Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Finance & Retail Hoạt động đào tạo
Đào tạo cao học
Đào tạo lại
Đào tạo KTV xét nghiệm
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 3 9 7 4
Số người đang truy cập
3 7 4
 Hoạt động đào tạo Đào tạo lại
Khóa tập huấn nâng cao năng lực giám sát và phòng chống véc tơ cho cán bộ côn trùng tuyến tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên năm 2009

Thực hiện kế hoạch mục tiêu PCSR Quốc gia năm 2009, nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống véc tơ sốt rét ở khu vực Miền Trung-Tây Nguyên; đồng thời nhằm không ngừng cập nhật thông tin, nâng cao chất lượng chuyên môn, kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ côn trùng, Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn đã tổ chức Lớp tập huấn Nâng cao năng lực giám sát và phòng chống véc tơ sốt rét khu vực MT-TN năm 2009 cho cán bộ côn trùng của các Trung tâm Phòng chống sốt rét, Trung tâm Y tế dự phòng 15 tỉnh khu vực MT-TN.


         Trong những năm qua, công tác phòng chống véc tơ sốt rét ở MT-TN đã góp phần quan trọng trong việc khống chế bệnh sốt rét trong khu vực, giảm tỷ lệ mắc, từ đó giảm tỷ lệ tử vong và dịch sốt rét.

Tuy nhiên, MT-TN là khu vực trọng điểm sốt rét của cả nước, là nơi có mặt của 2 véc tơ sốt rét chính là An. minimus An. dirus; Bên cạnh đó sinh địa cảnh và các yếu tố thời tiết biến động do những thay đổi của khí hậu, đặc biệt là sự tác động mạnh mẽ của con người vào môi trường tự nhiên (phá rừng, trồng cây công nghiệp, xây dựng thủy lợi, thủy điện…); Những thay đổi này sẽ làm biến động của các quần thể véc tơ và kéo theo sự biến đổi lan truyền sốt rét. Bên cạnh đó, dưới tác động của hóa chất diệt côn trùng sử dụng trong y tế và trong nông nghiệp, nhiều quần thể muỗi Anopheles đã thay đổi tập tính tránh thuốc và cả phát triển tính kháng lại với hóa chất sử dụng trong chương trình phòng chống sốt rét. Đặc biệt, công tác phòng chống véc tơ hiệu quả cho các đối tượng đi rừng, ngủ rẫy đang là một đòi hỏi cấp bách cho các nhà quản lý và những người làm công tác phòng chống véc tơ sốt rét trong khu vực hiện nay.

  

TS. Triệu Nguyên Trung – Viện trưởng Viện Sốt rét KST-

CT Quy Nhơn phát biểu khai mạc lớp tập huấn
Trong phòng chống sốt rét, chi phí sử dụng trong phòng chống véc tơ sốt rét chiếm hơn ½ tổng số kinh phí, vì vậy cần thiết phải nâng cao tối đa hiệu quả các biện pháp phòng chống véc tơ. Muốn như vậy, việc chỉ định các biện pháp phòng chống véc tơ sốt rét phải kịp thời, phù hợp từng thời kỳ, từng địa phương; và điều đó chỉ đạt được khi chúng ta có đầy đủ các thông tin về đối tượng cần phòng chống, đó là các véc tơ sốt rét và các thông tin liên quan đến véc tơ và các biện pháp phòng chống chúng.

Các kỹ thuật nghiên cứu, tìm hiểu muỗi sốt rét bao gồm: điều tra thu thập mẫu vật, xác định thành phần loài, đặc điểm sinh lý, sinh thái, đánh giá vai trò truyền bệnh, mức độ nhạy cảm đối với hóa chất diệt côn trùng của các véc tơ, đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng chống… là những kỹ thuật vô cùng quan trọng trong chương trình phòng chống sốt rét.

Đội ngũ cán bộ nghiên cứu côn trùng sốt rét được sắp xếp từ các Viện đến các Trung tâm PCSR/Y tế dự phòng của các tỉnh thành trong cả nước để đảm nhiệm các chức năng nhiệm vụ được Bộ Y tế giao; Trong đó đặc biệt là công tác giám sát véc tơ và hiệu quả các biện pháp PCVT, nhằm phát hiện kịp thời những biến động lan truyền sốt rét và hiệu quả các biện pháp phòng chống chúng để đóng góp ý kiến cho Lãnh đạo các Viện, Ban Chủ nhiệm Dự án QG PCSR họach định chiến lược sử dụng hóa chất diệt côn trùng, các biện pháp thích hợp nhất trong PCSR.

Vì vậy, công tác giám sát véc tơ cần phải thực hiện khắp mọi nơi, thường xuyên và liên tục.

Về dự buổi khai mạc Lớp tập huấn, có các đồng chí trong Ban Lãnh đạo Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn: TS. Triệu Nguyên Trung – Viện trưởng Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn; TS. Hồ Văn Hoàng – Phó Viện trưởng và Các đồng chí trưởng phó các Khoa, phòng và các cán bộ khoa Côn trùng. Đặc biệt là sự có mặt tham dự đông đảo của các cán bộ côn trùng 15 tỉnh thành trong khu vực MT-TN.

1. Nội dung Lớp Tập huấn bao gồm:

 

 Các cán bộ côn trùng tích cực tham gia thảo luận tại
lớp tập huấn

1.Thảo luận về Công tác giám sát véc tơ sốt rét và giám sát các biện pháp phòng chống véc tơ sốt rét của tuyến tỉnh: tình hình véc tơ sốt rét và công tác giám sát véc tơ sốt rét, giám sát các biện pháp PCVT ở các địa phương, những khó khăn, tồn tại và đưa ra những kiến nghị, đề xuất cho các hoạt động về PCVT trong thời gian tới.

2.Các thông tin cập nhật kết quả các nghiên cứu véc tơ và các biện pháp phòng chống véc tơ sốt rét.

3.Giới thiệu cập nhật các thông tin mới về kỹ thuật định loại, đặc biệt là các loài khó định loại như là các loài ở các nhóm Hycarnus, Maculatus …

4.Giới thiệu một số kỹ thuật điều tra côn trùng ở thực địa. Thống nhất các biểu mẫu điều tra, để tạo cơ sở thực hiện báo cáo về: kế hoạch, kết quả thực hiện các chiến dịch phun, tẩm; báo cáo kết quả giám sát côn trùng … trong thời gian tới.

5.Thảo luận nhóm về xây dựng đề cương nghiên cứu muỗi Anopheles và các biện pháp phòng chống… bước đầu giúp làm quen công tác nghiên cứu khoa học.

2. Kết quả thảo luận cho thấy:

-Về tình hình véc tơ: hiện nay chỉ số điểm véc tơ ở nhiều địa phương còn cao, các véc tơ sốt rét chính được phát hiện hầu hết ở các đợt điều tra tại các khu vực nhà rẫy của người dân; trong phương pháp soi muỗi trong nhà ban ngày ở nhiều nơi không bắt được muỗi Anopheles, một số nơi chỉ bắt được An. vagus. Nhiều địa phương, có những biến đổi mạnh mẽ về môi trường liên quan đến các quần thể muỗi Anopheles như: việc xây dựng các hệ thống thủy lợi, thủy điện, trồng rừng cao su và các rừng kinh tế khác …, đặc biệt trong năm nay được nhận định là một năm có thời tiết thất thường, thuận lợi cho muỗi phát triển và cũng là một năm có tình hình sốt rét gia tăng, nên công tác giám sát véc tơ và các biện pháp PCVT cần phải tăng cường hơn nữa.

-Về công tác giám sát véc tơ và các biện pháp PCVT ở các địa phương: số lượng cán bộ làm công tác côn trùng ở mỗi tỉnh trung bình 4-5 người, có những tỉnh cá biệt chỉ có 2 người; bên cạnh đó hiện nay các Trung tâm các tỉnh cho phối hợp lồng ghép giữa các đợt công tác giám sát dịch tễ, xét nghiệm và côn trùng với nhau. Đây là những khó khăn cho các cán bộ côn trùng tuyến tỉnh thực hiện các nhiệm vục phòng chống véc tơ mà Bộ Y tế đã giao. Ngoài ra, hiện nay ở nhiều tỉnh, các trang thiết bị, vật tư chuyên dụng như: bẫy đèn, tuýp bắt muỗi .. đã hư hỏng nhiều, chưa được cấp bổ sung. Cho nên công tác giám sát và phòng chống véc tơ ở tuyến tỉnh còn hạn chế, trong khi tuyến huyện hầu như chưa thực hiện được nhiệm vụ giám sát véc tơ nào.

 

 Cán bộ côn trùng 15 tỉnh/thành khu vực MT-TN tham dự tập huấn

Qua lớp tập huấn, các cán bộ côn trùng ở các địa phương kiến nghị với Lãnh đạo Ban chủ nhiệm Dự án Quốc gia PCSR, Lãnh đạo Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn có kế hoạch mua sắm và bổ sung các vật tư thiết yếu để điều tra côn trùng cho các tỉnh, các tỉnh nhất trí dự trù thông qua đầu mối là Khoa Côn trùng của Viện; Đề nghị được có những lớp tập huấn về kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu trong thời gian tới, sâu hơn, dài ngày hơn để ngày càng nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ côn trùng; Đề nghị lãnh đạo các Trung tâm PCSR/YTDP các tỉnh tạo điều kiện hơn nữa trong việc triển khai các hoạt động giám sát véc tơ và các biện pháp PCVT. Ngoài ra, qua lớp tập huấn, các cán bộ côn trùng các tỉnh còn có điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

 

 

Ngày 28/07/2009
Nguyễn Xuân Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn thông báo tuyển sinh kỹ thuật viên xét nghiệm Trung học khu vực miền Trung-Tây Nguyên năm học 2012-2013
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích