Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 2 7 2 6 9
Số người đang truy cập
1 6 0
 Chuyên đề Sinh học phân tử
Kỹ thuật sinh học phân tử phát hiện sốt rét hiệu quả hơn dưới mức soi của kính hiển vi trong khi mang thai

Ngày 27/4/2015. Institut de Recherche pour le Développement (IRD). Các nhà khoa học xác nhận tác động của nhiễm sốt rét dưới mức soi của kính hiển vi trong khi mang thai (Scientists confirm impact of submicroscopic malarial infections during pregnancy). Một nghiên cứu khoa học được tiến hành ở Benin xác nhận các tác động có hại của nhiễm sốt rét dưới mức phát hiện của kính hiển vi trong khi mang thai, các biến chứng này bao gồm thiếu máu ở mẹ, sinh non và cân nặng khi simh thấp ở trẻ em.

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu cho thấy rằng, trong việc chẩn đoán nhiễm sốt rét thì kỹ thuật sinh học phân tử là nhạy hơn so với phương pháp cổ điển là soi bằng kính hiển vi với 40% số ca nhiễm được phát hiện bởi kỹ thuật sinh học phân tử so với 16% soi bằng kính hiển vi. Những kết quả này được công bố trên Tạp chí ClinicalInfectiuos Diseases sẽ cho phép thu hút sự chú ý đặc biệt đến các đối tượng bị nhiễm bệnh này nhằm cải thiện các chiến lược phòng chống sốt rét cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này ở vùng cận Saharan- châu Phi.

Một nghiên cứu khoa học được tiến hành ở Benin bởi các nhà nghiên cứu từ IRD và Trung tâm học tập và nghiên cứu về thai nghén có liên quan đến sốt rét và trẻ sơ sinh (Centre for study and research o­n pregnancy associated malaria and infancy_CERPAGE, Benin) xác nhận tác động có hại của nhiễm ký sinh trùng sốt rét dưới mức phát hiện của kính hiển vi trong khi mang thai. Các biến chứng này bao gồm thiếu máu ở mẹ, sinh non và cân nặng thấp khi sinh ở trẻ em.Sốt rét là nguyên nhân gây ra hơn 580.000 ca tử vong mỗi năm, chủ yếu ở vùng cận Saharan- châu Phi. Trong số các loại ký sinh trùng lây truyền sang người thì Plasmodium falciparum là chủng ký sinh trùng chịu trách nhiệm cho các trường hợp nguy hiểm nhất. Nhiễm trùng sốt rét trong khi mang thai gây ra các hậu quả đặc biệt có hại cho sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh vì chúng gây ra 35% các ca sinh non tháng có cân nặng lúc sinh thấp và đóng góp rất lớn về số trường hợp tử vong trẻ sơ sinh (từ 75.000 đến 200.000 trẻ mỗi năm), đây là lý do tại sao WHO khuyến cáo việc sử dụng điều trị dự phòng cách quãng trong thời gian mang thai.
 

Chẩn đoán nhanh việc nhiễm bệnh cũng là điều cần thiết trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét. Việc chẩn đoán dựa chủ yếu vào việc soi lam máu bằng kính hiển vi (xét nghiệm giọt dày) và về việc sử dụng các test chẩn đoán nhanh (rapid diagnostic test_RDT) được khuyến cáo bởi WHO. Tuy nhiên, những kỹ thuật này thiếu độ nhạy (chỉ có một phần ba số ca nhiễm được phát hiện), đặc biệt là trong các ca nhiễm dưới ngưỡng soi của kính hiển vi.

Kỹ thuật sinh học phân tử hiệu quả hơn (More effective molecular biology techniques)

Trong nghiên cứu tiến cứu này, được thực hiện từ tháng 5/2008 đến 5/2011, các nhà nghiên cứu theo dõi 1.037 phụ nữ mang thai ở phía nam-tây Benin (các ngôi làng của Come, Ouédeme-Pedah và Akodeha), trong khi mang thai,lần đầu tiên để đánh giá về tác động của nhiễm trùng sốt rét ở dưới ngưỡng phát hiện của kính hiển vi về thiếu máu ở mẹ, sinh non và cân nặng khi sinh thấp ở trẻ sơ sinh. Đối với điều này, họ so sánh các kỹ thuật chẩn đoán cổ điển (lam giọt dày và RDT) và kỹ thuật sinh học phân tử, phản ứng chuỗi polymer (Polymerase Chain Reaction_PCR). Các phân tích thống kê đa biến đã xác nhận tác động đáng kể của nhiễm ký sinh trùng sốt rét dưới ngưỡng phát hiện của kính hiển vi trong khi mang thai đến sức khỏe của người mẹ và đứa trẻ, điều này đặc biệt đúng trong thời gian mang thai đầu tiên và không chỉ là một sự gia tăng đáng kể nguy cơ thiếu cân ở trẻ sơ sinh và thiếu máu ở người mẹ đã được quan sát, mà còn ở những phụ nữ đã có một số lần mang thai: xấp xỉ gấp đôi nguy cơ sinh non. Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định sự liên quan về các khuyến nghị của WHO là ủng hộ gia tăng số lượng các liều điều trị dự phòng cách quãng trong thời kỳ mang thai. Trong thực tế, với việc điều trị hiện nay gồm hai liều, 30% phụ nữ được theo dõi trong nghiên cứu này đã bị nhiễm bệnh khi sinh đẻ.

Cuối cùng, PCR là hiệu quả hơn nhiều so với kỹ thuật soi bằng kính hiển vi trong việc phát hiện nhiễm sốt rét ở phụ nữ mang thai, điều này cho phép phát hiện tác nhân gây sốt rét ở 40% phụ nữ được theo dõi so với 16% đối với khi soi bằng kính hiển vi tại thời điểm tham vấn tiền sản đầu tiên làm nổi bật rõ những hậu quả của các nhiễm trùng tiềm ẩn đối với sức khỏe của người mẹ và đứa trẻ.

Hướng tới việc cải thiện các chiến lược để loại trừ bệnh sốt rét (Towards the improvement of strategies to eliminate malaria)

Đây là lần đầu tiên một nghiên cứu tiền cứu ở quy mô này được tiến hành về tác động của việc nhiễm ký sinh trùng sốt rét dưới ngưỡng phát hiện của kính hiển vi về sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Kết quả đặt câu hỏi về sự liên quan của các công cụ chẩn đoán sốt rét được khuyến cáo hiện nay - mà chỉ cho phép phát hiện được một phần ba số ca nhiễm bệnh, họ mở đường cho việc cải thiện các chiến lược nhằm loại trừ căn bệnh này. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết phải đánh giá tốt hơn về vai trò của các ca nhiễm dưới mức phát hiện của kính hiển vi như các ổ chứa ký sinh trùng làm tăng sự lây truyền trong các quần thể khác nhau (phụ nữ mang thai, trẻ em, người lớn). Họ chỉ ra rằng điều cần thiết là mô tả tốt hơn các thời kỳ mang thai có nguy cơ cao nhất đối với sức khỏe của người mẹ và đứa trẻ. Họ kêu gọi gia tăng nghiên cứu nhằm phát triển các công cụ chẩn đoán phân tử mà là có hiệu quả hơn và có thể sử dụng được trong thực địa.

 

Ngày 20/05/2015
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ sciencedaily.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích