Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 18/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Finance & Retail Hoạt động đào tạo
Đào tạo cao học
Đào tạo lại
Đào tạo KTV xét nghiệm
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 0 6 4 9
Số người đang truy cập
3 9 1
 Hoạt động đào tạo Đào tạo KTV xét nghiệm
Xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét
Năng lực kỹ thuật xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét cần nâng cao

Trong năm 2008, Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Thừa Thiên Huế đã tiến hành kiểm tra 36 điểm kính hiển vi cơ sở trên tổng số 75 điểm kính hiển vi toàn tỉnh làm nhiệm vụ giám sát, phát hiện, điều trị bệnh sốt rét. Trong kỹ thuật lấy lam máu xét nghiệm ghi nhận có 94,44% lam máu giọt dày và 27,78% lam máu giọt mỏng lấy đạt yêu cầu; 97,22% lam máu giọt dày và 22,78% lam máu giọt mỏng nhuộm đạt yêu cầu. Lam máu giọt mỏng được thực hiện chủ yếu ở tuyến bệnh viện, các xét nghiệm viên ở điểm kính hiển vi trạm y tế chưa thực hiện được kỹ thuật này. Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), để xét nghiệm sốt rét thường quy, giọt máu dày và mỏng nên được làm trên cùng một lam kính.

 

Tiêu chuẩn, đặc điểm của lam máu giọt dày và giọt mỏng

Lam máu phải được lấy bằng lam kính thật sạch, không dính mỡ. Da người được lau sạch, sát trùng bằng cồn, chích lấy máu ở ngón tay thứ tư từ bàn bay trái của bệnh nhân; đối với trẻ sơ sinh có thể lấy từ ngón chân cái, đối với trẻ em có thể lấy từ dái tai để làm giọt máu dày và giọt máu mỏng trên lam kính. Giọt máu dày và giọt máu mỏng phải bảo đảm các tiêu chuẩn quy định của kỹ thuật lấy lam máu. Giọt máu dày phải đánh tròn, mỏng đều, có đường kính khoảng 1,5 cm. Giọt máu mỏng phải kéo trải mỏng đều trên lam kính, không loang lổ, có hình đuôi nheo và được cố định bằng cồn nguyên chất sau khi giọt máu để khô. Để xét nghiệm sốt rét thường quy, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo giọt máu dày và giọt máu mỏng nên được làm trên cùng một lam kính.

Giọt máu dày có ưu điểm là lượng máu được lấy nhiều, ký sinh trùng tập trung hơn giọt máu mỏng nên thường dùng để xét nghiệm phát hiện ký sinh trùng. Giọt máu mỏng có ưu điểm là ký sinh trùng vẫn nguyên vẹn, nằm trong hồng cầu, dễ dàng xác định chủng loại và các thành phần cấu tạo của ký sinh trùng. Ở các cơ sở điều trị và trong quy trình nghiên cứu hình thái ký sinh trùng sốt rét nhất thiết phải thực hiện lam máu giọt mỏng.

Các yếu tố để xác định ký sinh trùng sốt rét trên lam máu

Sau khi thực hiện việc lấy lam máu giọt dày và giọt mỏng trên lam kính, tiêu bản máu phải được nhuộm bằng dung dịch giemsa để hình thể của ký sinh trùng bắt màu thuốc nhuộm và dễ dàng phát hiện khi soi dưới kính hiển vi quang học. Xác định hình thể ký sinh trùng sốt rét phải căn cứ vào các đặc điểm như nhân là một chấm tròn bắt màu đỏ thẩm, nguyên sinh chất bắt màu xanh, sắc tố bắt màu đen, nâu hoặc ánh vàng; có thể các sắc tố có hình que, hình hạt, tụ thành từng đám hay rải rác trong nguyên sinh chất của ký sinh trùng. Tùy theo hình thái và sự kết hợp của các yếu tố này mà phân định các thể loại của mỗi chủng loại ký sinh trùng. Trên tiêu bản giọt máu, có thể thấy các thể loại của ký sinh trùng như thể tư dưỡng trẻ (còn gọi là thể nhẫn) và thể tư dưỡng già (Trophozoit, ký hiệu là T), thể phân liệt (Schizont, ký hiệu là S) và thể giao bào (Gametocyte, ký hiệu là G).

 

 Lấy lam máu để xét nghiệm

Để dễ dàng phát hiện, xác định chủng loại, thể loại của ký sinh trùng sốt rét thì ngoài kỹ thuật lấy lam máu giọt dày, giọt mỏng đạt yêu cầu; kỹ thuật nhuộm lam máu cũng phải bảo đảm các yêu cầu và tiêu chuẩn cần thiết. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), để đánh giá một lam máu giọt dày được nhuộm tốt thì nền lam cần phải sạch, không có mảnh bẩn, có màu xanh xám do hồng cầu bị vỡ tạo nên, nhân bạch cầu có màu tím sẫm, ký sinh trùng sốt rét được xác định rõ ràng với nhân có màu đỏ sẫm và nguyên sinh chất màu xám xanh nhạt. Trong trường hợp nhiễm Plasmodium vivaxPlasmodium ovale, hạt sắc số Schuffners trong bóng của hồng cầu vật chủ và có thể nhìn thấy rõ ở rìa giọt máu. Để đánh giá một lam máu giọt mỏng được nhuộm tốt thì nền của lam máu cũng cần phải sạch và không có mảnh bẩn, màu của hồng cầu là màu xanh hồng nhạt, bạch cầu đa nhân trung tính có nhân màu tím đậm và các hạt rõ ràng; nhân của ký sinh trùng sốt rét có màu đỏ tím đậm và nguyên sinh chất có màu xanh nhạt; có điểm những hạt Schuffners trong hồng cầu nhiễm Plasmodiun vivax hoặc Plasmodium ovale, có những vết thô như vết sắc tố Maurer trong hồng cầu nhiễm Plasmodium falciparum ở giai đoạn thể nhẫn to.

Những biến đổi hình thể của ký sinh trùng và các sai sót trong xét nghiệm

Do ảnh hưởng của các thuốc điều trị, hình thể của ký sinh trùng sốt rét có thể thay đổi nhiều, những biến đổi này có thể ở trong nhân hoặc trong nguyên sinh chất. Nhân có thể trở nên đặc hơn, màu sẫm hơn, có thể trở nên xốp hoặc màu nhạt hơn bình thường. Nguyên sinh chất có thể bắt màu nhạt, có những khoảng trống không bào hoặc phân ra thành từng cụm nguyên sinh chất. Sắc tố có thể tụ lại thành từng cụm và thoát ra khỏi ký sinh trùng.

Trên tiêu bản lam máu, xét nghiệm viên cần chú ý những hình thể dễ phát hiện nhầm với hình thể của ký sinh trùng như tiểu cầu nếu nằm riêng lẻ trên hồng cầu có thể nhầm với thể tư dưỡng, nếu tập trung thành từng đám có thể nhầm với thể phân liệt. Bạch cầu đa nhân trung tính khi bị phá hủy dễ nhầm với thể tư dưỡng già. Hồng cầu đa sắc (polychromotophile) có nguyên sinh chất bắt màu, đông đặc lại thành mạng lưới giống như ký sinh trùng bị phá hủy. Các tạp chất như cặn của thuốc nhuộm, một số loại nấm có hình tròn, trái soan, ở giữa có cặn đặc giống như nhân của ký sinh trùng. Các sinh vật loại nguyên sinh động vật sống tự do có một vài lông dễ nhầm với giao tử đực của ký sinh trùng. Ngoài ra, hình ảnh của một số loại vi khuẩn gây bệnh khác cũng có thể dễ gây nên sự nhầm lẫn.

Mặc dù hiện nay test chẩn đoán nhanh đã được một số cơ sở sử dụng để phát hiện ký sinh trùng sốt rét nhưng kỹ thuật cơ bản nhất vẫn sử dụng kính hiển vi quang học để phát hiện ký sinh trùng trên tiêu bản lam máu giọt dày, lam máu giọt mỏng nhuộm dung dịch giemsa. Vì vậy các xét nghiệm viên ở các điểm kính hiển vi cơ sở đang thực hiện nhiệm vụ giám sát, phát hiện ký sinh trùng giúp cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét có hiệu quả cần nâng cao năng lực kỹ thuật xét nghiệm để bảo đảm những yêu cầu, tiêu chuẩn cần thiết.

Ngày 30/12/2008
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
Giám đốc Trung tâm PCSR-KST-CT Thừa Thiên Huế
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông báo tuyển sinh Kỹ thuật xét nghiệm trung cấp chuyên nghiệp năm 2014 (Thay thế Thông báo số 99/VSR-ĐT ngày 31 tháng 3 năm 2014)
Kết quả tuyển sinh Kỹ thuật viên xét nghiệm Trung học Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn năm 2009
Kết quả và danh sách trúng tuyển Trung học chuyên nghiệp hệ chính quy Trường Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn năm học 2008-2010
Thông báo tuyển sinh Kỹ thuật viên xét nghiệm trung cấp hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học năm học 2007-2008
Thay thế môn thi tuyển chuyên môn trong các kỳ thi tuyển sinh Kỹ thuật viên xét nghiệm viên Trung cấp hệ không chính quy tại Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích