Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Finance & Retail Hoạt động đào tạo
Đào tạo cao học
Đào tạo lại
Đào tạo KTV xét nghiệm
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 1 1 4 2
Số người đang truy cập
3 0 2
 Hoạt động đào tạo Đào tạo lại
Khái niệm, Mục đích và Chức năng của Y tế công cộng.

Y Tế Công Cộng (YTCC) đối với chúng ta thực sự là một thuật ngữ mới. Nhiều người đã từng đặt câu hỏi thế nào là YTCC?Mục đích, chức năng và nhiệm vụ của YTCC là gì? Chắc chắn những gì trình bày trong bài viết sau chưa thể phản ánh được đầy đủ những nội dung của một ngành học mà các nước bắt đầu khởi xướng ra đã phải trải qua một chặng đường hơn một thế kỷ để phát triển nó, nhưng cũng đủ để hiểu những khái niệm cơ bản về YTCC.

 

Khái niệm

Cho tới nay, nhiều nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về YTCC. Những định nghĩa sau đây được coi là cơ sở khái niệm của YTCC, được phần đông các nhà khoa học trong lĩnh vực này công nhận:

1. YTCC là khoa học và nghệ thuật của việc phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ, tăng cường sức khoẻ và hiệu quả thông qua những cố gắng được tổ chức của cộng đồng v.v. (Wilslow, 1920).

2. YTCC hoàn thiện những quan tâm xã hội trong việc đảm bảo những quyền làm cho con người có thể khoẻ mạnh (Báo cáo của IOM, 1988).

Như vậy, y tế công cộng phải quan tâm đến sức khỏe cho tất cả mọi người. Thứ nhất, ý tưởng y tế công cộng bắt nguồn từ nhận thức của xã hội, cần thiết tạo ra một mục tiêu chung và đại diện cho mọi người. Thứ hai, y tế công cộng liên quan đến tổng thể dân số, bao gồm sức khoẻ và nguyện vọng cá nhân vì sức khoẻ cho chính họ. Thứ ba, y tế công cộng liên quan đến sự bảo vệ, nâng cao, phục hồi sức khoẻ, có nghĩa là nó bao gồm một phạm vi rất rộng các hoạt động tiềm năng. Cuối cùng, trách nhiệm của y tế công cộng thuộc về những tổ chức xã hội khác nhau, bao gồm chính quyền trung ương, các cấp chính quyền địa phương và hệ thống y tế quốc gia (kể cả y tế tư nhân).

Y tế công cộng có nhiều lĩnh vực nhỏ nhưng có thể chia ra các phần: dịch tễ học, sinh thống kêdịch vụ y tế. Những vấn đề liên quan đến môi trường, xã hội, nhân chủng học và sức khỏe nghề nghiệp cũng là lĩnh vực quan trọng trong y tế công cộng.

Có thể thấy rất rõ, về mặt kỹ thuật, YTCC có những phương pháp riêng (không giống với những kỹ thuật y tế ứng dụng cho một cá thể). Để theo dõi tình trạng của một cá thể thì người bác sĩ lâm sàng áp dụng các biện pháp thăm, khám bệnh thông thường (nhìn, sờ, gõ, nghe, chụp X-quang, điện tim, điện não siêu âm, làm các xét nghiệm thông thường và đặc hiệu khác v.v...). Nhưng để theo dõi sức khỏe của một cộng đồng thì nhân viên YTCC sẽ phải dùng các biện pháp dịch tễ học, thống kê sinh học, những biện pháp quản lý, tổ chức nghiên cứu cộng đồng, kinh tế y tế để theo dõi những biến động về sức khỏe trong cộng đồng đó bằng việc so sánh những bộ số liệu được thu thập tại những thời điểm khác nhau để xác định tỷ lệ một bệnh nào đó tăng lên hoặc giảm đi, chi phí cho những hoạt động đó tăng lên hay giảm đi, tỷ lệ sử dụng một dịch vụ nào đó tăng lên hay giảm đi. Sau đó sẽ phải lý giải nguyên nhân của những hiện tượng đó rồi đưa ra giải pháp cung cấp những dịch vụ với chất lượng cao nhất và giá cả hợp lý nhất v.v...

Lịch sử của y tế công cộng

Từ trước thời La Mã, người ta đã biết nhiều về y tế công cộng: những hành động can thiệp hợp lý của người làm công việc rác thải là rất cần thiết cho sức khỏe cộng đồng ở khu vực thành thị. Nhiều tôn giáo cổ xưa cũng đã đưa ra quy định trong hành vi liên quan tới sức khỏe: từ các loại thức ăn nào thì được dùng, cho tới đánh giá hành vi nào bị coi là buông thả theo khoái cảm, chẳng hạn uống rượu hay quan hệ tình dục. Người Trung Quốc đã biết phát triển thói quen phòng dịch sau khi trải qua một trận dịch đậu mùa khoảng năm 1.000 trước công nguyên. Người không mắc bệnh có thể nhận được ít nhiều miễn dịch chống lại căn bệnh nhờ nuốt vảy khô của người đã nhiễm. Tương tự, trẻ em cũng có thể được bảo vệ nhờ tiêm vào cẳng tay một vết nhỏ mủ từ một người bệnh. Cách làm này chỉ xuất hiện ở phương tây những năm đầu 1700, và được sử dụng rất hạn chế. Tiêm chủng băng vắc-xin chỉ trở nên phổ biến những năm 1820, sau thành công của Edward Jenner trong việc điều trị đậu mùa.

Trong suốt thế kỷ 14, dịch chết Đen lan rộng ở châu Âu, người ta cho rằng thủ tiêu các cơ thể bị chết có giúp thể ngăn ngừa được nhiễm trùng vi khuẩn này về sau. Điều này đã giải quyết được một phần gốc rễ của dịch bệnh, tuy vậy, căn bệnh lại được lan truyền chủ yếu do bọ chét trên các loài gặm nhấm. Nhiều khu vực trong các thành phố bị đốt chát đã giúp ích rất nhiều bởi vì nó đã tiêu diệt nhiều động vật gặm nhấm mắc bệnh.Dịch tả, đại dịch thứ hai tàn phá châu Âu từ năm 1829 tới năm 1851.

Mặc dù y tế công cộng được biết từ xa xưa trong quá trình phát triển của xã hội loài người, nhưng một trong những chứng minh có tính thuyết phục nhất, có thể bắt đầu từ những luận điểm của McKewon.

Ở nước Anh và xứ Wale bắt đầu hoàn chỉnh đăng ký có hệ thống và phân tích nguyên nhân chết từ năm 1841. Bằng cách phân tích nguyên nhân chết khác nhau trong thời kỳ 1841 – 1971, McKewon đã chứng minh điều trị y học hầu như không giữ vai trò gì đáng kể làm gia tăng tuổi thọ trong thời kỳ này, mà kết quả chủ yếu là do giảm tỉ lệ tử vong, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.

Thật vậy, trước khi phát hiện và đưa vào sử dụng streptomycine năm 1947, bệnh lao chưa có phương pháp điều trị hiệu quả. Những phương pháp điều trị vào lúc đó là làm xẹp phổi hay cắt một phần lá phổi của bệnh nhân lao thường ít sử dụng vì có nhiều nguy hiểm. Tiêm chủng BCG từ năm 1954, nhưng điều trị bệnh Lao chỉ bắt đầu sau khi có một sự giảm tử vong bệnh này trong một thời gian dài trước đó. Hơn nữa, mặc dầu Robert Koch, xác định VI khuẩn gây bệnh từ năm 1871, điều trị y học trở nên có hiệu quả hiện thực phải mất 76 năm sau.

Từ những luận điểm cơ bản này, tác giả tiếp tục xem xét các bệnh nhiễm khuẩn khác như viêm phổi, cúm và bệnh lây qua đường thực phẩm và kết luận, điều trị y học không có tác dụng lớn đến giảm tỉ lệ tử vong trên các bệnh này. Lý do chính là tình trạng sức khoẻ được nâng lên, đặc biệt là dinh dưỡng tốt, tiếp theo là những nổ lực cải tổ vệ sinh, đảm bảo nước sạch và xử lý chất thải a toàn. Về nguyên nhân của bệnh động mạch vành và ung thư, những bệnh này và nhiều bệnh khác, thực hành y học hiện đại còn nhiều bất cập. Chăm sóc được đòi hỏi để làm giảm cơn đau và nỗi đau hơn là duy trì một sự hướng dẫn sai lầm quá tập trung trên điều trị.

Khi tỉ lệ mắc bệnh truyền nhiễm ở các nước phát triển giảm xuống trong thể kỷ 20, y tế công cộng bắt đầu tập trung hơn nữa vào các bệnh mãn tính như ung thư và bệnh tim. Trong khi đó, các nước đang phát triển vẫn còn đang các bệnh truyền nhiễm có thể phòng tránh được hoành hành, tàn phá, cùng với suy dinh dưỡng và nghèo đói. Gánh nặng của chữa trị lâm sàng do người thất nghiệp, nghèo đói, nhà cửa tồi tàn và ô nhiễm môi trường lên tới 16-22% ngân sách y tế của vương quốc Anh.

Từ ngày thành lập nước năm 1945, Việt Nam đã khẳng định y học dự phòng luôn là ưu tiên hàng đầu : phòng bệnh hơn chữa bệnh. Theo tinh thần đó, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống vệ sinh dịch tễ học theo mô hình Liên Xô nhấn mạnh vào việc phòng và chống các bệnh truyền nhiễm bởi lúc đó bệnh truyền nhiễm đóng vai trò chủ yếu trong cấu trúc bệnh tật ở Việt Nam, hoàn toàn có thể khống chế được thông qua các biện pháp đặc hiệu như dùng vắc-xin và không đặc hiệu như truyền thông giáo dục.

Trong khi đó, những tiến bộ trong cách đề cập dịch tễ học đang diễn ra tại những nước phương tây, chủ yếu là các nước nói tiếng Anh, đang ngày một mạnh mẽ. Những tiến bộ đó chỉ được đưa vào một cách không chính thức thông qua các cuốn sách dịch tễ học được những người có dịp đi học, công tác tại các nước phát triển mang về và đại học Y Hà Nội đã nghiên cứu và dần đưa vào giảng dạy đầu những năm 1980.

Mục đích của Y tế công cộng

Trọng tâm can thiệp của y tế công cộng là phòng bệnh trước khi đến mức phải chữa bệnh thông qua việc theo dõi tình trạng và điều chỉnh hành động bảo vệ sức khỏe. Nói tóm lại, trong nhiều trường hợp thì chữa bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hơn so với phòng bệnh từ trước, chẳng hạn như khi bùng phát bệnh lây nhiễm. Chương trình tiêm chủng vắc-xin và phân phát bao cao su là những ví dụ về các biện pháp dùng trong y tế công cộng.

Có một sự khác biệt rất lớn giữa chăm sóc sức khỏe và y tế công cộng giữa các nước đang phát triển và các nước đã phát triển. Tại các nước đang phát triển, nhiều cơ sở hạ tầng y tế công cộng vẫn còn đang được trong giai đoạn xây dựng. Có thể không đủ các cử nhân y tế được đào tạo tốt và nguồn tiền để cung cấp cho thậm chí chỉ ở mức độ cơ bản nhất trong vấn đề chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh. Vấn đề đó kết hợp với với tình trạng đói nghèo đã khiến đa số bệnh tật và tử vong hoành hành dữ dội ở các nước đang phát triển. Nhiều nước châu Phi, chính phủ dành ra dưới 10$ cho chăm sóc sức khỏe mỗi người, trong khi tại Hoa Kỳ, chính quyền liên bang chi trả xấp xỉ 4500$ một đầu người.

Nhiều bệnh tật có thể phòng tránh được một cách rất đơn giản, thậm chí bằng phương pháp không liên quan tới y học. Y tế công cộng đống một vai trò hết sức quan trọng trong nỗ lực ngăn ngừa bệnh tật tại các nước đang phát triển, cùng với hệ thống y tế địa phương thông qua các tổ chức phi chính phủ.

Chức năng và nhiệm vụ của Y tế công cộng

Chức năng và nhiệm vụ của YTCC đã được xác định cho Việt Nam thông qua một nghiên cứuthực hiện vào năm 2001 tại 4 tỉnh được chọn đại diện cho các vùng sinh thái của Việt Nam, đó là: Quảng Ninh, Hà Nội, Gia Lai và Cần Thơ. Phương pháp được thực hiện trong nghiên cứu này đã được các chuyên gia từ Anh, New Zealand, Fiji, Malaysia và Việt Nam cùng nhau thiết kế tại văn phòng trụ sở của TCYTTG ở Manila, Philipine.  Sau đây là những chức năng và nhiệm vụ cơ bản của YTCC:

Chức năng 1: Theo dõi và phân tích tình hình sức khoẻ

Nhiệm vụ cụ thể:

1) Liên tục đánh giá trình trạng sức khỏe quần thể.

2) Phân tích các chiều hướng nguy cơ, rào cản việc tiếp cận dịch vụ.

3) Xác định các mối nguy hại cho sức khoẻ.

4) Đánh giá định kỳ các nhu cầu sức khoẻ.

5) Xác định các nguồn lực trong cộng đồng có thể hỗ trợ cho YTCC.

6) Tập hợp các thông tin cơ bản về tình trạng sức khoẻ cộng đồng dựa trên những thông tin thu được từ quá trình thực hiện 5 nhiệm vụ trên.

7) Quản lý thông tin, phát triển công nghệ thông tin và đề xuất các phương pháp giúp cho việc quản lý, phân tích, kiểm soát chất lượng, truyền tải thông tin đến tất cả những người có trách nhiệm đối với việc phát triển YTCC.

8) Lồng ghép hệ thống thông tin thông qua các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực YTCC, với các cấu phần khác của ngành y tế, và với các lĩnh vực/ban ngành khác, bao gồm cả các cơ quan/tổ chức chính phủ, phi chính phủ và tư nhân.

Chức năng 2: Giám sát dịch tễ học/phòng ngừa và kiểm soát bệnh

Nhiệm vụ cụ thể:

1) Giám sát các vụ dịch bùng phát, mô hình các bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm, chấn thương và sự tiếp xúc với các yếu tố môi trường có hại cho sức khoẻ.

2) Điều tra sự bùng phát của các dịch bệnh và các mô hình chấn thương, các yếu tố có hại và các nguy cơ kết hợp của các yếu tố gây dịch bệnh.

3) Đảm trách việc tìm ra các trường hợp bệnh, chẩn đoán và điều trị các bệnh có nguy cơ lan rộng trong cộng đồng như bệnh lao, HIV/AIDS v.v...

4) Đánh giá thông tin và các dịch vụ hỗ trợ nhằm quản lý tốt hơn các vấn đề sức khoẻ quan tâm.

5) Đáp ứng nhanh nhằm kiểm soát các vụ dịch bùng phát, các vấn đề sức khỏe hay các nguy cơ nổi trội.

6) Thực thi các cơ chế nhằm cải thiện hệ thống giám sát, phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật.

Chức năng 3: Xây dựng chính sách liên quan đến YTCC

Nhiệm vụ cụ thể:

1) Xây dựng chính sách và pháp luật hướng dẫn thực hành YTCC.

2) Xây dựng các kế hoạch nhằm tăng cường và bảo vệ sức khỏe công cộng.

3) Rà soát, cập nhật cơ cấu điều hành và chính sách một cách thường xuyên dựa trên kết quả đánh giá nhu cầu sức khoẻ và tình hình sức khoẻ cộng đồng.

4) Áp dụng và duy trì việc xây dựng chính sách dựa trên cộng đồng trong lĩnh vực sức khoẻ.

5) Xây dựng và tiến hành đo các chỉ số sức khoẻ có thể đo lường được.

6) Kết hợp với các hệ thống chăm sóc sức khoẻ có liên quan, tiến hành đánh giá nhằm xác định các chính sách liên quan đến các dịch vụ dự phòng và điều trị cá nhân.

Chức năng 4: Quản lý có tính chiến lược các hệ thống và dịch vụ sức khoẻ cộng đồng

Nhiệm vụ cụ thể:

1) Tăng cường và đánh giá sự tiếp cận hiệu quả của người dân đối với các dịch vụ sức khoẻ mà họ cần.

2) Giải quyết và làm giảm sự bất bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ sức khoẻ thông qua sự phối hợp liên ngành, tạo điều kiện làm việc dễ dàng với các cơ quan và tổ chức khác.

3) Vượt qua các rào cản nhằm tiếp cận các dịch vụ sức khoẻ cần thiết của cá nhân và cộng đồng thông qua các hoạt động YTCC dựa trên cộng đồng.

4) Tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chịu thiệt thòi về các dịch vụ y tế.

5) Xây dựng khả năng quyết định dựa trên các bằng chứng cụ thể, lồng ghép với quản lý nguồn lực, năng lực lãnh đạo và truyền thông có hiệu quả.

6) Cố vấn cho việc lựa chọn ưu tiên các dịch vụ sức khoẻ.

7) Sử dụng các bằng chứng về tính an toàn, hiệu quả và chi phí hiệu quả để đánh giá việc sử dụng các công nghệ và can thiệp y tế.

8) Quản lý việc thúc đẩy đề xuất, thực hiện và đánh giá các sáng kiến giúp cho việc giải quyết các vấn đề YTCC.

9) Chuẩn bị đáp ứng với các vấn đề khẩn cấp hay các thảm họa xảy ra.

Chức năng 5: Lập qui chế và thực hành pháp luật để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng

Nhiệm vụ cụ thể:

1) Thiết lập các qui chế trong lĩnh vực YTCC.

2) Thực thi các qui chế

3) Khuyến khích sự tuân thủ pháp luật

4) Rà soát lại, phát triển và cập nhật các qui chế trong lĩnh vực YTCC.

Chức năng 6: Phát triển nguồn nhân lực và lập kế hoạch trong YTCC

Nhiệm vụ cụ thể:

1) Đánh giá, tiến hành và duy trì việc kiểm kê cơ sở nguồn nhân lực, sự phân bố và các thuộc tính nghề nghiệp khác có liên quan tới YTCC.

2) Dự báo các yêu cầu về nguồn nhân lực về cả số lượng và chất lượng.

3) Đảm bảo cơ sở nguồn nhân lực phù hợp cho các hoạt động YTCC.

4) Đảm bảo các cán bộ, nhân viên được giáo dục, đào tạo và đào tạo liên tục một cách cơ bản và có chất lượng cao.

5) Điều phối việc thiết kế các chương trình đào tạo giữa cơ sở đào tạo và nguồn nhân lực, tạo ra sự phân bố hợp lý giữa cán bộ quản lý và cán bộ thực hành YTCC.

6) Khuyến khích và động viên việc đào tạo liên tục.

7) Theo dõi và đánh giá các chương trình đào tạo.

Chức năng 7: Tăng cường sự tham gia của xã hội

Nhiệm vụ cụ thể:

1) Góp phần nâng cao năng lực và khả năng của cộng đồng, làm giảm mức độ nhạy cảm của cộng đồng với các nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.

2) Tạo ra môi trường hỗ trợ, giúp cho công việc được thực hiện dễ dàng thông qua việc xây dựng sự liên kết, khuyến khích các điều luật phù hợp, phối hợp liên ngành làm cho các chương trình nâng cao sức khoẻ có hiệu quả hơn và ủng hộ chính quyền xác định các vấn đề sức khoẻ ưu tiên.

3) Nâng cao nhận thức của người dân nhằm thay đổi cách sống, đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi các chuẩn mực cộng đồng về các hành vi sức khoẻ nhằm đạt được sự thay đổi hành vi không tốt một cách lâu dài và trên một qui mô rộng lớn.

4) Tạo điều kiện thuận lợi và hình thành các mối quan hệ đối tác giữa các nhóm và tổ chức nhằm khuyến khích động viên nâng cao sức khoẻ.

5) Truyền thông qua tiếp thị xã hội và truyền thông đại chúng có định hướng.

6) Cung cấp các nguồn thông tin về sức khoẻ dễ tiếp cận tại cộng đồng

Chức năng 8: Đảm bảo chất lượng dịch vụ sức khoẻ cho cá nhân và cho cộng đồng

Nhiệm vụ cụ thể:

1) Xác định các chuẩn chất lượng phù hợp cho các dịch vụ sức khoẻ, cho cá nhân và cho cộng đồng.

2) Xây dựng mô hình đánh giá chất lượng.

3) Xác định các công cụ đo lường chuẩn xác.

4) Theo dõi và đảm bảo tính an toàn và sự cải thiện chất lượng liên tục.

Chức năng 9: Nghiên cứu, phát triển và thực hiện các giải pháp YTCC tiên tiến

Nhiệm vụ cụ thể:

1) Xây dựng một chương trình tổng thể nghiên cứu YTCC.

2) Xác định các nguồn lực phù hợp cho việc tài trợ các nghiên cứu.

3) Khuyến khích hợp tác và các cách tiếp cận mang tính liên kết giữa các cơ quan và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực YTCC để tài trợ cho chương trình nghiên cứu.

4) Đảm bảo an toàn về mặt đạo đức cho các nghiên cứu YTCC.

5) Xây dựng qui trình cho việc truyền bá các kết quả nghiên cứu.

6) Động viên các nhân viên YTCC ở các tuyến tham gia vào các nghiên cứu ở mọi cấp.

7) Xây dựng các chương trình đổi mới giải quyết các vấn đề đã xác định.

Việc xác định những chức năng và nhiệm vụ cơ bản này của YTCC cho phép chúng ta có thể đánh giá một cách toàn diện những công việc liên quan tới YTCC đang diễn ra ở các tuyến, tìm hiểu những gì đã đạt được và những gì cần bổ sung vào hệ thống, cũng nhằm đưa ra những khuyến nghị cho việc lập kế hoạch hàng năm cho việc bổ sung đó. Việc xác định các chức năng và nhiệm vụ cơ bản này cũng giúp định hướng cho các trường đại học, trung học bổ sung vào chương trình đào tạo các môn học về YTCC những nội dung theo từng chức năng cụ thể giúp cho việc đào tạo mới cũng như đào tạo lại gắn liền với thực tế và thực sự giúp ích cho thực tế nhiều hơn. Nội dung về các chức năng và nhiệm vụ này cũng có thể được các thanh tra trong ngành y tế dùng như một công cụ chuẩn mực khoa học trong công tác thanh tra các hoạt động liên quan tới YTCC với mục tiêu quan trọng là nâng cao chất lượng các hoạt động YTCC phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, bộ công cụ này còn phải được cụ thể hóa hơn nữa để đi đến một quy định cho từng tuyến cần phải thực hiện thì chức năng và nhiệm vụ cụ thể nào

Các cơ sở đào tạo trọng điểm về Y tế công cộng ở Việt Nam

1.Trường Đại học Y Hà Nội - Khoa Y tế công cộng: Nơi đầu tiên có khóa Cử nhân Y tế công cộng, Bác sĩ Y tế công cộng, Thạc sĩ, Tiến sĩ, BS CK1 YTCC. Ngoài ra Khoa YTCC - Đại học Y Hà Nội còn có các hệ đào tạo ở tất cả các cấp độ về Y học dự phòng, Dịch tễ học, Dinh dưỡng, và các chuyên ngành khac trong lĩnh vực Y tế công cộng.

2.Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

3.Trường Cán bộ quản lý y tế TP HCM

4.Đại học Y dược Cần Thơ

5.Đại học Y Thái Bình

6.Đại học Y tế công cộng

7.Đại học Y Thái Nguyên

8.Đại học Y Hải Phòng

9.Đại học y dược Huế

Tài liệu tham khảo

1. PGS.TS. Lê Vũ Anh - Những khái niệm cơ bản về Y tế công cộng

2. PGS.TS. Lê Vũ Anh – Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Y tế công cộng

3. GS.TS Lê Thế Thự - Chính sách YTCC và vai trò của nó trong hệ thống phát triển ngành y tế

4. Bernard J. Turnock. Public Health: what it is and how it works- 2nd edition, Aspen Publication: Maryland 2001.

5. Institute of Medicine of the National Academies. The Future of the Public's Health in the 21st Century. National Academies Press.

6. Micheal H. Merson, Robert E. Black, Anne J. Mills. International Public Health: Diseases, Programs, Systems, and Policies, Aspen Publication: Maryland 2001.

7. Pan American Health Organization. o­n the theory and practice of Public Health: o­ne Debate, Several Perspective, Human Resources Development Series No.98, 1993.

 

Ngày 11/01/2010
Hồ Đắc Thoàn
Cử nhân Y tế công cộng, DMM.
(Tổng hợp và biên dịch)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn thông báo tuyển sinh kỹ thuật viên xét nghiệm Trung học khu vực miền Trung-Tây Nguyên năm học 2012-2013
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích