Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 3 6 9 3
Số người đang truy cập
2 8 4
 Chuyên đề Ký sinh trùng
WHO/P. Metois
Biệnh ghẻ cóc tại Vanuatu: Trên đường tiến đến thanh toán chỉ với một viên thuốc duy nhất

Tháng 3/2014. WHO - Trên hòn đảo núi lửa nhiệt đới của Tanna, ở tỉnh cực nam của quốc gia Vanuatu của đảo Thái Bình Dương, người dân tự hào bảo vệ lối sống bộ lạc truyền thống của mình chống lại các sáng chế và ảnh hưởng hiện đại. Tuy nhiên đến tháng 7/2013, khung cảnh này đã bị phá hỏng bởi một căn bệnh rất dễ lây trong cộng đồng, gây nhiễm cho gần như tất cả trẻ em dưới 15 tuổi, gây ra lở loét trên cánh tay và chân. Một số những người bị nhiễm bị đau khổ trong nhiều năm vì căn bệnh này có thể dẫn đến biến dạng mãn tính và tàn tật nếu không được điều trị.

Bệnh ghẻ cóc (Yaw)s là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lây truyền qua tiếp xúc da trực tiếp, đặc biệt là trẻ em chơi với nhau và những người sống trong điều kiện đông đúc.

Trước khi phát minh ra thuốc kháng sinh, bệnh đã lan rộng trong hầu hết các nước nhiệt đới. Trong những năm 1950s và 1960s, WHO và UNICEF tổ chức các chiến dịch đại trà điều trị cho khoảng 50 triệu người bằng cách tiêm Penicillin tại 46 quốc gia. Những chiến dịch này, kết hợp với cải thiện điều kiện sống, dẫn đến một sự suy giảm mạnh của gần 95% bệnh ghẻ cóc trên toàn thế giới. Tuy nhiên,trong 20 năm qua, bệnh ghẻ cóc đã trở lại Vanuatu với một số lượng lớn. Một cuộc khảo sát được hỗ trợ của WHO trong năm 2011 phát hiện ra rằng căn bệnh này đặc biệt phổ biến ở tỉnh Tafea (trong đó bao gồm đảo Tanna), trong một số cộng đồng, gần 90% số người bị ảnh hưởng. Cuộc khảo sát nhắc nhở WHO cùng với Bộ Y tế Vanuatu bắt đầu kế hoạch cho một chiến dịch dùng thuốc đại trà được hỗ trợ bởi nguồn tài trợ từ Chính phủ Australia.

Kháng sinh bằng đường uống làm cho chiến dịch đại trà dễ dàng hơn (Oral antibiotic makes mass campaigns easier)

Nghiên cứu mới từ nước láng giềng Papua New Guinea đã giúp đơn giản hóa các nhiệm vụ: nghiên cứu cho thấy uống một liều kháng sinh duy nhất loại azithromycin ít nhất là có hiệu quả như tiêm Penicillin trong chữa bệnh ghẻ cóc, phát hiện quan trọng này là chất xúc tác cho một nỗ lực mới trên toàn cầu nhằm thanh toán căn bệnh này vào năm 2020. "Tiêm là phức tạp hơn nhiều để sử dụng trong thực địa, tiêm gây ra đau đớn vì thế mà trẻ em không luôn luôn hợp tác với các chiến dịch điều trị nhưng với một liều duy nhất điều trị bằng đường uống, tất cả điều mà bạn cần là thuốc và nước sạch", Tiến sĩ nói Kingsley Asiedu phụ trách công tác thanh toán bệnh ghẻ cóc có trụ sở tại WHO cho biết. Trước khi chiến dịch đại trà có thể bắt đầu, đội thực hiện biết rằng họ đối mặt với một thách thức nhằm thuyết phục người dân Tafae tham gia, những nỗ lực trước đây trong thực hiện các chiến dịch là không thành công do sự xa xôi của các cộng động ở quốc đảo này và một nền văn hóa nghi ngờ cao độ về y học hiện đại.

Thuyết phục người dân (Convincing the people)

"Điều rất quan trọng là nhận được sự chấp nhận của Trưởng thôn truyền thống và các nhà lãnh đạo khác trong cộng đồng để họ sẽ cho phép cho các đội chúng tôi viếng thăm các ngôi làng và điều trị cho người dân", bà Fasihah Taleo, quản lý chương trình quốc gia về các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (national programme manager for neglected tropical diseases) tại Bộ y tế Vanuatu cho biết. "Chúng tôi đã mời các trưởng thôn tham dự một buổi lễ giết lợn mang tính phong tục và họ uống viên thuốc (azithromycin) trước công chúng để chứng tỏ cho mọi người về sự an toàn", Fasihah Taleo , Bộ Y tế Vanuatu: "Vì vậy, chúng tôi đã mời các trưởng thôn tham dự một buổi lễ giết lợn mang tính phong tục và họ đã uống viên thuốc (azithromycin) trước công chúng để chứng tỏ cho mọi người về sự an toàn", Chương trình phát thanh được phát sóng bằng tiếng địa phương nhằm thuyết phục người dân về tầm quan trọng của việc tham gia vào chiến dịch.

Các hoạt động loại trừ bệnh sốt rét gần đây trên địa bàn tỉnh này cũng đã mở đường cho sự chấp nhận của các can thiệp y tế với các nhà lãnh đạo cộng đồng. "Hoạt động phun tồn lưu trong nhà trên diện rộng và các chiến dịch nâng cao sức khỏe phun nhằm ngăn chặn bệnh sốt rét liên quan đến sự tham giarất chặt chẽ với cộng đồng, giúp xây dựng lòng tin và hỗ trợ cho các hoạt động tiếp cận cộng đồng của Bộ Y tế. Những liên kết chặt chẽ đã trở thành công cụ trong chiến dịch về bệnhghẻ cóc gần đây", Tiến sĩ Lasse Vestergaard, từ chương trình sốt rét khu vực Tây Thái Bình Dương (malaria programme in the Western Pacific Region) của WHO cho biết.

Thành công: Độ bao phủ 96% (Success: coverage of 96%)

Vào tháng 7/2013 trong một chiến dịch uống thuốc đại trà khoảng thời gian hai tuần đạt đến 96% dân số (gần 44.000 người) ở tỉnh Tafea. Tất cả các nhóm tuổi, trừ trẻ em dưới 6 tháng tuổi, là mục tiêu vươn tới bất kể họ có triệu chứng của bệnh hay không. "Nhiều trẻ em đi bộ xung quanh khi bị vết loét do bệnh ghẻ cóc trong nhiều năm, trong vòng một tuần sau khi được điều trị kháng sinh, vết loét của họ đã biến mất", bà Taleo nói. Trong những tháng sau chiến dịch, chỉ 6 trường hợp bệnh ghẻ cóc được báo cáo bởi bệnh viện chính của tỉnh, tất cả chúng là những người đến từ tỉnh Tafea sau chiến dịch. Sau khi nhìn thấy tác động đáng kể của những người hàng xóm và bạn bè, một số người đã từ chối điều trị trong chiến dịch đã đến các cơ sở y tế yêu cầunhận được sự điều trị.

Thúc đẩy việc phát hiện và điều trị tất cả ca bệnh (Push to find and treat all cases)

Kể từ khi chiến dịch, Vanuatu đã tổ chức một sự thúc đẩy mới để tìm và điều trị tất cả các trường hợp trong phần còn lại của đất nước. Tiến sĩ Jacob Kool, nhân viên liên lạc quốc gia của WHO tại Vanuatu nhấn mạnh tầm quan trọng của giám sát bền vững trong những năm tiếp theo để đảm bảo rằng bất kỳ trường hợp còn lại hoặc mới nhập khẩu nhanh chóng được phát hiện và điều trị: "Các nhân viên y tế được đào tạo để nhận biết bệnh và báo cáo với cơ quan chức năng, bất cứ khi nào một trường hợp bị bệnh ghẻ cóc được tìm thấy thì điều này được theo sau bởi một sự điều trị hàng loạt cho cộng đồng tại các thôn bị ảnh hưởng". Chiến dịch cũng đóng một vai trò quan trọng về tính giá trị của một test chẩn đoán nhanh mới cho bệnh ghẻ cóc được phát triển, trong sự hợp tác với Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (United States Centers for Diseases Con trol) và một công ty công nghệ sinh học của Mỹ.

"Chúng tôi sử dụng các mẫu mà chúng tôi thu thập được tại Tafea cho thấy rằng test đơn giản này là hợp lý và đáng tin cậy trong chẩn đoán bệnh ghẻ cóc", Tiến sĩ Kool nói: "Điều này sẽ giúp tất cả các quốc gia trở nên hiệu quả hơn bây giờ với việc phát hiện căn bệnh này".

Ngày 23/05/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
Theo who.int.com
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích