Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 2 9 8 2
Số người đang truy cập
5 6
 
Nhiễm độc khí oxyd carbon (CO)

Trong cuộc sống hàng ngày, con người có thể tiếp xúc với các vụ cháy nổ, các động cơ nổ của máy phát điện, các loại than củi đun nấu... do sự cháy không hoàn toàn các nguyên tố carbon để tạo nên khí oxyd carbon (CO) là một sản phẩm hiện diện trong khói khí thải ra. Nếu hít thở khói khí này, con người sẽ bị nhiễm độc chất oxyd carbon.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu ghi nhận ống xả khí của các ô tô, xe máy thải ra khói khí có chứa từ 0,5% đến 1,3% khí oxyd carbon; các vụ cháy những chất cellulid, chất nhựa hoặc chất dẻo tổng hợp cũng phát sinh ra nhiều khí oxyd carbon. Ngoài ra, một kilogram các loại thuốc nổ khi nổ cháy sẽ phát sinh ra khí oxyd carbon theo các tỷ lệ khác nhau như thuốc đen 3,9%; thuốc B 33%; dynamid 34%; nitrocellulosa 40%; TNT 57%; melinid 61%... Khí oxyd carbon rất dễ kết hợp với huyết cầu tố của máu để thành carboxy-hemoglobin (HbCO) nhạy hơn khí oxy gấp từ 250 đến 350 lần.

Sự nhiễm độc khí oxyd carbon gây hội chứng thiếu oxy ở máu. Số huyết cầu tố còn lại của máu tuy chưa kết hợp với khí oxyd carbon trong máu nhưng cũng ảnh hưởng xấu đến tế bào vỏ não, tim và cơ. Tùy theo nồng độ khí oxyd carbon có trong không khí mà nồng độ chất carboxy-hemoglobin được hình thành trong máu sẽ tăng cao, gây nên các triệu chứng bị nhiễm độc nặng nề.

Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán

Khi bị nhiễm độc khí oxyd carbon, có 3 mức độ nhiễm độc với các triệu chứng sau đây:

- Mức độ 1: Nạn nhân có cảm giác nặng đầu, đau thắt vùng trán, chóng mặt, ù tai, khó thở, buồn nôn, mất định hướng; huyết áp động mạch tăng cao, đồng tử giãn.

- Mức độ 2: Nạn nhân bị ức chế trung khu thần kinh, thờ ơ, lờ đờ, mỏi các cơ, hai chi dưới có cảm giác nặng không nhấc lên được; xuất hiện các vệt màu đỏ do carboxy-hemoglobin ở dưới da ngực và phía bên trong đùi; mạch nhanh, yếu, hô hấp nhanh do nhiễm kiềm hô hấp.

- Mức độ 3: Nạn nhân bị hôn mê, mất tri giác, tiểu tiện và đại tiện dầm dề; thở cạn, lúc đầu nhanh sau chậm dần rồi bị rối loạn nhịp thở kiểu Cheyne Stokes, cơ bị rung hoặc co giật rồi tử vong.

Trong chọn lọc để phân loại, nên chia thành các nhóm nhỏ để theo dõi như:

* Nhóm bất tỉnh, hôn mê.

* Nhóm có các triệu chứng thần kinh.

* Nhóm có các biến chứng tim mạch.

* Nhóm có các nồng độ carboxy-hemoglobin tăng cao trên 40% so với mức bình thường.

* Phụ nữ đang mang thai.

Ngoài các triệu chứng lâm sàng được ghi nhận, cần thực hiện các xét nghiệm giúp cho việc chẩn đoán. Kết quả xét nghiệm cho thấy calci máu tăng, kali máu giảm, phosphore vô cơ máu tăng, glucose máu tăng, acid lactic máu tăng; các thể cetonic tăng, dự trữ kiềm máu giảm, pH máu giảm, áp lực khí carbonic máu giảm, nồng độ carboxy-hemoglobin tăng cao, nồng độ oxy-hemoglobin giảm thấp; men SGOT (serum glutamic oxaloacetic transaminase) tăng cao, men SGPT (serum glutamic pyruvic transaminase) tăng vừa. Nên dùng các dụng cụ đo khí máu có quang phổ để thực hiện xét nghiệm. Ngoài ra, số lượng hồng cầu tăng tới 6 đến 7 triệu/ mm3 máu do số hồng cầu dự trữ ở lách được tống xuất ra để chống lại hiện tượng thiếu oxy máu ở ngoại vi; số lượng bạch cầu tăng và công thức chuyển sang trái; số lượng bạch cầu lympho giảm.

Các biểu hiện lâm sàng có liên quan trực tiếp đến carboxy-hemoglobin máu. Khi carboxy-hemoglobin tăng cao hơn mức bình thường 15%, có thể chẩn đoán bị nhiễm độc khí oxyd carbon. Khi tỷ lệ này tăng trên 40% thường có biểu hiện triệu chứng hôn mê và tăng trên 60% thì có biểu hiện triệu chứng trụy tim mạch.

Đo điện tim thấy đoạn sóng ST biến đổi theo kiểu tổn thương thiếu máu, có thể thấy sóng T âm tính. Đo điện não khi nạn nhân hôn mê thấy sóng điện não hoạt động cơ bản chậm, nhiều làn sóng chậm có khi có hình dạng ba pha.

Điều trị nhiễm độc

Khi phát hiện, chẩn đoán nạn nhân bị nhiễm độc oxyd carbon xảy ra trong các vụ cháy nổ, dùng máy nổ phát điện đặt ở trong nhà nơi kín gió trong lúc bị mất điện, dùng than củi đun nấu ở chỗ bố trí bếp không phù hợp...; cần đưa ngay nạn nhân ra chỗ thoáng khí, làm hô hấp nhân tạo nếu đã ngừng thở; đặt nạn nhân bất động, yên tĩnh để giảm nhu cầu tiêu thụ khí oxy.

Nếu có điều kiện, cho nạn nhân thở ngay khí oxy với nồng độ 100% để tái phục hồi hemoglobin. Sử dụng oxy dưới áp suất trong các buồng kín từ 2 đến 4 asmosphere với thời gian 15 - 45 - 60 phút. Không được kéo dài thời gian thở oxy quá 3 giờ ở áp suất 4 asmosphere, quá 4 giờ ở áp suất 2 asmosphere vì quá thời gian đó sẽ gây tổn thương nhu mô phổi.

Thực hiện thủ thuật rút bỏ máu của nạn nhân ra với số lượng từ 150 đến 1.000 ml và truyền máu mới với số lượng tương đương lượng máu loại bỏ đi.

Dùng các loại thuốc trợ tim mạch, kháng histamin, truyền dung dịch ngọt và insulin, huyết thanh kiềm, vitamin.

Việc sử dụng oxy liệu pháp giúp để giảm nồng độ carboxy-hemoglobin xuống 50% sau 40 phút điều trị. Nếu không có oxy, cần để nạn nhân ở chỗ thoáng khí và thời gian để giảm được nồng độ carboxy-hemoglobin xuống được như trên phải cần thời gian khoảng 4 giờ.

Khuyến nghị

Hiện nay tình trạng cháy nổ xảy ra khá phổ biến ở một số địa phương do sự bất cẩn của con người và công tác tổ chức phòng cháy, chữa cháy chưa bảo bảo các yêu cầu quy định. Vào mùa hè nắng nóng, nhất là trong các đợt nóng bức cao; một số hộ gia đình đã dùng máy nổ phát điện để sử dụng điện thắp sáng và các thiết bị điện khi nguồn điện lưới bị mất nhưng không tuân thủ yêu cầu phải đặt máy ở nơi thông thoáng mà lại để trong phòng kín. Khi đun nấu bằng các loại than củi, nhất là than tổ o­ng nhưng bếp lò lại bố trí ở những nơi không phù hợp... Những tình huống xảy ra đã làm cho một số người bị nhiễm độc khí oxyd carbon, trong đó có nạn nhân tử vong vì nhiễm độc nặng. Vì vậy cộng đồng người dân cần quan tâm vấn đề này để chủ động ngăn chăn các tai họa bất ngờ có thể đem đến, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng của bản thân mình cũng như những người thân.

 

Ngày 22/04/2013
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích