệnh cho 65.220 lượt cán bộ, chiến sỹ quân đội, trong đó: khám sức khỏe định kỳ cho 39.121 lượt người; khám bệnh đột xuất cho 13.894 lượt bộ đội; cấp cứu cho 5.079 trường hợp, nhận điều trị cho 4.017 lượt người và chuyển tuyến an toàn cho 3.109 lượt cán bộ chiến sỹ ở những nơi xa các bệnh viện quân y; trong đó hơn 5.000 lượt  bộ đội biên phòng đã được khám (chủ yếu là khám bệnh định kỳ) và chữa bệnh tại trạm y tế xã và bệnh viện huyện biên giới. Hưởng ứng đợt phát động Hành trình “Quân đội chung tay vì sức khỏe cộng đồng” của Bộ Quốc phòng, lực lượng quân dân y đã tổ chức 70 đoàn công tác khám chữa bệnh, tặng quà, tặng nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách trên địa bàn 63 tỉnh, thành phố trong toàn quốc. kết quả: đã khám, cấp thuốc miễn phí cho 70.000 người; tặng trang thiết bị y tế cho 100 bệnh xá quân dân y, trạm y tế; tặng quà cho 8.200 đối tượng chính sách, hộ nghèo; xây 06 nhà tình nghĩa; với tổng số tiền là gần 23 tỷ đồng.


Trong 10 năm qua, các cơ sở quân y trên tuyến biển, đảo đã tổ chức cấp cứu 6.641 người, trong đó quân là 1.885, dân là 4.756; khám bệnh cấp thuốc cho 84.072 lượt người, trong đó quân là 21.546, dân là 62.526; thu dung điều trị 16.018 trường hợp, trong đó quân 3.418, dân 12.600; đã phẫu thuật 12.550, trong đó phần lớn là dân. Lực lượng quân y trên tuyến biển, đảo đã tổ chức cấp cứu, vận chuyển kịp thời, an toàn hiệu quả nhiều trường hợp bệnh nhân rất nặng như: đa chấn thương, viêm ruột thừa cấp, viêm tuỵ cấp, xuất huyết tiêu hóa, viêm túi mật cấp, tai biến do lặn sâu, tai biến mạch máu não. Bộ Quốc phòng đã điều động 62 chuyến máy bay trực thăng vận chuyển người bị thương, bị bệnh trên tuyến biển, đảo về đất liền trong đó quân là 22, dân là 40.      KHQDY trong đào tạo và nghiên cứu khoa học đã góp phần quan trọng vào việc bổ sung nhân lực cho Ngành Y tế Việt Nam, nhất là tuyến y tế cơ sở; đồng thời, đã xây dựng được nhiều mô hình chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân và bộ đội, các giải pháp phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, phù hợp với tình hình hiện nay. Đã đào tạo hàng trăm bác sỹ theo địa chỉ, đào tạo gần 200 y sỹ về kiến thức sản, nhi, y tế cộng đồng cho quân y sỹ Biên phòng, các đoàn Kinh tế quốc phòng; đào tạo kiến thức về y học gia đình cho trên 150 cán bộ quân y của các đồn biên phòng khu vực biên giới phía Bắc và Tây Nguyên; đào tạo hàng trăm nhân viên y tế thôn bản từ nguồn chiến sỹ là con em đồng bào dân tộc, chuẩn bị hoàn thành nghĩa vụ quân sự khi ra trường trở về tham gia làm công tác y tế thôn bản. Thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, các bệnh viện quân, dân y tuyến Trung ương đã cử hàng trăm cán bộ xuống giúp đỡ, chuyển giao kỹ thuật có hiệu quả cho các tuyến dưới, tiêu biểu là các bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức (Bộ Y tế)..; Bệnh viện Quân y 108, 175, 103 (Bộ quốc phòng)... Kết quả đào tạo này đã góp phần không nhỏ vào việc bảo đảm nguồn nhân lực y tế có chất lượng cho các địa phương nói chung và vùng sâu, vùng xa nói riêng đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân và lực lượng vũ trang. Nhận định về chương trình, Thiếu tướng Vũ Quốc Bình - Cục trưởng Cục Quân y (Bộ Quốc phòng) cho biết, chương trình kết hợp quân dân y đã tạo nên mạng lưới chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh rộng khắp, góp phần tích cực vào việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và bộ đội, xóa đói giảm nghèo và làm cơ sở vững chắc cho việc xây dựng tiềm lực y tế quốc phòng trong khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh. Chương trình kết hợp quân dân y là một giải pháp tích cực, hiệu quả trong thực hiện công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới....


Đến cuộc chiến phòng chống và loại trừ sốt rét cũng như các bệnh ký sinh trùng

Trong nhiều năm qua, các cán bộ y tế quân và dân y đã phối hợp một cách đồng bộ và nhịp nhàng trong các hoạt động phòng chống, nghiên cứu khoa học sốt rét và các bệnh ký sinh trùng và các bệnh truyền nhiễm.


Các hoạt động đó tập trung vào: Cung ứng thuốc và vật tư trang thiết bị của quân dân y đến các dân, đặc biệt trong các đợt lũ lụt, hạn hán, thảm họa, thiên tai và dịch bệnh tại các địa phương trên cả nước (Ví dụ Viện 108 đã từng cấp cho một số xã ở tỉnh Quảng Nam kính hiển vi phục vụ cho chẩn đoán và điều trị sốt rét cho cộng đồng); Thành lập các trạm y tế hoặc phòng khám đa khoa khu vực có sự kết hợp quân dân y trong công tác khám và chăm sóc sức khỏe toàn dân, đặc biệt tại các khu vực xa nơi tiếp cận y tế và vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo; Tổ chức các lớp tập huấn cho cả lực lượng dân quân y trong phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng (bệnh viện quân y 108 thuộc Bộ Quốc Phòng, bệnh viện Bộ Công an 199, Quân y quân đoàn và đồn biên phòng) nhằm kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ y tế cả hai phía có chất lượng cao, như trong nghiên cứu về phòng chống sốt rét; Tổ chức diễn tập, dựng bệnh viện dã chiến và tập huấn giữa các đơn vị y tế tại các địa phương trong cả nước phòng chống dịch bệnh; Các cuộc họp giao ban và đóng góp ý kiến thiết lực xây dựng các Hướng dẫn chẩn đoán bệnh sốt rét và các bệnh do vector truyền tại Việt Nam trong thời gian qua; Hợp tác nghiên cứu giữa quân dân y Việt Nam với quân y các nước trên thế giới (chẳng hạn phối hợp nghiên cứu gần 10 năm qua giữa Viện Vệ sinh phòng dịch quân đội Việ Nam trực thuộc Bộ Quốc Phòng với Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn, Đơn vị nghiên cứu y học hải quân Mỹ NAMRU-2, Viện Sốt rét quân đội Úc AMI hoặc chia sẻ nghiên cứu với quân y các nước ASEAN về lĩnh vực dịch tễ học, nghiên cứu lâm sàng và điều trị, kháng thuốc sốt rét, các bệnh có sốt không rõ nguyên nhân ở Việt Nam, vi sinh y học, nuôi cấy và kiểm soát các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; Chia sẻ kinh nghiệm và số liệu nghiên cứu giữa một số đơn vị nhằm nâng cao kỹ năng nghiên cứu và từng bước hoàn tiện, củng cố mạng lưới y tế trên toàn tuyến, xây dựng bản đồ dịch tễ sốt rét và sốt rét kháng thuốc; Góp phần quản lý bệnh nhân sốt rét và sốt xuất huyết tại các tuyến một cách toàn diện.
 

Tài liệu tham khảo

1.Tăng cường công tác kết hợp quân - dân y chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và bộ đội trong giai đoạn mới. http://mod.gov.vn/wps/

2.Ngành Quân y Quân đội nhân dân Việt Nam - 65 năm phấn đấu “người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là như người mẹ hiền”, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ thương binh, bệnh binh. http://mod.gov.vn/wps/

3.Hệ thống y tế quân dân y. http://mod.gov.vn/wps/

4.Tăng cường công tác kết hợp quân - dân y chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và bộ đội trong giai đoạn mới. http://mod.gov.vn/wps/

5.Tăng cường kết hợp quân dân y chăm sóc sức khoẻ cho bộ đội, nhân dân. http://mod.gov.vn/wps/

6.Hội nghị trực tuyến kết hợp quân dân y toàn quốc lần thứ V, giai đoạn 2005-2015.

7.Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng nền y học kết hợp dân y với quân y và sự vận dụng của ngành y tế nước ta

8.Chương trình kết hợp quân - dân y: Cánh tay nối dài của các trạm y tế xã.

 

 

Ngày 08/06/2016
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích