Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 8 5 9 8
Số người đang truy cập
4 1 3
 Chuyên đề Sinh học phân tử
Nghiên cứu và triển vọng thành công về vaccin chống lại bệnh sốt rét trên thế giới

Nhật Bản chế tạo thành công vaccine giảm 72% nguy cơ sốt ré., Vaccine mới có hiệu quả phòng sốt rét 100%. Vaccine sốt rét thử nghiệm có triển vọng. Châu Phi sẽ có vaccin­e chống sốt rét vào năm 2015. Vaccine ngăn HIV và ung thư từ virus ký sinh trong muỗi. Nghiên cứu vắcxin sốt rét từ tảo xanh biến đổi gen. Vaccine sốt rét tiềm năng từ tảo biển. Vaccin phòng bệnh sốt rét Mosquirix (RTS,S). Trung Quốc thử nghiệm văcxin chống sốt rét trên người. Ứng dụng hạt nano mới trong sản xuất vaccine.

Nhật Bản chế tạo thành công vaccine giảm 72% nguy cơ sốt rét

Một nhóm nghiên cứu Nhật Bản đã bào chế thành công một loại vaccine mang tên BK-SE36 có khả năng giảm 72% nguy cơ mắc bệnh sốt rét ở người. Nhóm các nhà khoa học Nhật Bản do Giáo sư Toshihiro Horii tới từ Viện Nghiên cứu bệnh vi khuẩn thuộc Đại học Osaka đứng đầu đã nghiên cứu và bào chế ra vaccine BK-SE36 dạng bột khô, được tiêm sau khi hòa tan trong nước, được bào chế từ protein bị biến đổi gen của một ký sinh trùng, có thể ngăn ngừa bệnh sốt rét.

Giáo sư Horii cho biết, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm tại Uganda trên các đối tượng tuổi từ 6-20 tuổi, so sánh những người không được tiêm BK-SE36 với người được tiêm 2 lần. Kết quả cho thấy, những người được tiêm BK-SE36 giảm tới 72%  nguy cơ mắc bệnh sốt rét. Năm 2005, mức độ an toàn của BK-SE36 đã được xác nhận trong một cuộc thử nghiệm lâm sàn tại Nhật Bản. Một cuộc thử nghiệm khác tại Uganda từ năm 2010 đến năm 2011 cho thấy BK-SỂ không gây ra những tác dụng phụ đáng lo ngại. Giáo sư Horii khẳng định công hiệu của BK-SE36, đang trong thời kỳ thử nghiệm lâm sàng, lớn hơn bất kỳ loại vaccine nào chống sốt rét đang có mặt trên thị trường, thậm chí cao gấp đôi so một loại vaccine do Anh bào chế được ghi nhậm giảm 31% nguy cơ nhiễm sốt rét. Trong vòng 5 năm tới, BK-SE36 sẽ được đưa vào sử dụng sau khi tiến hành thử nghiệm thành công trên trẻ em dưới 5 tuổi, đối tượng chiếm đa số trong khoảng 660.000 ca tử vong vì sốt rét hàng năm, theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới. Chính phủ Nhật, công ty dược phẩm Nhật Bản và Quỹ Bill & Melinda Gates - tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới - đã hợp tác thành lập Quỹ sáng tạo công nghệ Y tế toàn cầu (GHIT), cam kết sẽ hỗ trợ 100 triệu USD nhằm ủng hộ cuộc nghiên cứu này.
 

Vaccine mới có hiệu quả phòng sốt rét 100%

Các nhà khoa học Mỹ đã tuyên bố đạt được một bước tiến đột phá trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét, sau khi một loại vắc-xin mới được thử nghiệm cho thấy hiệu quả chống bệnh sốt rét lên tới 100%. Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia, Hải quân và các tổ chức khác ở Mỹ, đã tiến hành thử nghiệm loại vắc-xin phòng sốt rét mới có tên tên là PfSPZ trên 57 người tình nguyện. Vắc-xin được tạo từ các ký sinh trùng Plasmodium falciparum gây bệnh sốt rét, nhưng đã được làm suy yếu không còn khả năng gây bệnh.

 

Vaccine loại PfSPZ có khả năng giúp miễn dịch 100% với bệnh sốt rét. 

Trong tổng số 57 người tham gia cuộc thử nghiệm, 40 người được tiêm vắc-xin PfSPZ với những liều lượng khác nhau. Tất cả những người này sau đó được cho đốt bởi những con muỗi mang ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Sáu đó 1 tuần, các nhà kiểm tra họ có phát triển bệnh sốt rét hay không. Kết quả, 6 người được tiêm 5 liều vắc-xin PfSPZ miễn dịch hoàn toàn với bệnh sốt rét khi không trường hợp nào phát bệnh sau khi bị muỗi mang ký sinh trùng gây bệnh sốt rét đốt. Những trường hợp khác cũng cho thấy kết quả khả quan, nhưng chưa đạt hiệu quả 100%. Trong số 9 người được tiêm 4 liều vắc-xin, thì 3 người bị nhiễm bệnh. Trong số 12 người không được tiêm vắc-xin PfSPZ, 11 người được kiểm tra dương tính với bệnh sốt rét. Không trường hợp nào tham gia cuộc thử nghiệm bị phản ứng phụ sau từ loại vắc-xin mới này. Những người bị bệnh sốt rét sau đó đã được điều trị bằng một loại thuốc chống sốt rét. Mặc dù các kết quả của cuộc thử nghiệm rất khả quan, nhưng cần tiến hành thử nghiệm trên quy mô rộng hơn. Nếu thử nghiệm trên quy mô lớn thành công, vắc-xin PfSPZ vẫn cần thêm vài năm nữa trước khi được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. Tiến sĩ William Schaffner, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết đây là “một tiến bộ khoa học”, nhưng có thế thể phải mất 10 năm trước khi loại vắc-xin này được chứng mình bằng khoa học, cấp phép và phân phối. Vắc-xin PfSPZ được phát triển bởi công ty Sanaria ở Maryland của Mỹ và được thử nghiệm bởi Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia, Viện nghiên cứu quân đội Walter Reed cùng Trung tâm nghiên cứu y tế Hải quân.
 

Vaccine sốt rét thử nghiệm có triển vọng

Ký sinh trùng sống nhưng đã bị suy yếu được dùng trong vaccine mới chống sốt rét. Một loại vaccine sốt rét cho thấy những kết quả khả quan trong các thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn đầu, các nhà nghiên cứu cho biết. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy vaccine này, hiện đang được điều chế tại Mỹ, đã bảo vệ được 12 trong số 15 bệnh nhân không bị nhiễm bệnh, khi dùng với liều cao. Phương pháp này là không bình thường vì phải tiêm trực tiếp ký sinh trùng sốt rét loại còn sống nhưng đã suy yếu vào bệnh nhân để kích hoạt khả năng miễn dịch. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science. Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Robert Seder, từ Trung tâm Nghiên cứu vaccine tại Viện Y tế Quốc gia, ở Maryland, Hoa Kỳ, cho biết: "Chúng tôi rất hào hứng và vui mừng trước kết quả này, nhưng điều quan trọng là chúng tôi phải lặp lại thử nghiệm, mở rộng nó và thực hiện với số lượng lớn ".
 

Miễn dịch

Từ vài thập niên người ta vẫn biết là tiếp xúc với muỗi đã xử lý bằng xạ trị có thể chống lại bệnh sốt rét. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy phải cần tới hơn 1.000 lần bị muỗi đốt thì qua thời gian mới tạo ra được khả năng miễn dịch cao, điều đó khiến nó trở thành một phương pháp không thực tế về bảo vệ phòng chống sốt rét trên diện rộng. "Rõ ràng là họ đang ở giai đoạn thử nghiệm ban đầu với số lượng người tình nguyện còn khá nhỏ, nhưng chúng tôi vô cùng khích lệ trước những kết quả đó." Ts Ashley Birkett, Sáng kiến Vaccine Sốt rét PATH:Thay vào đó, một công ty công nghệ sinh học của Hoa Kỳ mang tên Sanaria đã dùng muỗi được nuôi trong phòng thí nghiệm, chiếu phóng xạ vào chúng và sau đó trích lấy ký sinh trùng sốt rét (Plasmodium falciparum), tất cả đều làm trong điều kiện vô trùng. Những ký sinh trùng sống nhưng suy yếu này sau đó được đếm và đặt vào trong các ống thuốc, và chúng họ có thể được tiêm trực tiếp vào máu của bệnh nhân. Vaccine này được gọi là PfSPZ. Để thực hiện thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, các nhà nghiên cứu đã xem xét một nhóm 57 tình nguyện viên, những người chưa từng bị sốt rét. Trong số này, 40 người được tiêm những liều vaccine khác nhau, trong khi 17 người thì không. Tất cả những người này sau đó tiếp xúc với muỗi mang ký sinh trùng sốt rét. Các nhà nghiên cứu thấy rằng những người không được tiêm vaccine và những người được tiêm liều thấp, gần như tất cả đã đều bị nhiễm bệnh sốt rét. Tuy nhiên với nhóm nhỏ những người được tiêm liều cao nhất, chỉ có ba trong số 15 bệnh nhân bị nhiễm bệnh sau khi có tiếp xúc với muỗi mang bệnh sốt rét. Tiến sĩ Robert Seder cho biết: "Căn cứ vào lịch sử, chúng tôi biết liều lượng là quan trọng bởi vì bạn cần 1.000 vết muỗi đốt mới có thể được bảo vệ - thử nghiệm này đã xác nhận đó. "Nó cho phép chúng tôi tăng liều và thay đổi lịch trình của vaccine để tối ưu hóa nó ở các nghiên cứu trong tương lai. Câu hỏi tối quan trọng tiếp theo sẽ là liệu vaccine này có giữ được trong thời gian dài hay không và liệu vaccine có thể bảo vệ chống lại các chủng khác của bệnh sốt rét hay không". Ông nói thêm rằng thực tế là vaccine đã được tiêm vào mạch máu hơn là tiêm vào da hoặc dưới da làm cho việc thực hiện khó khăn hơn.

Triển vọng

Bệnh sốt rét giết hại khoảng 600.000 người mỗi năm và lây nhiễm hơn 200 triệu người. Bình luận về nghiên cứu này, Tiến sĩ Ashley Birkett, thuộc Sáng kiến Vaccine Sốt rét PATH, cho biết: "Rõ ràng là họ đang ở giai đoạn thử nghiệm ban đầu với số lượng người tình nguyện còn khá nhỏ, nhưng chúng tôi vô cùng khích lệ trước những kết quả đó." Ông nói thêm rằng các vaccine thử nghiệm mới nhất hiện nay nhắm mục tiêu vào các bộ phận của ký sinh trùng P. falciparum thay vì nhắm vào toàn bộ cơ thể chúng.

"Cách tiếp cận này gây ra một phản ứng rộng tới rất nhiều mục tiêu khác nhau trên ký sinh trùng", ông nói. Hiện tại có khoảng 20 vaccine thử nghiệm phòng sốt rét đang được thử nghiệm lâm sàng. Tiên tiến nhất là RTS, S/AS01, được công ty dược phẩm GlaxoSmithKline phát triển, và đang trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với 15.000 trẻ em ở châu Phi. Theo các số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, ước tính có khoảng 219 triệu trường hợp mắc bệnh sốt rét trong năm 2010 và ước tính có khoảng 660.000 trường hợp tử vong.
 

Châu Phi sẽ có vaccin­e chống sốt rét vào năm 2015

         Các nhà khoa học thế giới đang tiến hành thử nghiệm vaccine chống sốt rét đầu tiên mang tên RTS,S. Loại vaccine đầu tiên chống sốt rét này sẽ góp phần bảo vệ trẻ em và trẻ sơ sinh trong những khu bị dịch sốt rét tại châu Phi vào năm 2015. Trong đợt thử nghiệm vaccine chống sốt rét sẽ có 16.000 trẻ em từ 6 tuần tuổi đến 17 tháng tuổi của 7 nước châu Phi gồm Buốckina Faso, Gabon, Ghana, Kênia, Malauy, Môdămbích và Tanzania. Các em này có sức khỏe tốt và sẽ được giám sát trong vòng 32 tháng. Đây là giai đoạn ba của thử nghiệm lâm sàng vaccine RTS,S chống lại một cách đặc hiệu 4 ký sinh trùng gây bệnh sốt rét ở người. Những kết quả của giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng vaccine này cho thấy hiệu quả 53% ở trẻ trên 1 tuổi và 65% ở các bé đang trong thời kỳ bú mẹ. Đây là hai nhóm dễ bị mắc bệnh sốt rét nhất. Loại vaccine RTS,S sản xuất nhằm phục vụ châu Phi vì nơi đây có nguy cơ cao bùng phát dịch sốt rét, căn bệnh gây tử vong cao nhất thế giới. Riêng châu Phi có khoảng 900.000 người chết vì sốt rét mỗi năm, phần lớn trong số này là trẻ em dưới 5 tuổi.

Vaccine ngăn HIV và ung thư từ virus ký sinh trong muỗi.

Một loại virus có tên là virus Kujin đã tìm thấy trong những loài muỗi ở phía bắc Úc có thể cung cấp nền tảng cho việc điều chế vaccine chống lại AIDS và chữa lành ung thư. Một nhóm nghiên cứu ở ĐH Queensland đã dựa trên những protein được lấy từ virus ký sinh trong muỗi là virus Kujin có khả năng cung cấp việc chẩn trị bằng liệu pháp gene cũng như các vaccine ngăn chặn những căn bệnh chết người.
 

Bộ Sức khỏe Úc cho biết, virus Kujin là virus có họ hàng với virus phía Tây sông Nile. Andreas Suhrbier, người đứng đầu Viện Nghiên cứu các vấn đề về y tế ĐH Queensland, nói các gene được lấy ra từ virus Kujin đã được dùng để chữa những tế bào ung thư trên những con chuột thí nghiệm.

"Chúng tôi sẽ chuyển một gene, gene này sẽ báo cho hệ thống miễn dịch biết có những tế bào bệnh đang ở chung quanh và giúp cho hệ thống miễn dịch biết cách để quét sạch những tế bào ung thư", ông ta nói. Trong khi những kết quả ở chuột rất hứa hẹn, những thử nghiệm trên người sẽ được thực hiện tối thiểu trong vòng 5 năm tới. Và hy vọng cuối cùng là phát triển một hệ thống có thể giúp con người miễn dịch với những virus lây lan nguy hiểm như HIV hoặc ebola hoặc bất cứ bệnh truyền nhiễm khác. Và đặc biệt, cũng có thể chữa được bệnh ung thư, đây là một vấn đề rất lớn. Virus Kujin là một vaccine lý tưởng. Trước đây, virus Kujin đã được tách ra đầu tiên từ những con muỗi thu thập từ phía bắc Queensland vào năm 1960.

Vaccin phòng bệnh sốt rét Mosquirix (RTS,S)

Mục tiêuĐánh giá và tổng kết các tài liệu liên quan đến vaccine mosquirix (RTS,S) và những tranh luận về phương pháp điều trị và kinh tế khi sử dụng vaccine này. Lấy dữ liệu một cách hệ thống bằng các thuật ngữ Mosquirix; RTS,S; sốt rét; vaccine; plasmodium trong MEDLINE(1948-11/2011), EMBASE(1980-11/2011), International pharmaceutical Abstracts (1970-11/2011), Google, Google Scholar.

Lựa chọn nghiên cứu:Thử nghiệm lâm sàng đánh giá về dược lực học, dược động học, hiệu quả, an toàn của vaccine được chọn lựa. Về hiệu quả, các thử nghiệm lâm sàng nào báo cáo có hiệu quả phòng bệnh sốt rét thì được xem xét đánh giá. Thông tin về thiết kế nghiên cứu, dân số, thời gian nghiên cứu, đặc điểm cơ bản, kết quả lâm sàng và giám định chất lượng được rút trích.

Tổng hợp dữ liệu: 5 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng và 4 nghiên cứu mỡ rộng. Thử nghiệm lâm sang ở giai đoạn 2, tỷ lệ thành công về việc ngăn chặn giai đoạn đầu của bệnh là 33-65% ở trẻ sơ sinh, 30-35% ở trẻ em. Ở thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, hiệu quả của vaccine là 56% ở trẻ 5-17 tháng.  Trong nhiều nghiên cứu, vaccine RTS,S giúp giảm số lượng các cơn sốt rét lâm sàng và ngăn chặn bệnh sốt rét nghiêm trọng. RTS,S 25μg tiêm bắp 3 mũi trong 1 tháng cho trẻ sơ sinh và trẻ em. RTS,S được dung nạp tốt, một số trường hợp báo cáo bị viêm màng não và động kinh  trong 7 ngày tiêm

Kết luận:RTS,S đã chứng minh hiệu quả và an toàn ở các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1,2,3, có tiềm năng giảm sự hoành hành của bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. Vẫn còn những thách thức lớn là chưa xác định được khoảng thời gian miễn dịch, đánh giá về chi phí, tính phổ biến ở vùng dịch bệnh. Chưa giải quyết ở những nghiên cứu xa hơn tuy nhiên RTS,S có tiềm năng trở thành vaccine hữu hiệu đầu tiên phòng bệnh sốt rét.

Nghiên cứu vắcxin sốt rét từ tảo xanh biến đổi gen

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp vừa nghiên cứu chủng vắcxin sốt rét trên cơ sở tận dụng men phân giải tinh bột GBSS được chiết xuất từ tảo xanh biến đổi gen. Theo số liệu công bố mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2009 toàn cầu có tới 781.000 người tử vong vì sốt rét.

Giới khoa học vẫn chưa điều chế được vắcxin hiệu quả phòng chống căn bệnh này. Trước mắt, trong nghiên cứu vắcxin sốt rét, giới khoa học chủ yếu tập trung vào việc tìm ra loại protein cho phép ký sinh trùng sốt rét xâm nhập vào tế bào, sau đó dùng biện pháp để ức chế sự hoạt động của loại protein này. Tuy nhiên, các nhà khoa học Pháp lại áp dụng một biện pháp hoàn toàn mới trong việc nghiên cứu vắcxin sốt rét. Các nhà khoa học đã lựa chọn một số kháng nguyên có tác dụng hiệu quả đối với ký sinh trùng sốt rét. Sau đó trộn lẫn kháng nguyên này với men phân giải tinh bột GBSS được chiết xuất từ loài tảo xanh Chlamydomonas reinhardtii biến đổi gen để tạo ra một hợp chất mới. Cuối cùng, các nhà khoa học đã tiêm hợp chất mới này vào cơ thể chuột thí nghiệm có chứa ký sinh trùng sốt rét. Kết quả cho thấy đa số chuột thí nghiệm đều không mắc bệnh sốt rét. Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Tuyển tập thư viện khoa học công cộng của Mỹ số ra mới nhất.

Vaccine Sốt rét tiềm năng từ tảo biển

         Các nhà sinh học của Đại học California, San Diego Hoa Kỳ đã thành công trong việc sử dụng chất chiết xuất từ tảo biển để sản xuất vaccine tiềm năng có khả năng ngừa lây truyền ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Đây có thể là một thành tựu mở đường cho sự phát triển biện pháp phòng ngừa rẻ tiền cho con người thoát khỏi một trong những căn bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất thế giới.
 

Sốt rét là một căn bệnh do nhiễm phải các ký sinh trùng thuộc nhóm đơn bào (Protozoa) có tên Plasmodium. Bệnh do muỗi là vector truyền. Sốt rét đã gây bệnh cho hơn 225 triệu người trên toàn thế giới đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, với triệu chứng ban đầu là sốt, đau đầu, có thể dẫn đến biến chứng nặng là hôn mê và tử vong. Việc sử dụng tảo để sản xuất protein P. falciparium đưa vào những con chuột trong phòng thí nghiệm đã làm xuất hiện kháng thể chống lại ký sinh trùng P. falciparum ở chuột. Đây là kết quả của sự hợp tác liên ngành giữa hai nhóm nghiên cứu: Phòng khoa học sinh học UC San Diego và Trung tâm công nghệ sinh học tảo San Diego (UC San Diego -- Division of Biological Sciences and San Diego Center for Algae Biotechnology), cơ quan đã sử dụng tảo để sản xuất những chế phẩm sinh học và nhiên liệu sạch, hợp tác với Trung tâm Y học Nhiệt đới và các bệnh truyền nhiễm mới nổi trong Y khoa (Center for Tropical Medicine and Emerging Infectious Diseases in the School of Medicine).

           Một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong việc chế tạo vaccine sốt rét là do việc đòi hỏi một hệ thống có thể sản xuất protein phức tạp, ba chiều tương tự như những protein của ký sinh trùng, để từ đó các vật chủ sản xuất  ra những kháng thể có khả năng làm gián đoạn sự lan truyền của sốt rét. Hầu hết các vaccine được tạo ra bởi vi khuẩn có cấu tạo tương đối đơn giản là các protein kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể chống lại vi khuẩn xâm nhập. Protein phức tạp hơn có thể được sản xuất nhưng đòi hỏi một quá trình tốn kém bằng cách sử dụng nuôi cấy tế bào động vật có vú, và các protein những tế bào sản xuất được tráng với đường thông qua một quá trình gọi là glycosyl (glycosylation: quá trình gắn đường vào chuỗi protein).

Bệnh sốt rét gây ra bởi một loại ký sinh trùng có protein phức tạp, nhưng không bao giờ gắn đường vào protein”, GS. Stephen Mayfield chuyên ngành sinh học tại UC San Diego, người đứng đầu nhóm nghiên cứu đã nói. “Nếu bạn có một loại protein được bao phủ bởi đường và tiêm vào ai đó như một loại vaccine, phản ứng của cơ thể sẽ tạo ra những kháng thể chống lại các loại đường chứ không phải sườn amino acid của các protein từ sinh vật xâm nhập bạn muốn ức chế. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện vaccine mà không có loại đường gắn lên protein này ở vi khuẩn, và sau đó cố gắng tái bẻ gập vào cấu trúc ba chiều , tuy nhiên đây là một đề xuất đắt tiền và kém hiệu quả”. Thay vào đó, các nhà sinh học đã xem xét để sản xuất protein của họ với việc sử dụng một loại tảo xanh có thể ăn được, Chlamydomonas reinhardtii, được sử dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu như mô hình di truyền của sinh vật (tương tự như ruồi giấm Drosophila và vi khuẩn E.coli). Hai năm trước, một nhóm nhà sinh học đứng đầu là Mayfield, đồng thời cũng là giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học tảo San Diego, một tập đoàn nghiên cứu tìm cách phát triển nhiên liệu vận chuyển từ tảo, UC San Diego đã công bố một nghiên cứu mang tính bước ngoặc chứng minh rằng nhiều liệu pháp điều trị phức tạp bằng protein ở con người, chẳng hạn như kháng thể đơn dòng và hormone tăng trưởng, có thể được sản xuất bởi Chlamydomonas.

 

Chlamydomonas là loại tảo ăn được, nhìn thấy tại UC San Diego, có thể trồng trong các ao nuôi
ở bất cứ đâu trên thế giơi (Ảnh: SD – CAB)
 

James Gregory, một nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Mayfield, đặt ra giả thuyết về khả năng một loại protein bảo vệ phức tạp chống lại ký sinh trùng sốt rét được sản xuất từ Chlamydomonas. Với số lượng hai tỷ người sống ở vùng có bệnh sốt rét thì việc cung cấp thuốc chủng ngừa sốt rét là một đề xuất tốn kém và khó khăn mặt hậu cần, đặc biệt là khi thuốc chủng ngừa đó có giá thành cao khi sản xuất. Với công nghệ hiện nay, rất tốn kém để có thể tiêm chủng cho 2 tỷ người”, Mayfield nói. “Thực tế, cách duy nhất để sản xuất ra vaccine sốt rét khả thi là vaccine này được sản xuất với chi phí thật thấp so với chi phí vaccine hiện nay. Tảo đáp ứng yêu cầu này vì con người có thể trồng tảo ở bất kỳ nơi nào trên hành tinh, trong ao hoặc ngay cả trong bồn tắm”. Joseph Vinetz, giáo sư y học tại UC San Diego và là một chuyên gia hàng đầu trong các bệnh nhiệt đới cho biết protein được tạo ra bởi tảo khi tiêm vào chuột trong phòng thí nghiệm, tạo ra những kháng thể khóa sự lây truyền sốt rét từ muỗi sang người”. “Chưa thể khẳng định các protein này là hoàn hảo, nhưng các kháng thể với protein tảo sản xuất của chúng tôi có thể nhận biết cac protein có nguồn gốc bệnh sốt rét, và bên trong muỗi, ngăn chặn sự phát triển ký sinh trùng sốt rét làm muỗi không thể truyền bệnh” Gregory nói. “Bài báo này cho chúng ta thấy 2 vấn đề: một là các protein mà các nhà nghiên cứu sản xuất ở đây là những ứng viên vaccine sốt rét hiệu quả và hai là ít nhất chúng ta có cơ hội để sản xuất đủ vaccine phục vụ cho 2 tỷ người”. Các nhà khoa học đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế về phát hiện này. Họ cho biết các bước tiếp theo là nghiên cứu xem protein tảo này có hiệu quả khi bảo vệ con người khỏi sốt rét hay không, và sau đó xác định xem có cần thiết phải sửa đổi các protein để phát sinh cùng một phản ứng kháng thể khi ăn tảo chứ không phải tiêm.

Trung Quốc: thử nghiệm văcxin chống sốt rét trên người.

70 người lớn khoẻ mạnh sẽ tham gia cuộc thử nghiệm lâm sàng đối với văcxin chống sốt rét mang mã số PfCP2.9 do Trung Quốc sản xuất. Cuộc thử nghiệm sẽ kéo dài tám tháng.

Theo cơ quan y tế Trung Quốc, nếu sau thời gian thử nghiệm trên những người tình nguyện tại bệnh viện Changhai ở Thượng Hải, các cuộc thử nghiệm lâm sàng hoàn chỉnh sẽ được thực hiện trên nhiều người lớn và trẻ em ở những vùng vó tỉ lệ bệnh sốt rét cao. Chương trình được tổ chức quốc tế PATH và Malaria Vaccine Initiative tài trợ cho công ty dược phẩm Thượng Hải Wanxing Biological Pharmacy Co., Ltd hợp tác cùng các nhà khoa học trường Y khoa số 2 của Thượng Hải nghiên cứu chế tạo văcxin trên. Trong đó, chương trình được nhận hai triệu USD và trợ giúp kỹ thuật, phân tích dữ liệu từ các tổ chức trên. PfCP2.9 là một trong số 20 văcxin chống sốt rét trên thế giới nhận tài trợ của PATH để tưực hiện thử nghiệm lâm sàng. Tại Trung Quốc, đa số các nạn nhân của bệnh sốt rét thuộc các tỉnh miền nam là Vân Nam và Hải Nam.

Ứng dụng hạt nano mới trong sản xuất vaccine

Các kỹ sư tại Viện nghiên cứu MIT, Harvard (Mỹ) vừa sáng tạo ra một loại hạt nano mới an toàn và hiệu quả đối với việc sản xuất vaccine cho các bệnh như HIV hay sốt rét. Loại hạt nano mới này giúp ngăn cản quá trình tổng hợp protein của virus, ngoài ra nó còn giúp các nhà khoa học phát triển ứng dụng vào sản xuất vaccine chống lại các bệnh ung thư, bệnh lây nhiễm. Các nhà khoa học tại Viện Quân y Walter Reed (Mỹ) đã thử nghiệm khả năng hạt nano mới này vào vaccine chống sốt rét ở chuột và kết quả là 30% tế bào nhiễm bệnh đã bị tiêu diệt. Các nhà khoa học đang phát triển để ứng dụng hạt nano mới này vào việc sản xuất vaccine HIV và vaccine chống các bệnh ung thư ở người.

Ngày 12/08/2013
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung và Ths.Bs.Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích