Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 6 2 7 5
Số người đang truy cập
3 0 5
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Q & A: Những hiểu biết về bệnh ký sinh trùng thường gặp

Ngày nay các bệnh ký sinh trùng ngày càng phổ biến, nhất là các bệnh lây truyền từ động vật sang người ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân, để đáp ứng yêu cầu tư vấn của cộng đồng về bệnh và các phòng chống qua Email, ngoài việc trả lời trực tiếp Ban Biên tập xin đăng tải những ý kiến tư vấn này dưới dạng Q & A (hỏi và trả lời) để bạn đọc cùng tham khảo.

Tư vấn về ấu trùng giun đũa chó/mèo (Toxocara canis/cati)

Ấu trùng giun đũa chó tên khoa học là Toxocara canis và giun đũa mèo tên khoa học là Toxocara cati có thể bị nhiễm lạc chủ sang người và có khả năng di chuyển nội tạng để gây bệnh ở thể ấu trùng ở người. Hiện nay, tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở người đã trở nên phổ biến và nhiều bạn đọc rất băn khoăn về căn bệnh này cũng như cách phòng chống.

Vo Thi sau, thi tran buon trap, h krongana, tinh daklal

Q: Năm nay con gái em 3 tuoi, cao 94cm, nặng 12kg. Vừa rồi đi khám bác sĩ kết luận xét em bị nhiễm giun đũa chó với kết quả xét nghiệm OD +2,47. Em dang rất lo lắng va hoang mang, vậy cho em hỏi con gái em nhỏ như vậy có chữa trị được không? Nếu muốn khám chuyên khoa thì lúc nào có thể đến được, em xin cảm ơn

           A: Cảm ơn về câu hỏi của bạn, chúng tôi chia sẻ mối lo lắng của bạn và gia đình về kết quả xét nghiệm của cháu. Chúng tôi muốn biết rõ ràng vì sao bạn lại đưa cháu đi khám và xét nghiệm, trước khi đi khám xét nghiệm cháu có triệu chứng gì không (chẳng hạn như ngứa, mày đay, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu,…) chứ nếu chỉ có đơn thuần một xét nghiệm dương tính với kháng thể chống lại giun đũa chó như bạn mô tả thì chúng tôi khuyên bạn không nên điều trị cho cháu giun đũa chó như phác đồ thông thường. Trong trường hợp cháu có các triệu chứng trên thân mình và kết quả xét nghiệm như trên đề cập và chức năng gan thận cháu bình thường sẽ được điều trị bình thường. Bạn có thể đưa cháu đến khám tại Viện bất kỳ lúc nào kể cả ngày thứ 7 và chủ nhật, không nhất thiết phải đặt trước. Thân chúc gia đình bạn khỏe!

Nguyễn Văn Sáu-chusautri@...........-Công nhân thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Q: Vừa rồi tôi đi xét nghiệp máu ở Bệnh viện da liễu trung ương Quy Hòa với kết quả nhiễm giun đũa chó (1.05). Bác sĩ có cho toa uống 20 ngày với các loại thuốc Helmzole 400mg (Albendazole) 40 viên, Pyme CZ10mg (Cetirizine Hydrochloride) 20 viên, Selliver (Silymarin+Vitamin nhóm B) (40 viên), EmZinc (Zinc Acetate) 40 viên. Tôi đã uống được 10 ngày rồi nhưng từ khi uống thuốc này trong người cảm thấy mệt mỏi, nóng trong người, rất khó chịu, đi tiểu nước có màu vàng đậm, có cảm giác như bị rối loạn cường dương nữa. Xin hỏi Ban biên tập có phải khi uống thuốc này thì xảy ra tình trạng như vậy không; nếu đúng thì sau khi uống xong, những tình trạng kia có chấm dứt hay không? Xin cảm ơn.

 

A: Với phác đồ điều trị bệnh ấu trùng giun đũa chó như trên của bạn từ các bác sĩ chỉ định, chúng tôi cho rằng đây là một đơn thuốc hợp lý với chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, bất kỳ một thuốc nào, kể cả vitamin có thể dều có tác dụng ngoại ý gây cho bạn mệt mỏi, khó chịu, đặc biệt các thuốc điều trị giun sán như trên có độ tính tượng đối nên có thể vì thế bạn hơi khó chịu, sau khi bạn kết thúc liệu trình dùng thuốc có thể các triệu chứng khó chịu như trên sẽ chấm dứt trong vòng 48 giờ. Riêng vấn đề nước tiểu bạn thay đổi màu sắc có thể do một số thành phần hay hoạt chất thuốc trong nhóm thuốc điều trị của bạn có chất máu khiến cho bạn thay đổi màu sắc nước tiểu đó thôi, các dấu này cũng vậy – sau khi dừng thuốc thì màu sắc nước tiểu cũng nhạt dần và trở lại bình thường. Thân chúc bạn khỏe!

Thắm kute ….

Q: Kính chào bác sỹ! Dạ thưa bác sỹ cháu muốn hỏi bác sỹ tư vấn giúp cháu vấn đề này với: cách đây 15 ngày cháu có đi khám ở bệnh viện đại học y dược TPHCM và làm xét nghiệm máu thì có kết quả dương tính với giun đũa chó S/Co là 1.2. Vậy bị nhiễm có nặng không ạ? Bác sỹ kê đơn cho cháu uống 4 ngày liên tục thuốc đặc trị giun đũa chó và 14 ngày thuốc bổ gan và chống suy thận và hẹn cháu 8 tháng sau tái khám. Nhưng cháu có về tìm hiểu và được biết viện ký sinh trùng ở Quy Nhơn là trị được hiệu quả vì anh rể cháu từng bị sán chó và đã được điều trị khỏi tại viện nên cháu muốn xuống khám tại Viện. Vậy thì cho cháu hỏi thời gian bao lâu nữa cháu có thể khám và điều trị? Cháu rất lo lắng. Mong bác sỹ dành chút thời gian tư vấn cho cháu để cháu xuống khám và điều trị. Cháu xin chân thành cảm ơn bác sỹ rất nhiều. Kính chúc bác sĩ cùng gia đình sức khỏe hạnh phuc.

 

A: Trước hết xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng và tín nhiệm Viện chúng tôi trong vai trò quản lý và điều trị bệnh ký sinh trùng nói chung và giun sán nói riêng. Riêng trường hợp của bạn, xét nghiệm có dương tính với ấu trùng giun đũa chó mèo Toxocara spp là 1.2, nhưng rất tiếc chúng tôi không nhận được các thông tin khác về biểu hiện lâm sàng trên cơ thể bạn có hay không? Ngoài xét nghiệm thông số này ra, bạn có còn làm thêm một số xét nghiệm khác không? Khi có các dữ liệu như vậy thì chúng tôi mới có thể cho lời khuyên cũng như hướng tư vấn tốt nhất cho bạn. Với chỉ số dương tính như vậy, chúng ta rất khó để đánh giá nhiễm như thế có nặng lắm không vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác chứ không nhất thiết một chỉ số bạn nhé. Nếu bạn chưa yên tâm, bạn có thể đến Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn để xin khám, làm xét nghiệm lại và được các bác sĩ tại đây tư vấn tiếp cũng như hẹn lịch tái khám nếu bạn bị mắc bệnh thật sự. Thân chúc bạn khỏe!

Tư vấn về tẩy giun và các thắc mắc liên quan đến bệnh ký sinh trùng

Ngyễn thị mơ-economicsstudy2015@………….-Nha Trang - Khánh Hòa

Q: Hiện tại em đang cho con bú. Cháu được 1 tháng rưỡi. Ngày 29/5/2014 em có uống thuốc tẩy giun loại Fubenzol thuộc nhóm Mebendazole. Sau khi uống em có cho cháu bú. Ngày 30/5/2014 thấy cháu khó chịu. Em lo lắng và tạm ngưng bú me. Cho em hỏi thuốc có ảnh hưởng đến cháu không? mong bác sĩ giải đáp cho em sớm. Đọc trên mạng thấy phụ nữ đang cho con bú không được uống thuốc tẩy giun. Thấy con như vậy em rất lo.

 

A: Trước hết chúng tôi xin chia sẻ và mong rằng bạn có thể bình tĩnh chứ không phải lo lắng thái quá mà ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và của cả cháu, chúng tôi đề nghị bạn vẫn tiếp tục cho cháu bú trở lại bình thường chứ không nên dừng không cho bú là không nên (vì bạn cũng biết vai trò sữa mẹ quan trọng như thế nào với các trẻ em như con bạn).

Trong thư, chúng tôi cũng không rõ vì sao bạn lại dùng thuốc mebendazole trong thời gian này vì mục đích gì?, hơn nữa việc dùng thuốc 1 viên Fubenzol (một loại biệt dược của Mebendazole) thì không phải là nghiêm trọng lắm dù sao bạn cũng đã lỡ uống rồi, chúng tôi chia sẻ các thông tin khoa học để giải thích nhằm trấn an và bạn nên yên tâm:

+ Tuy thuốc được khuyên không nên dùng trong thời gian đang cho con bú và thời gian mang thai để tránh tối thiểu các tác dụng ngọai ý tác động, song trong một số trường hợp bệnh, nhìn thấy lợi ích lớn hơn nguy cơ thì bác sĩ vẫn chỉ định dùng để cứu sống bệnh nhân, kể cả phụ nữ mang thai;

+ Thuốc mà bạn lỡ dùng là loại thuốc dùng rất hiệu quả và an toàn, tác dụng phụ không đáng kể (< 5% số ca) nhưng nếu có thì chỉ thoáng qua và chấm dứt sau khi hết uống thuốc;

+ Lượng thuốc và chất chuyển hóa sau khi dùng thuốc Mebendazole đào thải một lượng rất ít qua sữa mẹ, nên có thể làm con bạn khó chịu, nhưng thuốc cũng đào thải nhanh nên chỉ trong khoảng 2 ngày là không còn nữa, nên bạn vẫn tiếp tục cho cháu bé bú, không nên bỏ bú nhé.

 

Hy vọng với các thông tin trên đã giúp bạn an tâm và điều đặc biệt là nên duy trì cho cháu bé bũ sữa mẹ.

Trần Thu Phượng-phuongtran300686@...........- giáo viên -Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Q: Con trai tôi 7 tháng tuổi, cháu vẫn bú mẹ, ngày hôm qua 26/5/2014 cháu bị đi tiêu khoảng 5 lần một ngày, khi đi tiêu có chất nhầy như mũi, lúc thì hơi có bọt và 1 lần phân có chất nhầy máu mũi, mùi phân không tanh, hơi chua. Mỗi lần đi cháu phải rặn ra ít phân chứ không nhiều. Cháu cũng hơi sốt khoảng 37.7 độ là cao nhất còn chủ yếu là 37.4 độ. Cháu cũng quấy hơn so với mọi ngày. Vậy mong bác sĩ giải thích cho tôi biết về hiện tượng của cháu và cho tôi biết nên phải làm gì.

A: Với các triệu chứng của bạn mô tả qua tình trạng lâm sàng của cháu kết hợp với quan sát phân của bạn chúng tôi nghĩ nhiều đến cháu bị nhiễm đơn bào do amip Entamoeba histolytica, tuy nhiên để chẩn đoán xác định và điều trị hiệu quả nhất cho cháu, tránh mất nước và suy dưỡng cho cháu, chúng tôi khuyên bạn đưa cháu đi khám bệnh càng sớm càng tốt và lấy mẫu phân cháu đi xét nghiệm nhằm xác định tác nhân gây bệnh của cháu bé là gì. Vì một số tác nhân khác có thể gây bệnh đơn thuần hoặc đồng nhiễm như nấm, vi khuẩn,…làm cho con bạn biểu hiện bệnh phức tạp hơn.

 


Khi đã có kết quả xét nghiệm chính xác, các bác sĩ chuyên khoa nhi sẽ đưa ra chỉ định thuốc điều tị tối ưu nhất cho con bạn nhé.

Nguyễn Thị Thanh Xuân-thanhxuantvt1@.............., Hà nội

Q: tỉ lệ % bạch cầu ái toan của tôi là 9% thì có đáng lo ngại không?

 


A: Lại một câu hỏi nữa mà chúng tôi thật sự không biết bạn dang hỏi ai và cần nhờ ai trả lời giúp. Vả lại, xét nghiệm này bạn đưa ra trong tình huống nào, vì sao đi khám bệnh và ngoài chỉ sốnày còn loại xét nghiệm nào khác không, nếu không chúng tôi khó phúc đáp một cách toàn diện và đưa ra lời khuyên thấu đáo cho bạn được. Vì bản thân chỉ số bạch cầu ái toan này xuất hiện và gia tăng trong rất nhiều bệnh lý khác nhau chứ không nhất thiết và đặc trưng cho một bệnh lý nào khác bạn nhé.

Do vậy, chúng tôi xin mạn phép chưa trả lời được câu hỏi này!

 

Ngày 19/06/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, TS. Nguyễn Văn Chương,
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích