Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 18/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Finance & Retail An toàn thực phẩm & hóa chất
An toàn vệ sinh thực phẩm
Thuốc & Hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 4 8 3 3 0
Số người đang truy cập
2 1 1
 An toàn thực phẩm & hóa chất Thuốc & Hóa chất
Ô nhiễm thuốc sát trùng: Cloral và DDT

DDT được chế ra lần đầu tiên vào năm 1874. Mãi vào năm 1939 Muller (Ciba Geigy) mới tìm ra khả năng giết côn trùng. DDT tạo ra trong thời gian đó niềm hy vọng lớn lao trong nông nghiệp, dùng chống côn trùng bảo vệ các kho chứa lương thực, chống bệnh dịch. Khắp nơi trên thế giới, DDT được xử dụng để chống sốt rét ( giải Nobel cho y khoa) DDT là một chất độc nhiễm qua ăn uống hoặc xúc tiếp. Chất độc đi thẳng vào trung tâm thần kinh qua những xúc giác nhạy cảm của côn trùng. Cấu trúc của DDT rất bền nên khả năng bị phân hủy trong thiên nhiên rất chậm. Ngày nay người ta tìm thấy DDT khắp nơi trong mọi môi trường.

1. Tính chất lý-hóa của DDT:

                  Sự clo hoá rượu etylic (ethanol) để điều chế cloral hay triclorandehyd axetic (trichloroacetladehyde), CCl3CHO, lần đầu tiên được khám phá bởi Justus von Liebig vào năm 1832:

                                  Cl2 + C2H5OH --> C2HCl3O + 5HCl

              Đó là một chất lỏng không màu, linh động, có mùi hắc và độc. Trong nước nó phản ứng tạo thành dạng hiđrat (2,2,2-tricloro-1-ethaediol – C2H3O2Cl3), một thuốc ngủ/giảm đau mạnh với tên gọi khác là thuốc “nốc ao” (knockout drops). Đồng thời, đó cũng là một chất phản ứng quan trọng trong quá trình điều chế thuốc trừ sâu DDT (viết tắt của từ Dichloro-Diphenyl-Trichloroethane) trong công nghiệp.

                     
  

   Cấu tạo của DDT

 

2. Ảnh hưởng của DDT đến môi trường:

Mặt tích cực đến việc sử dụng DDT trong nông nghiệp:

              DDT [1,1,1-trichloro-2,2-bis-(p-chlorophenyl)ethane] đã được tổng hợp vào năm 1874, nhưng mãi đến 1930, Bác sĩ Paul Muller (Thụy Sĩ ) mới xác nhận DDT là một hóa chất hữu hiệu trong việc trừ sâu rầy và từ đó được xem như là một thần dược và không biết có ảnh hưởng nguy hại đến con người. Khám phá trên mang lại cho ông giải Nobel về y khoa năm 1948 và DDT đã được sử dụng rộng rãi khắp thế giới cho việc khử trùng và kiểm soát mầm mống gây bệnh sốt rét. Thuốc DDT vừa ra đời đã tỏ rõ tác dụng tuyệt vời trong việc tiêu diệt các loại côn trùng có hại trong nông nghiệp. Hầu như tất cả các loại sâu bọ có hại đều bị chết khi gặp phải DDT. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, người ra đã dùng DDT để tiêu diệt rất hiệu nghiệm loại bọ chét, giúp cho các binh sĩ chiến đấu ở Bắc Phi thoái khỏi nạn dịch thương hàn do bọ chét lây truyền. Tiếp đó, Tổ chức Y tế thế giới đã dùng DDT để diệt muỗi và thu được thành công lớn trong việc ngăn chặn bệnh sốt rét lây lan. Với những thành tích đó DDT đã trở thành vua của các loại thuốc trừ sâu và năm 1948, ông Muller - người phát minh ra DDT đã vinh dự nhận giải thưởng Nobel về hoá học. Nhưng chỉ mười mấy năm sau đã có một số loại côn trùng có hại không sợ DDT nữa. Chúng đã nhờn với DDT. Ðến năm 1960 đã có 137 loại côn trùng có hại nhờn thuốc DDT. Chưa hết, DDT đã kém hiệu quả trong việc tiêu diệt côn trùng có hại, lại còn giết chết khá nhiều chim chuyên ăn côn trùng có hại. Do DDT có thành phần tương đối ổn định nên khó bị phân giải trong môi trường tự nhiên và thâm nhập vào cơ thể các loại chim theo hệ thống nước, thực vật phù du, động vật phù du, tôm cá nhỏ... DDT khi ở trong nước có nồng độ không đáng kể, nhưng khi xâm nhập vào cơ thể chim, nồng độ của DDT sẽ tăng lên hàng triệu lần khiến chim nếu không bị chết cũng mất khả năng sinh sản. Ðây là điều mà con người không ngờ tới.

Mặt tiêu cực của DDT trên các động vật máu nóng ( như con người) :

             TS Dick Irwin, một chuyên gia Hoa Kỳ nổi tiếng về ngộ độc đã nhận định rằng:” Hoá chất đã thay thế vi khuẩn và siêu vi khuẩn trong những nguy cơ ảnh hưởng lên sức khoẻ của con người. Bệnh tật bắt nguồn từ hóa chất đang trở thành nguyên nhân hàng đầu trong tử xuất của loài người vào cuối thế kỷ XX và sẽ qua cả thế kỷ XXI nữa”.

DDT xâm nhập vào cơ thể con người bằng nhiều cách khác nhau:
           - Hấp thụ xuyên qua các lỗ chân lông trên da;
           - Đi vào thực quản qua thức ăn hoặc nước uống;
           - Đi vào khí quản qua đường hô hấp.
Tùy theo vùng sinh sống và cách sinh hoạt, con người có thể bị nhiễm độc trực tiếp hay gián tiếp như sau:
           - Người dân sống trong vùng nông nghiệp chuyên canh về lúa có thể bị nhiễm độc qua đường nước;
            - Người dân sống trong vùng chuyên canh về thực phẩm xanh như các loại hoa màu thường bị nhiễm qua đường hô hấp;
           - Còn người dân ở đô thị bị nhiễm khi tiêu thụ sản phẩm đã bị nhiễm độc.
             DDT theo vào cơ thể con người qua những lương thực như thịt, cá, sữa, gạo bắp. Sau khi ăn vào, chất độc sẽ theo vào hệ thống tuần hoàn máu. Sau đó sẽ được tồn lại vào trong các tế bào mỡ, óc, gan và các bộ phận khác. Các bộ phận này có thể tàng chứa số lương DDT nhiều hơn số lượng làm chết người đến mấy lần. Tiếp xúc trực tiếp với DDT làm cho da bị ngứa, khó chịu khi chạm vào mắt và làm chảy nước mủi khi hít vào. Ở liều lượng cao hơn, có thể ảnh hưởng lên hệ thần kinh và khi trực tiếp tiếp xúc vớI DDT trong thời gian dài có thể bị sơ gan (dạng necrosis).

 

  Vỏ trứng bị tấn công bởi thuốc trừ sâu dư
thừa do quá lạm dụng

Phát hiện thuốc trừ sâu trong sữa mẹ:

              Thuốc trừ sâu được tìm thấy trong sữa của những bà mẹ trẻ ở Hong Kong với nồng độ cao. Nguyên nhân có thể do họ ăn phải cá nhiễm độc từ Trung Quốc đại lục.

             DDT là chất ô nhiễm hữu cơ dạng bền và trẻ dễ hấp thu toàn bộ hóa chất này từ sữa mẹ, giáo sư sinh vật học Chris Wong Kong-chu, Đại học Baptist, Hong Kong, khẳng định. Chris Wong và cộng sự vừa công bố kết quả nghiên cứu trên 37 bà mẹ mới sinh ở Hong Kong, được tiến hành từ năm 1999 đến 2000. Sau khi phân tích mẫu sữa và mô mỡ từ bụng của số phụ nữ này, họ phát hiện thấy lượng DDT trung bình trên một gam mỡ là 2,79 mg, vượt xa các con số ở Nhật Bản (0,78), Italy (1,98) và Mỹ (2,52). Tình trạng này còn tồi tệ hơn ở Trung Quốc đại lục (7,6) và Mexico (5,66).

           Hóa chất độc hại này có thể thâm nhập vào cơ thể phụ nữ Hong Kong qua cá. Càng ăn nhiều cá thì nồng độ DDT hấp thu càng cao. Trong khi đó, phần lớn các loại hải sản tiêu thụ ở Hong Kong lại do Trung Quốc đại lục cung cấp. “Rất có thể còn tình trạng sử dụng bất hợp pháp thuốc trừ sâu DDT ở Trung Quốc…”, Chris Wong nhận định.

            DDT bị nghiêm cấm sử dụng vào năm 1972 ở Mỹ sau khi người ta phát hiện hóa chất này gây tổn thương khả năng sinh sản cho một số loài chim. Tuy nhiên, DDT vẫn có thể tồn dư trong môi trường qua nhiều năm. Một số nghiên cứu còn cho rằng thuốc trừ sâu có thể kích thích sự phát triển của tế bào ung thư vú. “Mặc dù các mẫu xét nghiệm được thu thập từ năm 1999 và 2000, song kết quả vẫn còn mang tính thời sự. Thậm chí nếu thu thập mẫu xét nghiệm một lần nữa từ cùng một đối tượng thì nồng độ DDT sẽ không thay đổi”, Chris Wong nói. Nhóm nghiên cứu hiện chưa tìm hiểu tác hại của DDT đối với trẻ sơ sinh, song theo các nhà khoa học Mỹ thì người mẹ bị nhiễm DDT sẽ sinh con thiếu tháng và nhẹ cân.
 

            Trẻ con bú sữa mẹ hay sữa tươi bị nhiễm độc DDT trực tiếp qua sự hiện diện của DDT trong sữa tươi hay gián tiếp vì thức ăn của người mẹ. Các hiện tượng sau đây được quan sát trong trường hợp bị nhiễm DDT từ nhẹ như: nhức đầu, cảm thấy người yếu dần, tê các đầu ngón tay ngón chân, thường hay bị chóng mặt; cho tới nặng hơn như: mất trí nhớ, sống trong tâm trạng hồi họp thường xuyên, bị co thắt ở cơ ngực, không kiểm soát được đường tiểu, thở rất khó khăn và đôi khi bị động kinh. Tệ hại hơn nữa, nhiều bà mẹ đã bị sẩy thai trong vùng ảnh hưởng của DDT. Nhiều nông dân sống trong những vùng trên đã từng bị ung thư đường tiêu hóa. Ðiều này đã nói lên tầm quan trọng của hậu quả của DDT sau một thời gian sử dụng dài hạn.

Thuốc trừ sâu DDT còn có đặc điểm tác hại trên nên kể từ năm 1974 toàn thế giới hoàn toàn ngừng sản xuất DDT, nhưng hậu quả của DDT trong môi trường còn lâu mới hết. Thuốc DDT trong không khí phải sau 10 năm mới giảm nồng độ xuống tỉ lệ ban đầu là 1/10; DDT tan trong biển còn phải mất thời gian lâu hơn nữa mới phân hủy hết. Theo dự đoán của các nhà khoa học, phải đến sau năm 1993, DDT trong nước biển mới phân hủy về cơ bản.

3. Lệnh cấm 30 năm

              Thuốc trừ sâu DDT có thể được phun trong nhà để diệt muỗi truyền bệnh. DDT đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới vì tác hại đối với môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe con người. WHO nay cho rằng không có nguy cơ nào đối với sức khỏe và DDT cần được sử dụng bên cạnh các biện pháp khác như màn ngủ và thuốc uống để phòng sốt rét, căn bệnh giết hại hàng triệu người mỗi năm. Các nhóm phun thuốc của WHO đã tới các khu vực bị dịch, phun DDT lên tường bên trong nhà và thấy muỗi chết hàng loạt.

           
 
 
Nhưng chỉ hai thập niên sau đó, một số chuyên gia thế giới đã khám phá ra tác hại của DDT trên môi trường và sức khỏe người dân. Do đó, tại Hoa Kỳ từ năm 1972, DDT đã bị cấm sử dụng hẳn. Tuy nhiên cho đến hôm nay, các nhà chế tạo Mỹ vẫn tiếp tục sản xuất DDT để xuất cảng qua Phi châu và các nước Á châu trong đó có Việt Nam (300.000 kg/năm). Theo tài liệu của National Safety Council Hoa Kỳ (7/98) năm 1962, Hoa Kỳ tiêu thụ 80 triệu Kg DDT và sản xuất ra 82 triệu, và năm 1972 Hoa Kỳ chỉ tiêu thụ 2 triệu Kg.

             Việc sử dụng DDT tràn lan đã hủy hoại động thực vật tại Bắc Mỹ và Tây Âu. Một số nước đã cấm sử dụng DDT và vào năm 2004 một hiệp ước toàn cầu đã mở rộng lệnh cấm này ra toàn thế giới, ngoại trừ trong lĩnh vực dịch tễ. Vài nước châu Phi tiếp tục sử dụng DDT, nhưng dần dần chuyển sang dùng các loại thuốc khác hoặc dùng màn có tẩm thuốc. Nhiều tổ chức cứu trợ có chủ trương không cung cấp tài chính cho các chương trình có sử dụng DDT. Tuy nhiên, hiện nay WHO nói không có loại thuốc nào hiệu quả như DDT về công dụng diệt muỗi.

4. Nên hay không nên sử dụng DDT?

Tháng 9/1999, hội nghị đã diễn ra tại Geneva của 110 quốc gia dưới sự bảo trợ của chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, mục đích của cuộc gặp gỡ này là thảo luận về vấn đề từng bước ngừng sử dụng 12 chất hữu cơ gây ô nhiễm khó phân hủy (POP). Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất là liệu có nên cấm hay là tiếp tục cho phép sử dụng DDT, loại thuốc diệt muỗi chống dịch sốt rét, cho đến khi tìm được các biện pháp thay thế tương tự và ít tốn kém.

Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF) và nhiều nước công nghiệp đã thuyết phục Hội nghị ban hành lệnh cấm toàn bộ việc sử dụng DDT bắt đầu từ năm 2007. Tuy nhiên, có nhiều nhóm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và một số nước đang phát triển lại muốn tiếp tục sử dụng DDT chống dịch sốt rét.Nếu quét từ 400g đến 600g DDT lên vách trong các bức tường nhà sẽ chống được muỗi từ 6 tháng đến 1 năm. Sau 6 tháng khoảng một nửa lượng DDT bong ra, nhưng khối lượng này là rất ít so với hàng tấn DDT sử dụng cho nông nghiệp. WWF cũng khuyến cáo dùng màn tẩm thuốc pyrethroid hay phun pyrethroid một cách hạn chế trong nhà để diệt muỗi. Pyrethroid phân hủy nhanh hơn DDT. Tuy nhiên, hàng triệu người không có tiền mua màn và phun pyrethroid vì nó đắt gấp 3 lần so với quét DDT.
 
 Cả triệu người chết vì sốt rét mỗi năm
trên thế giới

Sau khi phun, DDT còn tồn tại từ 10 đến 35 năm. Một nửa lượng DDT được phun ở các cánh đồng sẽ lưu lại và tồn tại trong đất. DDT làm cho một số loại chim gần như bị tuyệt chủng. Do DDT được đưa đến Bắc Cực nhờ các dòng hải lưu và có thể bám vào bụi đất bay trong không khí nên hàm lượng DDT trong một số loài động vật có vú ở Bắc Cực rất cao. Đối vớí những đứa trẻ nuôi bằng sữa mẹ sống ở nơi DDT được dùng nhiều trong nông nghiệp, hàm lượng DDT hấp thụ vào cơ thể chúng cao hơn từ 5 đến 18 lần so với hàm lượng quy định của Tổ chức Y tế Thế giới. Tuy nhiên, hàm lượng DDT trung bình trong người năm 1970 là 12 phần triệu, đến nay giảm xuống còn 7 phần triệu.

Tuy nhiên ở một số nơi, việc phòng chống bệnh sốt rét bằng DDT vẫn là cách làm rẻ tiền và hiệu quả nhất. Hiện nay, căn bệnh sốt rét nguy hiểm do loài muỗi Plasmodium đang trỗi dậy. Mỗi năm có 500 triệu người mắc căn bệnh này và nó lấy đi mạng sống của 2,7 triệu người, trong số đó có rất nhiều trẻ em dưới 5 tuổi. Các chương trình vệ sinh phòng dịch bị cắt bớt, khí hậu toàn cầu thay đổi làm cho phạm vi ảnh hưởng của căn bệnh sốt rét tăng lên. Khi nhiệt độ tăng cao hơn nữa loài muỗi mang ký sinh trùng sốt rét càng nhiều, phạm vi tấn công những người không có khả năng miễn dịch tự nhiên càng mở rộng.

Hiện nay DDT vẫn được sử dụng trên những cánh đồng trồng ngô ở Châu Phi, Ấn Độ, và có lẽ cả Trung Quốc. Cách giải quyết vấn đề POP tốt nhất là cấm tuyệt đối việc dùng DDT trong nông nghiệp và trong ngành y tế khi tìm ra được các chất thay thế có hiệu quả.

Điều này buộc các nước công nghiệp phát triển phải cấp tiền cho nghiên cứu thuốc chống sốt rét, sản xuất vacxin và diệt muỗi. Hàng năm trên thế giới, chi tiêu cho nghiên cứu chống sốt rét chỉ vào khoảng 84 triệu USD. Hiện nay, mỗi năm ngay cả phòng thí nghiệm nghiên cứu thuốc chống sốt rét tốt nhất thế giới cũng chỉ nhận được khoản kinh phí là 5 triệu USD. Không có một công ty dược phẩm lớn nào đang sản xuất thuốc chống sốt rét.

5. Loại bỏ thuốc trừ sâu DDT một cách có lợi nhất

Nếu đem đốt DDT thì rất nguy hiểm vì sẽ tạo ra các sản phẩm bay hơi rất độc. Theo tiến sĩ hóa học Xibricov ở Trường Đại học Tổng hợp Iaroxlavxcơ (Nga) thì có thể sử dụng DDT làm nguyên liệu để sản xuất các vật liệu polyme khác nhau có độ bền nhiệt cao.

Để sử dụng DDT cho mục đích này, trước tiên người ta phải làm sạch nó khỏi các tạp chất đồng phân bằng quá trình kết tinh lại trong rượu propylic rồi sau đó mới tiến hành quá trình xử lý hóa học bằng các phương pháp khác nhau.Chẳng hạn, quá trình chuyển hóa có thể tiến hành đối với nhóm cầu nối trung tâm của DDT.Sau đó, người ta có thể dễ dàng oxy hóa liên kết đôi để tạo ra dẫn xuất của benzophenol mà nhóm CO của nó có thể tham gia vào các phản ứng đa tụ. Do các dẫn xuất khác của benzen cũng có thể dễ dàng tham gia vào phản ứng với cloral, mà trong đó các vị trí của nguyên tử clo có thể được thay thế bằng các phân nhóm CH3,OCH3 và OH, vì thế, điều này mở ra triển vọng sản xuất một loạt các monome. Có thể tiến hành với DDT một số biến đổi hóa học khác nữa mà kết quả là tạo ra dẫn xuất của benzyl có chứa 2 nhóm CO có khả năng phản ứng.Các dẫn xuất của DDT và các hợp chất tương tự của nó (R = Cl, OH, OCH3; X = B2, NO2, SO2Cl, CO, C = CCl2) có thể biến đổi thành  axit đicacboxylic và các dẫn xuất nitro và amino.Các monome được tổng hợp trên cơ sở DDT (hoặc các hợp chất tương tự và các dẫn xuất của nó) có thể biến đổi thành các polycacbonat, các polyete, polyamit, polyimit, polyben- zoxazon, polybenzimiđazon bền nhiệt. Một số vật liệu này có thể chế biến dễ dàng ở nhiệt độ 470 - 540oC. Như vậy có thể nói rằng, từ một chất độc hại có thể làm ra các sản phẩm có giá trị hữu hiệu.

6. WHO khuyên dùng thuốc trừ sâu DDT trở lại

            Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hủy bỏ chính sách cấm sử dụng DDT trong vòng 30 năm qua để khống chế bệnh sốt rét. DDT được phun trong  nhà để diệt muỗi mang bệnh sốt rét. Trước đây DDT đã bị cấm sử dụng trên phạm vi toàn cầu trừ khi phải dập tắt dịch bệnh vì nó gây tác động xấu cho môi trường và đe dọa sức khỏe con người. Ngày nay WHO cho rằng do không có rủi ro cho sức khỏe nên DDT cùng với màn sẽ là công cụ cần thiết để chống lại bệnh sốt rét  - loại bệnh hàng năm đã giết chết trên 1 triệu người. Theo Tiến sỹ Anarfi Asamoa - Baah, Trợ lý của Tổng Giám đốc WHO về HIV/AIDS và bệnh sốt rét, thì những bằng chứng khoa học mới thu thập được hoàn toàn ủng hộ đánh giá mới đây của WHO đối với DDT, và nếu được sử dụng hợp lý DDT sẽ không gây ra rủi ro cho sức khỏe con người. Trên thực tế dư lượng thuốc hợp lý khi phun trong nhà sẽ nhanh chóng làm giảm số lượng muỗi lây truyền bệnh sốt rét và đây là cách làm rẻ hơn so với các phương pháp phòng chống bệnh sốt rét khác. Thông thường cứ mỗi năm một lần thuốc được phun lên các bức tường trong nhà, khi muỗi đậu và hấp thụ thuốc sẽ bị chết.

            Thuốc trừ sâu DDT bị mang tiếng xấu khi cuốn sách "Mùa xuân câm lặng của Rachel Carson" được xuất bản cách đây trên 40 năm. Cuốn sách này cho rằng việc sử dụng bừa bãi DDT và các hợp chất liên quan đã giết chết sinh vật hoang dã trên một vùng rộng lớn ở Bắc Mỹ và Tây Âu. Nhiều nước đã cấm sử dụng DDT, đến năm 2004 "Hiệp ước về chất ô nhiễm gốc hữu cơ bền vững" đã cấm sử dụng DDT trên phạm vi toàn cầu, trừ trường hợp cho phép sản xuất  và sử dụng nó vào việc dập tắt dịch bệnh. Một số nước châu Phi vẫn tiếp tục sử dụng DDT, mặc dù đa số nước đã chuyển sang dùng các loại thuốc trừ sâu khác hoặc ngâm tẩm màn vào thuốc trừ sâu để chống muỗi. Một số cơ quan viện trợ đã thực thi chính sách không viện trợ cho các chương trình liên quan đến DDT. Nam Phi là nước đã chuyển sang sử dụng các loại thuốc trừ sâu khác, nhưng vào đầu thế kỷ 21 này đã quay trở lại dùng DDT khi mà muỗi đã lờn với các hợp chất thay thế. Theo ông Arata Kochi-Giám đốc chương trình sốt rét toàn cầu của WHO: “Trong số 1 tá thuốc trừ sâu mà WHO đã chứng minh là an toàn cho phun trong nhà để diệt muỗi thì hiệu quả nhất vẫn là DDT”.     

 

Ngày 25/01/2008
Minhhien
(Nguồn tin và ảnh trích từ Báo BBC News, Reuters, VnExpress.net, C& EN 9/1999,
Tạp chí Công nghiệp Hoá chất (Số 02/Năm 2000), http://www.hoahocvietnam.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích