Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 3 1 4 2 7
Số người đang truy cập
6 1 6
 Hoạt động hợp tác Dân tộc thiểu số
(ảnh sưu tầm)
Người dân tộc thiểu số Si La

Người dân tộc thiểu số Si La là một trong số 54 dân tộc sống tại Việt Nam. Ngoài tên Si La, dân tộc này còn có các tên gọi khác như Cú Dé Xử, Khà Pé. Họ sử dụng nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến.

Dân số và địa bàn cư trú

Dân tộc thiểu số Si La có khoảng 840 người sống chủ yếu tại tỉnh Lai Châu, chiếm tỷ lệ khoảng 65% số người Si La, họ sống chủ yếu tại miền Bắc Việt Nam. Phần lớn người dân tộc thiểu số Si La sống tại ba bản Seo Hay, Sì Thâu Chải, Nậm Xin thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Ngoài ra, còn có khoảng 1.800 người Si La sống ở tại Lào.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc thiểu số Si La ở Việt Nam có dân số 709 người, có mặt tại 17 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người dân tộc Si La cư trú tập trung tại các tỉnh Lai Châu 530 người, chiếm tỷ lệ 74,75% tổng số người Si La tại Việt Nam, tỉnh Điện Biên 148 người, chiếm tỷ lệ 20,87% tổng số người Si La tại Việt Nam, các tỉnh khác mỗi tỉnh có không quá 10 người...

Về đặc điểm kinh tế, tổ chức cộng đồng

Người dân tộc thiểu số Si La sống bằng nghề trồng rẫy lúa, làm nương ngô. Họ còn cày vỡ đất ở sườn núi và bìa rừng để trồng trọt. Khoảng vài chục năm gần đây, người dân tộc thiểu số Si La đã có trồng thêm lúa nước. Mặc dầu nông nghiệp đóng vai trò chính nhưng việc săn bắn và hái lượm vẫn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống kinh tế. Mức sống của người dân tộc Si La còn thấp kém. Tình trạng thiếu ăn khá phổ biến. Giao thông đi lại còn nhiều cách trở, việc ăn ở còn gặp sự nghèo đói, khó khăn; nạn hữu sinh vô dưỡng, tập tục lạc hậu, một số bệnh tật vẫn còn tồn tại. Các bệnh thường gặp là bướu cổ và sốt rét. Do tỷ lệ tử suất còn cao nên dân tộc này có dân số thấp.

Cộng đồng người dân tộc thiểu số Si La có nhiều dòng họ. Các dòng họ đều kiêng ăn thịt mèo. Quan hệ trong họ hàng rất khắng khít, chặt chẽ. Trưởng tộc của một chi họ là người đàn ông cao tuổi nhất, có vị trí quan trọng đối với các thành viên trong vai trò lãnh đạo, có trách nhiệm tổ chức các sinh hoạt chung cho họ của mình, đặc biệt là việc thờ cúng. Trong cộng đồng, ngoài trưởng tộc, người dân tộc Si La rất coi trọng các thầy mo.

Về hôn nhân gia đình, tập tục ma chay

Trong hôn nhân gia đình, tập tục của người dân tộc thiểu số Si La có đặc điểm là làm lễ cưới hai lần. Lần thứ hai sau lần đầu khoảng một năm. Nhà trai phải có một khoản tiền cưới cho nhà gái mới được đón dâu về nhà mình.

Về tập tục ma chay của người dân tộc Si La, khi trong nhà có người chết, người trong bản tổ chức vui chơi, ca hát, nhưng không khóc. Người chết được chôn tại nghĩa trang nằm phía dưới khu cư trú của dân bản. Quan tài làm bằng gỗ độc mộc. Tại nghĩa trang, mộ của những người cùng họ được quây quần bên nhau. Người dân tộc Si La dựng nhà mồ xong mới đào huyệt bên trong. Con cái để tang cho cha mẹ 3 năm.

Về đặc điểm văn hóa

Người dân tộc thiểu số Si La có phong tục đàn ông nhuộm răng đỏ, đàn bà nhuộm răng đen. Tuy nhiên, hiện nay đa số người Si La đều để răng trắng.

Người dân tộc Si La kiêng ăn thịt mèo.

Nhà ở của người dân tộc Si La là loại nhà trệt, có bếp lửa đặt ở giữa nhà.

Trang phục của người phụ nữ Si La khá cầu kỳ. Mảng áo trước ngực áo may bằng vải khác màu với áo và được gắn đầy những đồng xu bạc, xu nhôm. Khăn đội đầu của phụ nữ khác nhau theo lứa tuổi. Các cô gái thường đeo chiếc túi bằng dây rừng, được trang trí những tơ chỉ màu đỏ sặc sỡ.

 

 

Ngày 30/09/2011
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích