Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 5 0 1 1
Số người đang truy cập
3 7 1
 Hoạt động hợp tác Dân tộc thiểu số
Thiếu nữ dân tộc Mạ
Ảnh ZVN
Người dân tộc Mạ

Người dân tộc Mạ còn có các tên gọi khác là Châu Mạ, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung, Mạ Ngắn; đây là một dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Tiếng dân tộc Mạ thuộc ngữ chi Ba Na của hệ ngôn ngữ Môn-Khmer.

Dân số và địa bàn cư trú

Theo điều tra dân số năm 1999, người dân tộc Mạ có khoảng 33.338 người, cư trú chủ yếu ở các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đồng Nai.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người dân tộc Mạ ở Việt Nam có dân số 41.405 người, cư trú tại 34 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người dân tộc Mạ cư trú tập trung tại các tỉnh Lâm Đồng 31.869 người, chiếm tỷ lệ 77% tổng số người Mạ tại Việt Nam, tỉnh Đăk Nông 6.456 người, tỉnh Đồng Nai 2.436 người, tỉnh Bình Phước 432 người, Thành phố Hồ Chí Minh 72 người...

Về đặc điểm kinh tế và tổ chức cộng đồng

Người dân tộc Mạ làm nương rẫy trồng lúa và các cây khác như ngô, bầu, bí, thuốc lá, bông... Công cụ sản xuất thô sơ, có các loại xà-gạt, xà-bách, dao, rìu, gậy chọc lỗ. Ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, người dân tộc Mạ làm ruộng nước bằng kỹ thuật lùa cả đàn trâu xuống ruộng để trâu giẫm đất đến khi sục bùn thì gieo lúa giống, gọi là xạ lúa. Người dân tộc Mạ nuôi trâu, bò, gà, vịt, ngan... theo cách thả trâu, bò vào rừng sống thành đàn, chỉ khi cần giết thịt hoặc giẫm ruộng mới tìm bắt về. Phụ nữ người dân tộc Mạ nổi tiếng về nghề dệt vải truyền thống với những hoa văn tinh vi hình hoa lá, chim thú có nhiều màu sắc. Nghề rèn sắt nổi tiếng ở nhiều làng. Họ tự luyện quặng lấy sắt để rèn các công cụ sản xuất và vũ khí như xà gạt lưỡi cong, lao... Ở vùng ven tỉnh Đồng Nai, người dân tộc Mạ làm thuyền độc mộc để đi lại, vận chuyển và đánh cá trên sông.

Về tổ chức cộng đồng, người dân tộc Mạ sống thành từng bon (làng), mỗi bon có từ 5 đến 10 nhà sàn dài, nhà dài là nơi ở của các thế hệ có chung huyết thống. Đứng đầu mỗi bon là quăng bon (già trưởng làng). Bộ tộc người Mạ đã xác lập được chế độ phụ hệ vững chắc trong hôn nhân gia đình. Đây là điều khác nhau giữa người dân tộc Mạ với người dân tộc Kơ Ho, Chil, Lạt và M’Nông. Lãnh thổ người dân tộc Mạ đã từng ổn định trong lịch sử, khiến cho một số tài liệu xưa gọi nó là tiểu vương quốc Mạ hoặc xứ Mạ.

Về hôn nhân gia đình, văn hóa và nhà cửa

Về hôn nhân, nhà trai thường chủ động trong lễ cưới nhưng sau lễ cưới chú rể phải sang ở nhà vợ, đến khi nộp đủ đồ sính lễ cho nhà gái mới được đưa vợ về ở hẳn nhà mình.

Trong văn hóa, kho tàng văn học dân gian của người dân tộc Mạ gồm nhiều truyện cổ, truyền thuyết, huyền thoại độc đáo. Nhạc cụ có bộ chiêng, đồng, trống, khèn bầu, khèn sừng trâu, đàn lồ ô, sáo trúc 3 lỗ gắn vào trái bầu khô.

Nhà cửa của người dân tộc Mạ không chỉ có những đặc trưng đáng chú ý mà còn có thể "đại diện" cho nhà của người dân tộc Cơ Ho, Chil trên cao nguyên Lâm Đồng. Người dân tộc Mạ là cư dân lâu đời trên mảnh đất này. Hiện nay nhà ở của người dân tộc Mạ đã có rất nhiều thay đổi. Nhà sàn chỉ còn ở những vùng cao, tại vùng thấp nhà đất đã chiếm ưu thế. Nhà ở cổ truyền của người dân tộc Mạ là loại nhà sàn dài tới từ 20 đến 30 mét nhưng hiện nay rất hiếm, chỉ còn là loại nhà sàn ngắn của các gia đình nhỏ. Bộ khung nhà với ba vì có hai hoặc bốn cột. Kết cấu đơn giản thường là ngoãm tự nhiên và buột lạt. Mái hồi nhà khum tròn nhưng không có "sừng" trang trí. Hai mái chính cũng hơi khum nên mặt cắt của nóc có hình "parabôn". Mái nhà rất thấp nên phần mái bên trên cửa, người Mạ phải làm vồng lên để ra vào khỏi đụng đầu. Tổ chức mặt bằng sinh hoạt cũng có những đặc điểm đáng chú ý như khu vực giữa nhà là nơi sinh hoạt chung của gia đình, dùng để tiếp khách, cúng bái...; nơi này có bàn thờ thần bếp và có một cái cột để buộc ché rượu cần khi tiếp khách. Còn dưới chân vách hậu là một dãy dài những ú, ché đựng rượu cần... Các hộ gia đình ở về hai bên của khu trung tâm. Phần diện tích và không gian trong nhà dành cho các gia đình cũng có những đặc điểm rất dễ nhận như giữa nhà là một kho thóc, mặt sàn kho, các mặt sàn nhà khoảng trên 1 mét. Dưới gầm kho thóc đặt bếp. Trên bếp có dựa treo. Giáp vách hậu là sạp dành cho mọi thành viên trong gia đình. Giáp vách tiền là một sạp nhỏ và thấp khoảng 70 đến 80 cm, trên để bát, đĩa, vỏ bầu khô và các thứ lặt vặt khác... Nhà ở của người dân tộc Cơ Ho hoặc Chil về hình thức cũng giống nhà ở của người dân tộc Mạ, chỉ khác nhau ở cách bố trí trong nhà là giáp vách tiền, cái sạp ở của nhà người Mạ thì người Cơ Ho còn kết hợp làm chuồng gà.

Về trang phục

Trang phục của người dân tộc Mạ có cá tính riêng trong tạo hình áo nữ, đặc biệt là phong cách thẩm mỹ. Mùa làm nông, nhiều người ở trần, mùa rét choàng tấm mền. Người dân tộc mạ có tục cà răng, căng tai, đeo nhiều vòng trang sức.

Trang phục người nam thường để tóc dài búi sau gáy, ở trần, đóng khố. Khố cũng có nhiều loại khác nhau về kích thước và hoa văn trang trí. Loại khố trang trọng có đính hạt cườm, tua dài. Bên cạnh đó họ còn mặc áo chui đầu, xẻ tà, vạt sau dài hơn vạt trước che kín mông. Áo có các loại dài tay, ngắn tay và cộc tay. Thủ lĩnh búi tóc cắm lông chim có bộ khiên giáo kèm theo.

Trang phục người nữ thường để tóc dài búi sau gáy. Xưa họ ở trần, mặc váy, có bộ phận mặc áo chui đầu. Áo nữ mặc vừa sát thân, dài tới thắt lưng, không xẻ tà, vạt trước và sau áo bằng nhau; cổ áo tròn thấp. Tổng thể áo chỉ là hình chữ nhật màu trắng. Nửa thân dưới áo trước và sau lưng được trang trí hoa văn bằng các màu đỏ, xanh là chính trong bố cục dải băng ngang thân với các mô típ hoa văn hình học là chủ yếu. Chiều dọc hai bên mép áo được dệt viền các sọc trang trí. Váy là loại váy hở được dệt trang trí hoa văn với những phong cách bố cục đa dạng. Về cơ bản là các sọc màu xanh, đỏ, vàng, trắng trên nền chàm chủ yếu là hoa văn hình học theo nguyên tắc bố cục dải băng ngang truyền thống. Có trường hợp nửa trên váy dệt trang trí hoa văn kín trên nền sáng trắng với hoa văn hình học màu đỏ xanh.

Nam nữ thường thích mang vòng đồng hồ ở cổ tay có những ngấn khắc chìm, ký hiệu các lễ hiến sinh tế thần cầu may cho chủ nhân của nó. Nam nữ đều đeo hoa tai cỡ lớn bằng đồng, ngà voi, gỗ; cổ đeo hạt cườm. Phụ nữ còn mang vòng chân bằng đồng với nhiều vòng xoắn.

Ngày 18/08/2011
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích