Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 3 4 5 2 1
Số người đang truy cập
7 3 2
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Vấn đề y học biển cần quan tâm: Bệnh ký sinh trùng trên động vật thủy sản

Bệnh ký sinh trùng ở động vật thủy sản gồm: (i) Bệnh do động vật đơn bào ký sinh; (ii) Bệnh do giun sán ký sinh:do giun dẹp ký sinh (Plathelminthes), do giun tròn ký sinh (Nemathelminthes), do giun đầu gai ký sinh (Acanthocephala) và do giun đốt (Anelida); (iii) Bệnh do giáp xác ký sinh.

Giới thiệu một số bệnh lý và nhóm tác nhân ký sinh trùng trên động vật thủy sản

Trong đó, bệnh do động vật đơn bào ký sinh trên động vật thủy sản gồm có ngành Mastigophora (Diesing,1866); ngành Sporozoa (Leuckart,1872); ngành Microsporidia (Balbiani, 1882); Ngành Cnidosporidia (Doflein, 1901); ngành Ciliophora (Doflein, 1901). Với ngành Mastigophora (Diesing,1866) ký sinh ở Động vật thủy sản (ĐVTS), trùng roi có 2 lớp: trùng roi thực vật (Photomastigina) và Trùng roi động vật (Zoomastigina). Trùng roi ký sinh ở ĐVTS thuộc nhóm dị dưỡng. Trùng roi rất đa dạng, cơ thể có dạng hình quả lê, hình bầu dục, hình thoi dài.... Cơ quan vận động, của trùng roi là các tiêm mao hay các roi, cũng có thể là cơ quan bám của trùng khi ký sinh, có từ 1, 2, 4, 6, 7 hay nhiều tiên mao tạo dạng hình rễ cây. Trùng roi thường sinh sản bằng phương pháp phân đôi theo chiều dọc. Có thể sống tự do, một số ít sống ký sinh ở da, mang, máu của cá, giáp xác.

Bệnh trùng roi ở máu cá – Trypanosomosis

Tác nhân gây bệnh thuộc bộ Trypanosomidea (Grasse, 1952), họ Trypanosomidae (Doflein, 1911), giống Trypanosoma (Gruby, 1841). Cơ thể Trypanosoma nhỏ, dài khoảng 38-54 µm, chiều rộng 1,2 - 4,6 µm. Ở giữa cơ thể lớn, 2 đầu nhỏ, có 1 roi xuất phát từ phía sau, chạy dọc thân về phía trước, tạo nên các màng uốn. Mỗi khi vận động cơ thể rất hoạt bát nhưng ít thay đổi vị trí. Hạch của tế bào hình bầu dục ở chính giữa cơ thể. Hình thức sinh sản của trùng máu:
               Đỉa cá sinh sản vô tính nhiều trùng máu mới. Phân bố trong máu, mật của nhiều loài cá nước ngọt, nước biển. Ngoài ra, người ta còn phát hiện ra trùng máu ký sinh ở một số động vật trên cạn. Các loài Trypanosma ký sinh trên cá biển có kích thước lớn hơn ký sinh ở cá nước ngọt.
Chẩn đoán: về dấu hiệu bệnh lý thường không rõ ràng nên khó chẩn đoán bằng mắt thường.
              Để chẩn đoán bệnh Trypanosoma phải dùng phương pháp ly tâm máu, sau đó quan sát dưới kính hiển vi.
 

Bệnh trùng roi ký sinh ở mang da cá - Cryptobiosis và Ichthyobodosis

             Tác nhân gây bệnh thuộc bộ Bodonidea (Holland,1895), họ Bodonidae (Stun, 1878), giống Cryptobia (Leidy, 1846). Cơ thể hình thuôn, ngắn. Có 2 tiên mao có gốc ở phía trước cơ thể. 1 cái hướng về trước, 1 cái hướng về sau tạo với cơ thể 3-4 màng uốn.

Giống Ichthyobodo (Pinto,1928) (Syn: Costia Leclerque,1890) có cơ thể có hình cầu, trứng, quả lê, có khe miệng. Có 2 tiên mao bắt đầu từ phía trước, theo rãnh miệng hướng về sau. Dấu hiệu bệnh lý: Cá bị cảm nhiễm trùng roi có tổ chức mang màu đỏ nâu không bình thường. Da và mang có nhiều dịch nhờn. Roi sau cắm sâu vào tổ chức ký chủ đồng thời cơ thể tiết ra chất độc phá hoại tổ chức tế bào ký chủ. Cá bị bệnh thường có cảm giác ngứa nên vận động rất bất trường trong ao. Khi bệnh nặng hoạt động yếu, cơ thể có màu sắc đen dần, vi khuẩn và nấm theo vết thương xâm nhập vào cơ thể.
 

Phân bố: Cryptobia và Ichthyobodo ký sinh trên mang, da các loài cá nước ngọt: cá chép, cá mè trắng, cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá tra và nhiều loài cá nước ngọt. Cá càng nhỏ càng dễ bị cảm nhiễm và gây tác hại lớn hơn cá lớn. Cryptobia lưu hành mạnh vào mùa xuân hè là mùa có nhiệt độ ấm áp. Ở Việt Nam, đã phát hiện Cryptobia branchialis, Cryptobia agitataIchthyobodo necatrix ký sinh trên mang, da. Tại Trung Quốc, Cryptobia gây tác hại nặng cho cá hương, cá giống. Theo A.K.Serbina,1973 giai đoạn cá hương, cá giống bị cảm nhiễm Ichthyobodo trong vòng 5 ngày cá có thể bị chết 95%, thậm chí có ao tỷ lệ chết lên đến 97%.
 

Phương pháp phòng trị bệnh: Dùng CuSO4 nồng độ 3-5 ppm tắm 15-30 phút, Dùng CuSO4 phun xuống ao nồng độ 0,5-0,7 ppm. Dùng NaCl 2,5-5% tắm cho cá con (từ 10-15 phút), dùng Formol 1/4000 tắm cho cá bệnh trong 1 giờ.

Bệnh Oodiniossis ở mang, da cá biển

Tác nhân gây bệnh: Tác nhân là một KST thuốc lớp Dinoflagellata: Oodinium spp, Có dạng hình bầu dục, trứng, quả lê, tiên mao nằm phía trước, bám chắc vào mô của có thể ký chủ khi ký sinh. Dấu hiệu bệnh lý: Cá bị bệnh do Oodinium spp thường xuất hiện màu vàng nâu trên mang, da, đặc biệt ở mép đầu các tơ mang, làm mất đi màu đỏ tươi của tơ mang. Cá bị bệnh có hiện tượng chết rải rác và hàng loạt.

Đặc điểm phân bố: bệnh Oodiniosis thường xảy ra ở các loài cá biển, đặc biệt các loài cá phân bố ở rạng san hô. Baticados (1984) đã gặp ở cá đối Mulgi cephalus. Chiu-yuan Chien đã gặp bệnh này ở cá mú. Ở Việt nam gặp nhiều ở cá cảnh biển nuôi giữ ở một số cơ sởkinh doanh. Phương pháp chẩn đoán: dựa vào dấu hiệu chính là kiểm tra bệnh phẩm lấy từ mang, da, vây cá bệnh bằng kính hiển vi.

Phương pháp phòng bệnh: Áp dụng các biện pháp phòng chung. Đã thử nhiều loại hóa chất khác nhau, nhưng chỉ có Formol là có hiệu quả trị bệnh này. Có thể phun formol vào bể để ngâm cá với nồng độ 20 - 40 ppm trong 12 - 24h. Hoặc có thể dùng nồng độ cao 100 - 300 ppm để tắm cá bệnh trong thời gian 10-15 phút.
 

Bệnh do ngành trùng bào tử - Sporopzoa (Leuckart, 1872)

             Đặc điểm chung: Bào tử trùngcó 1 - 2 lớp vỏ kitin cứng, trơn nhẵn, bao bọc bên ngoài, bên trong là các bào tử trùng. Vòng đời của sporozoa thay đổi phức tạp nhưng nhìn chung có sự xen kẽ giữa sinh sản hữu tính và vô tính (sinh sản hữu tính sinh bào tử, sinh sản vô tính sinh liệt trùng). Ký sinh gây bệnh ở ĐVTS là các ký sinh trùng thuộc: (i) Lớp trùng 2 tế bào (Eugregarinida) ký sinh ruột ở động vật không xương sống. (ii) Lớp trùng bào tử máu (Haemosporidia) ký sinh ở máu động vật không xương sống; (iii) Lớp trùng hình cầu (Coccidia) ký sinh ở ruột của cá.
 

Bệnh trùng bào tử Goussiosis

Tác nhân gây bệnh thuộc bộ Coccida (Leuchart, 1879), họ Eimeridae (Leger, 1911), giống Goussia (Labbes, 1986). Noãn bào Goussia thường có dạng hình cầu, kích thước khoảng từ 8 - 14 µm. Bên ngoài bào nang có một vỏ kitin cứng và trong suốt bao bọc. Trong bào nang có 4 bào tử hình bầu dục, cũng có 1 vỏ kitin bọc từng noãn bào tử.

Mỗi bào tử lại có 2 trùng bào tử hình dạng dài, 1 đầu to, 1 đầu nhỏ, xếp ngược nhau. Noãn bào tử của Goussia. Bệnh trùng bào tử Goussiosis. Bào tử trùng ký sinh ở trong niêm mạc thành ruột của cá. Sinh sản và chu kỳ phát triển gồm sinh sản vô tính: tạo ra các liệt trùng làm thương tổn nghiêm trọng các tế bào niêm mạc ruột. Sinh sản hữu tính tạo ra các sản phẩm sinh dục mang tính đực và cái, hợp tử sẽ phát triển thành noãn bào mới. Các noãn bào có thể theo phân ra môi trường và cảm nhiễm vào cá khỏe theo con đường thức ăn. Hình thức sinh sản và chu kỳ phát triển của bào tử trùng.

Dấu hiệu bệnh lý: Cá bị bệnh có chất dịch màu vàng, hồng chảy ra ở lỗ hậu môn. Các tế bào thành ruột bị thương tổn, cá bệnh cũng thể hiện dấu hiệu gầy yếu, chậm lớn. Nếu nhiễm với cường độ cao, có thể gây chết.

Phân bố: Goussia sinh sản thích hợp ở nhiệt độ nước 24-300C. Bệnh phát triển mạnh vào mùa hè. Xâm nhập qua con đường thức ăn và ký sinh ở tế bào ruột cá. Tính chọn lọc ký chủ khá cao nhưng trên một con cá có thể gặp từ một đến vài loài khác nhau Goussia ký sinh. Goussia có thể lây truyền bệnh từ cá sang cho người và động vật ăn cá, nếu không nấu chín.

Biện pháp phòng trị: Để phòng bệnh, cần chú ý các biện pháp như làm tốt công tác tẩy dọn ao, dùng vôi nung tẩy ao trước khi thả cá. Trung Quốc còn có thể dùng bột lưu huỳnh và Iode để chữa bệnh bào tử trùng cho cá cá bệnh.

Liều dùng 1,2 gram Iode hoặc 50 gram bột lưu huỳnh cho 50kg khối lượng cá, cho ăn liên tục trong 4 ngày.

Bệnh trùng hai tế bào ở giáp xác – Gregarinosis

           Tác nhân gây bệnh: Gregarine thuộc lớp trùng 2 tế bào: Eugregarinida. Gregarine ký sinh chủ yếu trong ruột động vật không xương sống, tập trung ở ngành chân khớp Arthropoda và giun đốt Annelia. Gregarines thường ký sinh ở trong ruột tôm he nuôi trong ao, đìa.

Gregarine ký sinh ở tôm he có ít nhất 3 giống: Nematopsis spp, Cephalolobus sppParaophiodina spp

Thể dinh dưỡng của Gregarine. Chu kỳ phát triển của động vật nguyên sinh có 2 tế bào Bào tử: hạt bào tử. Thể dinh dưỡng - Bào tử kén giao tử - Đực cái hợp tử.

Theo Tăks, ở ruột của giáp xác ra môi trường nước, ký sinh ở ruột của các nhuyễn thể. Di chuyển xuống ruột sau. Dấu hiệu bệnh lý là giáp xác bị bệnh thể hiện kém ăn, chậm lớn, mềm vỏ, óp thân, sinh vật bám phủ đầy. Đoạn ruột trước có thể xuất hiện màu vàng nâu và phình to do nhiễm Gregarine. Có báo cáo cho rằng ký sinh trùng này liên quan tới bệnh phân trắng ở tôm sú nuôi ở Việt Nam. Phân bố của bệnh là loài này hay cảm nhiễm ở động vật không xương sống (giáp xác và động vật thân mềm). Bệnh này không xảy ra ở giai đoạn tôm giống trong trại giống. Tôm giống đưa ra ao đất khoảng 10 ngày đã phát hiện được bệnh này. Gặp ở nhiều nơi trên thế giới. Biện pháp phòng trị: Diệt động vật thân mềm trong ao nuôi giáp xác. Chưa có thuốc đặc trị, có thể dùng thuốc Gregaxin, dùng trộn vào thức ăn theo liều hướng dẫn của nhà sản xuất, có tác dụng trị bệnh, nếu nhiều tôm trong ao chưa bỏ ăn.
 

Trùng vi bào tử Mycrosporidia

Đặc điểm chung: Ngành vi bào tử là động vật đơn bào rất nhỏ, ký sinh trùng chủ yếu nội ký sinh, ký sinh ở nhiều động vật như côn trùng, giáp xác, cá. Đã phát hiện 800 loài thuộc 70 giống. Có khoảng 70 loài thuộc 7 giống, thường ký sinh ở tổ chức tuyến sinh dục, gan, thận, mật, ruột, tổ chức mỡ, da và mang cá. Có khoảng 30 loài vi bào tử ký sinh và gây bệnh ở giáp xác, làm giảm sinh trưởng, phát triển và giảm giá trị thương phẩm của ĐVTS.

Bệnh vi bào tử ở cá – Glugeosis

Tác nhân gây bệnh thuộc bộ Glugeida Issi,1893, Họ Glugeidae (Gurley,1893), giống Glugea (Thelohan, 1891). Cơ thể của Glugea rất nhỏ, từ 3-6 µm x 1-4 µm. Hình tròn hay hình bầu dục. Cấu tạo cơ thể rất đơn giản, bên ngoài có màng do chất kitin tạo thành, có cực nang hình dạng giống bào tử, bên trong có sợi tơ. Trong tế bào chất của bào tử nhỏ có hạch hình cầu và tế bào chất cũng có hình cầu.
 

Hầu hết giun sán hoặc trứng hay ấu trùng của chúng đều bị tiêu diệt bởi nhiệt độ nước sôi trong thời gian nấu chín hải sản. Chẳng hạn, ấu trùng giun Anisakia trong cá biển bị chết khi nấu ở nhiệt độ 60oC hoặc làm lạnh đến -20oC trong 3-7 ngày nhưng chúng không chết khi ngâm muối, tẩm nước sốt hay hun khói lạnh chưa tới 60oC. Vì vậy, biện pháp phòng bệnh tốt nhất là ăn chín uống sôi.  Dù chế biến thức ăn trong gia đình hay bạn đi ăn uống ở các điểm du lịch thì cũng nhất quyết yêu cầu nhà hàng phải nấu chín kỹ hải sản mới ăn. Tuyệt đối tránh ăn cá mực hoặc các loại cá biển còn sống, tái hay chưa nấu chín, nhất là cá hồi, cá mòi, cá thu...

Khi chế biến cá, nên loại bỏ nội tạng cá vì ấu trùng trong cá thường tồn tại dưới dạng giun xoắn hoặc cuộn chặt, không màu trong các ổ tròn có đường kính khoảng 3mm hoặc ấu trùng màu đỏ tía nằm tự do trong cơ hoặc nội tạng, rất khó nhìn nên cần phải nấu chín kỹ mới ăn. Bạn cần biết rằng, cho đến nay, nhiều loại bệnh giun sán, ví dụ bệnh giun tròn Anisakia vẫn chưa có thuốc điều trị. Người ta chỉ có thể dùng phương pháp nội soi dạ dày hoặc đại tràng ống mềm để gắp loại bỏ ấu trùng hoặc phải phẫu thuật lấy giun trong những trường hợp nặng. Vì vậy, nấu chín kỹ hải sản là cách ăn khoa học vệ sinh và tốt nhất cho sức khỏe.

Ký sinh trùng giun tròn Anisakis spp. ký sinh và gây bệnh cho người

Anisakis, về mặt phân loại koa học thuộc giới Animalia, ngành Nematoda, lớp Secernentea, bộ Ascaridida, họ Anisakidae, giống Anisakis (Karl Rudolphi 1809) và gồm có những loài A. pegreffii, A. physeteris, A. schupakovi, A. simplex, A. typica, A. ziphidarum. Loài Anisakis simplex và một số giun liên quan, Pseudoterranova (Phocanema, Terranova) giun trong hải cẩu, Contracaecum spp, Hysterothylacium (Thynnascaris) spp. Là các giun tròn Anisakid tìm thấy cũng óc nhiễm trên người do tiêu hóa các thực phẩm biển còn sống hoặc chưa nấu chín. Ngày nay, chỉ có A. simplex P. decipiens là được báo cáo các ca bệnh nhiễm trên người ở vùng Bắc Mỹ.

  Bệnh Anisakis là một bệnh do giống giun tròn, có chu kỳ sinh học liên quan đến động vật có vú trên biển và cá. Nhiều từ đồng nghĩa hoặc thuật ngữ thường gọi là bệnh Anisakiases, Anisakiasis (rối loạn), Anisakiosis, Anisakis, nhiễm trùng Anisakis, bệnh giundo ăn cá trích (herring worm disease), nhiễm ấu trùng Anisakis,… Chúng nhiễm vào người và gây bệnh gọi là Anisakiasis, và cá đã nhiễm loài Anisakis spp. có thể sinh ra một phản ứng sốc phản vệ ở người mà đã có tiến sử nhạy cảm với Immunoglobulin E (IgE).

Anisakis giai đoạn ấu trùng là các ký sinh trùng phổ biến của cá biển hoặc con cá đi ngược dòng sống để đẻ (anadromous fish), và cũng có thể tìm thấy trong các con mực ống hoặc mực nang (squid/ cuttlefish). Ngược lại, chúng không có mặt trong các cá sống trong nước nước có độ mặn thấp (salinity), do nhu cầu sinh lý của các loài Euphausiids, cần để hoàn chỉnh chu kỳ của chúng. Anisakids cũng không phổ biến ở các vùng có các động vật biển có vú (cetaceans) hay nói đúng hơn là hiếm gặp, như vùng biển bắc ở phía nam (southern North Sea_Grabda, 1976).

Bệnh Anisakiasis nói chung được đề cập khi liên quan đến các bệnh cấp ở người được nghi ngờ. Một số tác giả theo ý tưởng bảo thủ có đưa ra tên bệnh với một tên khác (contracaeciasis) để ám chỉ đến bệnh, nhưng phần lớn được xem tên bệnh xuất phát từ gia đình. Phổ đa dạng lâm sàng với nhiều triệu chứng lâm sàng không lệ thuộc vào loài nhiễm của ký sinh trùng Anisakid qua một số ca được báo cáo đến nay.

Về bản chất bệnh, tại Bắc Mỹ, bệnh Anisakiasis thường được chẩn đoán khi các cá nhân bị nhiễm cảm thấy ngứa như kim châm hoặc cảm giác ngứa ngứa buồn buồn (tickling sensation) trong họng và ho hoặc có thể lấy giun ra bằng tay bình thường khi khạc ra. Trong các trường hợp nặng hơn, sẽ có xuất hiện đau bụng cấp giống như một cơn đau ruột thừa cấp đi kèm cảm giác buồn nôn. Các triệu chứng xảy ra từ một giờ đến vài tuần sau khi nhiễm phải mầm bệnh trong rau hoặc đồ hải sản nấu chưa chín (undercooked seafood). Một giun tròn có thể phục hồi sự sống trên bệnh nhân, với phần cuối cùng phía truớc của chúng, các giun tròn dạng ấu trùng này của giun từ trong cá hoặc các động vật biển có vỏ bao như sò, vẹm, tôm, cua, …thường chúng sẽ đào hầm trong đường tiêu hóa đến các lớp cơ niêm (muscularis mucosae) (đôi khi chúng cũng đi xuyên qua thành ruột hoàn hảo và chúng ta có thể tìm thấy chúng trong các khoang cơ thể. Chúng sinh ra các chất có thể hấp dẫn các bạch cầu ái toan đi đến và các tế bào máu của vật chủ khác đến vùng nhiễm này.

Các tế bào thâm nhiễm vào vật chủ dạng u hạt trong các mô được bao quanh khi nhiễm giun. Trong thành của các đường tiêu hóa, giun có thể tách ra hoặc tái dính trở lại với một vùng khác nào đó trong ruột. Anisakids hiếm khi trưởng thành hoàn toàn trong người và thường bị loịa khỏi cơ thể một cách tự phát khỏi đường tiêu hóa trong vòng 3 tuần sau khi nhiễm. Các con giun chết trong các mô ngay cả sau khi bị loại khỏi các tế bào thực bào của vật chủ.
 

Số ca được chẩn đoán và phát hiện hằng năm chỉ khoảng 10 ca mỗi năm ở Mỹ, song số ca nghi ngờ vẫn còn là chưa phát hiện hết. Bệnh lây truyền qua con đường ăn thịt sống, nấu không chín hoặc để đông lạnh không đủ để giết chết giun trong cá hoặc trong các thực phẩm biển có vỏ như sò, vẹm, tôm, cua,…và tỷ lệ này hiện đang gia tăng vì tăng số dân ăn thức ăn dưới dạng sushi và sashimi rất nhiều. Nhóm đối tượng chính gồm có những khách hàng mua các thực phẩm biển còn sống hoặc chưa được xử lý chín.

Một số vụ dịch đã được tham khảo qua y văn cho biết bệnh này đầu tiên được biết trên một số ca riêng lẻ và rải rác. Nhật Bản là có số ca lớn nhất được báo cáo vì số lượng cá sống được tiêu thụ ở đây quá lớn. Một bức thư gần đây từ biên tập tại chí y học nổi tiếng New England Journal of Medicine trình bày cho biết khoảng chừng 50 trường hợp bệnh Anisakiasis đã được báo cáo tại mỹ gần đây. 3 ca tại San Francisco Bay liên quan đến tiêu thụ và ăn các món ăn sushi hoặc cá chưa nấu chín. Thông điệp thư cũng chỉ ra bệnh Anasakiasis dễ bị chẩn đoán nhầm với viêm ruột thừa cấp, bệnh Crohn, loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày ruột.

Hiện tại bộ gen của ký sinh trùng Anisakis sp. sẵn có từ cơ ở dữ liệu trong ngân hàng gen với mục GenBank Taxonomy database, chứa các tên của tất cả vi sinh vật được trình bày trong cây phả hệ di truyền và có ít nhất đã giải trình tự của chúng. Các hoạt động của FDA cũng khuyên tất cả các cá sống và thức ăn biển có vỏ như tôm, cua, sò, vẹm (hoặc ăn dạng nửa sống, nửa chín thì nên để nhiệt độ đông -35°C hoặc dưới trong 15 giờ hoặc để trữ lạnh đến - 20°C dưới 7 ngày là an toàn Chu kỳ sinh học của Anikasis
 

Anisakis spp. có một chu kỳ sinh học và phát triển khá phức tạp qua rất nhiều vật chủ để hoàn thành chu kỳ. Trứng đẻ ra trong nước biển và ấu trùng được ăn vào bởi các loài nhuyễn thể, thường là Euphausids. Các loìa nhuyễn thể bị nhiễm ấu trùng tiếp đó bị ăn bởi một loài cá hoặc mực ống và giun tròn đào hầm đi vào thành ruột và đóng kén trong một lớp áo bảo vệ, thường bên trên và ngoài của các cơ quan sống, nhưng đôi khi trong cơ và bên dưới da. Chu kỳ được hoàn thành khi một con cá bị nhiễm bởi một loài động vật có vú ở biển, như là cá voi, hải cẩu, cá heo. Giun tròn đóng kén trong ruột non, ăn chất dinh dưỡng và phát triển, bắt cặp với nhau và đẻ ra trứng vào trong nước biển trong phân của vật chủ. Khi ruột của một động vật có vú có chức năng giống như người, thì khi đó Anisakis spp. có thể nhiễm vào người do ăn phải các con cá nấu chưa chín hoặc sống khi chúng đã bị nhiễm.

Tính đa dạng trong giống đã được biết đến ngày càng tăng hơn 20 năm qua, với các sựu kiệ n về tiến bộ trong lĩnh vực di truyền để xác định loìa ngày một tiến bộ. Người ta đã khám phá ra rằng mỗi loài vật chủ cuối cùng là nhà đối với riêng nó về mặt sinh học và về cả mặt di truyền trong việc xác định các loài đồng huyết thống (sibling species) của Anisakis spp., điều này làm được khi phân lập chúng. Các thử nghiệm này cho phép một tỷ lệ các loài đồng huyết thống trong một cá được sử dụng như một chỉ điểm xác định quần thể của cá.

Về mặt hình thái học
 

  Anisakids chia sẻ một số đặc điểm chung của tất cả các giun tròn; thể vermiform có hình tròn khi cắt ra và thiếu sựu phân mảnh hoặc phân đoạn. Khoang cơ thể là bị giảm và hẹp khoang tựa như một túi giả. Miệng nằm ở phía trước và bao quanh bởi các phần lồi hoặc móc nổi (projections) dùng để lấy thức ăn và chịu trách nhiệm cảm giác, với phần hậu môn nằm thẳng góc phía sau. Lớp biểu mô có vảy - một loại cutile có lớp để bảo vệ ocư thể khỏi dịch tiêu hóa.

Vì với tất cả ký sinh trùng có một chu kỳ phức tạp liên quan đến nhiều vật chủ, chi tiết của hình thái học khác nhau tùy thuộc vào vật chủ và chu kỳ xảy ra bên trong vật chủ đó. Trong giai đoạn nhiễm vào trong những con cá, Anisakis được tìm thấy trong một vật thể hình nón (watch-spring coil). Chúng có chiều dài 2cm khi chúng không cuộn thành hình nón. Khi ở trong vật chủ cuối cùng, Anisakids lại dài hơn, dày hơn và cứng chắc hơn, để chống chọi với nguy hiểm môi trường của ruột động vật có vú.

Các biến chứng và tác động trên cơ thể người

Anisakids gây nên nguy cơ bệnh cho sức khỏe con người, khi thành bệnh gọi là bệnh do Anisakids (Anisakiasis) và điều đó gây nguy cơ cho người theo hai con đường: thông qua nhiễm hiun từ cá không được xử lý thích hợp hay còn sống và thông qua con đường phản ứng dị ứng với các chất hóa học tiết ra bởi các phần thịt của cá bị nhiễm giun Nhóm tác giả gồm Sung-Jin Choi, Jae-Chun Lee, Moo-Jung Kim, Gyu-Young Hur, Seung-Youp Shin, Hae-Sim Park đang công tác tại khoa Dị ứng và thấp học của đại học y khoa Ajou, Suwon, Hàn Quốc; khoa nội, đại học quốc gia Jeju, Hàn Quốc; khoa Tai mũi họng, đại học y khoa Kyunghee, Seoul, Hàn Quốc cùng tiến hàn h nghiên cứu cho biết ấu trùng Anisakidae có thể gây bệnh Anisakiasis khi người tiêu hóa phải chúng. Mặc dù một số nhóm đã báo cáo về dị ứng trong bệnh Anisakis trên đường tiêu hóa trong số những đối tượng người Tây Ban Nha và Nhật Bản, song báo cáo ở đây là lần đầu tiên tóm lượt các đặc điểm lâm sàng của 10 trường hợp nhiễm Anisakis dị ứng tại Hàn Quốc.
 

Tổng số 10 bệnh nhân Hàn quốc (6 nam và 4 nữ) có trieụe chứng phàn nàn là dị ứng nghiêm trọng sau khi ăn phải cá sống hoặc thực ăn từ biển. Sự mẫn cảm với Anisakis được xác định bằng phát hiện kháng thể IgE đặc hiệu với Anisakis simplex trong huyết thanh các bệnh nhân. Các đặc điểm lâm sàng hay gặp nhất của bệnh Anisakiasis là ngứa, mày đay (100%), theo sau bởi đau bụng (30%) và sốc phản vệ (30%). Tất cả bệnh nhân cho thấy có triệu chứng cũng biểu hiện một lượng kháng thể cao là IgE trong máu (0.45-100 kU/L) đối với A. simplex. 9/10 bệnh nhân(90%) có biểu hiện atopy và tăng nồng độ IgE trong huyết thanh rất cao. Các loài cá nghi ngờ bị nhiễm loại ký sinh trùng Anisakis là flatfish (40%), cá lạc hay cá chình biển (40%), mực ống (30%), ốc biển (10%), cá ngừ (10%). Anisakis simplex nên được xem là một tác nhân gây diự ứng thực phẩm (food allergen) ở bệnh nhân người lớn khi óc biểu hiện mày đay, phù mạch, sốc phản vệ sau khi tiêu thụ các thức ăn biển còn sống hoặc nấu chưa chín.
 

Sự phát triển của dị ứng thực phẩm đang ngày càng gia tăng liên quan đến tiêu thụ thức ăn trên phạm vi toàn thế thế giới. Tại Mỹ, khoảng 6% trẻ em và trẻ em nhỏ, 3.7% người lớn biểu hiện một số mức độ khác nhau về phản ứng dị ứng với một vài thực phẩm. Các thực phẩm chính nguyên trên trẻ em là sữa bò, trứng, đậu phụng, bột mì, hạt đậu, cá, các thức ăn biển có vỏ như tôm, cua, trai, sò, vẹm là các thực phẩm đứng đầu danh sách. Anisakis simplex là loại giun tròn thuộc bộ Ascaridida, họ Anisakidae, họ phụ Ascaridoidea. Bất kỳ cá hoặc loài động vật thâm mềm nào đều có thể bị ký sinh bởi ấu trùng giai đoạn 3 của Anisakis. Các loại cá thu, cá tuyết, cá meluc thuộc họ cá tuyết, cá trổng, cá mòi, cá ngừ, mực ống cũng là trong số các loài dễ nhiễm ký sinh trùng tần số cao nhất. Sự tiêu hóa hoặc ăn phải ấu trùng giia đoạn 3 của Anisakis có thể gây nên bệnh Anisakiasis ở người. Các triệu chứng của bệnh Anisakiasis tăng lên khi giun đi xuyên qua niêm mạc dạ dày, dẫn đến các triệu chứng thuộc vùng ổ bụng và phản ứng dị ứng.

Van Thiel và cộng sự (1960) báo cáo ca đầu tiên về bệnh Anisakiasis, tại Netherlands năm 1960. Sau đó, nhiều trường hợp được báo cáo tại nhật Bản, Tây Âu là những nơi thường ăn cá sống. Kim và công sự (1971) cũng báo cáo một trường hợp ấu trùng Anisakis có mặt trong vùng hầu họng ở người như một ca bệnh đầu tiên tại Hàn Quốc. Tiếp theo đó, một số bệnh nhân bị bệnh Anisakiasis cấp và biểu hiện chủ yếu là triệu chứng dạ dày ruột như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa đã được phân tích và làm rõ thông qua nội soi dạ dày tá tràng. Desowitz và cộng sự (1985) mô tả một phương pháp phát hiện kháng thể đặc hiệu IgE chống lại A. simplex.

Từ thời gian đó, Kasuya và cộng sự cũng đã xác định tiềm năng gây dị ứng của A. simplextrên 2 ca lâm sàng và đã nhấn mạnh loại ký sinh trùng này là tác nhân gây bệnh liên quan đến ăn cá sống trên các bệnh nhân có nổi mày đay. Tại Hàn Quốc, Kim và cộng sự đã báo cáo ca bệnh đầu tiên Anisakiasis có dị ứng dạ dày ruột sau khi bệnh nhân ăn cá sống ở đảo Jeju, chưa có báo cáo nào đề cập đến phản ứng dị ứng do Anisakis, mặc dù người dân Hàn Quốc tự do ăn cá sống rất nhiều.

Các triệu chứng phân biệt khi nhiễm các loài ký sinh trùng bởi ăn cá sống: các ký sinh trùng sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis, Anisakis và sán dải cá Diphyllobothrium. Tất cả tác nhân này khi nhiễm đều có thể cho triệu chứng về đường tiêu hóa, nhưng phân biệt là rất khó.
 

Bệnh Anisakiasis là một bệnh gây ra bởi nhiễm giun Anisakis, thuờng được báo cáo tại các vùng nơi mà cá được ăn sống, hoặc chỉ là ướp sơ bộ qua muối. Các vùng có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất như Scandinavia (do sử dụng nhiều gan của cá tuyết), Nhật Bản (ăn thực phẩm biển dạng sushisashimi), Hà Lan (do ăn các cá trích đã lên men), dọc theo đảo hoặc vùng ven biển Thái Bình Dương của Nam Mỹ (do ăn món cá sống ướp chanh). Hâm nóng ở nhiệt độ 60°C, hoặc để đông < −20°C là phương pháp hiệu quả giết chết các Anisakis.
 

Trong vòng vài giờ sau khi ăn phẩi ấu trùng nhiễm, cơn đau bụng độc lực do giun gây ra kèm theo đau bụng là buồn nôn, nôn mửa. đôi khi ấu trùng gây chúng ta ho. Nếu ấu trùng đi qua thành ruột vào trong ruột non, một phản ứng tăng sinh u hạt và tăng bạch cầu ái toan hình thành rất nặng và cũng óc thể xảy ra trong 1-2 tuần sau khi nhiễm, hoặc có thể gây nên các triệu chứng giống như bệnh Crohn. Việc chẩn đoán có thể thiết lập bằng nội soi dạ dày phát hiện ấu trùng dài 2cm, có thể lấy bỏ ra ngoài, hoặc có thể phân tích và xét nghiệm về mặt mô học thông qua sinh thiết hoặc trong quá trình phẩu thuật. Con người nghĩ rằng nguy cơ sẽ cao hơn nếu chúng ta ăn cá hoang dại hơn hơn là các nuôi khi nhiễm Anisakiasis. Nhiều quốc gia yêu cầu các loại cá có nguy cơ tiềm tàng mà dự định ăn sống nên để đông lạnh trước đó để giết sạch ký sinh trùng.
 

Phản ứng dị ứng

Ngay cả khi nấu xong, Anisakis vẫn có nguy cơ sức khỏe đối với con người. Anisakids (và các loài liên quan như hải cẩu, Pseudoterranova spp., và Hysterothylacium aduncum) ly giải một số chất sinh hóa vào trong mô xung quanh khi chúng nhiễm vào một con cá. Chúng cũng thường được tiêu thụ toàn bộ, một cách tình cờ, bên trong fillet cá. Hình bên trên cho thấy ấu trùng (Anisakid larvae) trong khoang cơ thể của con cá trích (Clupea harengus). Con người dễ nhạy cảm với các loài giun tròn, có thể mắc phải bệnh và có những phản ứng sốc phản vệ nghiêm trọng sau khi ăn cá nhiễm Anisakis spp. Điều này thường nhầm lẫn với dị ứng với một con cá hoặc các động vật biển có vỏ (trai, sò, vẹm, cua, tôm), các thành phần dị ứng với Anisakids thường khó kiểm tra chúng và thường sinh ra phản ứng chéo khi test với các dị nguyên khác.

Chẩn đoán bệnh ở người: Trong trường hợp bệnh nhân nôn hoặc ho ra giun, bệnh có thể được chẩn đoán dễ dàng bằng hình thái học của loại giun tròn (cần lưu ý loài giun đũa Ascaris lumbricoides, một loại giun tròn lớn ở người và là loài giun sống có liên quan đến mặt đất với loài giun anisakines và đôi khi các ấu trùng này cũng bò lên trên vùng mũi hầu). Một số trường hợp khác có thể đòi hỏi dùng đến một dụng cụnội soi cho phép các thầy thuốc kiểm tra trong dạ dày và phần đầu của ruột non. Các dụng cụ này được trang bị như một forceps có thể dùng để loại bỏ giun ra khỏi cơ quan đó. Một số trường hợp khác được chẩn đoán dựa vào các xét nghiệm tổn thương mô học chính là u hạt thông qua mổ thăm dò ổ bụng. một xét nghiệm cũng thường được dùng đặc biệt là radioallergosorbent test đối với bệnh anasakiasis, nhưng không có mặt trên thị trường.

Nhóm tác giả gồm Sung-Jin Choi, Jae-Chun Lee, Moo-Jung Kim, Gyu-Young Hur, Seung-Youp Shin, Hae-Sim Park đang công tác tại khoa Dị ứng và thấp học của đại học y khoa Ajou, Suwon, Hàn Quốc; khoa nội, đại học quốc gia Jeju, Hàn Quốc; khoa Tai mũi họng, đại học y kho a Kyunghee, Seoul, Hàn Quốc cùng tiến hành nghiên cứu cho biết ấu trùng Anisakidae có thể gây bệnh Anisakiasis khi người tiêu hóa phải chúng. Mặc dù một số nhóm đã báo cáo về dị ứng trong bệnh Anisakis trên đường tiêu hóa trong số những đối tượng người Tây Ban Nha và Nhật Bản, song báo cáo ở đây là lần đầu tiên tóm lượt các đặc điểm lâm sàng của 10 trường hợp nhiễm Anisakis dị ứng tại Hàn Quốc. Tổng số 10 bệnh nhân Hàn quốc có triệu chứng gồm dị ứng nghiêm trọng sau khi ăn phải cá sống hoặc thực ăn từ biển.

Sự mẫn cảm với Anisakis được xác định bằng phát hiện kháng thể IgE đặc hiệu với Anisakis simplex trong huyết thanh các bệnh nhân. Các đặc điểm lâm sàng hay gặp nhất của bệnh Anisakiasis là ngứa, mày đay (100%), theo sau bởi đau bụng (30%) và sốc phản vệ (30%). Tất cả bệnh nhân cho thấy có triệu chứng cũng biểu hiện một lượng kháng thể cao là IgE trong máu đối với A. simplex. 9/10 bệnh nhân (90%) có biểu hiện atopy và tăng nồng độ IgE trong huyết thanh rất cao. Các loài cá nghi ngờ bị nhiễm loại ký sinh trùng Anisakis là flatfish (40%), cá lạc hay cá chình biển (40%), mực ống (30%), ốc biển (10%), cá ngừ (10%). Anisakis simplex nên được xem là một tác nhân gây diự ứng thực phẩm ở bệnh nhân người lớn khi óc biểu hiện mày đay, phù mạch, sốc phản vệ sau khi tiêu thụ các thức ăn biển còn sống hoặc nấu chưa chín.

Sự phát triển của dị ứng thực phẩm đang ngày càng gia tăng liên quan đến tiêu thụ thức ăn trên phạm vi toàn thế thế giới. Tại Mỹ, khoảng 6% trẻ em và trẻ em nhỏ, 3,7% người lớn biểu hiện một số mức độ khác nhau về phản ứng dị ứng với một vài thực phẩm. Các thực phẩm chính nguyên trên trẻ em là sữa bò, trứng, đậu phụng, bột mì, hạt đậu, cá, các thức ăn biển có vỏ như tôm, cua, trai, sò, vẹm là các thực phẩm đứng đầu danh sách. Anisakis simplex là loại giun tròn thuộc bộ Ascaridida, họ Anisakidae, họ phụ Ascaridoidea. Bất kỳ cá hoặc loài động vật thâm mềm nào đều có thể bị ký sinh bởi ấu trùng giai đoạn 3 của Anisakis. Các loại cá thu, cá tuyết, cá meluc thuộc họ cá tuyết, cá trổng, cá mòi, cá ngừ, mực ống cũng là trong số các loài dễ nhiễm ký sinh trùng tần số cao nhất. Sự tiêu hóa hoặc ăn phải ấu trùng giia đoạn 3 của Anisakis có thể gây nên bệnh Anisakiasis ở người. Các triệu chứng của bệnh Anisakiasis tăng lên khi giun đi xuyên qua niêm mạc dạ dày, dẫn đến các triệu chứng thuộc vùng ổ bụng và phản ứng dị ứng.

Van Thiel và cộng sự (1960) báo cáo ca đầu tiên về bệnh Anisakiasis, tại Netherlands năm 1960. Sau đó, nhiều trường hợp được báo cáo tại nhật Bản, Tây Âu là những nơi thường ăn cá sống. Kim và công sự (1971) cũng báo cáo một trường hợp ấu trùng Anisakis có mặt trong vùng hầu họng ở người như một ca bệnh đầu tiên tại Hàn Quốc. Tiếp theo đó, một số bệnh nhân bị bệnh Anisakiasis cấp và biểu hiện chủ yếu là triệu chứng dạ dày ruột như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa đã được phân tích và làm rõ thông qua nội soi dạ dày tá tràng. Desowitz và cộng sự (1985) mô tả một phương pháp phát hiện kháng thể đặc hiệu IgE chống lại A. simplex. Từ thời gian đó, Kasuya và cộng sự cũng đã xác định tiềm năng gây dị ứng của A. simplex trên 2 ca lâm sàng và đã nhấn mạnh loại ký sinh trùng này là tác nhân gây bệnh liên quan đến ăn cá sống trên các bệnh nhân có nổi mày đay. Tại Hàn Quốc, Kim và cộng sự đã báo cáo ca bệnh đầu tiên Anisakiasis có dị ứng dạ dày ruột sau khi bệnh nhân ăn cá sống ở đảo Jeju, chưa có báo cáo nào đề cập đến phản ứng dị ứng do Anisakis, mặc dù người dân Hàn Quốc tự do ăn cá sống rất nhiều.
 

Các loại thực phẩm biển thường liên quan đến bệnh

Các loại thực phẩm biển là nguồn chính gây nhiễm bệnh trên người do nhiễm phải ấu trùng giun. Các con trưởng thành của A. simplex thường tìm thấy trong dạ dày của cá heo hoặc cá voi Các trứng thụ tinh từ các ký sinh trùng cái đi ra khỏi phân của vật chủ. Trong nước biển, trứng thụ tinh, phát triển thành ấu trùng và đẻ ra trong nước biển. Các ấu trùng này tiếp đó nhiễm vào các loài giáp xác (nhất là các nghuyễn thể nhỏ liên quan đến tôm0 và các động vật không xương sống nhỏ khác. Ấu trùng phát triển trong các động vật không xương sống và trở thành thể gây nhiễm tiếp cho vật chủ tiếp theo như cá hoặc các động vật nhuyễn thể khác lớn hơn như mực ống. Các ấu trùng có thể đi xuyên qua đường tiêu hóa vào trong cơ của vật chủ thứ hai. Một số bằng chứng tồn tại đối với ấu trùng giun di chuyển từ tạng đến thịt nếu các vật chủ cá không không đẩy ra được. Chu kỳ của tất cả các con thuộc giống anisakid đều có liên can đến con người như nhau. Nhiều ký sinh trùng được biết đã xảy ra thường trong thịt của các con cá tuyết, cá thu, cá tuyết chấm đen, cá bơn, cá hồi Thái Bình Dương, cá trích, cá nhám,…

Xét nghiệm các thực phẩm cá trên một bàn sạch và sáng được sử dụng để chế biến hoặc xử lý giảm bớt số lượng giun trong một số cá trắng được biết là thường bị nhiễm. Phương pháp này không phải là hoàn toàn hiệu quả, và nó cũng không phải là đủ hiệu qủa loại bỏ một lượng lớn giun trong cá.

Bệnh nặng và các biến chứng

Một số ca bệnh nặng của bệnh Anisakiasis thường đau rất dữ dội và đòi hỏi phải can thiệp phẩu thuật. Loại bỏ giun ra khỏi tổn thương là được biết chỉ là biện pháp làm giảm đau và loại bỏ nguyên nhân duy nhất (hơn là cách mà chúng ta phải đợi đến khi giun chết). Các triệu chứng hình như cũng có thể tồn tại sau khi giun đã chết vì một số thương tổn tìm thấy trong thời gian phẩu thuật đã loại bỏ giun nhưng còn tàn dư của giun ở đó. Làm hẹp lỗ môn vị cũng đã được báo cáo trong trường hợp phẩu thuật mỏ ổ bụng lấy giun ra khỏi dạ dày.

Thái độ xử trí

Đối với giun, con người là vật chủ cuối cùng, ấu trùng AnisakisPseudoterranova không thể sống sót trong ngườivà ngay cả chết. Do đó, việc điều trị trong những ca bệnh có triệu chứng, liều nhiễm nặng. Cần thận trọng khi chỉ định điều trị trong trường hợp tắc ruột non do ấu trùng Anisakis, trường hợp như thế cần phẩu thuật cấp cứu, mặc dù có một số trường hợp điều trị bằng Albendazole đơn thuần (tránh phẩu thuật) cũng được thành công nhưng không nên mạo hiểm.

Một số thông tin cập nhật về ký sinh trùng trên hải sản

Tỏi trị giun sán và ký sinh trùng nguy hiểm

Tại Úc, các nhà nghiên cứu ở Trường đại học James Cook đã phát hiện ra rằng, việc thêm tỏi vào khẩu phần ăn cho cá có thể giúp hạn chế một số loại ký sinh. Ký sinh trùng có thể gây ra tổn hại nghiêm trọng đến cá nuôi. Cụ thể, ký sinh giun dẹt, Neobenedenia spp. đã gây ra nhiều thất bát cho nông dân nuôi cá ở vùng biển nhiệt đới. "Nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng, cho cá ăn tỏi giúp cải thiện đáng kể hệ thống miễn dịch, nghiên cứu này tiến xa hơn nữa để kiểm tra xem có bất kỳ tác dụng nào chống lại ký sinh trùng" - Thane Militz làm việc tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu về ký sinh trùng biển giải thích.
 

Trong nhiều thí nghiệm, ở các trang trại sản xuất cá chẽm, cá được cho ăn tỏi với những nồng độ khác nhau trong 30 ngày trước khi tiếp xúc với giun dẹt. Một nửa số cá chẽm được cho ăn tỏi hoàn toàn miễn nhiễm trong khi 100% cá chẽm không có tỏi trong khẩu phần ăn bị nhiễm ký sinh trùng đáng kể. Ông Militz cũng đề cập: "Một kết quả bất ngờ khác của nghiên cứu là có vẻ như cá rất thích tỏi. Một xu hướng nhất quán trong tất cả các nghiên cứu là cá càng ăn nhiều hơn khi trong khẩu phần ăn có tỏi". Các chất phụ gia trong thức ăn cho việc điều trị ký sinh trên thị trường hiện nay thường không hấp dẫn cá bởi vị đắng của nó. "Với hầu hết các phương pháp điều trị thương mại, cá thường nhả thức ăn viên có trộn thuốc khi chúng nhận thấy mùi vị, tuy nhiên chúng tôi lại có kết quả ngược lại với tỏi trong khẩu phần ăn của cá. Tỏi cung cấp một tiềm năng lớn như một tác nhân chống lại các loại ký sinh trùng nói chung, có thể dễ dàng quản lý tại chỗ trong nuôi trồng thủy sản" - Ông Militz lý giải thêm.

Tỏi được sử dụng trong thí nghiệm được lấy từ Queensland. Dự án "Hiệu quả của chiết xuất tỏi để quản lý một ký sinh trùng biển có ý nghĩa trong nuôi trồng thủy sản" được đứng đầu bởi Thane Militz cùng với các cộng sự: Giáo sư Paul Southgate, Guy Carton và Kate Hutson từ Khoa Sinh học biển và  Nhiệt đới và Trung tâm Thủy sản nhiệt đới bền vững và nuôi trồng thủy sản
  

Coi chừng giun sán ở hải sản tươi sống

Mùa hè là mùa du lịch, nhiều du khách thích ăn hải sản như lẩu, gỏi... Nhưng trong các loại hải sản tươi sống hấp dẫn đó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm cho bạn có thể bị nhiễm bệnh giun sán. Làm sao vẫn được thưởng thức món hải sản ngon lành mà không bị mắc bệnh? Các nghiên cứu cho thấy, nhiều loại cá nước ngọt như cá quả (còn có tên gọi khác là cá chuối, cá lóc…), cá trê, lươn, ếch, sên, ốc…trong cơ và gan của chúng có chứa nhiều loại ấu trùng giun sán như ấu trùng Gnathostoma gây bệnh giun đầu gai. Bất cứ cơ quan nào của cơ thể cũng có thể bị ấu trùng giun tấn công, với triệu chứng thường gặp là vùng da sưng đỏ, nổi ngứa, ban đỏ. Khi Gnathostoma di chuyển lên hệ thần kinh thì bệnh nhân có thể viêm màng não do ký sinh trùng. Cá trắm, cá chép, cá diếc, có chứa ấu trùng sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini. Khi vào cơ thể người chúng gây tổn thương gan, đường mật. Những loại ốc, cua, tôm là vật chủ trung gian truyền bệnh của bệnh sán lá phổi.

Bệnh gặp ở hầu hết các nơi người dân có tập quán ăn cua, tôm nướng, chưa được nấu chín. Khi ăn phải tôm, cua nước ngọt có mang ấu trùng sán lá phổi Paragonimus westermani bệnh nhân bị ho dai dẳng, khạc đờm màu gỉ sét giống bệnh lao. Ăn ốc dễ nhiễm sán máng và sán còn xâm nhập cơ thể qua da khi người hoạt động dưới nước. Ở người, sán trưởng thành ký sinh ở đoạn ruột cuối hay ở bàng quang. Trứng sán thải theo phân và nước tiểu ra ngoài, khi gặp nước ngọt nở ra ấu trùng. Ấu trùng xâm nhập vào vật chủ trung gian là ốc rồi phát triển thành vĩ ấu trùng ra khỏi ốc vào nước; từ nước vĩ ấu trùng xâm nhập qua da vào cơ thể người. Trong cơ thể sán máng và trứng sán ký sinh và gây tổn thương ở ruột, gan, phổi, tim, não, thận, bàng quang… có khi gây tử vong.

Nguy cơ bệnh tật do ăn hải sản sống

Ăn cá biển thì nguy cơ nhiễm giun tròn rất cao. Giun tròn Anisakia sống ký sinh ở các loại cá biển như cá voi, hải cẩu, cá heo. Theo dây chuyền “cá ăn cá”, bệnh lây lan sang nhiều loài cá mà con người hay ăn như: cá mực, cá thu, cá mòi, cá tuyết, cá bơn, cá đá, cá hồi, cá ngừ và các loại cá biển khác, với tỷ lệ nhiễm bệnh của cá biển lên tới 80%. Người ăn phải các ấu trùng của giun trong cá biển ở dạng tái, sống, nấu chưa chín, muối, hay làm gỏi. Trong cơ thể, ấu trùng được giải phóng ra sẽ bám hoặc rúc một phần vào niêm mạc dạ dày hay ruột non, gây loét tại chỗ, phù nề và hình thành các u hạt. Trong vài giờ kể từ khi nuốt phải ấu trùng giun, bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn và đau vùng thượng vị mỗi lúc một nặng, có khi đau bụng dữ dội biểu hiện như một cấp cứu bụng ngoại khoa. Các phản ứng dị ứng, sốc phản vệ có thể xuất hiện. Nếu nhiễm giun Anisakia ở ruột thường xảy ra trong vòng 1 - 2 tuần với các triệu chứng: đau bụng từng cơn, đau quặn xuất hiện ở phần bụng dưới, thường gặp đau khu trú ở vùng hồi manh tràng, kèm theo tiêu chảy, buồn nôn, nôn, trướng bụng và sốt nhẹ. Ở thể bệnh mạn tính: xuất hiện từ vài tuần tới vài năm sau khi ăn hải sản nhiễm giun, bệnh nhân có biểu hiện giống như các trường hợp loét dạ dày, viêm dạ dày, u dạ dày, tắc ruột hoặc viêm ruột.

Hàu là loại hải sản được thu hoạch tự nhiên hoặc nuôi ở các vùng ven biển. Hàu sống là món ăn phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Hàu sống được ăn tái với chanh hoặc mù tạt. Tuy món hàu sống cung cấp nhiều chất đạm, vitamin, kẽm cho cơ thể nhưng chúng cũng mang vi khuẩn họ Vibrio spp. gây bệnh tả cho thực khách dùng món này. Cho nên ăn hàu nấu chín vẫn là lựa chọn khôn ngoan của bạn vì vẫn rất bổ và an toàn.

Tài liệu tham khảo

1.For Chlonorchiasis: Public Health Agency of Canada/ Clonorchis sinensis-Material Retrieved o­n April 14, 2009

2.For Anisakiasis: WrongDiagnosis: Symptoms of Anisakiasis Retrieved o­n April 14, 2009

3.For Diphyllobothrium: MedlinePlus/Diphyllobothriasis Updated by: Arnold L. Lentnek, MD. Retrieved o­n April 14, 2009

4.For symptoms of diphyllobothrium due to vitamin B12-deficiency University of Maryland Medical Center > Megaloblastic (Pernicious) Anemia 2009.

5.Akbar A, Ghosh S (2005). "Anisakiasis–a neglected diagnosis in the West". Dig Liver Dis 37 (1): 7–9.

6.Lorenzo S, Iglesias R, Leiro J, et al. (2000). "Usefulness of currently available methods for the diagnosis of Anisakis simplex allergy". Allergy 55 (7): 627–33.

7.Mattiucci S., Nascetti G., Tortini E., Ramadori L., Abaunza P. & Paggi L (2000). "Composition and structure of metazoan parasitic communities of European hake (Merluccius merluccius) from Mediterranean and Atlantic waters: stock implications". Parassitologia 42 (S1): 176–86.

8.Sampson HA. Update o­n food allergy. J Allergy Clin Immunol. 2004;113:805–819.

9.Moreno-Ancillo A, Caballero MT, Cabañas R, et al. Allergic reactions to Anisakis simplex parasitizing seafood. Ann Allergy Asthma Immunol. 1997;79:246–250.

10.Van Thiel PH, Kuiper FK, Roskam RTH. A nematode parasitic to herring causing acute abdominal syndromes in man. Trop Geogr Med. 1960;12:97–113.

11.Kim CH, Chung BS, Moon YI, Chun SH. A case report o­n human infection with Anisakis sp. in Korea. Korean J Parasitol. 1971;9:39-43.

12.Desowitz RS, Raybourne RB, Ishikura H, Kliks MM. The radioallergosorbent test for the serologic diagnosis of human anisakiasis. Trans R Soc Trop Med Hyg. 1985;79:256-259.

13.Kasuya S, Hanano H, Izumi S. Mackerel-induced urticaria and Anisakis. Lancet. 1990;335:665.

14.Kim SH, Kim HU, Lee JC. A case of gastroallergic anisakiasis. Korean J Med. 2006;70:111–1166.

15.Audicana M, Garcia M, del Pozo MD, etal. Clinical manifestations of allergy to Anisakis simplex. Allergy. 2000;55(S59):28-33.

16.Audicana MT, Ansotegui IJ, de Corres LF, Kennedy MW. Anisakis simplex: dangerous-dead and alive? Trends Parasitol. 2002;18:20–25.

17.Añíbarro B, Seoane FJ, Múgica MV. Involvement of hidden allergens in food allergic reactions. J Investig Allergol Clin Immunol. 2007;17:168–172.

18.Seol SY, Ok SC, Pyo JS, et al. Twenty cases of gastric anisakiasis caused by Anisakis type I larva. Korean J Gastroenterol. 1994;26:17–24.

Ngày 06/01/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung và Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích