Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 2 7 2 3 3
Số người đang truy cập
1 5 6
 Hoạt động hợp tác Quân dân y kết hợp
Quân dân y kết hợp trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân-một mô hình cần được phát huy và nhân rộng hơn nữa

       Mọi mô hình tốt đã và đang được xây dựng, áp dụng, nhân rộng không phải ngẫu nhiên mà có ! Sự nhất thống trong Dân có Quân và trong Quân có Dân đã tạo nên một hệ thống y tế, nhất là tại y tế cơ sở vũng chắc và hiệu quả trong hoạt động y tế và các phòng trào khác ngoài y tế. Trước hết, khi đề cập đến “kết hợp quân dân y” không thể không liên tưởng đến ý nghĩ thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân của bác sĩ Vũ Văn Cẩn - người dường như - có lẽ là con người đi tiên phong trong phong trào quân dân y kết hợp.

Một số nét chính về bác sĩ Vũ Văn Cẩn với tiên phong Kết hợp quân dân y

Thiếu tướng, bác sĩ Vũ Văn Cẩn (1915-1982), nguyên phó Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần, Cục trưởng Cục Quân y đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, người mà trong quá trình công tác đạt được nhiều huân huy chương, huân chương giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ. Là một thanh niên có lòng yêu nước, sớm nhận thấy bản chất xâm lược của thực dân Pháp, phát xít Nhật ông tích cực tham gia phong trào hướng đạo Việt Nam trong tráng đoàn Lam Sơn cùng với các nhà khoa học tên tuổi như Phạm Biểu Tâm, Bửu Lư, Hồ Văn Huê, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Sĩ Dinh, Hoàng Đình Cầu, Lê Văn Phụng, Tú Vinh, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Văn Tốt, Huỳnh Văn Nhu,…Từ năm 1942, ông giác ngộ và tích cực hoạt động trong Tổng hội sinh viên mà ông là một trong những người góp phần sáng lập và tham gia lãnh đạo, kết hợp đấu tranh chính trị bài trừ giặc Pháp, Nhật, ủng hộ phong trào Việt Minh. Tờ báo "Tiếng gọi sinh viên” thời đó, được coi như bó đuốc soi đường cho sinh viên, học sinh đương thời. Ông đặc trách mục: "Truyền bá vệ sinh và tân y dược học" trong tờ tạp chí Thanh Nghị-một tờ báo có tiếng của giới tri thức Việt Nam. Ngoài ra, ông còn vận động sinh viên, học sinh tham gia phong trào truyền bá chữ quốc ngữ, tuyên truyền nếp sống vệ sinh trong nhân dân.

 

 Thiếu tướng, bác sĩ Vũ Văn Cẩn
(1915-1982)

Cuối năm 1944, thực dân Pháp tập trung ông cùng một số bác sỹ vào quân đội Pháp, được 3 tháng thì xảy ra đảo chính Nhật - Pháp. Ngày 9/3/1945, quân Pháp buộc ông chạy sang Trung Quốc, ông trốn được chạy về Hà Nội tiếp tục hoạt động trong Tổng hội sinh viên. Do chống đối thuyết Đại Đông Á của Nhật, ông bị phát xít Nhật bắt giam tại Nhà Dầu SHELL, phố Trần Hưng Đạo. Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, ông được giải thoát khỏi nhà giam, đến ngày 24/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 66 cho phép Bộ Y tế được quyền trưng dụng các y bác sĩ, dược sĩ được vào làm việc trong các cơ quan của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng, ông được cử làm Giám đốc Ban y tế giải phóng quân. Tháng 12 /1945, Bộ trưởng Y tế đã quyết định thành lập Ban Y tế vệ quốc đoàn toàn quốc và cử ông làm Giám đốc đầu tiên. Tháng 3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 34, tổ chức lại bộ máy Bộ Quốc phòng, thành lập các Cục trong Bộ Quốc phòng, trong đó có Cục Quân y; Sắc lệnh số 35 cử các Cục trưởng trong Bộ Quốc phòng và ông được cử giữ chức Cục trưởng Cục Quân y đầu tiên.

Ngày 25/3/1946, ông được phong quân hàm Đại tá theo sắc lệnh 35/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký. Trong điều kiện khó khăn về dụng cụ, thuốc men, ông đã tổ chức quyên góp thuốc men tại các Bệnh viện Đồn Thuỷ, Bạch Mai, xây dựng ngành quân y từ con số không mà lên, kịp thời phục vụ cứu chữa thương bệnh binh trong những ngày Thủ đô kháng chiến. Ngày 21/1/1947, Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế đã triệu tập hội nghị liên tịch tại Việt Bắc, hội nghị quyết định xây dựng một chương trình phối hợp công tác giữa Quân y với Dân y trong các lĩnh vực sử dụng và điều động cán bộ, nhân viên, phân phối thuốc men, dụng cụ hiện có, đặt tại mỗi kỳ một Uỷ ban liên bộ Quốc phòng - Y tế để điều hành việc phối hợp hoạt động. Uỷ ban liên bộ ở Bắc kỳ do Bác sỹ Vũ Đình Tụng đại diện Dân y và ông là đại diện Quân y. Cũng trong năm 1947, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi Cục Quân y chuyển lên Việt Bắc ông tham gia thành lập Phòng Quân y dược, góp phần tạo dựng một đội ngũ cán bộ quân y kịp thời phục vụ các chiến trường ở các thời điểm ác liệt nhất. Trong kháng chiến chống Pháp từ năm 1947-1954, ông cũng trực tiếp tham gia nhiều chiến dịch phục vụ cứu chữa bộ đội từ chiến dịch Biên Giới, Trung Du đến chiến dịch Điện Biên Phủ. Hòa bình được lập lại trên miền Bắc, năm 1960 ông được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ y tế. Bước vào giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, năm 1965 ông được bổ nhiệm làm Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần kiêm Cục trưởng cục Quân y. Sau đó, năm 1971, ông giữ chức quyền Bộ trưởng Bộ y tế.

Ông đặc biệt quan tâm đầu tư để phát triển ngành Quân y lớn mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc đấu tranh giải phóng ở miền Nam và chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Trong kháng chiến chống Mỹ, sự kết hợp Quân y và Dân y (KHQDY) ngày càng được hoàn thiện cả về lý luận và hình thức tổ chức. Đất nước thống nhất, từ năm 1975 đến năm 1982 được cử giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ y tế. Trong điều kiện thời bình, ông quan tâm chỉ đạo công tác kết hợp Quân Dân y toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, nhưng thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh, cấp cứu và cứu chữa nạn nhân khi có thiên tai, thảm hoạ... và đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ nhân dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
              Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là một pho sử bằng vàng, trong đó lịch sử chống ngoại xâm là những trang sử vẻ vang nhất và chói lọi nhất. Chính hoàn cảnh lịch sử ấy đã đòi hỏi phải có lực lượng vũ trang nhân dân làm lực lượng nòng cốt của cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Lực lượng vũ trang nhân dân là con em của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ. Cũng chính hoàn cảnh đó đã dẫn đến một tất yếu phải có người làm công tác y tế trong lực lượng vũ trang (gọi chung là Quân y), do vậy Quân y cũng từ Dân y mà ra. Kết hợp Quân Dân y là một yêu cầu lịch sử trong thời chiến khi mà toàn dân, toàn quân ta đồng tâm, hiệp lực, đoàn kết để đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, giữ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc. KHQDY là một lĩnh vực trong chiến lược kết hợp Quân Dân. KHQDY còn là một đòi hỏi tự nhiên của sự nghiệp cách mạng Việt Nam, của bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
              KHQDY trong quá trình cách mạng là sự kết hợp của hai bộ phận có cùng một nguồn gốc, có cùng một mục đích là chăm sóc sức khoẻ nhân dân và các lực lượng vũ trang cách mạng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, KHQDY là một sự kết hợp toàn diện, lâu dài và vững chắc. Vai trò của Thiếu tướng Bác sĩ Vũ Văn Cẩn, người nhiều năm giữ chức vụ Cục trưởng Cục quân y rồi Bộ trưởng Bộ Y tế đảm trách trong công tác này không nhỏ.

Ngay sau khi cách mạng tháng tám thành công, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước là phải xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân để đối phó với thù trong, giặc ngoài, bảo vệ chính quyền nhân dân còn non trẻ và bảo vệ thành quả cách mạng. Xuất phát từ yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Y tế, ngày 24/11/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 66 cho phép Bộ Y tế được quyền trưng dụng các bác sỹ, dược sỹ vào làm việc trong các cơ quan y tế của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng. Quan niệm của Người về một nền y học Việt Nam cũng phải bao gồm cả Dân y và Quân y trong mối kết hợp chặt chẽ và yêu cầu: ”Y tế và Quân y đều cố gắng làm việc... cần phải đoàn kết chặt chẽ, cộng tác mật thiết...”. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đặt nền móng cho công tác kết hợp và mô hình kết hợp Quân Dân y cách mạng.

Kết hợp Quân Dân y là một tất yếu lịch sử

Trong thời kỳ hiện nay, mô hình Quân dân Y kết hợp “KHQDY xây dựng nền quốc phòng toàn dân và phục vụ sức khoẻ nhân dân” với mô hình kết hợp ở 4 cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã và những nội dung hoạt động cơ bản là tham gia củng cố y tế cơ sở, phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh và đào tạo cán bộ y tế đã trực tiếp phát huy thành quả và mô hình được đề ra bởi các bậc tiền nhiệm mà bác sĩ Vũ Văn Cẩn là một trong những người đi tiên phong.

  
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chủ Tịch, cách mạng Việt Nam đã phát triển lên tầm cao mới có về lượng về chất, đã giành được những thắng lợi quan trọng mang tầm vóc lịch sử như: cách mạng tháng tám thành công, đưa nước ta từ thuộc địa của Pháp không có tên trên bản đồ thế giới thành một nước độc lập, nhân dân ta từ kiếp nô lệ làm thuê lên làm chủ đất nước; Chiến thắng lịch sử Điện biên phủ đã đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược ra khỏi nước ta, đánh đổ chủ nghĩa Thực dân cũ, giải phóng hoàn toàn miền Bắc; Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh toàn thắng, đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược ra khỏi nước ta, đánh đổ chủ nghĩa Thực dân mới, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ này việc kết hợp Quân Dân y còn là tất yếu khách quan bắt nguồn từ đường lối chính trị cũng như đường lối quân sự, đường lối chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân của Đảng và Nhà nước, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu cao đẹp của chế độ ta: ”Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta phấn đấu để mọi người đều được chăm sóc sức khoẻ”.

        Kết hợp Quân Dân y trong quá trình cách mạng là sự kết hợp của hai bộ phận có cùng một nguồn gốc, có cùng một mục đích là chăm sóc sức khoẻ nhân dân và các lực lượng vũ trang cách mạng trong sự nghiệp xây dựng và bo vệ Tổ quốc. Vì vậy, kết hợp Quân Dân y là một sự kết hợp toàn diện, lâu dàivững chắc.

Ngày 16/4/1946, Bộ Quốc phòng ban hành Nghị định số 12/NĐ quy định nhiệm vụ và bộ máy Cục Quân y, ngày đó được coi là ngày thành lập Cục Quân y và là Ngày truyền thống của ngành Quân y. Với cương vị Cục trưởng Quân y, ông đã có nhiều cống hiến quan trọng không những góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành Quân y mà còn dày công vun đắp mô hình kết hợp Quân Dân y gắn với các hoạt động của ngành y tế nói chung và ngành quân y nói riêng. Tháng 12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, với khẩu hiệu: ”Tất cả cho tiền tuyến”, “Tất cả để chiến thắng” ngành y tế đã huy động toàn lực cho Quân y, từ cán bộ đến thuốc men, dụng cụ, phương tiện. Để phát huy hiệu quả của lực lượng Dân y cũng như Quân y trong hoàn cảnh còn thiếu cán bộ, thuốc men, phương tiện, ngày 21/1/1947, Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế đã triệu tập hội nghị liên tịch tại Việt bắc thống nhất một số vấn đề sau:

        Một là: xây dựng một chương trình phối hợp công tác giữa Quân y với Dân y trong các lĩnh vực sử dụng và điều động cán bộ, nhân viên, phân phối thuốc men, dụng cụ hiện có, đặt tại mỗi kỳ một Uỷ ban liên bộ Quốc phòng- Y tế để điều hành việc phối hợp hoạt động. Uỷ ban liên bộ ở Bắc kỳ do Y sỹ Vũ Đình Tụng đại diện Dân y và Bác sỹ Vũ Văn Cẩn đại diện Quân y. Uỷ ban ở Trung kỳ do Y sỹ Nguyễn Kinh Chi đại diện Dân y và Bác sỹ Trương Tấn Lập đại diện Quân y. Riêng Nam kỳ đã có Sở Quân Dân y nên không thành lập Uỷ ban này.

        Hai là: Thống nhất nguyên tắc sắp xếp cán bộ. Đối với cán bộ chuyên môn đang tòng sự và được xếp vào ngạch y tế sẽ ở lại làm việc trong các cơ sở Dân y còn những người hành nghề tư, sinh viên y khoa sẽ do Cục Quân y trưng dụng.

        Ba là: Đặt tại mỗi khu ở Bắc kỳ và Trung kỳ một Ban Giám đốc Quân Dân y khu để điều hoà sự phối hợp công việc giữa Quân y và Dân y trong khu, dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban liên bộ Quốc phòng- Y tế. Ban Giám đốc Quân Dân y khu có hai người: Giám đốc khu y tế đại diện cho Dân y, Quân y vụ trưởng đại diện cho Quân y.

        Trong quá trình hoạt động, giữa Quân y và Dân y luôn có sự trao đổi thông tin, kinh nghiệm và thường xuyên hỗ trợ để giải quyết những khó khăn trong công việc. Các hội nghị lớn của Quân y có đại diện Dân y tham dự và ngược lại các cuộc họp hàng năm của Bộ Y tế có đại diện Cục Quân y. Đặc biệt, tại Hội nghị Quân y toàn quân lần thứ 9 (16/2/1951) là Hội nghị lớn nhất của ngành Quân y từ khi thành lập đã được Bác sỹ Hoàng Tích Trí, Bộ trưởng Bộ y tế và Bác sỹ Tôn Thất Tùng, Thứ trưởng Bộ Y tế đến dự và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng.
 

        Trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, Quân y và Dân y là một, Quân y là một bộ phận không thể tách rời của ngành y tế cả nước. Khi Quân đội cần, cán bộ y tế mặc áo lính và trở thành chiến sỹ Quân y, ngược lại khi nhân dân cần, chiến sỹ Quân y cởi bỏ áo lính và trở thành cán bộ y tế. Đó là truyền thống dân tộc, thể hiện mối quan hệ gắn bó đã có từ hàng nghìn năm nay. Quân y và Dân y được giao nhiệm vụ riêng nhưng trên thực tế các c sở Quân y thường nhận khám chữa bệnh, cấp cứu cho nhân dân nơi đóng quân và ngược lại các cơ sở Dân y cũng sẵn sàng tiếp nhận và cứu chữa thương binh, bệnh binh khi cần thiết.

        Năm 1954, Sở Quân Dân y Nam bộ tổ chức hội nghị kiểm điểm công tác kết hợp Quân Dân y và đề ra phương hướng cho những năm tới. Mục tiêu của hội nghị là: Bồi dưỡng sức dân và đẩy mạnh kháng chiến, kiến quốc. Hội nghị tập trung vào một số vấn đề chủ yếu thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa Quân y và Dân y: Quân y lo cho bộ đội để bảo vệ nhân dân; Dân y lo cho nhân dân để bổ sung cho bộ đội; Nhân dân bị dịch sẽ lây sang bộ đội; Nhân dân mạnh khoẻ là lực lượng bổ sung cho bộ đội.

        Khi giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Y tế, Bác sỹ Vũ Văn Cẩn đã có nhiều đóng góp rất lớn đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành y tế Việt Nam. Ông đặc biệt quan tâm đầu tư để phát triển ngành Quân y lớn mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc đấu tranh giải phóng ở miền Nam và chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Trong kháng chiến chống Mỹ, sự kết hợp Quân y và Dân y ngày càng được hoàn thiện cơ về lý luận và hình thức tổ chức.

        Trong điều kiện thời bình, công tác kết hợp Quân Dân y phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, nhưng thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh, cấp cứu và cứu chữa nạn nhân khi có thiên tai, thảm hoạ... và đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ nhân dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đo và vùng dân tộc thiểu số.

Phát triển và hoàn thiện mô hình kết hợp Quân Dân y:
         Quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp Quân Dân y, phát huy thành quả xây dựng và phát triển mô hình kết hợp Quân Dân y của các cán bộ y tế tiền nhiệm trong đó có Bác sỹ Vũ Văn Cẩn, tại Hội nghị kết hợp Quân Dân y toàn quốc lần thứ nhất năm 1990 và lần thứ 2 năm 1995, lãnh đạo hai Bộ Y tế và Quốc phòng đã thống nhất hình thành Chương trình y tế 12 “Kết hợp Quân Dân y xây dựng nền quốc phòng toàn dân và phục vụ sức khoẻ nhân dân”, với mô hình kết hợp ở 4 cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã và những nội dung hoạt động cơ bản là tham gia củng cố y tế cơ sở, phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh và đào tạo cán bộ y tế.
         Qua lịch sử đấu tranh với thiên nhiên, chống ngoại xâm và nhất là thực tiễn hơn nửa thế kỷ đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ Tịch, có thể khẳng định chủ trương KHQDY trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân và các lực lượng vũ trang là đúng đắn, phù hợp với điều kiện của ngành y tế nước ta, phát huy hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời đánh giá cao vai trò của các tổ chức và cá nhân đã có nhiều đóng góp vào việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện mô hình kết hợp Quân Dân y, trong đó có Bác sỹ Vũ Văn Cẩn, Người đã có nhiều năm giữ cương vị Cục trưởng Cục Quân y và Bộ trưởng Bộ Y tế.

Kết hợp quân dân y trong công tác phòng chống sốt rét

 

Công tác kết hợp Quân - Dân y trong phòng chống sốt rét (PCSR) góp phần đẩy lùi bệnh sốt rét. Trong nhiều năm qua, hoạt động kết hợp Quân-Dân y trong phòng chống sốt rét (PCSR) ở các tỉnh trong cả nước đã được thực hiện tuy chưa được đều khắp nhưng đã mang lại nhiều hiệu quả đáng kể và thiết thực. Năm 2004 thông tư liên tịch số: 05/2003/TTLT-BYT-BQP hướng dẫn về công tác Kết hợp Quân - Dân y trong PCSR đã được triển khai ở các địa phương. Hầu hết các tỉnh đã thành lập Tiểu ban Quân – Dân y, Sở y tế, Trung tâm PCSR tỉnh cùng Ban quân Y biên phòng, tỉnh đội, quân y các Quân đoàn, Quân khu đã tiến hành ký kết hợp đồng trách nhiệm, phân công nhiệm vụ rất cụ thể như: giám sát phát hiện, xét nghiệm lam máu, điều trị bệnh nhân sốt rét, tổ chức cấp - uống thuốc dự phòng, tẩm màn và phun thuốc diệt muỗi cho bộ đội và dân trong khu vực đóng quân, hướng dẫn cho y tế thôn - xã về chuyên môn kỹ thuật trong PCSR, cũng như y tế địa phương tổ chức các lớp tập huấn cho quân y các đơn vị bộ đội đóng quân trong địa phương mình.

Đặc biệt là công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ (TTGDSK), PCSR đã được các đơn vị quân y lồng ghép trong các đợt chiến dịch, công tác dân vận nắm địa bàn.Theo báo cáo của 21 Trung tâm PCSR tỉnh  năm 2004, kết quả KHQDY trong PCSR đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần tăng cường các hoạt động PCSR được tốt hơn ở các vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Đáng chú ý những tỉnh đã thành lập Ban Quân - Dân y, thì các hoạt động được thúc đẩy mạnh mẽ, và theo một chủ trương đã thống nhất. Công tác khám, phát hiện và điều trị, phòng chống vector cho nhân dân vùng sâu, vùng xa,  khu vực biên giới chủ yếu dựa vào sự giúp đỡ của các đồn biên phòng và đơn vị bộ đội đóng quân.

Xây dựng phòng khám hoặc trạm y tế Quân – Dân y:

           Phong trào và công tác này đã được Quân y các địa phương chú trọng, nhiều địa phương, quân y đã  phối hợp cùng y tế địa phương xây dựng các trạm y tế Quân – Dân y từ nguồn kinh phí Quốc phòng và cử cán bộ quân y tham gia thường trực, để khám bệnh, lấy lam máu xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét cho nhân dân trong vùng. Các tỉnh Đăk Nông, Cao Bằng, Tây Ninh, …đã xây dựng được 2 trạm theo mô hình Quân - Dân y kết hợp với sự trang bị kính hiển vi, hoá chất, vật tư xét nghiệm, thuốc sốt rét của Trung tâm PCSR tỉnh; một số địa phương khác, Quân y đã sửa chữa lại cơ sở khám và điều trị cho y tế xã, hỗ trợ trang bị, đồng thời tăng cường cán bộ quân y cho y tế xã. Đặc biệt là các khu vực biên giới, quân y bộ đội biên phòng đóng vai trò quan trọng trong công tác khám chữa bệnh nói chung và công tác PCSR nói riêng.

Diện bao phủ  các hoạt động PCSR:

Nhìn chung các tỉnh nằm trong vùng sốt rét lưu hành có bộ đội đóng quân, thì lực lượng quân y đã phối hợp với y tế địa phương triển khai các hoạt động PCSR cho nhân dân. Tất cả các tỉnh thuộc khu vực sốt rét lưu hành, quân y đều đã được các Trung tâm PCSR tỉnh hỗ trợ các vật tư, lam xét nghiệm, hoá chất phun tẩm, bình bơm và thuốc SR để các đơn vị quân y trên địa bàn tăng cường khả năng giúp dân và giúp cho chiến sỹ của đơn vị mình. Đặc biệt một số tỉnh có đường biên giới, các Trung tâm PCSR tỉnh đã trang bị kính hiển vi song song với việc đào tạo mới và đào tạo lại cho cán bộ quân y, để tăng cường công tác phát hiện và tăng cường khả năng chẩn đoán, điều trị, tập huấn kiến thức PCSR cho lực lượng quân y đóng quân trên địa bàn địa phương, nhằm trang bị kiến thức PCSR cho quân y, cụ thể như: Kontum, Gialai, Đak Nông, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tây Ninh, Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An,…Từ thực tiễn kết quả các hoạt động KHQDY trên đã góp phần đáng kể vào công tác PCSR trên địa bàn cả nước, đặc biệt là những khu vực vùng sâu, vùng xa mà khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế còn hạn chế.

Hoạt động KHQDY đã phủ khắp cả nước, theo phương hướng của chương trình 12 của hội nghị KHQDY với  sự chỉ đạo của Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng (Ban chỉ đạo Quân - Dân Y Trung ương và Tiểu Ban kết hợp Quân – Dân Y trong PCSR Trung ương) và có sự chỉ đạo của UBND các tỉnh, sự phối hợp và hỗ trợ của Sở Y tế và Trung tâm PCSR các tỉnh, đồng thời có thông tư liên tịch số: 05/2003/TTLT-BYT-BQP hướng dẫn về công tác Kết hợp Quân - Dân y trong PCSR, sẽ là cơ sở vững chắc cho công tác Kết hợp Quân - Dân y trong PCSR năm 2005 và các năm tiếp theo.

Chương trình kết hợp quân dân y sẽ không hiệu quả nếu không có trách nhiệm + tấm lòng

Phần lớn các tỉnh có vùng sốt rét lưư hành có các vùng rừng núi, sâu xa, khó khăn về kinh tế và hạn chế về nhận thức, địa hình hiểm trở và bị chia cắt nhiều, lại thường xuyên xảy ra thiện tai, thảm họa,…Ngành y tế luôn ở trong thế “Vượt khó đi lên” nhưng những người thầy thuốc nơi đây đã không ngừng nổ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụchăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong kết quả chung ấy có phần đóng góp không nhỏ của lực lượng quân y trong chương trình kết hợp quân dân y được triển khai rất hiệu quả trong nhiều năm qua. Vai trò của chương trình QDYKH đã thực sự mang lại hiệu quả to lớn và thiết thực, đặc biệt trong các hoạt động CSSK cho người dân vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới và hải đảo. Một nôi dung khác cũng vô cùng quan trọng với chương trình KHQDY là việc phối hợp với y tế địa phương phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bện, vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, chương trình còn tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ y tá thôn bản, trạm y tế các xã, các ban ngành đoàn thể, tình nguyện viên, các đội cấp cứu lưu động thuộc các xã có nguy cơ ra dịch bệnh và thảm họa,…Một trong những việc làm hết sức ý nghĩa, thiết thực và cũng là nhiệm vụđược đặc biệt quan tâm của chương trình KHQDY là thực hiện phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”. Triển khai thực hiện nhiệm vụ này luôn được mỗi cán bộ ngành y tế và những người thực hiện chương trình KHQDY nói riêng đặc biệt quan tâm, chú trọng.

Khá nhiều điển hình trong phong trào KHQDY, nổi bật nhất là các tỉnh Thừa Thiên Huế, Yên Bái, Đăk Nông,…đây là những nơi thiếu cán bộ y tế, đặc biệt là bác sĩ các đơn vị tuyến huyện, đặc biệt các huyện vùng cao. Số lượng và chất lượng hạn chế, không thể đáp ứng được với yêu cầu thực tế, dẫn đến các chất lượng dịch vụ còn thấp, chưa được thỏa đáng; cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhiều cơ sở y tế đã xuống cấp, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân và bộ đội. Hầu hết các bệnh viện đang trong giai đoạn vừa nâng cấp vừa phục vụ người bệnh nên ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Việc thiếu phương tiện kỹ thuật và cán bộ có chuyên môn cao dẫn đến kỹ thuật chậm phát triển, nhất là tuyến huyện.

Thật vậy, KHQDY là vô cùng quan trọng, yếu tố tiên quyết để tạo nên hiệu quả của các chương trình y tế và các hoạt động khác, KHQDY tại hầu hết các tỉnh trong điểm đã trở thành một mô hình thường xuyên đạt hiệu quả cao và càng ngày trở thành điểm nhân rộng cho các đơn vị bạn, chương trình này rất đặc biệt, nhất là tại các tỉnh có đường biên giới đường bộ và hải đảo với các nước bạn Lào, Cambodia, Trung Quốc như Quảng Trị, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Kon Tum, An Giang, Tây Ninh,… và đến hôm nay phần lớn các tỉnh thành trong cả nước đều có đơn vị quân y đóng trên địa bàn, chia sẻ gánh vác và giảm nhẹ gánh nặng bệnh nhân trong khu vực mình phụ trách cho các bệnh viện, đơn vị y tếcủa các nước bạn láng giềng.

Một điển hình rất rõ nét trong phong trào KHQDY trong PCSR tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tại đây hệ thống quân, dân y tham gia công tác PCSR từ tuyến tỉnh đến các cơ sở đã được kiện toàn. Trung tâm PCSR-KST-CTthường xuyên quan hệ công tác chặt chẽ, chỉ đạo nhiệm vụ và hỗ trợ các điều kiện cần thiết trực tiếp cho Ban Quân y Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 92, Sư đoàn 968, Sư đoàn 384 thuộc Quân khu 4 đóng quân trên địa bàn để làm nhiệm vụ phòng, chống sốt rét cho cán bộ, chiến sĩ và giúp dân ở các cơ sở vùng sốt rét lưu hành. Ban Quân y Bộ đội Biên phòng quản lý, chỉ đạo trực tiếp quân y các Đồn Biên phòng 627, 629, 633, 637; Ban Quân y Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh quản lý, chỉ đạo trực tiếp quân y Đoàn 192 quy tập mộ liệt sĩ tại nước bạn Lào, các Đội công tác cơ sở tại huyện vùng cao, biên giới A Lưới. Ban Quân y Sư đoàn 968, Sư đoàn 384 quản lý, chỉ đạo trực tiếp quân y Trung đoàn 176, các đơn vị xây dựng các công trình phát triển kinh tế-xã hội làm nhiệm vụ tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tại cơ sở, lực lượng quân y đã kết hợp công tác chặt chẽ với lực lượng dân y của Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã và nhân viên y tế thôn bản để cùng tham gia nhiệm vụ phòng chống sốt rét một cách có hiệu quả trong mục tiêu hướng về cơ sở bằng các hoạt động cụ thể.

Các đơn vị quân y đã được Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng tỉnh hỗ trợ thuốc men, hoá chất, dụng cụ, tiền công tẩm màn, kinh phí tập huấn chuyên môn nghiệp vụ ...năm 2007 để bảo đảm các hoạt động an ninh quốc phòng và giúp dân trên địa bàn đóng quân. Năm 2007, phần kinh phí hỗ trợ của dân y cho các đơn vị quân y là 174.849.416 đồng. Quân y cũng đã có trách nhiệm tăng cường hoạt động cho các Trạm Y tế cơ sở có yêu cầu và có tình hình sốt rét biến động, gia tăng. Năm 2007, Trung tâm phòng chống SR-KST-CT cũng đã hỗ trợ Quân y Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng điểm kính hiển vi phát hiện, điều trị bệnh sốt rét tại cửa khẩu biên giới A Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mô hình này có hiệu quả sẽ triển khai mở rộng cho cửa khẩu Hồng Vân, A Lưới. Định kỳ hàng tháng, các Trạm Y tế cơ sở và quân y cơ sở chấp hành nghiêm túc việc tham gia giao ban cùng với Đội Y tế Dự phòng, Trung tâm Y tế huyện và Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng tỉnh để báo cáo tình tình, tiếp nhận sự chỉ đạo trực tiếp để khắc phục các khó khăn, tồn tại, nâng cao năng lực hoạt động phòng, chống bệnh sốt rét tại cơ sở.

Ngoài công tác PCSR có sự KHQDY, công tác phòng, chống dịch bệnh khắc phục hậu quả thiên tai cũng được đẩy mạnh. Trong mùa bệnh phát triển và trong thời gian có nguy cơ xảy ra thiên tai, bão lụt. Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng tỉnh đã chỉ đạo các cơ sở quân, dân y tiếp nhận đầy đủ thuốc men, dụng cụ để chủ động nhiệm vụ công tác khi có tình huống xảy ra, giao thông bị gián đoạn từ tỉnh, huyện đến cơ sở. Sau khi có thiên tai, bão lụt xảy ra, Trung tâm Phòng chống SR-KST-CT tỉnh đã có mặt tại các cơ sở bị thiệt hại nặng để khảo sát tình hình, ghi nhận các vấn đề khó khăn, hỗ trợ kịp thời các điều kiện, huy động lực lượng quân, dân y cơ sở tham gia các hoạt động giám sát, phát hiện, điều trị bệnh để khắc phục hậu quả, chủ động phòng, chống dịch bệnh sốt rét có khả năng xảy ra. Trong năm 2007, thiên tai, bão lụt gây thiệt hại nặng ở các vùng trọng điểm sốt rét đã được lực lượng quân, dân y của tỉnh, huyện kịp thời có mặt ngay tại địa bàn để giám sát dịch tễ, phát hiện các yếu tố có nguy cơ xảy ra dịch bệnh, báo cáo lãnh đạo Sở Y tế và Viện SR- KST-CT nhằm hỗ trợ bổ sung thêm kinh phí, thuốc men, hóa chất, dụng cụ khắc phục hậu quả như màn chống muỗi, hoá chất tẩm màn, thuốc điều trị, kính hiển vi ... Các chiến dịch truyền thông giáo dục, tẩm màn ngủ bằng hóa chất, khám, phát hiện, điều trị bệnh sốt rét đã được triển khai thực hiện ngay sau khi có thiên tai, bão lụt xảy ra bằng sự huy động toàn bộ lực lượng quân, dân y cùng tham gia thực hiện để chủ động khống chế bệnh phát triển, gia tăng và xảy ra dịch sốt rét tại địa phương. Công tác phòng, chống dịch bệnh sốt rét nói chung và phòng, chống dịch bệnh sốt rét khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt nói riêng đã được tỉnh, huyện quan tâm, chú ý trong hoạt động quân, dân y kết hợp tại các cơ sở nên năm 2007; nguy cơ dịch bệnh và dịch sốt rét đã được khống chế không xảy ra, không gây thiệt hại đến phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Đồng thời, công tác khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách và đào tạo y tế thôn bản cũng thực hiện và hoạt động hiệu quả thiết thực.

Trong năm 2007, công tác kết hợp quân dân y trong phòng chống sốt rét đã được Trung tâm Phòng chống Sốt rét -Ký sinh trùng-Côn trùng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với các lực lượng quân y trên địa bàn triển khai có hiệu quả. Để duy trì thành quả đã đạt được một cách bền vững, lâu dài. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục huy động lực lượng quân, dân y kết hợp tham gia tích cực công tác kiểm soát sốt rét ngoại lai ở các cơ sở và từ biên giới Lào để tổ chức các biện pháp can thiệp phù hợp, đẩy lùi sốt rét nội địa ở các vùng còn lưu hành bệnh, khống chế tốt sốt rét ngoại lai và ngăn chận nguy cơ thảm họa sốt rét quay trở lại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nói tóm lại, Chương trình Kết hợp quân dân y trong phục vụ chăm sóc, sức khỏe nhân dân nói chung và trong công tác PCSR nói riêng thời gian qua tại hầu hết các tỉnh, đặc biệt các tỉnh vùng cao, khó khăn về nhiều mặt, lực lượng y tế còn nhiều hạn chế rất có hiệu quả và ngày càng phát triển. Trong thời gian đến các mô hình như thế nên được nhân rộng để công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt hiệu quả cao nhất.

Ngày 01/09/2008
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
(tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích