Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 16/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Finance & Retail Hoạt động đào tạo
Đào tạo cao học
Đào tạo lại
Đào tạo KTV xét nghiệm
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 3 1 3 4 3
Số người đang truy cập
1 6
 Hoạt động đào tạo Đào tạo lại
Đầu năm học mới, nghĩ về cách xưng hô đối với thầy cô giáo

Đầu năm học mới, học sinh, học sinh, sinh viên đã bắt đầu nhập học sau những ngày hè được nghỉ ngơi. Đi ngang qua các trường học, mọi người dễ nhận thấy những câu khẩu hiệu khá to với nội dung “Vì lợi ích mười năm trông cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, “Tiên học lễ, hậu học văn” ... Tinh thần “tôn sư trọng đạo” là một nề nếp văn hóa có từ lâu đời của những con người Việt Nam qua các thế hệ. Một bài viết của tác giả Nguyên Phương, Hà Nội đã đăng tải trên VietNamNet có đề cập đến cách xưng hô với thầy cơ giáo: vấn đề là ở thái độ. Ban Biên tập Website của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn xin trích đăng lại nội dung trong bài viết này để những ai đã từng làm học trò, những người đã từng làm thầy cô giáo hãy cùng nhau suy ngẫm để kiểm định lại giá trị đạo đức của mình trên tinh thần “tôn sự trọng đạo” mà mình đã được học tập, rèn luyện từ trong nhà trường.

 

Việc học sinh, sinh viên xưng “tôi” không phải là vấn đề “bất kính hay thiếu lễ phép trong giao tiếp”, cũng không phải là vấn đề “giải phóng năng lực sáng tạo cho cá nhân, việc học trở nên dễ dàng và có hiệu quả cao hơn”. Bất kính và thiếu lễ phép đâu phải vì xưng “tôi” hay xưng “em”, nó là do thái độ của con người với nhau.

Nhiều học sinh, sinh viên xưng “em” với thầy giáo nhưng rất bất kính và không tôn trọng thầy. Nó cũng tuyệt nhiên không phải là thứ có thể “giải phóng năng lực sáng tạo cho cá nhân, việc học trở nên dễ dàng và có hiệu quả cao hơn”. Điều này là không thể chứng minh, hoặc chỉ có thể chứng minh ngược lại.

Trong giáo dục đại học cũng như phổ thông hiện nay, những học sinh, sinh viên giỏi nhất, độc lập tư duy nhất lại không phải những học sinh, sinh viên thường xuyên xưng “tôi” với giáo viên, mà là những học sinh, sinh viên xưng “em”. Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng việc xưng hô không “khủng khiếp” đến như thế đối với tư duy và nhận thức của học sinh, sinh viên. Đây là vấn đề của quy ước ngôn ngữ, của văn hoá giao tiếp.

Mỗi môi trường có ngôn ngữ và văn hoá giao tiếp của nó. Văn hoá giao tiếp đó vừa mang tính chuẩn mực hiện đại, vừa mang tính truyền thống. Mọi sự áp đặt, khiên cưỡng đều bị nó đào thải. Không nên tuyệt đối hoá việc xưng “tôi”, và cho đó là chìa khoá vạn năng để thay đổi cách dạy, cách học, thay đổi tư duy và nhận thức của sinh viên trong trường đại học.

 
Xưng hô là vấn đề văn hoá dân tộc. Ngôn ngữ của ta không giống ngôn ngữ các nước Ấn, Âu hay Trung Quốc nên cũng cần chú ý. Tuỳ nơi tuỳ lúc mà có thể xưng “tôi” hay xưng “em”. Xưng “em” đâu có làm nhỏ bé học sinh, sinh viên đi ? Xưng “tôi” đâu có làm lớn học sinh, sinh viên lên ? Học sinh, sinh viên nhỏ bé đi hay lớn lao hơn lên là do những cái khác.

“Em” là một đại từ danh xưng rất hay. Bác Hồ trước đây có lúc gọi cán bộ, chiến sĩ là “em” đâu phải là không đề cao họ, mà chính là để đề cao họ. Bác xưng “anh em” với bộ đội là tôn trọng họ lắm.

“Thầy-Em” thực cũng là những danh xưng tôn trọng và có văn hoá từ lâu nay đối với học sinh, sinh viên. Coi học trò như em mình là một thái độ rất tôn trọng. Người thầy chỉ là người “anh” đi trước chỉ dẫn “em” mà thôi. Chứ không như cách coi học sinh, sinh viên như con, coi mình như “bố” trẻ con, thiếu tôn trọng họ, bắt họ xưng “con” như trong cách gọi ở một số nơi, thậm chí cả trong trường đại học, nhất là ở miền Nam trước và sau năm 1975.

Không nên vì sự bế tắc của giáo dục đại học mà vội đổ tội cho danh xưng “Thầy-Em”. Đây là một danh xưng học đường hay nhất trong ngôn ngữ Việt Nam từ xưa đến nay. Dù rất ủng hộ đổi mới cách dạy (cách dạy chứ không phải cách xưng tụng) trong trường đại học, nhưng tôi cho rằng, bước vào một trường đại học mà nhất loạt sinh viên đều xưng “tôi” với các giảng viên, các thầy giáo cao niên, các giáo viên ở bất kỳ đâu cả khi học tập, sinh hoạt... thì khó có thể không thấy có gì như sự “quá trớn”, “cá đối bằng đầu”, “cá mè một lứa”...  Cũng như trong gia đình, không phải lúc nào cũng xưng “tôi” với người anh, lại càng không thể xưng “tôi” với bố mình. Nhà trường không mang tính gia đình. Nhưng nhà trường cũng không thể tách khỏi một môi trường văn hoá có sự dung hợp mang ít nhiều dấu ấn gia đình. Đó là văn hoá truyền thống. Nó tự nhiên như nắng như gió, anh có muốn không chấp nhận cũng không được.

Thật cảm động và nghiêm cẩn biết bao mỗi ngày 20/11 đến, những học trò nay tuổi “ngũ tuần”, “lục tuần”, thành đạt cũng có, địa vị cũng có, vẫn thân thiết mà không kém tôn kính xưng “Thầy-Em” với những người thầy tiểu học, trung học, đại học của mình. Và người thầy giáo già, chẳng kể tuổi tác, vẫn chân tình “Thầy-Em” đầy thương mến mà không ít nghiêm khắc đối với những lứa học trò, học sinh, sinh viên mới “đầu xanh tuổi trẻ”. Đấy là coi thường họ hay tôn trọng, đề cao họ?

 
Nếu cho thầy tôi, tôi, bạn bè, đồng nghiệp, học trò của tôi lựa chọn giữa cách gọi “Thầy-Tôi” với cách gọi “Thầy-Em” thì tôi cam đoan rằng sẽ có một tỷ lệ áp đảo tuyệt đối cho cách gọi "Thầy-Em”. Tuy nhiên, tôi không phản đối nếu ai đó thích áp dụng cách gọi “Thầy-Tôi” trong trường đại học.

Tôi cũng đang lên kế hoạch để có một cuộc khảo sát thực tế đến trường đại học đầu tiên của Việt Nam áp dụng cách xưng hô “Thầy-Tôi” trong nhà trường, để có cơ sở đánh giá khách quan việc “giải phóng năng lực sáng tạo cho cá nhân, việc học trở nên dễ dàng và có hiệu quả cao hơn” cho sinh viên chỉ bằng cách xưng hô này. Theo tôi, vấn đề là ở chỗ, đừng nên xem cách thay đổi xưng hô “Em = Tôi” như là một điều thần kỳ của của chấn hưng giáo dục. Vấn đề là ở chỗ khác kia.

Nguyên Phương, Hà Nội

 Năm học mới bắt đầu và cũng sắp đến dịp Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11. Những người đã từng được đi học và từng có những thầy cô giáo đã bỏ công sức dạy dỗ, tiếp sức cho mình từ những bước đi chập chững vào đời của bậc học mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học, trên đại học ...; từ hệ đào tạo chính quy cũng như hệ vừa học vừa làm ... để có được tri thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và địa vị xã hội hiện tại cần nhìn về quá khứ, suy ngẫm và kiểm định lại giá trị đạo đức về tinh thần “tôn sư trọng đạo” của mình với cách xưng hô đối với thầy cô giáo cũ. Trong xã hội văn minh, hiện đại ngày nay, việc xưng hô của học trò, học sinh, sinh viên với thầy cô giáo như “Thầy-Tôi”, “Cô-Tôi” thay thế cho “Thầy-Em”, “Cô-Em”; hoặc gọi thầy cô giáo là “Anh Chị” sau khi ra trường để thay thế cho cách gọi “Thầy Cô” khi còn ở trong trường học cũng cần phải được xem xét để giáo dục công dân của thế hệ trẻ điều chỉnh cách xưng hô phù hợp với truyền thống văn hóa đã có từ lâu đời của con người Việt Nam.

 

Ngày 05/09/2008
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
Trung tâm Phòng chống Sốt rét-KST-CT Thừa Thiên Huế
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn thông báo tuyển sinh kỹ thuật viên xét nghiệm Trung học khu vực miền Trung-Tây Nguyên năm học 2012-2013
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích