Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 23/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Finance & Retail An toàn thực phẩm & hóa chất
An toàn vệ sinh thực phẩm
Thuốc & Hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 9 8 4 2 0
Số người đang truy cập
5 4 1
 An toàn thực phẩm & hóa chất Thuốc & Hóa chất
Tầm quan trọng của thông tin thuốc (Drug Information) tại các đơn vị điều trị

Thông tin thuốc theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO Drug Information) là cung cấp một cách tổng quan về các vấn đề xác đáng liên quan đến thuốc dựa trên các nguyên tắc và điều luật cụ thể. Bên cạnh đó, thông tin thuốc tại các cơ sở điều trị còn giúp cho các cán bộ y tế nắm bắt các thông tin về thuốc mới, văn bản về dược, các phản ứng phụ của thuốc cập nhật.

Trang tin điện tử Drugs.com là một nguồn thông tin cập nhật và phổ dụng nhất, cung cấp miễn phí, chính xác các thông tin liên quan đến 24.000 loại thuốc kê đơn (prescription drugs), Thuốc bán không cần toa (over-the-counter medicines) và các sản phẩm tự nhiên.

Cơ sở dữ liệu về thông tin thuốc (Drug Information Database) với hàng ngàn oại thuốc kê đơn và không kê đơn, bao gồm các tác dụng phụ tiềm tàng và vấn đề tương tác giữa thuốc với thuốc và thuốc với thực phẩm Ngoài ra, chúngt còn có thể lấy thông tin thuốc từ Thư viện y học quốc gia (Mỹ) hoặc Viện Sức khỏe của Quốc gia (U.S. National Library of Medicine and the National Institutes of Health). Nguồn dưới đây cung cấp chúng ta phạm vi nghiên cứu và tra cứu các thông tin thuốc chuẩn và sát đích tìm kiếm, các thông tin có sẵn phù hợp cho cả người tiêu dùng và cho cả những người chăm sóc y tế với 24.000 loại thuốc kê toa và không cần kê toa (tham khảo qua website của American Society of Health-System Pharmacists)

Hơn 50 năm qua, Hệ thống thông tin thuốc AHFS Drug Information đã chưa đựng hàng ngàn phiên bản sửa đổi, chỉnh sửa chính xác, cập nhật để giúp chúng ta đưa ra những khuyến cáo hoặc sử dụng điều trị cho bệnh nhân hiệu quả. Các thông tin hàm chứa từ y văn và các lời khuyên của các chuyên giavà các nhà y học, thầy thuốc, dược sĩ đề nghị. Với hơn 10.000 sản phẩm thuốc, công trình nghiên cứu, bao gồm: tương tác thuốc, tác dụng có hại của thuốc, độc tính, quan điểm điều trị, liều đặc hiệu, chỉ định dùng, chế phẩm, thông tin hóa học, tính ổn định của thuốc, dược lý học, dược động học, chống chỉ định và nhiều thông tin khác.

Tổ chức American Society of Health-System Pharmacists (ASHP) là một hội nghề nghiệp tầm quốc gia gồm 30.000 thành viên, gồm có dựợc sĩ, bác sĩ, và nhân viên y tế khác trong bệnh viện, trong lĩnh vực chăm sóc dược từ xa và chăm sóc tại gia đình. Nhiệm vụ của ASHP là hỗ trợ các dược sĩ để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Nguồn dữ liệu ở đây chứa hơn 2.000 bài chuyên khảo đầy đủ và nhiều công trình nghiên cứu có giá trị bao phủ 110.000 thuốc đã thử nghiệm và thương mại hóa ở Mỹ và nhiều quốc gia khác đang dùng. Thông tin thuốc của AHFS Drug Information là cơ sở dữ liệu đầu tiên và thông tin thuốc, cung cấp thông tin dựa trên các bằng chứng khoa học sử dụg thuốc an toàn và hợp lý. Các công trình nghiên cứu gồm tương tác thuốc, tác dụng có hại của thuốc, thận trọng và độc tính học, chỉ định điều trị,....

Ý nghĩa và vai trò của thông tin thuốc

-Tin lực IEC (IEC_Information Education Communication) gồm có thông tin, giáo dục và truyền thông đã trở thành 1 trong 4 nguòn lực cơ bản (nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực) để triển khai hoạt động của bất cứ chương trình dự án nào. Riêng đối với ngành dược, thông tin thuốc là một hoạt động thiết yếu; chìa khóa để sử dụng thuốc an toàn và hợp lý chính là thông tin thuốc.

-Việc tiếp cận và cập nhật thông tin y dược để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe là điều không thể thiếu trong thực hành lâm sàng và ngay tại các nhà thuốc, nghĩa là hoạt động tại nhà thuốc phải bao gồm thông tin thuốc;

-Để nhấn mạnh vai trò của công tác thông tin, có một định nghĩa về thuốc theo công thức: D = S + I (D: Drugs; S: Subtances; I: Information) tức là: Thuốc = Dược chất + Thông tin

-Thông tin thuốc là một trong những hoạt động của Dược lâm sàng và là một lĩnh vực của “Chăm sóc dược khoa” (giám sát, kê đơn hợp lý, tham vấn sử dụng thuốc, theo dõi dùng thuốc, thông tin thuốc,...). Nguời dược sĩ dù ở cương vị nào, trực tiếp trên lâm sàng hay không phải có kiến thức thông tin về thuốc và có trách nhiệm cung cấp thông tin về thuốc. Riêng đối với dược sĩ lâm sàng (Clinical pharmacist) phải đồng thời là người tư vấn về thông tin thuốc (Drug Information).
 

Thông tin thuốc

Đối tượng của thông tin thuốc:

-Những người cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe (bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, nhân viên bán thuốc);

-Những người thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe (bệnh nhân, người dùng thuốc). tùy theo đối tượng, nội dung thông tin có khác nhau:

-Thông tin nâng cao dân trí về thuốc và sức khỏe nói chung;

+Thông tin cơ bản về thuốc, trong đó có vấn đề sử dụng thuốc an toàn và hợp lý;

+Thông tin cho bệnh nhân, người dùng thuốc (thuốc tác dụng ra sao, khi nào dùng, dùng bao nhiêu,...);

+Thông tin cho bác si, dược sĩ (tương tác thuốc, phản ứng có hại, dạng bào chế, giá thuốc,...)

Vai trò của dược sĩ trong cung cấp thông tin thuốc

Do được đào tạo chuyên môn liên quan đến thuốc, người dược sĩ có vai trò chính yếu và quan trọng trong công tác thông tin thuốc. Họ là người không ngừng cập nhật thông tin để cung cấp thông tin thuốc mới cho đối tượng cần đến. Tại các cơ sở điều trị, người dược sĩ không những cung cấp thông tin mà còn có tránh nhiệm huấn luyện đào tạo, giáo dục kiến thức về thông tin thuốc. Thông tin thuốc cung cấp từ người dược sĩ có thể theo 2 cách:

-Cung cấp thông tin theo kiểu phản ứng: được hỏi và trả lời về một chuyên đề nào đó.

-Cung cấp thông tin theo kiểu hỗ trợ: không cần được hỏi vẫn cung cấp thông tin (góp ý đơn thuốc, tư vấn bệnh nhân dùng thuốc, in ấn tài liệu về thuốc mới nhất tại cơ sở điều trị)

Nguồn và phương tiện thông tin:

-Tư liệu in ấn: tạp chí, tự điển, thông báo, kỷ yếu công trình nghiên cứu;

-Tư liệu không in ấn: bằng hình, băng tiếng, CD-ROM,...

-Nguồn mạng internet

Phân cấp thông tin

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, cần có sự phân cấp để xem thông tin tìm được hoặc truy cập thuộc loại đáng tin cậy ở mức độ nào. Sự phân cấp dựa trên y học bằng chứng (evidence-based medicine). Trong y học chứng cứ, độ tin cậy của thông tin thuốc tùy thuộc vào độ mạnh của thiết kế nghiên cứu thuốc (như thử nghiệm dược lý không đángtin cậy bằng thử nghiệm lâm sàng. Thử nghiệm lâm sàng vài ca không đáng tin cậy bằng thử nghiệm lâm sàng mù đôi (double blind), ngẫu nhiên (randomized), có đối chứng, nghiên cứu đa trung tâm (multicenter).

§Nếu tìm trong tài liệu in ấn, chia làm 3 cấp:

-Nguồn cấp 1: các bài báo đăng trong tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu công trình, luận án,...(tạp chí dược học, Lancet, Pharmaceutical Journal,...);

-Nguồn cấp 2: tóm tắt (Abstracts, summary), tổng quan (Reviews),...trên các Medlines, International Pharmaceutical Abstract, Adverse Drug Reaction Bulletin,...);

-Nguồn cấp 3: các tác phẩm kinh điển (textbook, handbook, reference books,...)

Quy trình chuyên khảo: Cấp 3 à cấp 2 à cấp 1. tức là để đạt được độ tin cậy cao cần tham khảo, lấy thông tin từ sách giáo khoa (cấp 3) trước, nếu không có mới tìm đến các tóm tắt đăng trong Medline (cấp 2), cuối cùng tìm trong một tạp chí cụ thể (cấp 1). Tuy nhiên, để có thông tin cập nhật, mới nhất phải theo quy trình ngược lại.

§Tìm nguồn trên internet

-Nguyên phát: nguyên thủy như lúc đăng, chưa qua đánh giá (MEDLINE)

-Thứ phát: đã đựợc đánh giá chất lượng thông tin boiử một hoặc tìm trong các hướng dẫn sử dụng thuốc đã được đồng thuận.

Yêu cầu của thông tin thuốc

Thông tin thuốc phải chính xác, khách quan, trung thực, đầy đủ, cập nhật, hệ thống hóa, định hướng cho đối tượng cần đến.Đối với thông tin thuốc trong quảng cáo, cần đạt các tiêu chuẩn đạo đức cần thiết (Bộ Y tế ban hành).

Đối với công chúng:

+Nội dung cần ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu;

+Nhằm có sự hiểu biết đối với thuốc dùng không cần kê đơn;

+Kiến thức liên quan đến nội dung bảng hướng dẫn sử dụng thuốc (tên thương mại, tên gốc, công dụng, chỉ định, chống chỉ định,...);

+Sự cung cấp thông tin cho đối tượng công chúng rất cần thông tin phản hồi của người nhận thông tin (tuổi, giới, tình trạng bệnh, tình trạng chức năng gan, thận, các thuốc đang dùng)

Đối với cán bộ y tế:

+Nội dung phải đúng với các dữ liệu khoa học thừa nhận;

+Nhằm đến các vấn đề liên quan đến dùng thuốc theo đơn;

+Lĩnh vực quan tâm: sự lựa chọn thuốc cho đối tượng đặc biệt, liều dùng, thời gian dùng, đúng cho thuốc, ADR, tương tác thuốc, dạng bào chế, dược động học, dược lực học, ngộ độc, điều kiện bảo quản,...

Tổ chức thông tin thuốc:

-Cần có trung tâm thông tin thuốc 3 cấp: quốc gia, địa phương (vùng, tỉnh), cơ sở (quận, huyện, bệnh viện, cơ ở đào tạo và nghiên cứu);
 

-Các cấp thông tin quan hệ qua lại (cung cấp và phản hồi) theo cấu trúc tam giác (hay hình nón): đáy lá các tuyến cơ sở, lên trên là tuyến địa phương và đỉnh là tuyến quốc gia.

·Vai trò thông tin thuốc ở quận, huyện, bệnh viện

+Cung cấp thông tin thuốc cho các bác sĩ, dược sĩ, cán bộ y tế trong bệnh viện và cộng đồng (thu thập, xử lý, biên tập, lưu trữ, phân phát thông tin);

+Thu thập thông tin phản hồi, ADR, nhược điểm của thuốc để báo lên cấp trên.

·Vai trò thông tin thuốc ở tuyến vùng, tỉnh

+Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, huấn luyện thông tin cho tuyến cơ sở;

+Thu thập các thông tin phản hồi, ADR, khuyết tật của thuốc từ tuyến cơ sở để xử lý hoặc đưa lên tuyến quốc gia.

·Vai trò thông tin thuốc ở tuyến quốc gia

Các nước thuộc khu vực Đông Nam Á xây dựng mô hình Trung tâm Thông tin Quốc gia về lồng ghép thuốcvà chất độc (Intergrated Drug and Poison Information National Center) với chức năng:

+Thu thập tổng hợp, đánh giá, phân loại các thông tin liên quan đến thuốc và sức khỏe;

+Triển khai hệ thống mạng máy tính tra cứu, phân tíhc tin nhanh chóng, chính xác;

+Cung cấp dịch vụ thông tin có hiệu quả về thuốc và chất độc;

+Theo, thu thập các thông tin phản hồi, ADR, khuyết tật của thuốc từ các tuyến dưới và đưa ra cách xử lý.

Thông tin thuốc tại bệnh viện

Mục tiêu:

+Đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và có hiệu quả;

+Giúp hội đồng thuốc và điều trị đánh giá, xây dựng danh mục thuốc;

+Đảm bảo sự tuân thủ quy chế dược chính trong thực hành điều trị;

+Giáo dục bệnh nhân về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

 
Vai trò của dược sĩ tại bệnh viện

+Dược sĩ có vai trò then chốt trong cung cấp thông tin thuốc cho bác sĩ kê dơn, điều dưỡng, bệnh nhân, cán bộ quản lý liên quan đến thuốc và cộng đồng;

+Để làm tốt công tác thông tin thuốc đối với Hội đồng Thuốc và Điều trị, với thầy thuốc và bệnh nhân, người dược sĩ phải làm công việc gọi là “tiếp cận lâm sàng” (theo dõi bệnh nhân theo dõi các ca lâm sàng), cần có phương pháp thích hợp và thái độ đúng mực trong giao tiếp (khiêm tốn, tự tin, chu đáo, thận trọng,...)

Các nguồn thông tin cần có:

+Tài liệu hướng dẫn về sản phẩm;

+Tài liệu hướng dẫn về dược chất;

+Tài liệu hướng về bệnh;

+Tài liệu tham khảo đặc biệt;

+Tài liệu cập nhật;

+Tài liệu trên Internet: truy cập thông tin theo y học chứng cứ biết chọn nguồn dữ liệu y học chứng cứ theo cách “khoan từ trên xuống”. Tức là để đạt được độ tin cậy cao, hãy tìm thông tin từ các “Hướng dẫn sử dụng thuốc theo y học chứng cứ” (Guidelines, evidence-based medicine) hoặc thư viện Coachrane

Nội dung hoạt động của hệ thống thông tin thuốc tại bệnh viện

-Thông tin các vấn đề liên quan đến thuốc như quy định, quy chế, quyết định của ngành, chế độ thuốc độc, gây nghiện, thuốc cấm lưu hành;

-Thông tin các lĩnh vực khác liên quan đến thuốc: thuốc mới, sinh dược học, dược động học, giá cả, xử lý ngộ độc. Tại Anh, nhiều bệnh viện đã xây dựng Trung tâm thông tin thuốc làm cơ sở hình thành Mạng thông tin thuốc Quốc gia (The National Drug Network). Thông tin thuốc ở các bệnh viện, vì vậy, mạng thông tin thuốc còn góp phần:

+Soạn thảo văn bản, tài liệu (Sổ tay hướng dẫn, thống kê hàng năm, tài liệu tập huấn);

+Đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ thông tin thuốc;

+Xây dựng mạng Pharmline (cung cấp bảng tóm tắt (abstracts) cho các loại thuốc);

+In ấn;

+Đối với các nhà thuốc thì hoạt độg thông tin thuốc thu hẹp hơn nhiều. Nguồn tài liệu thông tin chỉ khu trúvào phạm vi hoạt động của thông tin tại nhà thuốc. Dược sĩ sẽ chọn lựa các tài liệu in ấn đủ để tham khảo về các thuốc có ở nhà thuốc và tham gia vào mạng lưới thông tin, tại khu vực khi có yêu cầu.

 
Đối với chuyên ngành sốt rét, ký sinh trùng, đơn bào và côn trùng truyền bệnh

Thuốc sốt rét và một số thuốc điều trị bệnh do ký sinh trùng và đơn bào gây nên cũng là các chế phẩm thuốc dùng để điều trị và phòng bệnh ký sinh trùng và đơn bào sốt rét (hiện một số quốc gia vẫn còn áp dụng để dự phòng sốt rét bằng thuốc Mefloquine) nên vấn đề thông tin thuốc (chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ, quá liều, thận trọng,...) cũng cần thiết đặt ra tại các cơ sở điều trị từ tuyến trung ương đến địa phương dưới dạng các cuốn sách hướng dẫn, phác đồ treo tường, cẩm nang,...

Tài liệu tham khảo

1.Nguyễn Hữu Đức (2005). Thông tin thuốc. Dược lâm sàng-12 chuyên đề đào tạo liên tục dượckhoa.

2.http://www.who.int/medicines/publications/druginformation/en/index.html

3.https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginformation.html

4.http://www.drugs.com/

5.http://www.drugs.com/drug_information.html

6.http://www.ovid.com/site/catalog/DataBase/

7.http://www.webmd.com/drugs/index-drugs.aspx

8.http://www.diahome.org/DIAHome/

9.http://www.druginfonet.com/

10.http://www.cesar.umd.edu/cesar/drug_info.asp

Ngày 12/10/2009
Th.S.Bs.Huỳnh Hồng Quang và Ds. Huỳnh Bình Phước  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích