Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 5 6 9 5
Số người đang truy cập
2 9
 Hoạt động hợp tác Dân tộc thiểu số
Học sinh người dân tộc Ơ Đu. (Ảnh: Báo Giáo dục Thời đại)
Đặc điểm người dân tộc Ơ Đu

Người dân tộc Ơ Đu là một trong những dân tộc thiểu số ít người nhất của Việt Nam và Lào. Ơ Đu theo tiếng dân tộc Thái có nghĩa là “thương lắm”. Dân tộc Ơ Đu còn có tên gọi khác là Tày Hạt, có nghĩa là “người đói rách”.

Dân số và địa bàn cư trú

Tại Việt Nam, người dân tộc Ơ Đu cư trú tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.Theo thống kê dân số vào tháng 4 năm 1999, người dân tộc Ơ Đu có 301 người. Theo ước tính của Ủy ban Dân tộc Việt Nam, dân tộc Ơ Đu có dân số vào thời điểm năm 2003 khoảng 370 người.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người dân tộc Ơ Đu ở Việt Nam có dân số 376 người, có mặt tại 11 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người dân tộc thiểu số Ơ Đu cư trú tập trung tại các tỉnh Nghệ An 340 người, chiếm tỷ lệ 90,4 % tổng số người Ơ Đu tại Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh 12 người, Hà Nội 7 người, tỉnh Lâm Đồng 4 người, tỉnh Đồng Nai 4 người...

Tại Lào theo ước tính của Ethnologue, dân tộc Ơ Đu có khoảng 194 người sống ở tại tỉnh Xiêng Khoảng.

Về đặc điểm lịch sử

Xưa kia người dân tộc thiểu số Ơ Đu cư trú dọc suốt hai bên bờ sông Nậm Mộ, Nậm Nơn, nhưng do nhiều biến cố lịch sử, họ phải di dời đi nơi khác hoặc ở lẫn vào các dân tộc khác. Hiện nay người dân tộc thiểu số Ơ Đu sống rải rác trong nhiều bản ở vùng sâu, vùng xa thuộc huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Họ sống tập trung chủ yếu ở hai bản Kim Hòa, Xốp Pột thuộc xã Kim Đa và một số cư trú lẻ tẻ ở các bản của các xã kế cận thuộc huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

Về đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa

Tiếng người dân tộc Ơ Đu thuộc ngữ chi Khơ Mú của ngữ tộc Môn-Khmer nhưng hiện nay người Ơ Đu chỉ còn giữ được ý thức tự giác về tộc người, còn ngôn ngữ thì hầu như đã mất, chỉ còn khoảng một vài người biết tiếng mẹ đẻ. Họ sử dụng thông thạo tiếng dân tộc Thái và tiếng dân tộc Khơ Mú hoặc biết thêm tiếng dân tộc Kinh. Bản sắc văn hóa của người Ơ Đu mờ nhạt vì chịu ảnh hưởng của người dân tộc Thái và người dân tộc Khơ Mú. Trong lần tổng điều tra dân số toàn quốc năm 1989, nhiều người Ơ Đu tự khai là người Thái hay người Khơ Mú.

Trang phục người dân tộc Ơ Đu không có đặc tính tộc người Ơ Đu mà chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ của cư dân người dân tộc Việt-Mường và Thái.

Người dân tộc Ơ Đu có lịch tính năm riêng, tiếng sấm đầu xuân cũng là thời điểm bắt đầu năm mới.

Họ quan niệm rằng con người có hồn, khi chết, hồn biến thành ma, ma nhà chi phối mọi hoạt động của người sống ở trong nhà.

Cho đến nay, chỉ có 1 người dân tộc thiểu số Ơ Đu tốt nghiệp đại học từ năm 1981, đó là anh Lô Kim Trọng ở bản Kim Hòa, xã Kim Đa, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, làm Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Kim Đa từ năm 1999.

Về đặc điểm kinh tế

Người dân tộc thiểu số Ơ Đu sinh sống bằng nghề làm nương rẫy. Lúa là nguồn lương thực chính, ngô, sắn, kê là lương thực phụ. Việc hái lượm và săn bắn vẫn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của họ. Người dân tộc Ơ Đu nuôi bò với số lượng không đáng kể nhằm lấy sức kéo. Gà, lợn nuôi thường để sử dụng vào mục đích nghi lễ, cúng bái và cải thiện bữa ăn, nhất là dịp có khách.

Nghề phụ gia đình hầu như chỉ có đan lát đồ gia dụng, gần đây đã có một số gia đình có khung dệt vải.

Về đặc điểm hôn nhân gia đình và nhà cửa

Người dân tộc thiểu số Ơ Đu sống trong gia đình nhỏ. Việc hôn nhân có tục lệ ở rể, sau một thời gian sống ở nhà vợ, chàng rể mới đưa vợ, con về nhà mình. Cũng giống như người Đan Lai thuộc dân tộc Thổ, người dân tộc Ơ Đu có tục đẻ ngồi tại góc nhà.

Dãy nhà của người Ơ Đu ở trên cao (Ảnh: Báo Tuổ trẻ o­nline)

Xưa kia người dân tộc Ơ Đu không có tên họ, ngày nay họ lấy tên họ giống của người Lào hoặc người dân tộc Thái như các họ Lò Khăm, Lò May, Lò Văn.

Nhà cửa của người dân tộc Ơ Đu còn bảo lưu một số nét văn hóa riêng biệt như kiểu nhà đầu quay vào núi hay đồi được gọi là dinh luông tặng và khi dựng cột phải theo một thứ tự nhất định.

 

 

Ngày 11/07/2011
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích