Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Finance & Retail An toàn thực phẩm & hóa chất
An toàn vệ sinh thực phẩm
Thuốc & Hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 3 6 0 6
Số người đang truy cập
2 6 9
 An toàn thực phẩm & hóa chất Thuốc & Hóa chất
Ảnh hưởng của dioxin đối với sức khỏe con người

Cập nhật tháng 7/2014. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - Ảnh hưởng của dioxin đối với sức khỏe con người (Dioxins and their effects o­n human health). Dioxin là những chất gây ô nhiễm môi trường thuộc về cái gọi là "một tá chất dơ bẩn" (dirty dozen)-một nhóm các hóa chất nguy hiểm được gọi là các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (persistent organic pollutants_POPs).

Tóm tắt (Background)

Dioxin là mối quan tâm vì tiềm năng độc tính cao của chúng, các thí nghiệm đã cho thấy chúng ảnh hưởng đến một số cơ quan và hệ thống, ngay khi dioxin xâm nhập vào cơ thể, chúng tồn tại trong một thời gian dài vì sự ổn định hóa học và khả năng được hấp thụ bởi các mô mỡ, tại các nơi đó sau đó chúng được lưu trữ trong cơ thể. Thời gian bán hủy của chúng trong cơ thể được ước tính là từ 7-11 năm, trong môi trường, dioxin có xu hướng tích tụ trong chuỗi thực phẩm, động vật trong chuỗi thực phẩm càng cao thì nồng độ dioxin càng cao.

 

Công thức hóa học của Dioxin


Tên hóa học của dioxin là: 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo para dioxin (TCDD), tên dioxins thường đươc sửdụng cho các chất có cùng cấu trúc và tínhchất hóa học liên quan đến polychlorinated dibenzo para dioxins (PCDDs) và polychlorinated dibenzofurans (PCDFs). Một số polychlorinated biphenyls (PCBs) giống dioxin có các đặc tính độc hại tương tự cũng được bao hàm trong thuật ngữ "dioxin". Khoảng 419 loại hợp chất liên quan đến dioxin đã được xác định nhưng chỉ khoảng 30 hợp chất trong số này được coi là có độc tính đáng kể và TCDD độc hại nhất.

Nguồn ô nhiễm dioxin (Sources of dioxin contamination)

Dioxin chủ yếu là sản phẩm của quá trình công nghiệp nhưng cũng có thể là kết quả của quá trình tự nhiên như núi lửa phun trào và cháy rừng, dioxin không mong muốn sinh ra bởi các sản phẩm của một loạt các quy trình sản xuất bao gồm luyện kim, clo tẩy trắng bột giấy và sản xuất của một số thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu. Dioxin phóng thích ra môi trường, lò đốt rác thải bừa bãi (chất thải rắn và chất thải bệnh viện) thường là thủ phạm tồi tệ nhất do việc đốt cháy không hoàn toàn. Công nghệ có sẵn cho phép thiêu đốt chất thải có kiểm soát với lượng khí thải dioxin thấp.Mặc dù việc hình thành dioxin là mang tính địa phương nhưng sự phân bố trong môi trường là toàn cầu, dioxin được tìm thấy trong môi trường trên khắp thế giới. Mức cao nhất của các hợp chất này được tìm thấy trong một số loại đất, trầm tích và thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm chế biến như sữa, thịt, cá và các loài nhuyễn thể. Mức rất thấp được tìm thấy trong thực vật, nước và không khí.. Sự dự trữ mở rộng các chất thải công nghiệp dầu hỏa có PCB với mức cao của PCDFs tồn tại trên toàn thế giới, dự trữ lâu dài và sự loại bỏ không đúng vật liệu này có thể phóng thích dioxin vào trong môi trường và gây ô nhiễm cho con người và các nguồn cung cấp thực phẩm cho động vật. Các chất thải có chứa PCBs không dễ gì bị vứt bỏ mà không gây ô nhiễm môi trường và quần thể dân cư, các vật liệu như thế cần phải được xử lý như là các chất thải nguy hại và bị phá hủy tốt nhất bởi sự đốt cháy ở nhiệt độ cao.

Các sự cố ô nhiễm bởi dioxin (Dioxin contamination incidents)

Nhiều quốc gia giám sát nguồn cung cấp thực phẩm nhiễm dioxin dẫn đến việc phát hiện sớm các chất gây ô nhiễm và thường ngăn chặn các tác động trên một quy mô lớn hơn, trong nhiều trường hợp ô nhiễm dioxin được đưa vào thông qua thức ăn chăn nuôi bị ô nhiễm như tần suất tăng nồng độ dioxin trong sữa hoặc thức ăn gia súc đã được bắt nguồn từ đất sét, chất béo hay viên bột chanh có múi được sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Một số sự cố ô nhiễm dioxin có ý nghĩa quan trọng hơn với những tác động rộng hơn ở nhiều nước, vào cuối năm 2008 Ireland đã hủy bỏ nhiều tấn thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lơn khi có mức ô nhiễm dioxin cao gấp 200 lần giới hạn an toàn đã được phát hiện trong các mẫu thịt lợn. Phát hiện này dẫn đến một trong những sự hủy bỏ thực phẩm lớn nhất có liên quan đến ô nhiễm hóa chất, các đánh giá nguy cơ được thực hiện bởi Ireland chứng tỏ không có mối quan tâm đến y tế công cộng, ô nhiễm cũng được lần trở lại với thức ăn bị ô nhiễm.

Năm 1999, mức độ cao của chất dioxin được tìm thấy ở gia cầm và trứng từ Bỉ, sau đó thực phẩm từ động vật bị nhiễm độc dioxin (gia cầm, trứng, thịt lợn) đã được phát hiện ở một số nước khác, nguyên nhân lần ra là từ thức ăn chăn nuôi bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp dầu hỏa dựa trên PCB bất hợp pháp.

Một lượng lớn dioxin đã được phóng thích trong một tai nạn nghiêm trọng tại một nhà máy hóa chất ở Seveso, Ý, năm 1976. Một đám mây hóa chất độc hại, bao gồm 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin, hay TCDD, được phóng thích vào trong không khí và cuối cùng gây ô nhiễm với một diện tích 15 km vuông, nơi có 37 000 người sinh sống.

Nghiên cứu mở rộng trong quần thể bị ảnh hưởng đang tiếp tục xác định ảnh hưởng sức khỏe đối với con người lâu dài từ sự cố này. TCDD cũng đang được nghiên cứu mở rộng đối với các ảnh hưởng sức khỏe liên quan đến sự hiện diện của nó như là một chất ô nhiễm trong một số hóa chất diệt cỏ da cam (Agent Orange) đươc sử dụng để làm rụng lá cây trong cuộc chiến ở Việt nam,một sự liên kết tới một vài loại ung thư và cả đái tháo đường vẫn đang còn điều tra.Mặc dù tất cả cả các quốc gia có thể bị ảnh hưởng nhưng các trường hợp ô nhiễm nhất ở các quốc gia công nghiệp nơi có hệ thống giám sát ô nhiễm thực phẩm đầy đủ, ý thức lớn hơn về tính nguy hại và kiểm soát đều đặn tốt hơn là sẵn có cho viêc phát hiện các vấn đề về dioxin.Một vài trường hợp cố ý gây ngộ độc cho con người cũng đã được báo cáo, sự kiện đáng chú ý nhất là trường hợp năm 2004 của Viktor Yushchenko, Tổng thống Ukraine với khuôn mặt đã bị biến dạng bởi hội chứng chloracne.

Ảnh hưởng của dioxin đối với sức khỏe con người (Effects of dioxins o­n human health)

Phơi nhiễm ngắn hạn của con người với mức độ cao của dioxin có thể gây tổn thương da như các là hội chứng chloracne và các mảng tối loang lổ trên da và chức năng gan thay đổi. Phơi nhiễm lâu dài có liên quan đến suy giảm hệ miễn dịch, sự phát triển của hệ thần kinh, hệ thống nội tiết và chức năng sinh sản.

Phơi nhiễm mãn tính của động vật với dioxin dẫn đến một số loại ung thư. TCDD đã được đánh giá bởi Cơ quan quốc tế về Nghiên cứu Ung thư (IARC)của WHO vào năm 1997 và năm 2012 Dựa trên dữ liệu động vật và dữ liệu dịch tễ học ở con người, TCDD đã được phân loại theo IARC như một "chất gây ung thư cho con người được biết đến" (known human carcinogen). Tuy nhiên, TCDD không ảnh hưởng đến vật liệu di truyền và có một mức độ phơi nhiễm thấp thì nguy cơ ung thư sẽ không đáng kể.

Do sự có mặt ở khắp mọi nơi của dioxins, tất cả mọi người có phơi nhiễm âm thầm và một mức dioxins trong cơ thể, dẫn đến một sự bùng phát cơ thể được gọi như thế. Phơi nhiễm âm thầm bình thường hiện nay là không mong đợi có ảnh hưởng đến sức khỏe con người ở mức trung bình, tuy nhiên do khả năng độc tính cao của loại hợp chất này, các nỗ lực cần được thực hiện để làm giảm phơi nhiễm âm thầm hiện nay.

Các nhóm nhạy cảm (Sensitive groups)

Sự phát triển thai nhi là nhạy cảm nhất với phơi nhiễm dioxin,trẻ mới sinh với sự phát triển nhanh chóng hệ thống cơ quan cũng có thể là dễ bị tổn thương hơn với một số ảnh hưởng,một số cá thể hay một số nhóm cá thể có thể bị phơi nhiễm với mức cao dioxins do chế độ ăn (ví dụ dùng nhiều cá trong một số vùng của thế giới) hay các bệnh nghề nghiệp (ví dụ công nhân trong công nghiệp giấy, trong các nhà máy đốt lò và ở vị trí chất thải nguy hại).

Phòng chống phơi nhiễm với dioxin (Prevention and control of dioxin exposure)

Đốt cháy các vật liệu gây ô nhiễm đúng cách là phương pháp sẵn có tốt nhất hiện nay trong việc phòng chống phơi nhiễm dioxins, đốt cháy cũng có thể phân huỷ các chất thải từ dầu có chứa PCB. Quá trình đốt cháy đòi hỏi nhiệt độ cao trên 850°C để phá huỷ một lượng lớn các chất gây ô nhiễm ngay cả nhiệt độ 1000 °C hay cao hơn là được đòi hỏi.

Phòng ngừa hay làm giảm phơi nhiễm với con người là cách tốt nhất thông qua các biện pháp trực tiếp từ nguồn, tức là kiểm soát chặt chẽ quy trình công nghiệp để làm giảm sự hình thành dioxin càng nhiều càng tốt là trách nhiệm của các chính phủ quốc gia. Bộ luật Alimentarius (The Codex Alimentarius Commission) đã thông qua Quy tắc thực hành cho các biện pháp trực tiếp từ nguồn nhằm làm giảm ô nhiễm của các loại thực phẩm với hóa chất (Code of Practice for Source Directed Measures to Reduce Contamination of Foods with Chemicals_CAC/RCP 49-2001) vào năm 2001. Sau đó vào năm 2006, Bộ quy tắc thực hành về phòng chống và giảm chất độc dioxin và thực phẩm ô nhiễm PCB như dioxin (Code of Practice for the Prevention and Reduction of Dioxin and Dioxin-like PCB Contamination in Food and Feeds_CAC/RCP 62-2006) đã được thông qua.

Hơn 90% số người phơi nhiễm với dioxin thông qua việc cung cấp thực phẩm, chủ yếu là thịt và các sản phẩm từ sữa, cá và nhuyễn thể do đó bảo vệ nguồn cung cấp thực phẩm là rất quan trọng. Một cách tiếp cận bao gồm các biện pháp trực tiếp từ nguồn dẫn đến làm giảm phát thải dioxin, ô nhiễm thứ cấp của việc cung cấp thực phẩm cần phải tránh trong suốt chuỗi thực phẩm. Kiểm soát và thực hành tốt trong quá trình sản xuất ban đầu, chế biến, phân phối và bán là điều cần thiết trong việc sản xuất thực phẩm an toànnhư đã trình bày thông qua các ví dụ được liệt kê ở trên, thức ăn chăn nuôi bị ô nhiễm thường là gốc rễ nguyên nhân của ô nhiễm thực phẩm.

Hệ thống giám sát ô nhiễm thực phẩm và thức ăn phải được đặt ra để đảm bảo rằng mức độ chịu đựng không vượt quá là vai trò của các chính phủ quốc gia trong giám sát sự an toàn của nguồn cung cấp thực phẩm và thực hiện hành động để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Khi nghi ngờ bị ô nhiễm, các nước cần có kế hoạch dự phòng để xác định, bắt giữ và xử lý thức ăn và thực phẩm bị ô nhiễm. Quần thể bị ảnh hưởng cần được kiểm tra về mức phơi nhiễm (ví dụ như đo lường chất gây ô nhiễm trong máu hoặc sữa mẹ) và các ảnh hưởng (ví dụ như giám sát lâm sàng để phát hiện các dấu hiệu của bệnh tật).

Những gì người tiêu dùng nên làm gì để giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm? (What should consumers do to reduce their risk of exposure?)

Cắt bớt mỡ từ thịt và việc tiêu thụ sản phẩm sữa ít chất béo có thể làm giảm phơi nhiễm với các hợp chất dioxin, ngoài ra một chế độ ăn uống cân bằng (bao gồm đủ lượng trái cây, rau và ngũ cốc) sẽ giúp tránh phơi nhiễm quá mức từ một nguồn duy nhất là một chiến lược dài hạn để giảm gánh nặng cho cơ thể và có lẽ là phù hợp nhất cho trẻ em gái và phụ nữ trẻ nhằm làm giảm phơi nhiễm sự phát triển của thai nhi và khi cho con bú sau này trong cuộc sống, tuy nhiên khả năng cho người tiêu dùng giảm sự phơi nhiễm của họ có phần hạn chế.

Làm gì để xác định và đo lường dioxins trong môi trường và thực phẩm? (What does it take to identify and measure dioxins in the environment and food?)

Các phân tích hóa học định lượng dioxin đòi hỏi các phương pháp tinh vi mà chỉ có sẵn trong một số ít các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới, các chi phí phân tích là rất cao và thay đổi tùy theo loại mẫu, nhưng nằm trong khoảng 1.000 đô la để phân tích một mẫu sinh học duy nhất đến vài ngàn đô la Mỹ cho việc đánh giá toàn diện về sự phóng thích từ một lò đốt chất thải. Ngày càng có nhiều phương pháp sàng lọc dựa trên sinh học (tế bào hoặc kháng thể) đang được phát triển, và việc sử dụng các phương pháp như vậy đối với các mẫu thực phẩm và thức ăn chăn nuôi đang được phê chuẩn. Các phương pháp sàng lọc như vậy cho phép phân tích nhiều hơn với chi phí thấp hơn, và trong trường hợp xét nghiệm sàng lọc chủ động, việc xác nhận các kết quả phải được thực hiện bằng cách phân tích hóa học phức tạp hơn.

Các hoạt động của WHO có liên quan đến dioxin (WHO activities related to dioxins)

Giảm phơi nhiễm với dioxin là một mục tiêu y tế công cộng quan trọng để làm giảm bệnh tật, hướng dẫn về mức phơi nhẫm có thể chấp nhận được, WHO đã tổ chức một loạt các cuộc họp chuyên gia để xác định một mức dung nạp dioxin.Trong cuộc họp chuyên gia mới nhất được tổ chức vào năm 2001, Ủy ban Chuyên gia về phụ gia thực phẩm (Expert Committee o­n Food Additives_JECFA) của FAO/WHO đã thực hiện một đánh giá nguy cơ toàn diện có tính cập nhật về PCDDs, PCDFs và PCBs "như dioxin" (dioxin-like).Để đánh giá các nguy cơ dài hạn hay ngắn hạn đối với sức khoẻ do các chất này, sự thu nhận tổng cộng hoặc trung bình nên được đánh giá trong nhiều tháng, và mức dung nạp nên được đánh giá trong khoảng thời gian ít nhất 1 tháng. Các chuyên gia đã thiết lập một lượng thu nhận tạm chấp nhận được hàng tháng (PTMI) là 70 picogram/​​kg mỗi tháng, mức độ này là lượng dioxin có thể được hấp thụ trong suốt cuộc đời mà không phát hiện có ảnh hưởng đến sức khỏe.

WHO đã phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (Food and Agriculture Organization_FAO) thông qua Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm thành lập một "Bộ quy tắc thực hành về phòng chống và giảm dioxin và chất gây ô nhiễm PCB trong thực phẩm và thức ăn” (Code of Practice for the Prevention and Reduction of Dioxin and Dioxin-like PCB Contamination in Foods and Feed) cung cấp các hướng dẫn cho các cơ quan quốc gia và khu vực về các biện pháp phòng ngừa.WHO cũng chịu trách nhiệm cho chương trình đánh giá và giám sát ô nhiễm thực phẩm của Hệ thống giám sát môi trường toàn cầu thường được gọi là thực phẩm/GEMS, chương trình cung cấp thông tin về mức độ và xu hướng của các chất gây ô nhiễm trong thực phẩm thông qua mạng lưới các phòng thí nghiệm tham gia của nó tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, dioxin cũng nằm trong chương trình giám sát này.WHO cũng đã tiến hành nghiên cứu định kỳ về mức độ dioxin trong sữa mẹ, những nghiên cứu này cung cấp một đánh giá về phơi nhiễm của con người với dioxin từ tất cả các nguồn, dữ liệu phơi nhiễm gần đây cho thấy rằng các biện pháp được đưa ra để kiểm soát việc phóng thích dioxin tại một số nước phát triển đã dẫn đến việc làm giảm đáng kể việc phơi nhiễm trong hai thập kỷ qua.

Hiện nay, WHO đang tiếp tục những nghiên cứu này và phối hợp với Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (United Nations Environmental Programme_UNEP) trong bối cảnh của Công ước Stockholm, một hiệp định quốc tế nhằm làm giảm lượng khí thải của một số chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (POPs), trong đó có dioxin. Một số hành động đang được xem xét để làm giảm việc tạo ra chất dioxin trong đốt cháy và các quy trình sản xuất. WHO và UNEP đang tiến hành các cuộc điều tra sữa mẹ trên toàn cầu bao gồm cả ở nhiều nước đang phát triển, theo dõi xu hướng ô nhiễm dioxin trên toàn cầu và hiệu quả của các biện pháp được thực hiện theo hiệp định Stockholm.

Dioxin xảy ra như là một hỗn hợp phức tạp trong môi trường và trong thực phẩm, để đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn của hỗn hợp chung, khái niệm tương đương độc hại đã được áp dụng cho nhóm hóa chất gây ô nhiễm này.Trong 15 năm qua, WHO, thông qua Chương trình Quốc tế về An toàn hóa chất (International Programme o­n Chemical Safety_IPCS) đã được thành lập và tái đánh giá một cách thường xuyên các yếu tố độc hại tương đương (toxic equivalency factors_TEFs) cho dioxin và các hợp chất liên quan thông qua tham khảo ý kiến ​​chuyên gia. Các giá trị của WHO-TEF đã được thiết lập áp dụng cho con người, động vật có vú, chim và cá.

 

Ngày 11/08/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích