Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 23/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 9 8 3 6 5
Số người đang truy cập
5 3 6
 Hoạt động hợp tác Dân tộc thiểu số
Dân tộc Khơ Mú.
Người dân tộc Khơ Mú

Người Khơ Mú còn có các tên gọi khác như Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy. Đây là một trong những nhóm sắc tộc lớn nhất sinh sống tại khu vực miền Bắc Lào. Người Khơ Mú cũng sinh sống tại Myanmar, Tây Nam Trung Quốc trong Châu tự trị Tây Song Bản Nạp thuộc tỉnh Vân Nam. Ngoài ra, họ còn sinh sống tại Thái Lan, Việt Nam.

Dân số và địa bàn cư trú

Người dân tộc Khơ Mú là những người cư dân bản thổ ở miền Bắc Lào. Hiện tại có khoảng từ 479.240 người đến 540.000 người Khơ Mú ở khắp nơi trên thế giới. Người Khơ Mú có dân số 389.694 người vào năm 1985 tại Lào, dân số 56.542 người vào năm 1999 tại Việt Nam, dân số 31.403 người vào năm 2000 tại Thái Lan, dân số 1.600 người vào năm 1990 tại Trung Quốc. Tại Mỹ có khoảng 8.000 người, còn tại Myanmar chưa có số liệu thống kê cụ thể. Tại Việt Nam, người dân tộc Khơ Mú được công nhận là một trong số 54 dân tộc của Việt Nam. Tuy nhiên tại Trung Quốc thì họ lại không được công nhận chính thức như là một dân tộc tách biệt mà được đặt trong một thể loại rộng là các nhóm sắc tộc không phân loại. Ngôn ngữ của họ là tiếng Khơ Mú, một ngôn ngữ trong ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á.

Tại Lào, người Khơ Mú chủ yếu sinh sống ở tỉnh Luang Prabang và Xiêng Khoảng. Phần lớn các làng mạc của người Khơ Mú được cô lập và có sự phát triển chậm chạp do ở các vùng xa xôi, khó khăn. Trong nhiều khu vực, họ sinh sống bên cạnh người H’Mông và các nhóm sắc tộc thiểu số khác.

Tại Việt Nam, người dân tộc Khơ Mú sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái với số dân theo điều tra dân số năm 1999 khoảng 56.542 người.Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009,người Khơ Mú ở Việt Nam có dân số 72.929 người, cư trú tại 44 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người dân tộc Khơ Mú cư trú tập trung tại các tỉnh Nghệ An 35.670 người, chiếm tỷ lệ 48,9 % tổng số người Khơ Mú tại Việt Nam, tỉnh Điện Biên 16.200 người, tỉnh Sơn La 12.576 người, tỉnh Lai Châu 6.102 người, tỉnh Yên Bái 1.303 người, tỉnh Thanh Hóa 781 người.

Dân tộc Khơ Mú

Tại Thái Lan
, phần lớn người Khơ Mú đã tới định cư trong giai đoạn gần đây từ Lào và Việt Nam như là những người tị nạn và cũng từ cuộc chiến tranh Việt Nam. Họ sống tập trung gần biên giới Lào-Thái Lan. Người Khơ Mú có quan hệ huyết thống gần gũi với Mlabri , người lá vàng bản địa của Thái Lan.

Tại Trung Quốc có khoảng từ 1.600 đến 2.000 người Khơ Mú sinh sống rải rác ở tỉnh Vân Nam và được xếp vào nhóm không phân loại.

Tại Mỹ, một lượng lớn người Khơ Mú sinh sống tại Richmond thuộc tiểu bang California, chủ yếu là người tị nạn, di cư từ sau chiến tranh Việt Nam. Tiểu bang California cũng là trung tâm của cả Khmu National Federation Inc. và Kmhmu Catholic National Center.

Về nguồn gốc và đặc điểm kinh tế

Người dân tộc Khơ Mú là một nhánh của các sắc tộc Khơ Mú, những sắc tộc bản địa của Lào và các khu vực xung quanh.

Người Khơ Mú sống chủ yếu bằng kinh tế nương rẫy. Cây trồng chính là ngô, khoai, sắn. Trong canh tác, người Khơ Mú dùng dao, rìu, gậy chọc hốc là chính. Việc hái lượm, săn bắn giữ vị trí quan trọng nhất là lúc giáp hạt. Người dân tộc Khơ Mú nuôi gia súc, gia cầm chỉ để phục vụ dịp lễ lạt, tiếp khách. Nghề đan lát phát triển, họ đan các đồ dùng để vận chuyển, chứa lương thực... Người dân tộc Khơ Mú không phát triển nghề dệt vải, nên thường mua quần áo, váy của người Thái để mặc.

Về tổ chức cộng đồng, hôn nhân gia đình

 
Các họ của người dân tộc Khơ Mú thường mang tên một loài thú, một loài chim hay một thứ cây nào đó. Mỗi dòng họ coi thú, chim, cây ấy là tổ tiên ban đầu của mình và họ kiêng giết thịt và ăn thịt các loại động, thực vật này. Mỗi dòng họ có huyền thoại kể về lai lịch của tổ tiên chung, người cùng dòng họ coi nhau là anh em ruột thịt.

Ở gia đình người dân tộc Khơ Mú, vợ chồng sống bình đẳng, chung thủy. Người Khơ Mú có tục cưới rể một năm, sau đó mới đưa vợ về nhà mình. Khi ở nhà vợ, người chồng đổi họ theo vợ, còn nếu có con thì con theo họ mẹ, trái lại khi về nhà chồng thì vợ phải đổi họ theo chồng và các con lại mang họ bố. Người cùng dòng họ không được lấy nhau, nhưng con trai cô được lấy con gái cậu. Trong việc dựng vợ gả chồng và trong cuộc sống gia đình, vai trò của người cậu đối với các cháu rất quan trọng.

Về văn hóa, nhà cửa, trang phục

Dân tộc Khơ Mú có vốn truyền thống văn hóa lâu đời, tuy cuộc sống vật chất còn nghèo, nhưng cuộc sống tinh thần khá dồi dào.

Đến nay, ở nhiều vùng người dân tộc Khơ Mú vẫn còn tình trạng du canh, du cư. Làng bản của họ thường cách xa nhau, nhỏ bé, ít dân. Nhà cửa phần lớn làm sơ sài, đồ dùng trong nhà cũng ít ỏi.

Người dân tộc Khơ Mú không phát triển nghề dệt vải, nên thường mua quần áo, váy của người Thái để mặc. Sắc thái Khơ Mú thể hiện ở trang phục hầu như đã bị phai mờ tuy trang sức của phụ nữ còn có đôi điểm riêng biệt.

 

 

Ngày 05/07/2011
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích