Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 1 5 6 6
Số người đang truy cập
3 8 0
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Một số loại thuốc điều trị đặc hiệu ký sinh trùng đang sử dụng phổ biến trên thế giới và Việt Nam

 

A. THIABENDAZOLE

Thiabendazole dạng viên nén 500 mg (nhiều biệt dược khác nhau như Niczen tại Việt Nam hay Mintazole ở nước ngoài). Đây là một loại thuốc chống ký sinh trùng đặc hiệu, phổ rộng với nhiều loại ký sinh trùng khác nhau, tác động trên nhiều giai đoạn phát triển và thể bệnh khác nhau trên cơ thể người. Công thức trong một viên nén gồm thành phần thiabendazol 500 mg, kèm theo tá dược vừa đủ một viên như tinh bột bắp, lactose, PVP, bột talc, magnesi stearat, nước RO. Thuốc được bảo quản ở nơi khô mát, tránh ánh sáng. Hạn dùng 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Dạng trình bày trong một hộp thuốc gồm 7 vỉ, vỉ 04 viên nén.

 

Một số đặc tính và tính chất thuốc thiabendazole

Đặc tính dược lực học

-Thiabendazolelà loại thuốc chống ký sinh trùng, phổ rộng có thể diệt được nhiều loại giun: giun đũa Ascaris lumbricoides, ấu trùng giun lươn Strongyloides stercoralis, giun móc và giun mỏ Necator americanusAncylostoma duodenale, giun tóc Trichuris trichiura, giun móc chó hay mèo Ancylostoma braziliense, giun đũa chó mèo Toxocara canis/ Toxocara cati và giun kim Enterobius vermicularis;

-Thiabendazole không những ngăn chặn việc sản sinh trứng, ấu trùngmà còn ngăn chặn việc phát triển trứng hay ấu trùng này khi nó bị đào thải ra phân.

 

Cơ chế tác dụng

-Cơ chế tác dụng của thiabendazole trên ký sinh trùng chưa được biết một cách chính xác đầy đủ, nhưng nó có thể kìm hảã việc khử fumarate - là loại enzym đặc hiệu trong cơ chế hoạt động của giun sán.

-Cơ chế tác dụng tiêu diệt ấu trùng Trichinella spiralis (những ấu trùng này đã di chuyển vào cơ) thì chưa biết được một cách rõ ràng.

Đặc tính dược động học

-Ở người, thiabendazole được hấp thu khá nhanh và đạt nồng độ tối đa trong máu sau khi dùng thuốc khoảng 1 - 2 giờ. Thiabendazole được chuyển hóa gần như hoàn toàn thành chất 5 – hydroxy và ở dạng này, nó hiện diện trong nước tiểu dưới dạng kết hợp với acid glucuronide hay sulfate. Trong 48 giờ, khoảng 5% liều uống được tìm thấy trong phân và 90% trong nước tiểu.

-Hầu hết thuốc được đào thải trong 24 giờ đầu.

 

Chỉ định điều trị

-Thuốc thiabendazole được dùng khá rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là tại châu Âu và các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam;

-Thiabendazole được chỉ định điều trị giun lươn Strongyloides stercoralis, ấu trùng di chuyển dưới da, phủ tạng do Toxocara canis/ Toxocara cati và mắt hay hội chứng ban trườn;

-So với các thuốc khác, thiabendazole có hiệu quả điều trị bệnh ấu trùng dạng u nhú lên từ từ tạo thành đường đi ở dưới da do ấu trùng giun sán;

-Điều trị giun xoắn hoặc dùng trong trường hợp nhiễm đa giun, khi mà các phương pháp điều trị khác không hiệu quả hay không thể dùng được hay thêm vào trị liệu cho sự nhiểm thêm các loại giun như giun móc Necator americanusAncylostoma duodenale và giun tóc hay giun đũa.

 

Liều dùng

-Theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc và dược sĩ của bạn;

-Liều khuyến cáo tối đa trong 1 ngày của Thiabendazole có thể lên đến là 3 gam ( 6 viên);

-Không được sử dụng thiabendazolecho bệnh nhân có trọng lượng nhỏ hơn 13,60 kg;

-Thiabendazole được uống sau bữa ăn để ngăn chặn các tác dụng ngoại ý;

-Liều dùng thông thường là 2 lần mỗi ngày, tùy theo cân nặng bệnh nhân.

Bảng 1. Liều thuốc Thiabendazole (Niczen) dùng theo cân nặng bệnh nhân

 

Cân nặng (kg)

Ngày 1 - 2 (hoặc 1à7)

Một số lưu ý

Giờ 0

Giờthứ 12

≥ 13.60 - < 22.6

≥ 22.6 - < 34

≥ 34.0 - < 45

≥ 45 - < 56

≥ 56 - < 68

≥ 68

250mg

500mg

750mg

1.000mg

1.250mg

1.500mg

250mg

500mg

750mg

1.000mg

1.250mg

1.500mg

-Với hội chứng CLM là 2 ngày và hội chứng ấu trùng di chuyển phủ tạng là 7 ngày

-Nếu sau 2 ngày kết thúc liệu trình tình trạng thương tổn còn nặng có thể chỉ định thêm liều 2;

-Không dùng vượt 3000mg/ ngày.


Bảng 2. Phác đồ điều trị có thể tham khảo đối với từng bệnh nhiễm ký sinh trùng

 

ĐỐI TƯỢNG

PHÁC ĐỒ

Một số lưu ý

Bệnh giun lươn (Strongyloidiasis)

2 lần/ một ngày.

Điều trị 2 ngày

Có thể dùng phác đồ khác: liều duy nhất/ ngày: 50mg/kg cân nặng, nhưng tỷ lệ gặp phải tác dụng phụ của thuốc cao.

Ấu trùng di chuyển dưới da (Cutaneous Larva Migrans_CLMs) hay ban trườn (Creeping eruption_CE) (Bệnh ấu trùng nhú lên từ từ tạo thành đường đi ở dưới da)

2 lần/ một ngày.

Điều trị 2 ngày

Nếu ngưng thuốc 2 ngày mà triệu chứng, tổn thương vẫn còn, thì cân nhắc của bác sĩ tiếp tục điều trị đợt 2.

Ấu trùng giun di chuyển vào phủ tạng, đặc biệt ấu trùng (Visceral Larva Migrans_VLMs) do giun đũa chó mèo Toxocara canis/ Toxocara canis

2 lần/ một ngày.

Điều trị 7 ngày

Các dữ liệu về tính hiệu quả và độ an toàn được giới hạn trên đợt điều trị 7 ngày.

Bệnh giun xoắn (Trichinosis)

2 lần/ một ngày. Điều trị 2-4 ngày, tùy thuộc sự đáp ứng của mỗi bệnh nhân.

Vẫn chưa có liều tối ưuđể điều trị bệnh giun xoắn

Chỉ định khác như giun tròn đường ruột gồm giun đũa, giun tóc.

2 lần/ một ngày.

Điều trị 2 ngày

Có thể dùng phác đồ khác: liều duy nhất/ ngày: 50mg/kg cân nặng, nhưng tỷ lệ gặp phải tác dụng phụ của thuốc cao.

Nhằm phòng ngừa tái phát hoặc tái nhiễm có thể cân nhắc lặp lại liều sau 1-4 tuần.

 

 

Chống chỉ định

-Thuốc không được sử dụng trên cơ địa mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc

-Không dùng thuốc này nhằm mục đích phòng ngừa sự xâm nhập của giun kim.

 

Một số lưu ý khi dùng thuốc thiabendazole

-Thiabendazole chỉ dùng cho những bệnh nhân đã xác định chẩn đoán nhiễm trùng giun qua chẩn đoán xét nghiệm, không được dùng như là thuốc phòng bệnh;

-Thiabendazol không nên dùng như phác đồ ưu tiên để điều trị giun kim, chỉ để dùng trong trường hợp các phương pháp trị liệu khác thất bại trên bệnh nhân đó;

-Khi có phản ứng mẫn cảm/ dị ứng xảy ra thì phải ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và có các biện pháp sơ, cấp cứu cần thiết, phù hợp;

-Thiabendazol không thích hợp cho việc điều trị nhiễm đa giun vì nó có thể làm cho những giun này di chuyển nếu lượng giun lớn;

-Một số ý kiến, lời khuyên trước khi điều trị giun, nên điều trị các triệu chứng trước hoặ đồng thời như thiếu máu, suy dinh dưỡng, thiếu nước;

-Những bệnh nhân có bệnh lý vàng da, giảm tiết mật, tổn thương nhu mô gan phải được thông báo với thầy thuốc biết để giảm bớt các tác hại cũng như độc tính nghiêm trọng trên cơ thể của bệnh nhân. Đòng thời, thầy thuốc nên theo dõi thường xuyên ở những bệnh nhân suy gan, thận;

-Trong một vài trường hợp rất hiếm, tổn thương gan có thể xấu đi và không có khả năng làm giảm đi tổn thương;

-Tương tự như các thuốc điều trị khác, thiabendazole cũng có tác dụng ngoại ý trên hệ thần kinh trung ương có thể xảy ra, nên người bệnh cần phải tránh các hoạt động về thần kinh, đòi hỏi sự tỉnh táo;

 

-Thiabendazoleđã được nghiên cứu chương trình ngắn cũng như dài hạn trên động vật ở liều lớn hơn 15 lần liều sử dụng bình thường ở người, cho kết quả không gây tác dụng sinh ung thư;

-Thiabendazole không ảnh hưởng bất lợi về khả năng sinh sản trên chuột ở liều cao hơn 2,5lần liều sử dụng bình thường ở người hay trên chuột cống ở liều tương đương với liều thường sử dụng ở người;

-Thiabendazolecũng không làm biến đổi gen ở thử nghiệm biến đổi gen vi khuẩn, thử nghiệm micronucleustrong invivo và định lượng những chất trung gian chính trong in vivo.;

-Không sử dụng cho bệnh nhân có trọng lượng cân nặng dưới13,6 kg;

-Chưa có nghiên cứu đầy đủ về sự khác biệt giữa người cao tuổi ( ≥ 65 tuổi ) với người trẻ trong việc dùng Thiabendazole. Tuy nhiên, khi sử dụng cho người cao tuổi phải thận trọng, nên bắt đầu từ liều thấp nhất, thường xuyên theo dõi, chức năng gan, thận, tim, giám sát những bệnh mà họ đang điều trị và sử dụng các loại thuốc khác;

-Thuốc thiabendazole chuyển hóa hoàn toàn ở gan và chất chuyển hóa được bài tiết ra do thận. Do vậy, nguy cơ độc hại cho thận sẽ lớn hơn nhiều ở người suy thận. Do đa số bệnh nhân lớn tuổi có thể suy giảm chức năng thận, nên khi sử dụng cho đối tượng này phải chọn lựa liều cẩn thận và phải theo dõi chức năng thận thường xuyên.

Một số tác dụng ngoại ý của thuốc Thiabendazole

-Thông thường: Tiếp tục uống thuốc và báo với bác sĩ các tác dụng ngoại ý gặp phải

+Chóng mặt, buồn ngủ hay đau đầu;

+Buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, khó chịu vùng bụng, giảm cảm giác thèm ăn;

+Sốt hay ớn lạnh, rùng mình;

+Tê cóng;

+Ù tai;

+Mắt khô hay nhìn nhoè;

+Nước tiểu có mùi khó chịu.

+Nếu nhiễm đa giun, khi dùng thuốc có thể có phản ứng tống xuất giun từ ruột chui ra miệng, hay mũi.

-Hiếm: Ngưng uống thuốc, đến gặp và báo với bác sĩ các tác dụng ngoại ý gặp phải

+Hạ huyết áp;

+Rối loạn cưxử, hành vi, nhân cách (cáu gắt, co giật, lú lẫn, yếu, mất thăng bằng);

+Nổi mụn, phát ban trên da (cả vùng hậu môn);

+Rối loạn thị giác (rối loạn màu sắc khi nhìn);

+Vàng da hay vàng mắt;

+Hội chứng Sicca (đây là bệnh lý tự miễn, còn được gọi là hội chứng Sjogren, được phân loại gồm khô mắt, khô miệng và các bệnh lý ở mô liên kết khác như viêm khớp dạng thấp, lupus, xơ cứng bì).

-Rất hiếm: Ngưng uống thuốc, đến gặp và báo với bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất các tác dụng ngoại ý gặp phải

+Sưng phồng ở môi, lưỡi, hay mặt;

+Thở gấp, khó thở, nghẹn ở họng hay viêm thanh quản;

+Viêm ruột;

+Giảm tiết mật, tổn thương nhu mô gan và suy gan;

+Tiểu ra máu;

+Hội chứng Stevens - Johnson.

Tương tác thuốc

-Thiabendazole cạnh tranh với theophylin ở vị trí chuyển hóa trong gan, vì vậy nó làm tăng nồng độ những hợp chất này trong huyết thanh lên đến ngưỡng liều độc khi dùng đồng thời;

-Tương tự, khi sử dụng đồng thời với những dẫn xuất của xanthine thì phải tiên liệu trước và phải theo dõi nồng độ thuốc trong máu, hay giảm liều;

-Việc sử dụng cùng lúc với các thuốc khác cũng phải được giám sát chặt chẽ;

-Về mặt trao đổi chất trong cơ thể thì thuốc có thể à làm tăng đường huyết. Về thông số huyết học à thuốc có thể gây giảm bạch cầu thoáng qua hoặc rất hiếm khi thiabendazole làm tăng thoáng qua chỉ số xét nghiệm chức năng gan.

 

Sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú

-Ở phụ nữ mang thai:

+Nghiên cứu về sinh sản cũng như quái thai trên thỏ ở liều lớn hơn 15 lần liều sử dụng bình thường cho người, trên chuột cống ở liều tương đương liều sử dụng cho người và trên chuột ở liều lớn hơn 2,5 lần liều sử dụng bình thường cho người, không thấy chứng cứ nào nguy hại đến bào thai;

+Trong nghiên cứu thêm trên chuột, không thấy khuyết tật nào khi sử dụng Thiabendazole ở dạng hổn dịch trong nước với liều lớn 10 lần liều sử dụng bình thường cho người. Nhưng khi sử dụng Thiabendazole ở dạng hổn dịch trong dầu oliu với liều tương tự, thì xuất hiện khuyết tật sứt hàm ếch vòm miệng, khuyết tật trục quang học của xương.

+Do chưa có những nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát ở phụ nữ mang thai, nên không sử dụng thuốc này cho phụ nữ mang thai.

-Mẹ cho con bú

+Do không biết thiabendazolecó bài tiết qua sữa mẹ hay không, nên không sử dụng cho ngưới mẹ đang cho con bú.

Trong trường hợp quá liều sử dụng

-Triệu chứng Rối loạn thị giác thoáng qua và những rối loạn thần kinh.

-Không có thuốc giải độc đặc hiệu ngay cả khi quá liều, vì vậy, chỉ dùng phương pháp điều trị triệu chứng và hỗ trợ chức năng.

-Làm cho nôn mửa hay súc rửa dạ dày để làm giảm lượng thuốc.

-Liều uống LD50của thiabendazole ở chuột: 3,6 gam/kg; chuột cống: 3,1 gam/kg và thỏ: 3,8 gam/kg.

 

B.IVERMECTIN

Thuốc Ivermectine viên nén có hai hàm lượng dùng thuận lợi cho cả trẻ em và người lớn là 3 mg và 6 mg. Thuốc này thuộc nhóm dược lý là thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. Có nhiều loại biệt dược khác nhau như Ivermectin NIC. Dạng bào chế là viên nén.

Về dược lực học:

Thuốc được phân lập từ Streptomyces avermitilis, thuốc có tác dụng với nhiều loại giun tròn như giun đũa, giun kim, giun móc, giun mỏ và giun chỉ, đặc biệt có hiệu quả trên ấu trùng giun lươn Strongyloides stercoralis và ấu trùng giun chỉ Onchocera volvolus có biểu hiện di trú dưới da.

Thuốc ít có tác dụng trên các loại giun chỉ trưởng thành, không có tác dụng trên các loại sán.

 

Cơ chế tác dụng của Ivermectin

Thuốc ivermectin làm liệt cơ giun do kích thích hệ thống GABA ở thần kinh cơ giun. Ivermectin làm bất hoạt nhiều loại ký sinh trùng, đặc biệt diệt được các ấu trùng di chuyển vào các cơ quan nội tạng như da, mắt, gan, hệ thần kinh trung ương, phổi, cơ vân, thậm chí cả khi ấu trùng di chuyển đến cơ tim.

Thuốc tương đối an toàn, các tác dụng không mong muốn chủ yếu do độc tố của giun tiết ra sau khi phân hủy dưới tác động điều trị, như ngứa, sốt, hoa mắt, chóng mặt, đau cơ, đau khớp, hạ huyết áp thế đứng,…

Một số khía cạnh dược động học

-Về hấp thu: thuốc Ivermectin chưa biết rõ sinh khả dụng tuyệt đối của thuốc sau khi uống. Thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 4 giờ, khi dùng ivermectin trong một dung dịch nước có rượu, nồng độ tăng gấp đôi, sinh khả dụng của dung dịch.

-Về phân bố: khoảng 93% liên kết với protein huyết tương.

-Về chuyển hóa: bị thủy phân và khử methyl ở gan.

-Về thải trừ: Ivermectin bài tiết qua mật và thải trừ gần như chỉ qua phân. Dưới 1% chất chuyển hóa được thải qua nước tiểu.

Cơ chế tác dụng của Ivermectine

Ivermectin là dẫn chất bán tổng hợp của một trong số avermectin, nhóm chất có cấu trúc lacton vòng lớn, phân lập từ sự lên men loài Streptomyces avermitilis. Ivermectin có phổ hoạt tính rộng trên các giun tròn như giun lươn, giun tóc, giun kim, giun đũa, giun móc và giun chỉ Wuchereria bancrofti.

 

Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng trên sán lá gan và sándây. Ivermectin là thuốc được chọn điều trị bệnh giun chỉ Onchocerca volvulus và là thuốc diệt ấu trùng giun chỉ rất mạnh, nhưng ít tác dụng trên ký sinh trùng trưởng thành.

Thuốc gây ra tác động trực tiếp, làm bất động và thải trừ ấu trùng qua con đường bạch huyết. Ivermectin kích thích tiết chất dẫn truyền thần kinh là acid gama-amino butyric (GABA). Ở các giun nhạy cảm, thuốc tác động bằng cách tăng cường sự giải phóng GABA ở sau sinap của khớp thần kinh cơ làm cho cơ của giun bị liệt.

Chỉ định thuốc Ivermectine

-Người lớn:

+Ivermectin dùng để điều trị bệnh nhiễm các loại sinh trùng, là thuốc được lựa chọn dùng để điều trị các tổn thương cơ quan như da, phổi, mắt, hệ thần kinh trung ương, gan, cơ tim. Kèm theo sự gia tăng ái toan và IgE. Các triệu chứng tổn thương các cơ quan do ấu trùng giun chui vào các cơ quan nội tạng như sau:

+Tổn thương da với hình thái đa dạng sưng phồng từng đợt, nổi mề đay;

+Tổn thương phổi: ho kéo dài, viêm phổi, khó thở, hội chứng Loeffler;

+Tổn thương mắt: Đau nhức mắt, rối loạn nhìn, viêm giác mạc, kết mạc, viêm nội nhãn cầu;

+Tổn thương hệ thần kinh trung ương: Đau đầu kéo dài, buồn nôn, cứng cổ, u não, động kinh, liệt dây thần kinh sọ, hôn mê;

+Tổn thương gan: Giả u gan,…

+Tổn thương cơ vân: Đau nhức mỏi cơ, cơ tim

Chống chỉ định

-Mẫn cảm với Ivermectin hoặc một thành phần nào đó của thuốc;

-Những bệnh có kèm theo rối loạn hàng rào mạch máu não, bệnh viêm màng não.

Thận trọng

-Tránh dùng cho trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú;

-Hiện nay không dùng với mục đích phòng bệnh.

Tác dụng không mong muốn

-Ivermectin là thuốc an toàn. Hầu hết các tác dụng không mong muốn của thuốc là do các phản ứng miễn dịch đối với các ấu trùng bị chết;

-Mức độ nặng nhẹ của tác dụng này có liên quan đến mật độ ấu trùng của da;

-Các tác dụng không mong muốn gồm: sốt, ngứa, hoa mắt, chóng mặt, đau cơ, sưng khớp, hạ huyết áp thế đứng;

-Tác dụng không mong muốn thường xảy ra trong ba ngày đầu sau khi điều trị và phụ thuộc cơ địa của bệnh nhân đang dùng thuốc.

Tương tác thuốc

-Chưa thấy thông báo về tương tác thuốc có hại;

-Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, thuốc có thể làm tăng tác dụng của các thuốc kích thích thụ thể GABA.

 

Liều lượng và cách dùng

-Liều dùng là 0,2mg/kg đường uống (1 lần), hoặc liều theo cân nặng:

-Người lớn: liều từ 0,15 đến 0,2 mg/kg;

-Trẻ em: liều dùng cho trẻ em là không nên dùng cho trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh nhi nặng trên 15kg sẽ dùng liều 0,15mg/kg.

-Có thể dùng liều theo các bảng dưới đây đã được khuyến cáo.

Bảng 3. Liều thuốc Ivermectine dùng theo cân nặng bệnh nhân

Cân nặng

(kg)

Ngày 1 lần liều duy nhất

Một số lưu ý

Giờ 0

Tính theo viên 3mg

Tính theo viên 6mg

15 - 24

25 - 35

36 – 50

51 - 65

66 - 79

80+

3mg

6mg

9mg

12mg

15mg

0.2mg/kg

1 viên

2 viên

3 viên

4 viên

5 viên

+

0.5 viên

1 viên

1.5 viên

2 viên

2.5 viên

+

-Thuốc này điều trị cả ấu trùng gây hội chứng CLMs và ấu trùng giun lươn ở đường ruột do giun lươn;

-Uống thuốc lúc đói hoặc cách xa 2 giờ với bữa ăn;

-Việc dùng liều hai sau 2 tuần (có thể) nhưng phải được đánh giá, xem xét, loại trừ.

 

Quá liều và thái độ xử trí

-Các biểu hiện chính do tác dụng phụ của ivermectin có thể là ban đỏ da, phù nhẹ, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược, buồn nôn, nôn, ỉa chảy;

-Các tác dụng không mong muốn khác gồm các cơn động kinh, mất điều hòa, khó thở, đau bụng, dị cảm và mày đay.

-Khi bị tác dụng phụ, cần truyền dịch và các chất điện giải, trợ hô hấp (oxygen và hô hấp nhân tạo nếu cần);

-Dùng thuốc tăng huyết áp nếu bị hạ huyết áp;

-Gây nôn hoặc rửa dạ dày càng sớm càng tốt. Sau đó, dùng thuốc tẩy và các biện pháp chống độc khác nếu cần đểngăn cản sự hấp thu thêm thuốc vào cơ thể.

Tài liệu tham khảo chính

1.http://www.rxlist.com/mintezol-drug-patient.htm

2.Report of the Fifth Meeting of the Technical Advisory Group o­n the GlobalElimination of Lymphatic Filariasis. Geneva, World Health Organization, 2004 (CDS/CPE/CEE/2004.42).

3.Cook GC, Zumla AI, eds. Manson's tropical diseases, 21st ed. London, Saunders, 2003.

4.Perel Y et al. Utilisation des collecteurs urinaires chez les enfants de 0 à 4 ans en enquête de masse sur la schistosomose urinaire au Niger [Use of urine collectors for infants from 0 to 4 years of age in a mass survey of urinary schistosomiasis in Niger]. Médecine Tropicale, 1985, 45:429–433.

5.Bosompem KM et al. Infant schistosomiasis in Ghana: a survey in an irrigation community. Tropical Medicine and International Health, 2004, 9:917–922.

6.Odogwu SE et al. Intestinal schistosomiasis in infants (<3 years of age) along the Ugandan shoreline of Lake Victoria. Annals of Tropical Medicine and Parasitology, 2006, 100: 315–326.

7.Witt C, Ottesen EA. Lymphatic filariasis: an infection of childhood. Tropical Medicine and International Health, 2001, 6:582–606.

8.Albonico M, Crompton DW, Savioli L. Control strategies for human intestinal nematode infections. Advances in Parasitology, 1999, 42:277–341.

9.King CH, Dickman K, Tisch DJ. Reassessment of the cost of chronic helminthic infection: a meta-analysis of disability-related outcomes in endemic schistosomiasis. Lancet, 2005, 365:1561–1569.

10.Hotez PJ et al. Helminth infections: soil-transmitted helminth infections and schistosomiasis. In: Disease control priorities in developing countries, 2nd ed. Oxford, Oxford University Press, 2006. Available at http://www.dcp2.org accessed 18 August 2006.

11.Druilhe P, Tall A, Sokhna C. Worms can worsen malaria: towards a new means to roll back malaria? Trends in Parasitology, 2005, 21:359–362.

12.Fincham JE, Markus MB, Adams VJ. Could control of soil-transmitted helminthic infection influence the HIV/AIDS pandemic? Acta Tropica, 2003, 86:315–333.

13.Kjetland EF et al. Association between genital schistosomiasis and HIV in rural Zimbabwean women. AIDS, 2006, 20:593–600.

14.Mehta DK, Ryan RSM, Hogerzeil HV, eds. WHO Model Formulary 2004. Geneva, World Health Organization, 2004.

15.Albonico M et al. Evaluation of the efficacy of pyrantel-oxantel for the treatment of soil-transmitted nematode infections. Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene, 2002, 96:685–690.

16.de Clercq D et al. The relationship between Schistosoma haematobium infection and school performance and attendance in Bamako, Mali. Annals of Tropical Medicine and Parasitology, 1998, 92:851–858.

17.http://www.drugs.com/mtm/thiabendazole.html

18.http://emedicine.medscape.com/article/1108784-overview -->Cutaneous Larva Migrans- phần Treatment & Medication

19.http://cid.oxfordjournals.org/content/19/6/1062.full.pdf (Cutaneous Larva Migrans in Travelers)

20.http://www.patient.co.uk/printer.asp?doc=40026153 (Cutaneous Larva Migrans à Management )

21.http://www.nethealthbook.com/articles/creepingeruption.php (creeping eruption-treatment )

22.http://journals.lww.com/smajournalonline/Abstract/1998/09000/Visceral_Larva_Migrans_and_the_Hypereosinophilia.19.aspx (Visceral Larva Migrans and the Hypereosinophilia Syndrome)

23.http://emedicine.medscape.com/article/1000527-print (Visceral Larva Migrans- phần Treatment & Medication)

24.http://www.jpgmonline.com/article.asp? (Parasitic infections of the respiratory tract (diagnosis and management).- Pulmonary infiltrates with eosinophilla (pie) - (management )

25.http://www.idthai.org/Publication/pdf/Vol16-2/Ch7-V16-2P79-89.pdf (Hypereosinophillia and visceral larva Gnathostomiasis - treatment)

26.http://www.scielo.br/scielo.php?(Toxocariasis of the central nervous system: with report of two cases)

27.http://www.scielo.br/scielo.php? (Pediatric neurotoxocariasis with concomitant cerebral, cerebellar,…)

28.http://www.comeunity.com/adoption/health/parasites/parasites-NIH.html ( Parasites -Strongyloidiasis – treatment

29.http://www.wrongdiagnosis.com/artic/ Parasitic Roundworm Diseases: Strongyloidiasis - How is Strongyloidiasis treated , Trichinosis)

30.http://www.yankeetoys.org/cruiserfj60/ (Zoonotic diseases: from dogs to humans - Parasitic diseases).

31.http://www.humanitarian.net/biodefense/fazdc/zdc1/zoores_nematode.html (Zoonotic disease - phần: Angiostrongyliasis(treatment), Visceral larval migrans (treatment), Cutaneous larval migrans (treatment)

32.WHO (2007). Chemotherapy in human helmithiasis. Coordinated use of anthelminthic drugsin control interventions: A manual for health professionals and programme managers.

  

Ngày 06/04/2015
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang, PGS.TS. Nguyễn Văn Chương  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích