Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Finance & Retail An toàn thực phẩm & hóa chất
An toàn vệ sinh thực phẩm
Thuốc & Hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 7 8 0 1
Số người đang truy cập
4 3 5
 An toàn thực phẩm & hóa chất
Kháng sinh và kháng thuốc kháng sinh-Nhận thức và thực hành

Ngày 16-22/11/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết “Tuần lễ nhận thức về thuốc kháng sinh thế giới” (World Antibiotic Awareness Week) nhằm tăng cường nhận thức kháng thuốc kháng sinh và khuyến khích thực hành tốt nhất trong cộng đồng, nhân viên y tế cũng như các nhà hoạch định chính sách để tránh tình trạng khẩn cấp và kháng thuốc đang lan rộng.


Theo WHO và Bộ Y tế (MoH), kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, actinomycetes) có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác nhưng hiện nay tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang là vấn đề mang tính toàn cầu, nhất là ở các quốc gia phải chịu gánh nặng bệnh truyền nhiễm cùng áp lực chi phí tốn kém cho việc thay thế kháng sinh mới có hiệu quả. WHO cho biết chủ đề tuần lễ nhận thức về thuốc kháng sinh thế giới năm 2015 là “Thuốc kháng sinh: sử dụng cẩn thận” (Antibiotics: handle with care) nằm trong kế hoạch hành động toàn cầu giải quyết vấn đề kháng thuốc kháng sinh đang gia tăng và các thuốc kháng khuẩn khác được chấp thuận tại Đại Hội đồng Y tế thế giới (WHA) vào tháng 5/2015, một trong những mục tiêu quan trọng của kế hoạch là nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về kháng thuốc kháng sinh thông qua truyền thông, giáo dục và đào tạo hiệu quả.


Chủ đề của chiến dịch này phản ánh thông điệp tổng quát rằng thuốc kháng sinh là một nguồn tài nguyên quý giá cần được giữ gìn, bảo quản; kháng sinh chỉ nên sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn hoặc vi-rut theo đơn bác sĩ, không bao giờ được chia sẻ thuốc kháng sinh và phải đảm bảo điều trị đầy đủ liều lượng theo quy định, không để dành lại cho lần sau. WHO đang khuyến khích các tổ chức và các đối tác y tế tham gia vào chiến dịch này giúp tăng nhận thức về vấn đề này, nhiều nguồn kháng sinh có sẵn để hỗ trợ các chiến dịch tại địa phương bao gồm các tờ thông tin, hình ảnh và các tài liệu đa phương tiện truyền thông. Muốn hưởng ứng chủ đề này, trước hết cộng đồng cũng như nhân viên y tế cần nâng cao nhận thức và thực hành về thuốc kháng sinh và kháng thuốc kháng sinh.


Kháng sinh (antibiotics)

Cơ chế tác dụng

Kháng sinh có khả năng kháng khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu với các cơ chế tác dụng như ức chế quá trình tổng hợp vỏ (vách) của vi khuẩn bao gồm penicillin, bacitracin, vancomycin làm vi khuẩn dễ bị các đại thực bào phá vỡ do thay đổi áp suất thẩm thấu; ức chế chức năng của màng tế bào bao gồm colistin, polymyxin, gentamicin, amphoterricin làm cho các phân tử có khối lượng lớn và các ion bị thoát ra ngoài; ức chế quá trình sinh tổng hợp protein bao gồm nhóm aminoglycosid gắn với receptor trên tiểu phân 30S của ribosome làm quá trình dịch mã của vi khuẩn không chính xác, nhóm chloramphenicol gắn với tiểu phân 50S của ribosome ức chế enzyme peptidyltransferase ngăn cản việc gắn các acid amin mới vào chuỗi polypeptide, nhóm macrolides và lincoxinamid gắn với tiểu phân 50S của ribosome ngăn cản quá trình dịch mã các acid amin đầu tiên của chuỗi polypeptide; ức chế quá trình tổng hợp acid nucleic: nhóm refampin gắn với enzyme RNA polymerase ngăn cản quá trình sao mã tạo thành mRNA (RNA thông tin), nhóm quinolone ức chế tác dụng của enzyme DNA gyrase làm cho hai mạch đơn của DNA không thể duỗi xoắn làm ngăn cản quá trình nhân đôi của DNA, nhóm sulfamide có cấu trúc giống PABA (p aminobenzonic) có tác dụng cạnh tranh PABA và ngăn cản quá trình tổng hợp acid nucleotid, nhóm trimethoprim tác động vào enzyme xúc tác cho quá trình tạo nhân purin làm ức chế quá trình tạo acid nucleic.

Phân loại và tác dụng của kháng sinh theo cấu trúc hóa học

Các kháng sinh được phân loại theo cấu trúc hóa học, mỗi nhóm kháng sinh cùng chung một cơ chế tác dụng và phổ kháng khuẩn tương tự. Cùng với đó, trong cùng một họ kháng sinh tính chất dược động học và sự dung nạp thường khác nhau, đặc điểm về phổ kháng khuẩn cũng không hoàn toàn giống nhau vì vậy cũng cần phân biệt các kháng sinh trong cùng một họ. Theo Bộ Y tế, có một số họ (hoặc nhóm) kháng sinh chính như lactam (các penicilin và các cephalosporin).b; nhóm aminosid hay aminoglycosid; nhóm cloramphenicol; nhóm tetracyclin; nhóm macrolid và lincosamid; nhóm quinolon; nhóm 5-nitro- imidazol; nhóm sulfonamid. Theo cách phân loại này kháng sinh được chia thành các nhóm (bảng 1.1).


Mỗi nhóm kháng sinh chỉ có tác dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định nên gọi là phổ kháng khuẩn, kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn gọi là kháng sinh kìm khuẩn, kháng sinh tiêu diệt được vi khuẩn gọi là kháng sinh diệt khuẩn. Theo đó tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn thường phụ thuộc vào nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (Minimum bactericidal concentration_ MBC) và nồng độ kìm khuẩn (ức chế) tối thiểu (Minimum inhibition concentration_ MIC)

Tỷ lệ  =  (Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC)/(Nồng độ kìm khuẩn tối thiểu (MIC)

Theo công thức tính tỷ lệ này, khi tỷ lệ > 4 kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn và khỉ tỷ lệ gần bằng1 kháng sinh được xếp vào loại diệt khuẩn.


Sơ đồ tác dụng hai mặt của kháng sinh: vi khuẩn không kháng thuốc và vi khuẩn kháng thuốc

Kháng thuốc kháng sinh (Antibiotic resistance)

Theo thông tin mới nhất của WHO cập nhật tháng 10/2015, kháng thuốc kháng sinh (gọi chung là kháng thuốc) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đến y tế toàn cầu hiện nay có thể ảnh hưởng tới bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào và bất kỳ quốc gia nào. WHO cho biết kháng thuốc xảy ra một cách tự nhiên nhưng việc lạm dụng kháng sinh ở người và động vật làm quá trình này diễn ra nhanh hơn. Số lượng bệnh tật đang gia tăng như viêm phổi, lao phổi và lậu đang trở nên khó điều trị hơn vì các loại kháng sinh được sử dụng điều trị các bệnh này trở nên kém hiệu quả. Thuốc kháng sinh là những thuốc được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị các bệnh do vi khuẩn, kháng thuốc kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn thay đổi đáp ứng lại việc sử dụng những loại thuốc này. WHO cho rằng vi khuẩn chứ không phải con người trở nên kháng với thuốc kháng sinh, những vi khuẩn này sau đó có thể nhiễm vào con người và khó điều trị hơn vi khuẩn không kháng. Thêm vào đó, kháng thuốc dẫn đến việc ở lại bệnh viện lâu hơn, chi phí y tế cao hơn và gia tăng tỷ lệ tử vong. Tại Liên minh châu Âu (EU), vi khuẩn kháng thuốc ước tính gây ra 20.000 ca tử vong và làm tiêu tốn hơn 1,5 tỷ USD đôla hàng năm ở các chi phí chăm sóc y tế và thiệt hại năng suất. Thế giới đang khẩn thiết cần phải thay đổi cách thức chúng ta kê đơn thuốc và sử dụng thuốc kháng sinh, dù các loại thuốc mới được phát triển nhưng nếu không có sự thay đổi hành vi, sự kháng kháng sinh sẽ còn là một mối đe dọa to lớn. Sự thay đổi hành vi phải bao gồm các hành động giảm thiểu sự lây lan của các loại bệnh thông qua tiêm chủng, rửa tay và vệ sinh thực phẩm tốt.


Thực trạng kháng thuốc kháng sinh (Antibiotic resistance situation)

Báo cáo “Kháng thuốc: Báo cáo giám sát toàn cầu” (Antimicrobial resistance: global report o­n surveillance) của WHO cho biết tình trạng kháng thuốc đang diễn ra trên nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau nhưng chỉ tập trung vào 7 loại vi khuẩn kháng thuốc gây ra các bệnh nghiêm trọng phổ biến như nhiễm trùng máu, tiêu chảy, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lậu. Báo cáo của WHO phác họa một bức tranh toàn cảnh về kháng thuốc trong điều trị các bệnh nhiễm trùng từ dữ liệu thu thập từ 114 quốc gia cho thấy mối đe dọa nghiêm trọng của tình trạng kháng thuốc không còn là một dự báo trong tương lai mà đang hiện hữu và có khả năng ảnh hưởng đến bất kỳ ai, bất kỳ mọi lứa tuổi, bất kỳ nơi nào trên thế giới và nhận định nếu không phối hợp hành động khẩn cấp thì thế giới sẽ phải đối mặt với một kỷ nguyên hậu kháng sinh mà các bệnh nhiễm trùng thông thường hoặc các vết thương nhẹ không thể chữa trị được do tình trạng kháng thuốc. Theo báo cáo kháng với các kháng sinh carbapenem (bao gồm imipenem, meropenem, ertapenem và doripenem) điều trị các bệnh nhiễm khuẩn Klebsiella pneumoniae là nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn bệnh viện như viêm phổi, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh, nhiễm khuẩn đường ruột đang lan rộng ra tất cả các khu vực trên thế giới mà theo báo cáo của WHO hiện nay ở một số nước kháng sinh carbapenem không còn hiệu quả điều trị với hơn một nửa số người nhiễm trùng K. pneumoniae. Kháng với thuốc kháng khuẩn fluoroquinolone trong việc điều trị nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn E. coli gây ra chưa có hiện tượng kháng khi vừa mới ra đời vào những năm 1980 thì ngày nay lại không có hiệu quả điều trị với hơn một nửa số bệnh nhân ở nhiều nơi trên thế giới. Kháng với thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ ba xảy ra ở Áo, Australia, Canada, Pháp, Nhật Bản, Na Uy, Slovenia, Nam Phi, Thụy Điển và Vương quốc Anh chứng tỏ thuốc kháng sinh cephalosporin không còn hiệu nghiệm trong việc điều trị bệnh lậu trong khi mỗi ngày trên thế giới có hơn 1 triệu người nhiễm bệnh lậu. WHO cho rằng kháng thuốc làm kéo dài thời gian bị bệnh, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và tăng nguy cơ tử vong theo ước tính khả năng tử vong của những người có vi trùng Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) là 64%, cao hơn so với những người không xảy ra kháng. Cụ thể tại tất cả các khu vực của WHO thấy hầu như đều xảy ra kháng cao với methicillin trong điều trị Staphylococcus aureus (MRSA), trong đó Đông Nam Á hơn 25%, Đông Địa Trung Hải hơn 50%, châu Âu 60%, châu Phi 80%, Tây Thái Bình Dương 80%, châu Mỹ 90%. Ngoài ra, 3 khu vực là châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á xảy ra kháng cephalosporin thế hệ thứ ba (trong điều trị nhiễm trùng K. PneumoniaeE. Coli) và fluoroquinolones (trong điều trị nhiễm trùng E. Coli); khu vực châu Phi kháng với cephalosporin thế hệ thứ ba và fluoroquinolones trong điều trị nhiễm trùng E. Coli; Tây Thái Bình Dương kháng với fluoroquinolones trong điều trị nhiễm trùng E. Coli và cephalosporin thế hệ thứ ba trong điều trị nhiễm trùng K. Pneumoniae; khu vực châu Âu xảy ra kháng với cephalosporin thế hệ thứ ba trong điều trị K. Pneumoniae.


Mua kháng sinh đơn giản như mua bó rau ở các chợ nông thôn Việt Nam

Theo Bộ Y tế (MoH), cũng như nhiều quốc gia trên thế giới tình trạng kháng thuốc ở Việt Nam đang gia tăng cả về phạm vi và mức độ, trong đó có nguyên nhân do việc sử dụng kháng sinh ngày càng bừa bãi, phổ biến, nhất là tình trạng trộn kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi dẫn đến tỷ lệ kháng với kháng sinh carbapenem-nhóm kháng sinh mạnh nhất hiện nay đến 50%, đặc biệt là các vi khuẩn gram âm cùng với sự xuất hiện của các siêu vi khuẩn kháng thuốc. Theo nghiên cứu của WHO tại Việt Nam, trong số 10 loại thuốc được dùng phổ biến nhất thì tỷ lệ tiêu dùng kháng sinh là cao nhất trong đó kháng sinh thế hệ thứ 3 nằm trong đầu danh sách. Cùng với đó, việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi cũng ở mức báo động với 45 loại kháng sinh được người nông dân sử dụng để điều trị, dự phòng và thúc đẩy tăng trưởng.

Quy mô của vấn đề (Scope of the problem)

Kháng thuốc kháng sinh đang vươn lên tới những mức độ cao đến nguy hiểm ở tất cả các khu vực trên thế giới, các cơ chế kháng mới nổi lên và lan rộng toàn cầu hàng ngày đe dọa khả năng điều trị các bệnh truyền nhiễm phổ biến. Một danh sách các bệnh đang gia tăng như viêm phổi (pneumonia), lao phổi (tuberculosis), nhiễm độc máu (blood poisoning) và bệnh lậu (gonorrhoea) đang trở nên khó khăn hơn, thậm chí đôi khi không thể điều trị được vì các loại kháng sinh trở nên ít hiệu quả hơn. Tại các nước nơi mà các loại kháng sinh có thể mua mà không cần đơn thuốc, sự nổi lên và lan rộng của kháng còn trở nên tồi tệ hơn. Tương tự như vậy, ở các nước không có các hướng dẫn điều trị tiêu chuẩn (standard treatment guidelines), các loại kháng sinh thường được kê toa quá liều bởi các nhân viên y tế và được người dân sử dụng quá mức. Nếu không có hành động cấp bách, chúng ta đang hướng đến một kỷ nguyên hậu kháng sinh (post-antibiotic era) mà nơi đó các bệnh nhiễm trùng thông thường và các chấn thương nhỏ có thể một lần nữa làm chết người.

Phòng ngừa và kiểm soát (Prevention and control)

WHO nhận định kháng thuốc đang ngày càng leo thang bởi sử dụng sai cách và lạm dụng thuốc kháng sinh, cũng như là việc phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng yếu kém. Các bước đi trong phòng ngừa và kiểm soát có thể tiến hành ở mọi cấp, mọi ngành trong xã hội để giảm thiểu tác động và giới hạn sự lan rộng của kháng thuốc.


Duy trì rửa tay xà phòng thường xuyên giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn
Cộng đồng có thể giúp bằng cách(The general public can help by)

Ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách rửa tay thường xuyên, tiến hành vệ sinh thực phẩm tốt, tránh tiếp xúc gần gũi với người ốm và cập nhật vắc-xin mới nhất (preventing infections by regularly washing hands, practicing good food hygiene, avoiding close contact with sick people and keeping vaccinations up to date); chỉ sử dụng kháng sinh khi được kê đơn bởi một chuyên gia y tế được được chứng nhận (only using antibiotics when prescribed by a certified health professional); luôn luôn uống đầy đủ thuốc theo toa thuốc (Always taking the full prescription); không bao giờ sử dụng kháng sinh còn thừa lại (never using left-over antibiotics) và không bao giờ chia sẻ kháng sinh với những người khác (never sharing antibiotics with others).


Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn bác sĩ
Các nhân viên y tế và các dược sĩ có thể giúp bằng cách(Health workers and pharmacists can help by)

Phòng ngừa nhiễm trùng bằng cách đảm bảo tay, dụng cụ và môi trường được sạch sẽ (preventing infections by ensuring hands, instruments and environment are clean); đảm bảo vắc-xin của bệnh nhân được cập nhật mới nhất (keeping patients’ vaccinations up to date); khi nghi ngờ về một bệnh nhiễm trùng vi khuẩn, tiến hành bảo quản mẫu vi khuẩn và xét nghiệm để xác nhận (when a bacterial infection is suspected, perform bacterial cultures and testing to confirm); chỉ kê và bỏ qua việc dùng kháng sinh khi họ thực sự cần (only prescribing and dispensing antibiotics when they are truly needed); kê và không kê đúng loại kháng sinh với đúng liều cho đúng khoảng thời gian (Prescribing and dispensing the right antibiotic at the right dose for the right duration).

Các nhà hoạch định chính sách có thể giúp bằng cách (Policymakers can help by)

Có một kế hoạch hành động quốc gia mạnh tay nhằm xử lý kháng kháng sinh (Having a robust national action plan to tackle antibiotic resistance); cải thiện giám sát các bệnh kháng kháng sinh (improving surveillance of antibiotic-resistant infections); tăng cường các biện pháp phòng chống vàkiểm soát bệnh nhiễm trùng (strengthening infection prevention and control measures); quy định và thúc đẩy việc sử dụng các loại thuốc chất lượng đúng cách (regulating and promoting the appropriate use of quality medicines); công khai thông tin về tác động của kháng kháng sinh (making information o­n the impact of antibiotic resistance available); khen thưởng sự phát triển các lựa chọn điều trị, vắc-xin và phép chẩn đoán mới (rewarding the development of new treatment options, vaccines and diagnostics).

  

Sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi có sự giám sát của bác sĩ thú y
Ngành nông nghiệp có thể giúp bằng cách (The agricultural sector can help by)

Đảm bảo kháng sinh dùng cho động vật bao gồm các động vật bầu bạn và sản xuất thực phẩm chỉ được sử dụng để điều trị các bệnh truyền nhiễm và dưới sự giám sát thú y (ensure that antibiotics given to animals including food-producing and companion animals - are o­nly used to treat infectious diseases and under veterinary supervision); tiêm chủng cho động vật nhằm giảm thiểu nhu cầu kháng sinh và phát triển các biện pháp thay thế để để sử dụng kháng sinh trong thực vật (vaccinate animals to reduce the need for antibiotics and develop alternatives to the use of antibiotics in plants); thúc đẩy và ứng dụng các thói quen tốt ở mọi khâu của việc sản xuất và chế biến thực phẩm từ động vật và các nguồn thực vật (promote and apply good practices at all steps of production and processing of foods from animal and plant sources); sử dụng các hệ thống bền vững với việc chăm sóc động vật theo cách vệ sinh, an toàn sinh học và không áp lực đã được cải thiện (Adopt sustainable systems with improved hygiene, biosecurity and stress-free handling of animals); tiến hành các tiêu chuẩn quốc tế cho việc sử dụng kháng sinh có trách nhiệm, đặt ra bởi OIE, FAO và WHO (implement international standards for the responsible use of antibiotics, set out by OIE, FAO and WHO).


Đầu tư sản xuất các loại thuốc kháng sinh có hiệu lực điều trị cao
Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe có thể giúp bằng cách (The healthcare industry can help by)

Đầu tư vào các loại kháng sinh, vắc-xin và phép chẩn đoán mới (Investing in new antibiotics, vaccines, and diagnostics).

Những phát triển gần đây (Recent developments)

Trong khi có một số kháng sinh mới đang được phát triển, không loại nào trong số này được cho là hiệu quả đối với các dạng vi khuẩn kháng kháng sinh nguy hiểm nhất, vì sự dễ dàng và thường xuyên mà con người di chuyển ngày nay kháng kháng sinh là một vấn đề toàn cầu đòi hỏinỗ lực từ tất cả các quốc gia.

Tác động (Impact)

Khi các bệnh nhiễm trùng không còn được điều trị bởi các loại kháng sinh tuyến đầu, nhiều loại thuốc đắt tiền hơn sẽ phải được sử dụng. Một thời gian mang bệnh và điều trị dài hơn, thường là ở trong các bệnh viện, làm gia tăng các chi phí chăm sóc y tế cũng như là gánh nặng kinh tế đối với các gia đình và các xã hội. Kháng thuốc kháng sinh đang đẩy các thành tựu của y khoa hiện đại vào tình cảnh nguy hiểm, nếu không có các kháng sinh hiệu quả cho việc phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng, cấy ghép cơ quan, hóa trị liệu và phẫu thuật như là mổ lấy thai sẽ trở nên nguy hiểm hơn nhiều.


Đáp ứng của WHO (WHO response)

Đối phó với kháng kháng sinh là một việc ưu tiên cao đối với WHO, một kế hoạch hành động toàn cầu về kháng thuốc chống vi trùng (global action plan o­n antimicrobial resistance) bao gồm kháng kháng sinh đã được chấp thuận tại Hội đồng Y tế thế giới (WHA) vào tháng 5/2015 nhằm đảm bảo rằng việc phòng ngừa và điều trị các bệnh truyền nhiễm với các loại thuốc an toàn và hiệu quả còn được tiếp tục. Kế hoạch hành động toàn cầu có 5 mục tiêu chiến lược là nâng cao nhận thức và tầm hiểu biết về kháng thuốc chống vi trùng (to improve awareness and understanding of antimicrobial resistance); tăng cường giám sát và nghiên cứu (to strengthen surveillance and research); giảm thiểu tỷ lệ nhiễm (to reduce the incidence of infection); tối ưu hóa việc sử dụng các thuốc chống vi trùng (to optimize the use of antimicrobial medicines); đảm bảo đầu tư bền vững trong việc chống lại kháng thuốc chống vi trùng (to ensure sustainable investment in countering antimicrobial resistance). Để đáp ứng mục tiêu 1, WHO đang lãnh đạo một chiến lược toàn cầu nhiều năm với chủ đề “Thuốc kháng sinh: sử dụng cần thận” (Antibiotics: Handle with care) sẽ được phát động trong suốt “Tuần lễ nhận thức kháng sinh thế giới” thường niên đầu tiên từ ngày 16/11 đến 22/11 năm 2015. WHO đang hỗ trợ các nước thành viên phát triển các kế hoạch hành động quốc gia của chính họ nhằm giải quyết kháng thuốc chống vi trùng, song song với các mục tiêu của kế hoạch toàn cầu. Trước thực trạng chưa có giải pháp tối ưu để giải quyết tình trạng kháng thuốc toàn cầu, WHO khuyến cáo mỗi quốc gia và cá nhân cần phải nỗ lực hành động nhiều hơn nữa, chú trọng thực hiện công tác phòng ngừa nhiễm khuẩn như vệ sinh tốt hơn, xử lý nước sạch, kiểm soát lây nhiễm tại các cơ sở y tế và thực hiện tiêm phòng. WHO kêu gọi phát hiện các biện pháp chẩn đoán mới, thuốc kháng sinh và các công cụ khác giúp các chuyên gia y tế ngăn chặn tình hình kháng mới nổi. Đến nay WHO khu vực Đông Địa Trung Hải đã xác định hành động chiến lược để ngăn chặn kháng thuốc và đang hỗ trợ các nước phát triển chính sách, chiến lược và kế hoạch toàn diện; WHO khu vực châu Âu đã thiết lập một mạng lưới các hệ thống quốc gia để giám sát kháng kháng sinh ở tất cả các nước, với tên gọi CAESAR (Central Asian and Eastern European Surveillance of Antimicrobial Resistance network), trong việc thu thập dữ liệu đã được chuẩn hóa để thông tin có thể so sánh; WHO khu vực Đông Nam Á đã xác định kháng thuốc là công việc ưu tiên từ sau Tuyên bố Jaipur (ở Ấn Độ, năm 2011) của các Bộ trưởng y tế trong khu vực cam kết theo dõi, ngăn chặn kháng thuốc; WHO Tây Thái Bình Dương đã phục hồi hợp tác khu vực trong việc theo dõi kháng kháng sinh giữa các nước sau những bất ổn bởi một loạt các tình huống khẩn cấp trong những năm 2000. WHO khuyến cáo việc giải quyết kháng cần có sự phối hợp hành động của người dân, nhân viên y tế, dược sĩ, các nhà hoạch định chính sách và ngành công nghiệp mà theo đó người dân chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi và chỉ khi có chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng và đủ theo toa đã kê ngay cả khi đã đỡ bệnh, đặc biệt, không chia sẻ thuốc kháng sinh hoặc sử dụng thuốc còn sót lại. Cùng với đó, ngành y tế cần tăng cường công tác kiểm soát và phòng chống nhiễm trùng, thầy thuốc chỉ kê đơn và cấp thuốc kháng sinh khi thực sự cần thiết và đúng với từng loại bệnh. Các nhà hoạch định chính sách và ngành công nghiệp cần tăng cường theo dõi kháng và năng lực phòng thí nghiệm, điều tiết và thúc đẩy sử dụng thích hợp các loại thuốc; khuyến khích cải tiến, nghiên cứu và phát triển các công cụ mới; thúc đẩy hợp tác và chia sẻ thông tin giữa tất cả các bên liên quan.


Nhận thức và thực hành

Kế hoạch hành động toàn cầu đối với kháng thuốc chống vi trùng (Global action plan o­n antimicrobial resistance)

Tại phiên họp lần thứ 68 vào tháng 5/2015, WHA đã chấp nhận một kế hoạch hành động toàn cầu để xử lý kháng thuốc chống vi trùng bao gồm kháng thuốc kháng sinh, khuynh hướng kháng thuốc khẩn cấp nhất. Kháng thuốc chống vi trùng đang xảy ra mọi nơi trên thế giới làm ảnh hưởng tới khả năng của chúng ta trong việc điều trị các bệnh truyền nhiễm cũng như là hủy hoại nhiều thành tựu khác trong y tế và y học, mục tiêu cảu kế hoạch hành động toàn cầu dự thảo nhằm đảm bảo, càng lâu càng tốt, tính liên tục của việc điều trị và phòng ngừa thành công các bệnh truyền nhiễm với các loại thuốc an toàn và hiệu quả được đảm bảo chất lượng, sử dụng theo cách có trách nhiệm và có thể đến tay tất cả những người cần dùng. Một kế hoạch hành động toàn cầu dự thảo được đệ trình lên WHA lần thứ 68 có sẵn ở liên kết Draft global action plan for antimicrobial resistance hay Draft resolution - A68/A/CONF./1 Rev. 1

Để đạt được mục tiêu này, kế hoạch hành động toàn cầu đưa ra 5 mục tiêu chiến lược (To achieve this goal, the global action plan sets out five strategic objectives)

5 mục tiêu chiến lược kế hoạch hành động toàn cầu của WHO bao gồm nâng cao nhận thức và tầm hiểu biết về kháng thuốc chống vi trùng (to improve awareness and understanding of antimicrobial resistance); tăng cường giám sát và nghiên cứu (to strengthen knowledge through surveillance and research); giảm thiểu tỷ lệ nhiễm (to reduce the incidence of infection); tối ưu hóa việc sử dụng các chất chống vi trùng (to optimize the use of antimicrobial agents); phát triển trường hợp kinh tế cho việc đầu tư bền vững tính đến những nhu cầu của tất cả các nước và gia tăng sự đầu tư vào các loại thuốc, công cụ chẩn đoán, vắc-xin và các biện pháp can thiệp mới (develop the economic case for sustainable investment that takes account of the needs of all countries, and increase investment in new medicines, diagnostic tools, vaccines and other interventions). Việc phát triển kế hoạch này đã được hướng dẫn bởi ý kiến của các nước và các bên liên quan chính, dựa trên một vài sự tư vấn nhiều bên liên quan ở các diễn đàn toàn cầu và khu vực khác nhau. Trong suốt sự phát triển kế hoạch hành động toàn cầu, Văn phòng WHO đã cân nhắc nhiều kế hoạch, sáng kiến và các hoạt động vốn có, thông tin về những kế hoạch và hoạt động này đã được tóm tắt và có sẵn ở liên kết nêu trên.


Phân tích tình hình quốc gia toàn cầu: đối phó với kháng thuốc chống vi trùng (Worldwide country situation analysis: response to antimicrobial resistance)

Các tác giả (Authors): World Health Organization


Chi tiết phát hành
(Publication details)
Số trang (Number of pages): 42
Ngày phát hành (Publication date): 29/4/2015
Ngôn ngữ (Languages): tiếng Anh (English)
ISBN: 978 92 4 156494 6

WHO reference number (Số tham chiếu WHO): WHO/HSE/PED/AIP/2015.1

Trải qua giai đoạn hơn 2 năm (2013-2014), WHO đã đảm nhiệm một “phân tích tình hình quốc gia” (country situation analysis) ban đầu nhằm xác định phạm vi mức độ mà tại đó các hành động và cấu trúc hiệu quả để xử lý kháng thuốc chống vi trùng đã được đặt đúng chỗ và nơi mà các lỗ hổng vẫn tồn tại. Một khảo sát đã được tiến hành tại các nước ở tất cả 6 khu vực của WHO và đã tập trung vào các nền tảng được coi là tiên quyết trong việc đấu tranh với kháng thuốc chống vi trùng: một kế hoạch quốc gia toàn diện (a comprehensive national plan), khả năng phòng thí nghiệm để đảm nhiệm giám sát các vi sinh vật kháng (laboratory capacity to undertake surveillance for resistant microorganisms), tiếp cận tới các loại thuốc chống vi trùng an toàn, hiệu quả, điểm soát sự sử dụng sai cách các loại thuốc này (access to safe, effective antimicrobial medicines, control of the misuse of these medicines), nhận thức và hiểu rõ của quần chúng và các chương trình phòng ngừa và kiểm soát bệnh nhiễm trùng hiệu quả (awareness and understanding among the general public and effective infection prevention and control programmes). Một báo cáo đầy đủ hiện có sẵn trình bày các phát hiện tổng quan của cuộc khảo sát, báo cáo cung cấp một phân tích từng khu vực và toàn cầu về các chương trình hành động sắp tới để xử lý kháng thuốc chống vi trùng và xác định các khu vực cần phải tiến hành nhiều nỗ lực hơn nữa, bên cạnh đó một báo cáo của tóm tắt cũng có sẵn.

Tiêm phòng cho ca hồi: Na-uy tránh thuốc kháng sinh trong nuôi cá (Vaccinating salmon: How Norway avoids antibiotics in fish farming)

WHO cập nhật tháng 10/2015. Na-uy đã ngừng việc sử dụng thuốc kháng sinh ở cá hồi- một trong những thực phẩm chủ yếu được tiêu thụ tại trong nước và việc xuất khẩu gần như bằng 0 dẫn tới nền công nghiệp phát triển mạnh và giảm nguy cơ kháng thuốc kháng sinh ở người.


Hội đồng Hải sản Na-uy/J.wildhagen

Sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi cá (Antibiotic use in fish farming)

Vào những năm 1980, Na-uy và các quốc gia phía bắc khác với các nguồn tài nguyên cá và nước biển dồi dào có kinh nghiệm trong chăn nuôi cá hồi. Trước đây cá hồi là một món ăn cao lương mỹ vị chỉ một vài người có thể thưởng thức nó, với việc chăn nuôi cá hồi-loại cá ngon này rất giàu chất béo tốt cho tim đã có sẵn trên thế giới với giá cả hợp lý hơn. Ông Alf-Goran Knutsen, Tổng giám đốc công ty chăn nuôi cá gia đình đã hoạt động từ năm 1976 cho biết: “Đó là một thời gian thú vị nhưng chúng tôi cũng bắt đầu gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng”, vấn đề chính đó là hàng nghìn cá hồi được nuôi bị nhiễm vi khuẩn furunculosis, một bệnh nhiễm vi-rut ở cá mà cũng xuất hiện ở cá hồi bên ngoài. Bác sĩ thú y Paul Midtlyng, bác sĩ chuyên về sức khỏe của cá tại Bộ Nông nghiệp Na-uy trong những năm 1980 cho biết: “Không có văc-xin phòng ngừa nào để chống lại vi-rut fufunculosis và kiến thức tại thời điểm đó vô cùng khó khăn để sản xuất một loại văc-xin hiệu quả”. Cùng với các nông dân nuôi cá khác, Knutsen bắt đầu trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn của cá để ngăn ngừa và điều trị vi-rút furunculosis trong những năm cuối 1980: “Vào thời điểm đó chúng ta cho rằng điều đó đúng để làm nhưng nghiên cứu lại chúng ta có thể thấy nó có nguy cơ tiềm tàng”.


Nguy cơ của việc sử dụng thuốc kháng sinh quá liều và thuốc thay thế (Risks of antibiotic overuse and the alternative)

TS. Danilo Lo Fo Wong, quản lý Chương trình phòng chống kháng thuốc kháng sinh (Programme Manager for the Control of Antimicrobial Resistance) ở khu vực châu Âu của WHO cho biết: “Việc sử dụng thuốc kháng sinh quá liều trong chăn nuôi hay điều trị ở người đẩy nhanh sự phát triển của kháng thuốc kháng sinh, đó là khi vi khuẩn thay đổi và trở nên kháng với thuốc kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh truyền nhiễm do chúng gây ra ảnh hưởng đến khả năng của chúng ta để điều trị các bệnh truyền nhiễm và làm suy yếu nhiều tiến bộ trong y học. Trong những năm cuối 1980, nhận ra nhu cầu nhằm hỗ trợ công nghiệp chăn nuôi cá ở Na-uy mà không gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng, các nhà khoa học tại Viện Thú y Na-uy phát triển một loại văc-xin hiệu quả chống lại vi-rut fufunculosis cho cá hồi được nuôi mà không có tác dụng phụ nào ở người. Đến năm 1994 người nuôi cá tại Na-uy đã chuyển đổi sang thuốc kháng sinh để tiêm phòng, văc-xin được tiêm vào bụng của cá hồi trong giai đoạn nước ngọt bằng cách sử dụng quá trình tự động. TS. Midtlyng cho biết: “Thành tựu này là kết quả của sự hợp tác mạnh mẽ giữa chính phủ, nông dân, công nghiệp và hiệp hội chăn nuôi cá. Tất cả các bên liên quan nhận ra rằng họ không thể tiếp tục sử dụng số lượng lớn thuốc kháng sinh”. Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp đơn giản không thể tiếp tục như bình thường. TS. Marc Sprenger, giám đốc của Văn phòng kháng thuốc kháng sinh của WHO (WHO’s Antimicrobial Resistance Secretariat) phát biểu: “Câu chuyện tại Na-uy đã minh họa sự cải tiến và hợp tác trên nhiều lĩnh vực của xã hội là cần thiết như thế nào để bảo vệ nguồn thuốc kháng sinh quý giá, hình thức hợp tác này đại diện cho một nền tảng của kế hoạch hành động toàn cầu của WHO để giải quyết kháng thuốc kháng sinh”. Kế hoạch hành động toàn cầu về kháng thuốc kháng sinh nhằm mục tiêu đảm bảo rằng phòng ngừa và điều trị các bệnh truyền nhiễm bằng các thuốc an toàn và hiệu quả đang tiếp tục.

Các biện pháp khác nhằm ngăn ngừa nhiễm bệnh (Other measures to prevent infection)

Ngày nay, Na-uy sản xuất hơn 1 triệu tấn cá hồi nuôi mỗi năm và một số công ty đã tiêm phòng cho cá trong phạm vi công nghiệp, tiêm văc-xin được chứng minh là có thu nhập khổng lồ trong ngăn ngừa bệnh. “Tuy nhiên, một chiến lược đơn là không đủ”, TS. Bjørn Røthe Knudtsen, một chuyên gia về bệnh ở cá đang công tác tại Cục An toàn thực phẩm của Na-uy (Norwegian government’s food safety division) cho biết: “Thời gian qua, người nuôi cá ở Na-uy giới thiệu các phương pháp bổ sung về vệ sinh tốt, lý tưởng nhất là một thế hệ của cá nên được giữ ở một khu vực riêng, nếu không thể người chăn nuôi theo định kỳ làm trống các khu vực để nuôi cá, khử trùng và để trống một vài tháng, với phương pháp này có thể giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm giữa thế hệ cũ và thế hệ mới”.

Lợi ích của việc nuôi cá an toàn (Benefits of safe fish farming)

Những kỹ thuật khác nhau dẫn tới giảm tính bền vững trong sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi cá hồi ở Na-uy, TS. Midtlyng nói: “Ngày nay, Na-uy có số lượng cá hồi nuôi lớn nhất trên thế giới và hầu như sử dụng thuốc kháng sinh thấp nhất”, xem xét về số học ông nói thêm rằng: “Người Na-uy sử dụng gần 50.000 kg thuốc kháng sinh mỗi năm, trong cá hồi chúng ta đang sử dụng chỉ 1.000 kg để điều trị bệnh tật, thậm chí số lượng cá hồi cao hơn gấp 2 lần lượng sinh vật của con người tại quốc gia này”. Là một nhà kinh doanh, rất quan tâm đến sức khỏe và môi trường, người chăn nuôi cá Alf-Goran Knutsen rất hài lòng với những thay đổi trong hơn 3 thập kỷ. Ông cho biết: “Chúng ta đã đạt được sự kết hợp giữa kinh doanh và chăn nuôi tốt và trách nhiệm sử dụng thuốc kháng sinh”.

Ngày 12/11/2015
PGS.TS. Triệu NguyênTrung
CN. Võ Thị Như Quỳnh và CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Theo WHO và MoH)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích