Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 0 9 3 0
Số người đang truy cập
2 7 8
 Góc thư giản
Già hóa dân số đang là một trong những thách thức toàn cầu
Người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số và ngăn chặnngược đãi người cao tuổi

Trong bối cảnh già hóa dân số toàn cầu trong đó có Việt Nam, đồng nghĩa với tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng kéo theo những thách thức tiềm năng trong việc giảm đi gánh nặng và tối đa hóa sự đóng góp của người cao tuổi cùng vấn nạn ngược đãi người cao tuổi ngày càng trở nên phổ biến.

Tốc độ già hóa dân số nhanh chóng chứng tỏ chế độ chăm sóc sức khỏe cũng như an sinh xã hội của quốc gia đó ổn định làm tăng tuổi thọ người dân nhưng cũngphát sinh hàng loạt vấn đề như dân số già đồng nghĩa với việc phải chi phí nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe, hưu trí, trợ cấp, an sinh xã hội; trong khi chưa thích ứng với dân số già làm mức tích lũy quốc gia không đáp ứng kịp nhu cầu xã hội.Tình trạng già hóa dân số đồng nghĩa tỷ lệ người cao tuổi ngày càng gia tăng được xem là cơ hội cũng như thách thức khi vấn nạn lạm dụng hay ngược đãingười cao tuổi ngày càng gia tăng, “Ngày thế giới phòng chống ngược đãi người cao tuổi”hay “Ngày nâng cao nhận thức lạm dụng người cao tuổi thế giới”(World Elder Abuse Awareness Day)được tổ chức vào 15/6 hàng năm theo nghị quyết 66/127 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc (United Nations General Assembly) nhằm chống lại sự lạm dụng hayngược đãi đối với những thế hệ lớn tuổi hơn chúng ta.


Tốc độ già hóa dân số nhanh chóng chứng tỏ chế độ chăm sóc sức khỏe cũng như an sinh xã hội của quốc gia đó ổn định làm tăng tuổi thọ người dân

Người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số

Theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA),già hóa dân số hay dân số đang già là tình trạng dân số trong đó tỷ lệ người ≥ 65 tuổi chiếm từ 7% tổng dân số trở lên hoặc tỷ lệ người ≥ 60 tuổi chiếm từ 10% tổng dân số trở lên; giai đoạn dân số già hay dân số đã già là tình trạng dân số trong đó tỷ lệ dân số ≥ 65 tuổi chiếm từ 14% tổng dân số trở lên, còndân số siêu già là tình trạng dân số trong đó tỷ lệ người ≥ 65 tuổi chiếm từ 21% dân số trở lên.Cùng với đó, phần lớn người cao tuổi không có tích lũy vật chấtvẫn phải lao động kiếm sống, trong khi họ rất dễ bị tổn thương với những rủi ro kinh tế, xã hội khi con cái không có việc làm và cuộc sống ổn định. Ngoài ra, hiện nay cơ cấu và mô hình bệnh tật ở người cao tuổi đang có xu hướng chuyển dịch theo các bệnh không lây nhiễm (NCDs) vàbệnh mãn tính như hô hấp, tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ, tiểu đường, xương khớp, rối loạn chuyển hóa…dẫn đến chi phí chăm sóc y tế cao gây tăng áp lực quá tải bệnh viện đòi hỏi phải có chính sách phù hợp cho người cao tuổi để đối phó với tình trạng già hóa dân số nhanh hơn dự báo.Thậm chí, nhiều chính phủ và các nhà kinh tế còn nhìn nhận tình trạng già hóa dân số như một nguy cơ tiềm năng nhưng UNFPA không quan niệm tiêu cực như vậy khi đưa ra những thay đổi trong các chính sách kinh tế và y tế cũng như cách tiếp cận giúp các quốc gia có một tương lai tốt hơn bằng cách giảm đi những gánh nặng và tối đa hóa sự đóng góp của người cao tuổi.UNFPA dự báo đến năm 2050 sẽ có gần 1,3 tỷ người trên 60 tuổi sống ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương tương đương với 2/3 số nam giới và phụ nữ cao tuổi trên toàn thế giới sẽ tác động lớn đến nền kinh tế của các nước đang phải đối mặt với sự giảm sút đáng kể dân số trong độ tuổi lao động và gia tăng số người cao tuổi phụ thuộc.


Ở Việt Nam, tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng trong tỷ lệ già hóa dân số ngày càng tăng

Ở Việt Nam, theo Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Bộ Y tế (MOH)tỷ lệ tăng dân số giảm từ 3,5% (1960) xuống còn 1,06% (2012) dẫn đến quy mô dân số ổn định, tính đến tháng 4/2014, dân số Việt Nam đạt 90.493.352 ngườigồm 44.618.668 nam (49,3%) và 45.874.684 nữ (50,7%);số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cũng giảm mạnh từ 6,3 con (1960) xuống còn 2,05 (2012); tuổi thọ bình quân của người dân cũng tăng từ 40 tuổi (1960) lên 73 tuổi (2012). Mặc dù vậy, công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình cũng bộc lộ nhiều khó khăn thách thức khi tốc độ tăng dân số tuy đã giảm mạnhnhưng quy mô dân số vẫn lớn và mật độ dân số cao 260 người/1km2trong khi chất lượng dân số chưa được cải thiện, mất cân bằng giới tính khi sinh và tốc độ già hóa dân số quá nhanhnếu không có phương án giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, xã hộiquốc gia cũng như toàn cầu.


Cô đơn và vô vọng, nỗi buồn của người cao tuổi
(ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa)

Vấn nạn ngược đãi người cao tuổi

Ngày 14/6/2017là“Ngày nâng cao nhận thức lạm dụng người cao tuổi thế giới”(World Elder Abuse Awareness Day), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết cứ 6 người cao tuổi thì có 1 người bị lạm dụng hay ngược đãi trên phạm vi toàn cầu cao hơn ước tính và dự đoán trước đó khi dân số tăng lên. Theo một nghiên cứu mới được WHO công bố trên tạp chí Lancet Global Health dựa trên bằng chứng tốt nhất có được từ 52 nghiên cứu ở 28 quốc gia từ các vùng khác nhau bao gồm 12 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình cho thấy trong 16% số người trên 60 tuổi thì có 11,6% bị lạm dụng tinh thần (psychological abuse);6,8% bị lạm dụng tài chính (financial abuse); 4,2% bị bỏ rơi (neglect); 2,6% bịlạm dụng thể chất (physical abuse) và 0,9% bị lạm dụng tình dục (sexual abuse). Cố vấn y tế cao cấp (Senior Health Adviser) về tuổi già và sức khỏe người cao tuổi của WHO, bà Alana Officer phát biểu: "Sự lạm dụng người cao tuổi đang gia tăng với 141 triệu người cao tuổi trên toàn thế giới gây ra những tổn hại cá nhân và xã hội nghiêm trọng,chúng ta phải hành động nhiều hơn nữa để ngăn chặn các hình thức lạm dụng khác nhau với tần suất ngày càng tăng như hiện nay".


Tình trạng lạm dụng người cao tuổi đã trở thành vấn nạn toàn cầu

Ngược đãi người cao tuổi (Elder abuse)

Thông tin cập nhật tháng 6/2017của WHO cho biết khoảng 1/6 người lớn tuổi bị ngược đãi trong năm qua, tỷ lệ ngược đãi có thể cao hơn với người cao tuổi sống trong cơ sở dưỡng lão hơn ở cộng đồng, ngược đãi người cao tuổi có thể dẫn đến thương tích nghiêm trọng và các hậu quả tâm lý kéo dài được dự đoán sẽ tăng lên khi nhiều quốc gia đang trải qua thời kỳ già hóa dân số nhanh chóng khi dân số toàn cầu của người ≥ 60 tuổi sẽ tăng gấp đôi, từ 900 triệu (năm 2015) lên khoảng 2 tỷ (năm 2050).Theo WHO, ngược đãi người cao tuổi là hành động đơn lẻ hoặc lặp đi lặp lại hoặc thiếu hành động phù hợp xảy ra trong bất kỳ mối quan hệ nào khi có sự mong đợi của lòng tin, gây tổn hại cho người lớn tuổi; làloại bạo lực vi phạm nhân quyền bao gồm ngược đãi thể chất, tình dục, tâm lý và cảm xúc;lạm dụng tài chính và vật chất; bị bỏ rơi làmtổn thương nghiêm trọng về nhân phẩm và sự tôn kính.


Người cao tuổi không có tích lũy khi về già vẫn phải lang thang tìm việc làm kiếm sống
(ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa)

Phạm vi vấn đề (Scope of the problem)

Ngược đãi người cao tuổi là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng, theo một nghiên cứu năm 2017 dựa trên bằng chứng tốt nhất thu thập được từ 52 nghiên cứu ở 28 quốc gia từ các vùng khác nhau bao gồm 12 quốc gia có mức thu nhập thấp và trung bình. WHO ước tính trong năm qua, 15,7% người ≥ 60 tuổi bị một số hình thức ngược đãi. Tuy nhiên,tỷ lệ này có thể thấp hơn thực tế vì chỉ có 1 trong 24 trường hợp ngược đãi người cao tuổi được báo cáodo họ thường không muốn thông báotình trạng ngược đãi gia đình, bạn bè hoặc chính quyền.Dữ liệu về mức độ vấn đề ở các cơ sở bệnh viện, nhà dưỡng lão và khu chăm sóc dài hạn khác rất hiếm nhưng một khảo sát của nhân viên điều dưỡng Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ có thể cao với 36% chứng kiến ​​ít nhất 1 trường hợp lạm dụng thân thể của một bệnh nhân cao tuổi trong năm trước;10% đã thực hiện ít nhất 1 hành vi lạm dụng thể chất đối với một bệnh nhân cao tuổi;40% thừa nhận đã lạm dụng tâm lýbệnh nhân,thậm chí còn quá ít dữ liệu về lạm dụng hay ngược đãi người cao tuổi trong hoàn cảnh thể chế các nước đang phát triển.Các hành vi lạm dụng trong các cơ sở bao gồm kiềm chế thể chấtbệnh nhân, tước đoạt phẩm giá (để họ mặc quần áo bẩn) hàng ngày;cố tình cung cấp sự chăm sóc không đầy đủ (để mặc cho các vếtthương phát triển); cho phép sử dụngthuốc quá liều và giữ lại thuốc men, phó mặc cảm xúc và lạm dụng.Ngược đãi người cao tuổi có thể dẫn đến thương tích cơ thể,từ vết xước nhỏ và vết bầm tím đến bẻ gẫy xươnghoặc chấn thương đầu gây khuyết tật cùng các hậu quả nghiêm trọngkéo dài, tâm lýtrầm cảm và lo âucó thể dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng vì xương của họ dễ bị dòn gẫy và hồi phục lâu hơn.Thậm chí những thương tích tương đối nhẹ cũng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng và lâu dài hoặc thậm chí tử vong,một nghiên cứu theo dõi 13 năm cho thấy các nạn nhân của sự ngược đãi người cao tuổi có nguy cơ chết sớm gấp đôi so với những người không phải là nạn nhân của sự ngược đãi người cao tuổi.Trên toàn cầu, số trường hợp lạm dụng người cao tuổi được dự báo sẽ tăng do nhiều quốc gia già hóa dân số nhanh chóng, dự đoán đến năm 2025, dân số toàn cầu độ tuổi ≥ 60 tuổi sẽ tăng hơn gấp đôilên khoảng 1,2 tỷ người so với 542 triệu (năm 1995); đến năm 2050, dân số toàn cầu ≥ 60 tuổi tăng lên khoảng 2 tỷ người so với 900 triệu (năm 2015) với phần lớn người cao tuổi sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.Nếu tỷ lệ nạn nhân ngược đãi người lớn tuổi vẫn không đổi, số nạn nhân sẽ tăng nhanh do dân số già đến năm 2050 sẽ tăng lên đến 320 triệu người.


Người cao tuổi thấy cô đơn vì mất đi tình cảm người thân của mình
(ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa)

Các yếu tố nguy cơ (Risk factors)

Các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng lạm dụng người cao tuổi có thể được xác định ở các cấp độ cá nhân, mối quan hệ, cộng đồng và văn hoá-xã hội.

- Cá nhân(individual): nguy cơ cấp độ cá nhân bao gồm sức khoẻ thể chất và tinh thần của nạn nhân, rối loạn tâm thần, rượu và lạm dụng chất gây nghiện trong người lạm dụng,các yếu tố cấp độ cá nhân khác có thể làm tăng nguy cơ lạm dụng như giới tính của nạn nhân và tình trạng sống chung.Trong khi nam giới cao tuổi có nguy cơ lạm dụng như phụ nữ, ở một số nền văn hoá nơi phụ nữ có địa vị xã hội thấp kém hơn, phụ nữ cao tuổi có nguy cơ cao bị bỏ rơi và lạm dụng tài chính (như tịch thu tài sản của họ) khi góa bụa,phụ nữ cũng có nguy cơ cao hơn về các hình thức lạm dụng, thương tích dai dẳng và nghiêm trọng.


Người cao tuổi rất cần tình cảm người tân của mình

- Mối quan hệ (relationship): Tình trạng sống chung là một yếu tố nguy cơ lạm dụng người cao tuổi,hiện vẫn chưa rõ liệu vợ hoặc chồng hoặc con lớn của người cao tuổi có nguy cơ ngược đãi cao hơn hay không.Sự phụ thuộc vào người cao tuổi (thường là tài chính) của kẻ ngược đãi cũng làm tăng nguy cơ lạm dụng,trong một số trường hợp lịch sử lâu dài các mối quan hệ gia đình nghèo có thể xấu đi do căng thẳng khi người cao tuổi bị phụ thuộc chăm sóc nhiều hơn,kết cục khi nhiều phụ nữ phải đi làm ít thời gian chăm sóc người thân cao tuổi, sẽ thành một gánh nặng lớn hơn làm tăng nguy cơ ngược đãi.

- Cộng đồng (community): Sự cô lập về xã hội của người chăm sóc và người cao tuổi, thiếu các hỗ trợ xã hội là một yếu tố nguy cơ đáng kể cho việc lạm dụng người cao tuổi bởi người chăm sóc,nhiều người cao tuổi bị cô lập do mất năng lực thể chất hoặc tinh thần hoặc thông qua sự mất mát của bạn bè và các thành viên trong gia đình.

- Văn hoá-xã hội (socio-cultural): các yếu tố văn hóa xã hội có thể ảnh hưởng đến nguy cơ lạm dụng người cao tuổi bao gồm tình trạngmô tả người cao tuổi yếu đuối và phụ thuộc;xói mòn tình cảm giữa các thế hệ của một gia đình; hệ thống thừa kế và quyền sử dụng đất, ảnh hưởng đến việc phân chia tài sản vật chất trong gia đình;các cặp vợ chồng trẻdi cư sống ở nơi xa để cha mẹ cao tuổi một mình trong xã hội mà người già được truyền thống chăm sóc bởi con cái của họ; thiếu tiền chi trả cho việc chăm sóc.Trong các tổ chức, lạm dụng nhiều khả năng xảy ra khi các tiêu chuẩn chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ phúc lợi và các cơ sở chăm sóc cho người cao tuổi thấp; nơi nhân viên được đào tạo kém, được trả công và lao động quá sức; nơi thiếu môi trường vật lý và các chính sách hoạt động vì lợi ích của tổ chức chứ không phải cộng đồng.


Người cao tuổi bi khuyết tật lệ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người thân hay tổ chức

Ngược đãi người cao tuổi và sức khoẻ(Elder abuse and health)

Theo WHO, lạm dụng hay ngược đãi người cao tuổiđược hiểu là hành động hoặc hành động thiếu phù hợp có thể gây nguy hại cho người lớn tuổi, xảy ra trong bất kỳ mối quan hệ nào mà họ mong đợi sự nhờ cậy và lòng tin. Tất cả các loại lạm dụng người cao tuổi có thểảnh hưởng đến sức khoẻ và phúc lợi của họ, theo đó lạm dụng tinh thần(psychological abuse) là hành vi phổ biến nhất như các hành vi gây tổn hại cho chính bản thân người cao tuổi vềtâm lýcảm xúc xưng danh, gây sợ hãi, lúng túng, hủy hoại tài sản hoặc ngăn không cho họ gặp bạn bè và gia đình; lạm dụng tài chính (financial abuse) bao gồm lạm dụng bất hợp pháp tiền, củahoặc tài sản của người cao tuổi; bỏ rơi (neglect) bao gồm việc không đáp ứng nhu cầu cơ bản của người cao tuổi như thực phẩm, nhà ở, quần áo và chăm sóc y tế.Tác động sức khoẻ của lạm dụng bao gồm chấn thương và đau đớn (traumatic injury and pain)cũng như trầm cảm (depression), căng thẳng và lo lắng (stress and anxiety). Lạm dụng người cao tuổi có thể làm tăng tỷ lệ sử dụng nhà dưỡng lãovà các dịch vụ khẩn cấp, tăng nhập viện và tử vong.Bà Alana Officer cho biết thêm:"Mặc dù tần suất và hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ ngày càng tăng nhưng nạn lạm dụng người cao tuổi vẫn là một trong những loại bạo lực được điều tra ít nhất trong các cuộc điều tra quốc gia và ít được đề cập đến nhất trong kế hoạch quốc gia phòng ngừa bạo lực". WHO dự báo đến năm 2050, số người ≥ 60 tuổi sẽ tăng gấp đôi lên tới 2 tỷ người trên toàn cầu với phần lớn người cao tuổi sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nếu tỷ lệ người cao tuổi bị lạm dụng vẫn không thay đổi thì số người bị ảnh hưởng sẽ tăng nhanh do dân số già, tăng lên đến 320 triệu nạn nhân vào năm 2050.TS. Etienne Krug, Vụ trưởng Vụ Quản lý bệnh không lây nhiễm, phòng chống bạo lực và chấn thương (Management of Noncommunicable Diseases, Disability, Violence and Injury Prevention) của WHO cho biết: "Việc lạm dụng người cao tuổi hiếm khi được thảo luận trong các chu trình chính sách, ít được ưu tiên nghiên cứu và chỉ được giải quyết bởi một số ít các tổ chức. Chính phủ các quốc gia phải bảo vệ tất cả họ tránh khỏi bạo lực,nỗ lực làm sáng tỏ thách thức xã hội quan trọng này, hiểu rõ cách ngăn ngừa tốt nhất và giúp đưa ra các biện pháp cần thiết".


Ngăn chặn lạm dụng hay ngược đãi người cao tuổi

Ngăn chặn ngược đãi người cao tuổi

Chiến lược toàn cầu và kế hoạch hành động (Global strategy and action plan)

Vào tháng 5/2016, phiên họp Đại hội đồng Y tế thế giới lần thứ 69 (WHA 69), Bộ trưởng Bộ Y tế các nước thành viên của WHO đã thông qua “Chiến lược toàn cầu và Kế hoạch hành động về sức khỏe người cao tuổi” (Global Strategy and Action Plan o­n Ageing and Health) nhằm cung cấp hướng dẫn cho hành động phối hợp ở các quốc gia phù hợp với Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).Các hành động ưu tiên đối với lạm dụng người cao tuổi trong chiến lược này bao gồm tăng cường nghiên cứu về tần suất lạm dụng người cao tuổi đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình từ Đông Nam Á, Trung Đông và châu Phi là những khu vực có rất ít dữ liệu (improving studies o­n the frequency of elder abuse particularly in low- and middle-income countries from South-East Asia, Middle East and Africa, for which there is little data); thu thập bằng chứng và xây dựng hướng dẫn về những gì có hiệu quả để phòng ngừa có hiệu quả và đáp ứng ngược đãi người cao tuổi, trước hết các chính phủ cần đánh giá những nỗ lực hiện tại như đào tạo cho người chăm sóc, hướng dẫn sử dụng điện thoại trợ giúp khi cần thiết và đưa công bố những phát hiện này (collecting evidence and developing guidance o­n what works to effectively prevent and respond to elder abuse. As a first step, governments need to evaluate existing efforts, such as training for care givers and use of telephone helplines, and to publish these findings); hỗ trợ các quốc gia ngăn ngừa và ứng phó với lạm dụng người cao tuổi (supporting countries to prevent and respond to elder abuse).


Ngày thế giới phòng chống lạm dụng người cao tuổi(
World Elder Abuse Awareness Day)

Phòng ngừa(Prevention)

Nhiều chiến lược đã được thực hiện để ngăn chặn tình trạng lạm dụng hay ngược đãi người cao tuổi và hành động chống lại hoặc làm giảm nhẹ hậu quả của nó,các can thiệp đã được thực hiện chủ yếu ở các nước có thu nhập cao để ngăn chặn lạm dụng hay ngược đãi bao gồm các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng và chuyên nghiệp (public and professional awareness campaigns); sàng lọc các nạn nhân tiềm ẩn và người lạm dụng (screening of potential victims and abusers); các chương trình liên kết dựa vào học đường (school-based intergenerational programmes); can thiệp hỗ trợ người chăm sóc bao gồm quản lý căng thẳng và chăm sóc thay thế (caregiver support interventions (including stress management and respite care); các chính sách chăm sóc tại nhà để xác định và nâng cao các tiêu chuẩn chăm sóc (residential care policies to define and improve standards of care); đào tạo chăm sóc người sa sút trí tuệ (caregiver training o­n dementia).Các nỗ lực để đáp ứng và ngăn chặn lạm dụng tiếp theo bao gồm các biện pháp can thiệp như bắt buộc báo cáo lạm dụng đối với chính quyền (mandatory reporting of abuse to authorities); các nhóm tự giúp đỡ (self-help groups); an toàn nhà ở và nơi trú ẩn khẩn cấp (safe-houses and emergency shelters); các chương trình tâm lý cho ngườibị lạm dụng (psychological programmes for abusers); hỗ trợ điện thoại để cung cấp thông tin và giới thiệu (helplines to provide information and referrals); can thiệp hỗ trợ người chăm sóc (caregiver support interventions).


Ngành y tế phát hiện và điều trị các nạn nhân của các nhân viên chăm sóc sức khoẻ ban đầu

Bằng chứng về hiệu quả của hầu hết các biện pháp can thiệp này hiện tại rất hạn chế nhưng hỗ trợ người chăm sóc sau khi lạm dụng xảy ra làm giảm khả năng tái phát trở lạicùng các chương trình liên kết học đường để giảm thái độ xã hội tiêu cực và khuôn mẫu đối với người lớn tuổi cho thấy một số lời hứa hẹn cũng như hỗ trợ người chăm sóc để ngăn ngừa lạm dụng người cao tuổi trước khi nó xảy ra và nhận thức về vấn đề chuyên nghiệp.Bằng chứng cho thấy các dịch vụ bảo vệ người già và thăm viếng tại nhà của cảnh sát và nhân viên xã hội với người cao tuổi bụ ngược đãi thực tế có thể để lại hậu quả xấu, lạm dụng người cao tuổi ngày càng tăng. Phối hợp đa ngành và hợp tác liên ngành có thể góp phần làm giảm sự lạm dụng người cao tuổi gồmcác lĩnh vực phúc lợi xã hội thông qua việc cung cấp hỗ trợ pháp lý, tài chính và nhà ở; lĩnh vực giáo dục thông qua các chương trình giáo dục công và các chiến dịch nâng cao nhận thức;lĩnh vực y tế thông qua việc phát hiện và điều trị các nạn nhân của các nhân viên chăm sóc sức khoẻ ban đầu.Tại một số quốc gia, ngành y tế đã có vai trò dẫn đầu trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về lạm dụng người cao tuổi, trong khi ở các lĩnh vực khácphúc lợi xã hội đã đi đầu.Trên toàn cầu, quá ít người biết thông tin về lạm dụng người cao tuổi và cách phòng ngừa, đặc biệt ở các nước đang phát triển.Phạm vi và bản chất vấn đề chỉ mới bắt đầu được mô tả,nhiều yếu tố nguy cơ vẫn còn tranh cãi và hậu quả là bằng chứng cho những gì để ngăn chặnsự ngược đãi người cao tuổi là rất hạn chế.


WHO/SEARO/Chadin Tephaval

Đáp ứng của WHO(WHO response)

WHO và các đối tác hợp tác để ngăn chặn tình trạng lạm dụng ngược đãi người cao tuổi thông qua các sáng kiến giúp để xác định, định lượng và đáp ứng với các vấn đề bao gồm xây dựng bằng chứng về phạm vi lạm dụng ngược đãi người cao tuổi trong các thiết lập khác nhau (để tìm hiểu mức độ và bản chất của vấn đề ở cấp độ toàn cầu); phát triển hướng dẫn cho các nước thành viên và tất cả các ngành có liên quan để ngăn chặn tình trạng lạm dụng ngược đãi người cao tuổi và tăng cường phản ứng của họ với nó; phổ biến thông tin cho các quốc gia và hỗ trợ các nỗ lực quốc gia để ngăn chặn lạm dụng ngược đãi người cao tuổi; hợp tác với các tổ chức quốc tế và các tổ chức để ngăn chặn các vấn đề toàn cầu.

Ngày 27/06/2017
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo UNFPA, WHO và MOH)
(ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích