Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 6 8 5 6 5
Số người đang truy cập
5 5 5
 Góc thư giản
Phụ nữ nghèo nhất và thiệt thòi nhất vẫn có nguy cơ cao nhất về tử vong mẹ

Ngày 15/9/2016. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Những người phụ nữ nghèo nhất và thiệt thòi nhất vẫn có nguy cơ cao nhất về tử vong mẹ (Poorest and most marginalised women continue to be most at risk of maternal death) liên quan đến mang thai và sinh condo thiếu sự chăm sóc y tế đầy đủ và đúng mức để cứu mạng sống của họ.

Các tác giả một loạt bài đặc biệt được công bố trên Tạp chí The Lancet cảnh báo những nỗ lực bảo vệ sức khỏe mẹ cho tất cả phụ nữ ở phải được tăng lên đáng kể ở khắp mọi nơi vì sức khỏe tốt và hạnh phúc cho tất cả mọi người sẽ là phúc lợi và thịnh vượng của cộng đồng và xã hội mới đạt được. WHO ước tính khoảng 830 phụ nữ tử vong mỗi ngày do các nguyên nhân có thể phòng ngừa liên quan đến mang thai và sinh con, tiến bộ đáng kể trong việc làm giảm tử vong mẹ đã được thực hiện trên phạm vi toàn cầu. Từ năm 1990-2015, tỷ lệ tử vong mẹ giảm khoảng 44% nhưng các tác giả của loạt bài đăng trên tạp chí The Lancet lưu ý rằng ở cấp khu vực và quốc gia tiến bộ đạt được còn 'chắp vá' (patchy) và tốc độ cải thiện dường như chững lại.

Sự đa dạng và khác biệt (Diversity and difference)

Một trong loạt bài báo được công bố trên tạp chí The Lancet-chủ yếu là kiểm tra dữ liệu về tỷ lệ bệnh tật và tử vong mẹ, nhấn mạnh sự bất bình đẳng trong sức khỏe bà mẹ đang ngày càng trở nên đa dạng hơn và không đồng đều, cả trong và giữa các quần thể và các quốc gia. Các tác giả lưu ý tầm quan trọng đối với các nước ghi nhận sự phân bố không đồng đều này với sức khoẻ bà mẹ nghèo để đảm bảo việc thực hiện các hành động và xây dựng kế hoạch hiệu quả nhằm cải thiện sức khỏe bao gồm sự cần thiết phải giải quyết bất bình đẳng về tình trạng kinh tế-xã hội, sự giàu có, quyền con người và quyền tiếp cận tới chăm sóc sức khỏe. Doris Chou, nhân viên y tế của WHO và đồng tác giả nghiên cứu bình luận: "Ngay cả ở các nước có thu nhập cao, phụ nữ thiệt thòi và nghèo hơn đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn trong khi mang thai và sinh con bao gồm phụ nữ tị nạn và nhập cư, những người không có tư cách pháp lý cần thiết để tiếp cận tới chăm sóc y tế mà họ cần. Nhiều việc cần phải được thực hiện bởi tất cả các nước trên thế giới để giải quyết những bất bình đẳng trong việc cung cấp chăm sóc sức khỏe, chất lượng và tiếp cận vì sức khỏe bà mẹ là một chỉ dấu quan trọng đối với sự tiến bộ của các nước trong thời kỳ các mục tiêu SDGs sau năm 2015


Các gia đình chờ đợi gần một trại tị nạn quá cảnh cho người tị nạn và người di cư,Hy Lạp. UNICEF/Georgiev

Quá ít, quá nhiều (Too little, too much)

Một bài báo khác được công bố như một phần của loạt bài trên tạp chí The Lancet nhấn mạnh thêm sự đa dạng ngày càng tăng và sự khác biệt về sức khỏe mẹ, liên quan đến bản chất và chất lượng chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sinh con. Bài báo này so sánh hai tình huống cực kỳ khác biệt trong việc cung cấp chăm sóc sức khỏe bà mẹ: một tình huống mà các tác giả đề cập là quá ít, quá muộn (‘too little, too late’) và một tình huống khác là quá nhiều quá sớm’ (‘too much too soon’). 'Quá ít và quá muộn' đề cập việc cung cấp chăm sóc sức khỏe không đầy đủ bao gồm chăm sóc không đầy đủ các nguồn lực, chăm sóc chất lượng kém được đưa ra với các tiêu chuẩn dựa vào bằng chứng dưới đây hoặc từ chối sự chăm sóc hoặc không có sẵn cho đến khi quá muộn thường được áp dụng ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Điều này đã nhìn thấy một sự thúc đẩy hướng tới việc sinh nở tại các cơ sở có đội ngũ nhân viên không đầy đủ và được đào tạo kém, không đủ cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị và thiếu thực hành dựa trên bằng chứng thường có thể dẫn đến việc chăm sóc chất lượng kém làm cho mạng sống của phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ lớn hơn trong khi mang thai và sinh con. 'Quá nhiều quá sớmđề cập đến sử dụng các can thiệp không cần thiết mà không dựa vào bằng chứng cũng như các biện pháp can thiệp có khả năng cứu sống được sử dụng thích hợp nhưng có hại khi áp dụng thường xuyên hoặc quá nhiều. Tình trạng này đặc trưng bởi y tế hoá quá mức đang trở nên phổ biến hơn ở các nước thu nhập trung bình, được kết hợp với sự thiếu tôn trọng và lạm dụng phụ nữ trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Joshua Vogel, nhân viên kỹ thuật của WHO và đồng tác giả của nghiên cứu ghi chú: "Trong tất cả các nước và các bối cảnh, điều quan trọng là các nhà cung cấp chăm sóc y tế tuân thủ các khuyến nghị dựa trên bằng chứng đảm bảo việc chăm sóc có chất lượng tốt, kịp thời và tôn trọng".


WHO/PAHO

Đáp ứng của WHO (WHO response)

"Tử vong mẹ là một gánh nặng xã hội ở tất cả các các quốc gia trên thế giới và phản ánh sự chăm sóc sức khỏe nghèo nàn cũng như bỏ bê các quyền con người, các nước cần phải làm nhiều hơn để đảm bảo tất cả phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ thiệt thòi và nghèo hơn có quyền tiếp cận chăm sóc sức khỏe có chất lượng tốt trong suốt thời kỳ mang thai và sinh con". Ian Askew, Giám đốc bộ phận sức khỏe sinh sản và nghiên cứu bao gồm chương trình sinh sản của con người (Department of Reproductive Health and Research which includes the Human Reproduction Programme). Cải thiện sức khỏe mẹ là một trong những ưu tiên chính của WHO, WHO làm việc để đóng góp việc làm giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ bằng cách gia tăng bằng chứng nghiên cứu, cung cấp hướng dẫn chương trình và hướng dẫn lâm sàng dựa trên bằng chứng, thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu,và cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên.Ngoài ra, WHO ủng hộ các phương pháp điều trị hợp lý và hiệu quả hơn, thiết kế tài liệu đào tạo và hướng dẫn nhân viên y tế và hỗ trợ các nước thực hiện các chính sách, các chương trình và giám sát tiến độ.


3 ngày trước khi sinh, một phụ nữ Ấn Độ theo chồng đến trung tâm CSSK ban đầu. Ảnh/Khemka/UNIC

Chiến lược toàn cầu về sức khỏe của phụ nữ, trẻ em và sức khỏe vị thành niên (Global Strategy for Women’s, Children’s and Adolescents’ Health)

Trong kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) 2015 tại New York, Tổng thư ký UN Ban Ki-moon phát động Chiến lược toàn cầu về sức khỏe phụ nữ, sức khỏe của trẻ em và thanh thiếu niên (Global Strategy for Women's, Children's and Adolescents' Health) giai đoạn 2016-2030. Chiến lược này là một lộ trình cho chương trình nghị sự sau năm 2015 được mô tả bởi SDGs và tìm cách chấm dứt tất cả các trường hợp tử vong của phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên có thể phòng ngừa và tạo ra một môi trường mà ở đó các nhóm này không chỉ tồn tại mà còn phát triển thịnh vượng và nhìn thấy phúc lợi, sức khỏe và môi trường của họ được thay đổi.

Ngày 22/09/2016
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích