Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 6 7 9 4
Số người đang truy cập
6 7
 Hoạt động hợp tác Dân tộc thiểu số
(ảnh sưu tầm)
Người dân tộc Ngái

Người dân tộc Ngái có tên tự gọi là Sán Ngái. Họ còn có các tên gọi khác là Ngái Hắc Cá, Lầu Mần, Hẹ, Sín, Đàn, Lê. Tên tự gọi chung là Sán Ngái, có nghĩa là người miền núi hoặc Xuyến. Dân tộc Ngái là một trong 54 dân tộc sinh sống tại Việt Nam, sử dụng nhóm ngôn ngữ Hán thuộc ngữ hệ Hán-Tạng . Mặc dù dân tộc Ngái có ngôn ngữ bản địa là tiếng Hoa và có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc nhưng người Ngái không được Việt Nam phân loại là người Hoa. Dân tộc này cư trú rải rác ở một số tỉnh, thành phố trong cả nước.

 

Dân số và địa bàn cư trú

Người dân tộc Ngái cư trú rải rác ở một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Theo số liệu điều tra dân số năm vào năm 1999, tại Việt Nam có 4.841 người dân tộc Ngái. Các tỉnh, thành phố có người dân tộc Ngái tập trung nhiều nhất là An Giang, Thái Nguyên, Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu, Trà Vinh, Đồng Tháp, Bình Thuận, Hà Nam. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Ngái ở Việt Nam chỉ còn khoảng 1.035 người, có mặt ở 27 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Ngái cư trú tập trung tại các tỉnh Thái Nguyên 495 người, chiếm tỷ lệ 47,8% tổng số người dân tộc Ngái tại Việt Nam, tỉnh Bình Thuận 157 người, chiếm tỷ lệ 15,2% tổng số người dân tộc Ngái tại Việt Nam, tỉnh Đồng Nai 53 người, tỉnh Bắc Cạn 48 người, tỉnh Tuyên Quang 43 người, tỉnh Đăk Lăk 37 người, tỉnh Cao Bằng 30 người...

Người dân tộc Ngái có nhiều nguồn gốc khác nhau và di chuyển tới Việt Nam thành nhiều đợt. Quá trình này diễn ra suốt thời kỳ Trung và Cận đại.

Về kinh tế, hôn nhân gia đình, ma chay

Người dân tộc Ngái sinh sống trong nội địa lấy việc trồng lúa nước làm nguồn sống chính. Ngoài ra họ còn trồng ngô, khoai, sắn, chăn nuôi... Bộ phận ở ven biển và hải đảo sống bằng nghề đánh cá là chủ yếu. Họ có nền thủ công nghiệp với các nghề như làm mành trúc, dệt chiếu, mộc, nề, rèn, gạch ngói, nung vôi... các hoạt động này cũng đóng vai trò đáng kể trong đời sống kinh tế của người dân tộc Ngái.

Trong hôn nhân gia đình, người chồng quyết định mọi việc lớn, con trai được coi trọng, con gái không được chia gia tài khi cha mẹ chết và phải về nhà chồng sau khi cưới. Trước kia con trai, con gái người dân tộc Ngái được cha mẹ dựng vợ gả chồng thường phải trải qua hai lần cưới là lễ thành hôn và lễ nhập phòng. Để cưới vợ cho con, nhà trai chủ động chọn tìm đối tượng dạm hỏi. Khi có thai, phụ nữ người dân tộc Ngái kiêng cữ rất cẩn thận như không ăn ốc, thịt bò, dê; không may vá hay mua quần áo. Phụ nữ có mang và sinh nở phải kiêng khem nhiều trong cả ăn uống và hành vi. Trẻ sơ sinh sau 2 đến 3 ngày đã được mẹ cho ăn bột. Sau khi sinh con 60 ngày đối với con đầu lòng và 40 ngày đối với con thứ, người sản phụ mới được đến nhà mẹ đẻ của mình.

Người dân tộc Ngái theo chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Họ thường có tuổi kết hôn sớm, hôn nhân mang tính gả bán cao. Sau đám cưới cô dâu cư trú bên chồng. Chỉ có những trường hợp đặc biệt như nhà gái không có con trai, chú rể đông anh em... mới có hiện tượng ở rể.

Người dân tộc Ngái quan niệm chết tức là linh hồn chuyển sang sống trong một thế giới khác. Vì thế họ thường chôn theo người chết những đồ tuỳ táng mà khi sống người ta vẫn dùng. Tang lễ có nhiều công đoạn phức tạp như báo tang, nhập quan, chôn cất, mở cửa mả...Theo phong tục tập quán của người dân tộc Ngái, người chết được tổ chức đám ma chu đáo. Sau khi chôn cất, người chết được cúng vào dịp 21 ngày, 35 ngày, 42 ngày, 49 ngày, 63 ngày, 70 ngày; sau 3 năm thì làm lễ đoạn tang.

Về văn hóa, nhà cửa, trang phục

Người dân tộc Ngái tin vào sự tồn tại của hai phần trong con người là thể xác và linh hồn cũng như sự tồn tại của các thần thánh, linh hồn người. Người dân tộc Ngái thường thờ cúng nhiều đối tượng như tổ tiên, thần, phật, ma rừng, vong hồn thập loại chúng sinh... Nghi thức cúng ở mỗi đối tượng khác nhau cùng các loại lễ vật khác nhau. Họ đã tồn tại một lớp người chuyên hành nghề tôn giáo.

Tết Nguyên đán được người dân tộc Ngái tổ chức vào đầu mỗi năm mới. Ngoài ra họ còn có các tết khác như Hàn Thực (3-3 âm lịch), Ðoan Ngọ (5-5 âm lịch), Vu Lan (15-7 âm lịch), Cơm Mới (10-10 âm lịch).

Người dân tộc Ngái nói nhiều thổ ngữ khác nhau của tiếng Hán phương nam nhưng xưa kia ít người biết chữ. Ngày nay, đa số trẻ em đến tuổi đi học đều biết chữ quốc ngữ và tiếng phổ thông.

Người dân tộc Ngái có lối hát giao duyên nam nữ, gọi là Sường cô rất phong phú. Họ có thể hát đối nhau từ 5 đến 7 đêm liền vẫn không bị trùng lặp. Tục ngữ có ý nghĩa răn dạy về kinh nghiệm làm ăn, về cách sống. Nhiều trò chơi được ưa thích như múa sư tử, múa gậy, chơi rồng rắn. Họ có một kho tàng văn nghệ dân gian phong phú với loại hình nghệ thuật như dân ca, dân vũ và đặc biệt là loại văn học truyền miệng. Họ có nhiều truyền thuyết, truyện cổ tích, thành ngữ, tục ngữ... thể hiện quan niệm của họ về thế giới quan, nhân sinh quan đến nay còn giàu ý nghĩa nhân văn. Họ thích chơi cù, chơi khăng, đuổi bắt, đánh cầu lông gà, đá cầu chinh và vài trò chơi tập thể khác

Người dân tộc Ngái sống phân tán, rải rác ở một số tỉnh phía Bắc và thường lập thôn xóm ở các sườn đồi, thung lũng hoặc ven biển, trên đảo. Nhà phổ biến là loại nhà ba gian hai chái  Họ ở nhà đất với nhiều kiểu kiến trúc và chất liệu lợp mái khác nhau. Bộ phận ở ven biển và hải đảo thường sống ngay trên thuyền.

Trang phục của người dân tộc Ngái giống người dân tộc Hoa (Hán). Ngoài quần áo, người dân còn đội mũ, nón các loại tự làm từ lá, mây, tre; đồng thời đội khăn, che ô.

Về tập tục ăn mặc, vận chuyển, quan hệ xã hội

Người dân tộc Ngái thường ăn ba bữa trong ngày, họ thích ăn cháo; thức ăn chủ yếu là lá rau... và ưa dùng các loại gia vị như tỏi, ớt, gừng... trong các bữa ăn.

Trang phục mặc thường không thêu thùa. Nam giới mặc quần lá tọa, áo có 2 hoặc 3 túi. Phụ nữ mặc áo 5 thân dài quá mông, cài khuy vải bên nách phải, thích tết tóc cuốn quanh đầu.

Phương tiện vận chuyển của cư dân người dân tộc Ngái ở miền núi thường dùng loại gùi đeo, sọt gánh, còn ở miền biển thì dùng thuyền, xuồng ba lá.

Gia đình nhỏ người Ngái mang tính chất phụ quyền. Quan hệ cộng đồng còn mạnh mặc dù đã xuất hiện sự phân hoá giàu nghèo. Trong mỗi làng bản, vị trí của người tộc trưởng của dòng họ lớn nhất được đề cao và có vai trò lớn trong việc giải quyết các quan hệ làng xóm. Người dân tộc Ngái nhận họ và phân biệt chi ngành qua hệ thống tên đệm. Họ vợ, một đại diện chính là ông cậu (khảo) có vai trò quan trọng trong quan hệ thân tộc. Mặc dù vậy, dòng họ người dân tộc Ngái vẫn mang tính huyết thống dòng cha.

 


Ngày 07/10/2011
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích