Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Finance & Retail Hoạt động đào tạo
Đào tạo cao học
Đào tạo lại
Đào tạo KTV xét nghiệm
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 1 1 5 6
Số người đang truy cập
2 9 8
 Hoạt động đào tạo Đào tạo lại
(nguồn ảnh: www.ok.gov)
Đôi điều bàn luận nhân ngày Hiến chương nhà giáo về sự tôn sư trọng đạo qua hai chữ “Thưa Thầy ! ...”

 

Là thầy thuốc nhưng tôi đã từng có một thời gian làm nghề thầy giáo, sau này khi có cơ hội gặp lại một số học trò cũ, lòng tôi ấm lại khi nghe được tiếng “Thưa Thầy” kính trọng thân thương như những năm tháng còn giảng dạy ở nhà trường. Bây giờ học trò cũ đã lớn và trưởng thành, nhiều em đã thành đạt và giữ chức vụ cao nhưng không đánh mất chữ “Thưa Thầy” để thay vào đó chữ “Chào Anh” như một số người khác. Thật đáng trân trọng tình nghĩa thầy trò mà tôi đã có được !

 

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11, ngày mà tất cả học sinh khắp nơi trên cả nước đều có dịp nghĩ về các thầy cô giáo đã có nhiều công lao dạy dỗ cho mình thành người để biểu lộ lòng tôn kính. Đối với tôi, hàng năm cứ đến ngày này, tôi thường nghĩ đến các thầy cô giáo cũ đã giúp cho mình những bước đi tập tễnh vào đời từ mái trường tiểu học thời thơ ấu, rồi các trường trung học và đại học khi đã lớn lên ... Ra trường nhận nhiệm vụ công tác, tôi cũng có các thầy cô, những bậc đàn anh, đàn chị tận tình tiếp sức, giảng dạy, đào tạo để nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý công tác và chuyên môn nghiệp vụ để làm hành trang thành đạt trong mọi nhiệm vụ được giao. Với những gì mà những người học trò cũ đã xử sự tôn kính với mình suốt thời gian gian qua, khi tôi gặp lại thầy cô giáo cũ, miệng tôi luôn luôn “Thưa Thầy”, “Thưa Cô” cùng với cái đầu cúi xuống trân trọng trong niềm hãnh diện với mọi người ở chung quanh là mình được trưởng thành, có sự thành đạt ngày hôm nay là nhờ công lao dạy dỗ, chỉ bảo của quý thầy cô. Trong cuộc đời, có lẽ tất cả mọi người hiện diện trong xã hội, không ai là không có thầy cô giáo để giúp cho mình hành trang khi bước vào đời. Nghĩ lại câu nói của người xưa “Không thầy đố mầy làm nên” mà tôi cảm thấy vô cùng tâm đắt trong quá trình trải nghiệm của sự lớn lên và thành đạt của bản thân mình cũng như các người khác. Vì vậy, công lao to lớn của các thầy cô giáo đã được khẳng định, mặc dù thầy cô có dạy bảo nhiều hay dạy bảo ít cũng mang đầy ý nghĩa góp phần cho mình có được vị trí xã hội của ngày hôm nay. “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy; câu nói ấy bao hàm sự sâu sắc để giáo dục truyền thống và đạo đức của những người học trò khi nghĩ về các thầy cô giáo của mình.

 
Thực tế hiện nay, một số hiện tượng đạo đức xã hội bị xói mòn, trong đó có các sự việc ở ngành giáo dục do tác động xấu từ nhiều mặt khác nhau đã làm ảnh hưởng ít nhiều mối quan hệ của tình nghĩa thầy trò vốn có. Học trò ngược đãi, hành hung, lỗ mãng ... với thầy cô giáo đang học hoặc thầy cô giáo cũ là điều mà xã hội không thể chấp nhận được và những hành động này đáng lên án. Nếu đã làm người, con người chưa bao giờ mở miệng nói “Thưa Thầy” hay “Thưa Cô” đúng đắn theo suy nghĩ từ tư tưởng kính trọng của mình thì không thể nào có cách xử sự tốt đẹp, có văn hóa và tình cảm chân thành được. Đành rằng trong xã hội, có một số ít thầy cô giáo đã mang danh nghĩa của mình không đúng chuẩn mực nên bị học trò coi thường, khinh rẻ ... nhưng đây là một hiện tượng cá biệt đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến danh dự và uy tín của các thầy cô giáo. Bản thân tôi khi có cơ hội gặp lại học trò cũ, một số vẫn gọi tôi bằng “thầy” với lòng tôn kính; một số đã đổi cách gọi “anh” vì nghĩ rằng họ không còn học với tôi nữa hoặc họ cảm thấy đã trưởng thành, lớn lên nhiều; nếu gọi tôi bằng “thầy” sợ làm mình nhỏ bé lại, mắc cỡ với những người bạn bè chung quanh. Tôi thì lại khác, những người tôi đã gọi là “thầy cô” với công lao truyền đạt cho mình những kiến thức dù một giờ dạy, một buổi dạy; dù có ít tuổi hơn tôi nhưng khi gặp lại thầy cô, không thể nào tôi đổi cách xưng hô gọi bằng “anh chị” vì không đủ sức can đảm và cảm thấy ngượng ngùng lúc mở miệng. Tôi đã hãnh diện và thấy mình lớn lên từ những ánh mắt thiện cảm, trân trọng của những người chung quanh khi nghe tôi nói “Thưa Thầy” hoặc “Thưa Cô” đối với các thầy cô giáo cũ của mình. Dù đã lớn tuổi và đảm nhận vị trí lãnh đạo của một đơn vị trong ngành y tế, không thể nào tôi chối bỏ mình đã từng có những thầy cô giáo với nhiều công sức dạy dỗ mình nên người để có được ngày hôm nay. Vì vậy, mọi người dù có thành đạt bao nhiêu khi vào đời, ai cũng phải có những thầy cô giáo tiếp sức cho mình là lẽ thường tình. Nếu có những thầy cô giáo thì mình mới có những cảm nhận hân hoan, suy nghĩ và hướng về các thầy cô nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 hàng năm bằng tình cảm chân thành, tôn kính của mình.

 
Tôi là một người học trò và cũng đã từng là người thầy của nhiều học trò. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 đang đến gần, qua bài viết này em kính xin gửi đến quý thầy cô giáo tôn kính của em đang còn sống lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và quý thầy cô giáo đã vĩnh biệt ra đi sự tưởng niệm tôn vinh. Cũng nhân dịp này, xin gửi đến các học trò thân thương của tôi những lời chúc tốt đẹp nhất. Từ người học trò, tôi trở thành người thầy giáo. Những người học trò cũ của tôi cũng đã và sẽ trở thành thầy giáo, cô giáo cho thế hệ nối tiếp theo dòng chảy thời gian.

 
Tôi đã “Thưa Thầy” khi gặp lại thầy giáo cũ của mình và cảm nhận được lời nói “Thưa Thầy” thân thương, kính trọng từ các học trò cũ yêu mến của tôi. Hạnh phúc và vinh dự biết bao !

Ngày 17/11/2009
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
GĐ Trung tâm PCSR-KST-CT Thừa Thiên Huế
Nguyên Trưởng Ban Giáo vụ và Giáo viên
Viện SR-KST-CT Quy Nhơn
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn thông báo tuyển sinh kỹ thuật viên xét nghiệm Trung học khu vực miền Trung-Tây Nguyên năm học 2012-2013
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích