Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 3 9 5 5
Số người đang truy cập
3 6 5
 Hoạt động hợp tác Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Tổng kết Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống sốt rét giai đoạn 2009-2013, triển khai kế hoạch hoạt động năm 2014

Ngày 25/02/2014, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Ban Quản lý dự án Quỹ toàn cầu phòng chống sốt rét Việt Nam đã tổ chức “Hội nghị tổng kết Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống sốt rét giai đoạn 2009-2013, triển khai kế hoạch hoạt động năm 2014”.

Tổng kết Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống sốt rét giai đoạn 2009-2013:

Dự án "Tăng cường PCSR dựa vào cộng đồng tập trung vào những vùng SR lưu hành nặng còn lại và nhóm nguy cơ cao, nâng cao năng lực và tính bền vững của Chương trình PCSR quốc gia” được thực hiện là 5 năm từ 2009-2013. Mục tiêu chung của Dự án là "Tăng cường PCSR dựa vào cộng đồng tập trung vào những vùng SR lưu hành nặng còn lại và nhóm nguy cơ cao (đặc biệt nhóm dân di biến động), tăng cường giám sát ở những tỉnh lựa chọn có nguy cơ SR và dịch SR quay trở lại, tăng cường năng lực và tính bền vững của Chương trình PCSR quốc gia” với các mục tiêu cụ thể sau;

Mục tiêu 1: Nâng cao việc tiếp cận và sử dụng các biện pháp PCSR có hiệu quả;

Mục tiêu 2: Nâng cao việc tiếp cận và sử dụng chẩn đoán và điều trị SR có hiệu quả;

Mục tiêu 3: Tăng cường giám sát và khống chế dịch sốt rét;

Mục tiêu 4: Nâng cao năng lực của Dự ánQuốc gia phòng chống sốt rét.

Theo báo cáo của Ban QLDA QTC PCSR Việt Nam,hầu hết các chỉ số đánh giá dự án trong giai đoạn 2009-2013 đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, đặc biệt chỉ số về tỷ lệ bệnh nhân sốt rét và tử vong do sốt rét hàng năm đã giảm nhiều. Đến năm 2013, toàn quốc chỉ có 6 trường hợp tử vong do sốt rét xảy ra ở 6 tỉnh.Tuy nhiên, còn có 2 chỉ số chưa đạt mục tiêu đề ra là: Tỷ lệ ký sinh trùng trên dân số và số test chẩn đoán nhanh được sử dụng để phát hiện bệnh nhân sốt rét tại các tỉnh Dự án.

Tình hình tử vong do sốt rét:

Từ 2009-2013 có 54 trường hợp TVSR, tuy nhiên, số trường hợp tử vong do sốt rét giảm dần hàng năm từ 2009 tới nay. Năm 2013 toàn quốc có 6 trường hợp tử vong do sốt rét xảy ra tại 6 tỉnh, trong đó chỉ có 4 trường hợp ở các tỉnh Dự án gồm: Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Bình Phước giảm 80% (4/20) so với năm 2008. Trong đó có 2 tỉnh có nhiều bệnh nhân tử vong là Bình Phước hàng năm đều có bệnh nhân tử vong với tổng số 13 trường hợp và tỉnh Gia Lai có 4 năm để xảy ra tử vong với tổng số 8 trường hợp. Có 14 tỉnh không để xảy ra trường hợp tử vong nào.

Tình hình bệnh nhân sốt rét:

Số ca mắc sốt rét năm 2013 ở 29 các tỉnh được hưởng dự án so đều giảm 39,7% (26.342/43691) so với năm 2008. Có 16 tỉnh giảm mắc sốt rét nhiều trên 50% so với năm 2008 gồm : Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Ngãi, Đắk Nông, Tây Ninh, Bạc Liêu và Cà Mau. Có 9 tỉnh giảm mắc sốt rét dưới 50% so với năm 2008 gồm: Cao Bằng, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon tum, Lâm Đồng, Bình Phước. Có 25/29 tỉnh Dự án có BNSR giảm, 4 tỉnh có số mắc sốt rét tăng cao nhiều so với năm 2008 gồm: Phú Yên (tăng 152,8%), Bình Định (tăng 74,9%), Gia Lai (tăng 79,2%), Đắk Lắk (tăng 4,3%).

Về tình hình ký sinh trùng sốt rét:

Đến năm 2013, tổng số ký sinh trùng chung của 29 trỉnh Dự án tăng cao hơn nhiều so với năm 2008 (tăng 55,9%). Có 15 tỉnh có số ký sinh trùng tăng, trong đó các tỉnh có tăng nhiều trên 100% là: Phú Yên (tăng 342,3%); Gia Lai (tăng 212,0%), Đắk Lắk (tăng 192,0%); Bình Định (tăng 179,7%), Kon Tum (tăng 174,2%); Quảng Ngãi (tăng 152,9%); Quảng Nam (117,2%). Có 13 tỉnh giảm có số ký sinh trùng giảm, trong đó các tỉnh có giảm nhiều là: Lai Châu (giảm 91,5%); Hà Giang (giảm 90%); Điện Biên (giảm 74,5%); Cao Bằng (giảm 69,6%); Tây Ninh (giảm 63,4%). Như vậy, các tỉnh có số ký sinh trùng tăng nhiều trong năm 2013 so với năm 2008 tập trung chủ yếu ở khu vực ven biển miền Trung và Tây Nguyên. Các tỉnh có ký sinh trùng giảm nhiều chủ yếu là ở các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc và Nam Bộ. Đặc biệt có 4 tỉnh có tăng cả về số bệnh nhân sốt rét và ký sinh trùng sốt rét so với năm 2008 là: Phú Yên, Bình Định, Gia Lai và Đắk Lắk.

          Một trong những nguyên nhân của việc gia tăng KSTSR là do sự giao lưu dân số và số người từ nơi đến làm ăn theo thời vụ khó kiểm soát và bị nhiễm sốt rét tại các địa phương này. Ngoài ra việc tăng cường sử dụng test chẩn đoán nhanh tại các cơ sở y tế đặc biệt tại tuyến y tế thôn bản để phát hiện sớm bệnh nhân sốt rét đã góp phần tăng cường khả năng phát hiện người nhiễm ký sinh trùng.

           Dự án đã đạt được những thành công đáng kể, các chỉ số đánh giá về tình hình sốt rét như số BNSR, TVSR đều giảm nhiều hơn so với các mục tiêu đề ra. Dự án đã tập trung vào việc xây dựng và tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ y tế các tuyến từ trung ương tới cơ sở, đồng thời với việc đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác PCSR tại các tuyến. Ngoài ra, dự án còn trú trọng tới việc tăng cường năng lực nghiên cứu cho cán bộ của các Viện Sốt rét-KST-CT. Thành công của Dự án đã tạo điều kiện duy trì được những thành quả đã đạt được và tiếp tục làm giảm chết, giảm mắc, khống chế không để dịch lớn xảy ra của Chương trình quốc gia PCSR.

Kế hoạch triển khai Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống sốt rét năm 2014.

Năm 2014-201, Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống sốt rét Việt Nam đã được Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét tiếp tục tài trợ kinh phí theo Cơ chế viện trợ chuyển tiếp (TFM) nhằm tiếp tục hỗ trợ một số hoạt động thiết yếu để duy trì thành quả đã đạt được trong khi Quỹ toàn cầu chưa có cơ chế tài trợ mới cho những vòng tiếp theo Dự án đã được chính phủ phê duyệt điều chỉnh bổ sung vốn và kéo dài thực hiện đến năm 2015.

Mục tiêu chung của Dự án:

"Tăng cường PCSR dựa vào cộng đồng tập trung vào những vùng SR lưu hành nặng còn lại và nhóm nguy cơ cao (đặc biệt nhóm dân di biến động), tăng cường giám sát ở những tỉnh lựa chọn có nguy cơ SR và dịch SR quay trở lại, tăng cường năng lực và tính bền vững của Chương trình PCSR quốc gia”với các mục tiêu cụ thể như sau:
           Mục tiêu 1: Duy trì việc tiếp cận và sử dụng chẩn đoán và điều trị sốt rét có hiệu quả.
          Mục tiêu 2: Duy trì việc tiếp cận và sử dụng chẩn đoán và điều trị sốt rét có hiệu quả.
          Mục tiêu 3: Duy trì giám sát và khống chế dịch sốt rét.
          Mục tiêu 4: Duy trì năng lực của Chương trình Quốc gia phòng chống sốt rét.

Phạm vi hoạt động:

Dự án tiếp tục triển khai các hoạt động tại 1.902 xã thuốc 156 huyện của 29 tỉnh, trong đó miền Trung Tây Nguyên có 14/15 tỉnh được hưởng dự án (Quảng Bình, Quảng Trị, TT-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và Đắk Nông) bao gồm 89 huyện và 940 xã Dự án.

Các chỉ số đánh giá dự án năm 2014:

Chỉ số tác động (03 chỉ số) : 1. Tỷ lệ mắc sốt rét/1.000 dân/năm : 0,47/1.000 dân. 2. Tỷ lệ người nhiễm KST SR trên 1.000 dân/năm : <0,2/1.000 dân. 3. Tỷ lệ tử vong do sốt rét 100.000 dân/năm <0,001.

Chỉ số đầu ra của Dự án (08 chỉ số):

1. Mua và cung cấp 638.450 màn đôi tẩm hóa chất tồn lưu lâu dài (LLIN) cho ở vùng sốt rét lưu hành và dân mới đến định cư (vùng 4 và vùng 5). 2. Bảo vệ cho nhóm dân có tập quán làm nương rẫy, đi rừng và ngủ tại nương rẫy bằng màn đơn tẩm hóa chất tồn lưu LLIN : 200.000 màn đơn. 3. Bảo vệ cho dân đến làm ăn theo thời vụ tại các vùng sốt rét lưu hành (vùng 4 và vùng 5) bằng màn tẩm hóa chất tồn lưu LLIN : 20.000 màn đôi. 4. Số bệnh nhân nghi ngờ mắc sốt rét được xét nghiệm bằng la,/test : 90%.5. Số lượng và tỷ lệ bệnh nhân sốt rét có ký sinh trùng (P.falciparumP.vivax) được điều trị thuốc sốt rét tuyến đầu (ACTs cho P.falciparum và CQ cho P.vivax) theo quy định của Bộ Y tế : 100%. 6. Số lượng và tỷ lệ huyện được giám sát bởi Trung ương và tỉnh : 100%. 7. Số lượng cơ sở y tế báo cáo đầu đủ, đúng hạn theo quy định : 100%. 8. Tỷ lệ huyện và cơ sở y tế không thiếu thuốc sốt rét phối hợp và test chần đoán nhanh quá 7 ngày liên tục trong 6 tháng: 100%.

Kinh phí :

Vốn viện trợ của Quỹ toàn cầu : 5.583.243 USD, trong đó 4.406.866,2 USD phân bổ cho việc mua màn LLIN ; 265.732 USD phân bổ mua Test chẩn đoán nhanh. Kinh phí phân bổ cho các hoạt động Giám sát, truyền thông thay đổi hành vi 780.156 USD và chi phí quản lý khoảng 130.488,8 USD. Kinh phí đối ứng từ Dự án Quốc gia Phòng chống và loại trừ sốt rétlà 250.000.000 đồng.

Hy vọng với sự hỗ trợ của Dự án QTC PCSR,chúng ta sẽ tăng cường năng lực và tính bền vững của Chương trình PCSR quốc gia cũng như việc tập trung nguồn lực PCSR một cách hiệu quả cho người dân sống trong vùng SR lưu hành nặng và nhóm nguy cơ cao.

Ngày 10/03/2014
ThS. Hồ Đắc Thoàn
Phó Trưởng Ban QLDA QTC PCSR Viện
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích