Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 3 3 5 8
Số người đang truy cập
4 4 0
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Vệ sinh môi trường nước và vệ sinh cá nhân-một tiêu chí quan trọng trong phòng chống bền vững các bệnh ký sinh trùng

Bệnh giun truyền qua đất (Soil transmitted helminthiasis_STHs) và sán máng những bệnh ký sinh trùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người nghèo nhất trên thế giới và là nguyên nhân gây thiệt hại lần lượt lên đến 39 triệu và 70 triệu ngườicó sốnăm sống bị điều chỉnh do thương tật(disability adjusted life years_DALYs).

Giới thiệu

Bệnh giun truyền qua đất (Soil transmitted helminthiasis_STHs) và sán máng những bệnh ký sinh trùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người nghèo nhất trên thế giới và là nguyên nhân gây thiệt hại lần lượt lên đến 39 triệu và 70 triệu ngườicó số năm sống bị điều chỉnh do thương tật (disability adjusted life years_DALYs). Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) đi đầu trong việc xây dựng chính sách để kiểm soát bệnh STHs và bệnh sán máng, ủng hộ liệu pháp hóa trị liệu như một biện pháp can thiệp cơ bản nhất để phòng chống giun sán với mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh. Sự hiểu biết toàn cầu đối với việc sử dụng thuốc albendazole hoặc mebendazole để điều trị cho bệnh nhân nhiễm giun truyền qua đất và praziquantel cho bệnh sán máng đã gia tăng đáng kể và hiện nay, các thuốc này vẫn là chiến lược chính để phòng chống bệnh. Chiến lược này có hiệu quả- chi phí và giảm tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất và bệnh sán máng ở người đáng kể.

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất trong chiến lược sử dụng hóa trị liệu đối với SHTs và bệnh sán máng là thuốc không tiêu diệt được ấu trùng và không thể ngăn chặn tái nhiễm. Các chương trình phòng chống bệnh dựa vào hóa trị liệu có hiệu quả nhất thời trong thời gian ngắn. Vì vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm có thể nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu ngay sau khi chương trình hóa trị liệu chấm dứt.

Một yếu tố quan trọng đó là trứng và / hoặc ấu trùng giun sán có khả năng tồn tại trong thời gian dài ở môi trường bên ngoài - tạo thành nguồn chứa mầm bệnh cho tái nhiễm nhanh chóng sau hóa trị liệu kết thúc.

Yếu tố thứ hai đó là một phần nhỏ dân số thường vẫn còn nằm “ngoài tầm” với của chương trình hóa trị liệu, đây là nhóm dân số bị ảnh hưởng nặng nề nhất đối với bệnh SHTs và sán máng. Do vậy, nhóm dân số này sẽ trở thành ổ chứa mầm bệnh gây tái nhiễm trong cộng đồng. Như vậy, hiệu quả lâu dài của hóa trị liệu để làm gián đoạn sự lan truyền phụ thuộc vào việc duy trì tái điều trị thường xuyên. Nhiều chương trình phòng chống giun sán dựa vào nguồn thuốc tài trợ, do đó chương trình hóa trị liệu khó đảm bảo tính bền vững trong thời gian dài nếu bị gián đoạn cung cấp thuốc. Ở các vùng lưu hành, một khi chương trình điều trị quy mô lớn dừng lại thì tỷ lệ nhiễm bệnh SHTs và sán máng có thể trở lại mức ban đầu trước khi điều trị trong thời gian từ 18 - 24 tháng. Đối với bệnh sán máng, chấm dứt hóa trị liệu cũng có thể dẫn đến sự phục hồi bệnh lý miễn dịch nghiêm trọng hơn.

Thuốc được sử dụng thường xuyên nhất để điều trị bệnh giun sán đó là albendazole, tuy nhiên hiệu quả của loại thuốc này không phải luôn luôn và mọi vùng đạt được 100%. Do đó, chương trình hóa trị liệu sẽ không chữa khỏi cho tất cả các cá nhân được điều trị. Ngoài ra, chương trình phòng chống giun sán đã tập trung chủ yếu vào các nhóm dân số có nguy cơ cao (chủ yếu là học sinh) chứ không phải toàn bộ cộng đồng, mặc dù có nhiều bằng chứng cho rằng tỷ lệ nhiễm cao xảy ra ở nhiều nhóm dân cư khác nhau, ví dụ trẻ em mẫu giáo. Một sự thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận của chương trình phòng chống giun sán đó là hóa trị liệu toàn bộ cộng đồng (MAD) hoặc ít nhất ở trẻ em trước độ tuổi đến trường được xem như là nhóm dân số mục tiêu, có khả năng tác động lớn đến việc giảm tỷ lệ nhiễm các bệnh STHs hơn nữa, đặc biệt những nơi có tỷ lệ nhiễm cao ở nhóm trẻ em trước độ tuổi đến trường hoặc nơi có nhiều trẻ em không đi học.

Thậm chí, ngay cả những nơi có các chương trình phòng chống giun sán diễn ra liên tục cũng có một số bằng chứng làm giảm sự thu hút tham gia của cộng đồng đó là do sợ điều trị và công tác truyền thông hóa trị liệu kém. Ngoài ra, còn có khả năng dẫn đến giun sán kháng thuốc (antihelminths resistance_AR) khi sử dụng thuốc điều trị hàng loạt trên quy mô lớn, như đang xảy ra trong chương trình kiểm soát giun sán ở gia súc. Tác giả Humphries và cộng sự (2011) cho rằng, do áp lực điều trị hiện nay nên các loài giun sán kháng thuốc ở gia súc có thể lan truyền qua đất lây lan cho con người chỉ là vấn đề thời gian.

 

Các ý kiến tranh luận gần đây đã chỉ ra rằng, các yếu tố liên quan đến tình trạng lây nhiễm bệnh như cải thiện dinh dưỡng, nồng độ hemoglobin, đi học và kết quả học tập là không đủ bằng chứng đáng tin cậy để biện minh cho các chương trình hóa trị liệu hiện nay. Các vấn đề khác trong chương trình phòng chống giun sán chưa được giải quyết liên quan đến hóa trị liệu bao gồm khả năng gây quái thai của thuốc nhóm benzimidazole và sự liên quan đến bệnh chàm ở trẻ em sau hóa trị liệu cho các bà mẹ trong giai đoạn mang thai.

Như vậy, hóa trị liệu là điều cần thiết để nhanh chóng giảm bớt gánh nặng và tỷ lệ mắc bệnh giun sán, nhưng để có một chiến lược kiểm soát giun sán bền vững và đạt được các mục tiêu đề ra thì cần nhấn mạnh vai trò của các biện pháp can thiệp khác nhằm giảm tiếp xúc với môi trường, vì chỉ mỗi biện pháp hóa trị liệu thì không thể giải quyết tổng thể toàn cộng đồng.

Tiếp cận nguồn nước, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân (Water, Sanitation, and Hygiene - WASH).

Hiện nay cung cấp nguồn nước sạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trường thích hợp nhằm đảm bảo xử lý phân và nước tiểu con người một cách an toàn và khuyến khích vệ sinh cá nhân (thực hành vệ sinh cá nhân và hộ gia đình như rửa tay, tắm rửa và quản lý nguồn nước dự trữ trong gia đình, tất cả nhằm mục đích giữ gìn sạch sẽ và đảm bảo cơ thể khoẻ mạnh) là rất quan trọng.

WASH là một “công cụ” cần thiết trong công tác phòng chống và kiểm soát bệnh giun sán nhưng đang bị đánh giá thấp vì công cụ WASH nhằm mục đích cung cấp những cải tiến lâu dài đảm bảo sức khỏe tốt cho người dân.

Các biện pháp can thiệp như WASH đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc làm giảm tiếp xúc với môi trường và giảm sự lan truyền trứng và/ hoặc ấu trùng đối với bệnh STHs v à sán máng. Tỷ lệ nhiễm giun đũa (A. lumbricoides) giảm 29% và tỷ lệ nhiễm bệnh sán máng giảm đến 77%, đã được quan sát sau khi thực hiện cải thiện nguồn nước và/ hoặc các cơ sở vệ sinh môi trường. Một nghiên cứu gần đây ở ba nước châu Phi đã ước tính dân số nhiễm bệnh sán máng do không có nước máy chiếm từ 47-71%.

 

Những khu vực có hệ thống vệ sinh môi trường kém thường có gánh nặng bệnh STHs và bệnh sán máng cao. Thực hiện WASH có thể phức tạp và bao gồm nhiều vấn đề lớn của “phần cứng” (ví dụ: nhà vệ sinh, nhà xí, phương pháp xử lý nước thải và cung cấp nước sạch) và “phần mềm” (ví dụ như khuyến khích thay đổi hành vi và quản lý tài nguyên cộng đồng). Tuy nhiên, nhiều trong số này nằm ngoài các dịch vụ cung cấp của hệ thống y tế.

 

Những thách thức khi thực hiện WASH có thể bao gồm thiếu chi phí, quyết tâm của các chuyên gia y tế, thiếu sự tham gia của chính quyền địa phương và quan hệ đối tác giữa công - tư tại các địa phương đối với nhà vệ sinh và phát triển cơ sở hạ tầng, thiếu sự ủng hộ, sự lựa chọn công nghệ không phù hợp, vận hành và bảo trì kém, thu ngân sách không đủ, thiếu đầu tư tài chính đầy đủ và công bằng từ cả chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế và sự thiếu nhận thức trong nhiều cộng đồng ở nông thôn về tầm quan trọng của việc cải thiện thực hành xử lý chất thải.

Điều này đòi hỏi sự phối hợp liên ngành chặc chẽ cũng như sự thống nhất trong chính trị; đầu tư WASH ở các nước đang phát triển đóng góp thiết thực vào thực hiện tất cả các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (Millennium development goals_MDGs).

 

Việc kiểm soát và loại bỏ giun sán ra khỏi cộng đồng là rất khó khăn, do vậy cần có sự cam kết tài chính lâu dài và đầu tư cơ sở hạ tầng tốt hơn.

 
Cải thiện WASH và kiểm soát ký sinh trùng trên toàn cầu
(A)Độ bảo phủ vệ sinh môi trường toàn cầu; (B) Yêu cầu hóa trị đối với STHs toàn cầu;

(C) Phân bố bệnh sán máng trên toàn cầu


Trong nhiều năm, các chuyên gia y tếcũng như các nhà làm chính sách đã lập luận rằng, tác động của biện pháp can thiệp hóa trị liệu chỉ có thể bền vững nếu tích hợp với những cải tiến trong nâng cao sức khỏe, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Điều này đã được Hội đồng y tế thế giới (World Health Assembly_WHA) công nhận và ủng hộ thông qua Nghị quyết về bệnh STHs và bệnh sán máng, cũng như nghị quyết gần đây về các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs). Các hướng dẫn xây dựng chính sách đã làm nổi bật tầm quan trọng của WASH như một thành phần cơ bản trong phòng chống và loại trừ giun sán.

Tuy nhiên, trong phần thảo luận dưới đây, WASH không được chấp nhận trong các hướng dẫn phòng chống các dịch bệnh cụ thể (ví dụ bệnh STHs và bệnh sán máng). Một quan điểm dài hạn về tính hiệu quả và bền vững của các nỗ lực kiểm soát bệnh đòi hỏi phải tích hợp nhiều biện pháp can thiệp để làm giảm sự lan truyền và tái nhiễm. Tuy nhiên, các biện pháp can thiệp WASH đã chậm được đưa vào các chương trình kiểm soát dịch bệnh. Đó là lý do mà các bên tham gia tuyên bố Luân Đôn đối với các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs) đang tìm cách tiếp cận phối hợp nhiều biện pháp hơn nữa như nước sạch và vệ sinh, cải thiện điều kiện sống, kiểm soát véc tơ, truyền thông sức khỏe và hệ thống y tế mạnh hơn ở các khu vực lưu hành.


 


TCYTTG đã xuất bản các hướng dẫn về phòng chống và kiểm soát các bệnh STHs và sán máng trong năm 2002 và hướng dẫn cập nhật đã được xuất bản gần đây có tiêu đề "Phòng chống giun sán ở trẻ em trong độ tuổi đi học: hướng dẫn cho các nhà quản lý chương trình phòng chống, xuất bản lần thứ 2". Hướng dẫn mới này đặc biệt nhắm đến mục tiêu các bệnh STHs và bệnh sán máng. Tài liệu xuất bản lần thứ hai này thừa nhận vai trò quan trọng của WASH và cung cấp tư vấn các chương trình phòng chống giun sán là cần phải bao gồm đầy đủ WASH. Do vậy, chỉ có các giải pháp dứt khoát về cải thiện kiện môi trường và thay đổi các hành vi có nguy cơ thì mới có thể loại trừ bệnh sán máng và STH. Tuy nhiên, hóa trị liệu được ưu tiên như là "biện pháp kiểm soát nhanh chóng trước tiên", trong khi đó cải thiện nguồn nước, vệ sinh môi trường và giáo dục sức khỏe chỉ nên "thực hiện theo tình hình dịch tễ của bệnh và các nguồn lực sẵn có". Mối quan tâm của chúng ta về hai bản tuyên tố mới nhất này sẽ có tác dụng không mong muốn đến việc trì hoãn hành động đối với WASH và ủng hộ hóa trị liệu điều này sẽ không phá vỡ được vòng lẩn quẩn của chu kỳ lan truyền bệnh.

Các hướng dẫn có thể được tăng cường bao gồm các khuyến nghị toàn diện thực hiện các phần cứng và phần mềm của WASH, trích dẫn các phương pháp và các ví dụ, chẳng hạn như phương pháp vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ (Community-Led Total Sanitation_CLTS), phương pháp này đã được triển khai thành công trên hơn 20 quốc gia. Các phương pháp tiếp thị vệ sinh và các phương pháp khác tập trung vào việc tạo ra nhu cầu về vệ sinh môi trường và thay đổi hành vi không lành mạnh.

Mối quan tâm đáng kể nhất liên quan đến hướng dẫn của TCYTTG hiện nay đó là các hướng dẫn không bao gồm các hoạt động kiểm soát ở những nơi có tỷ lệ mắc dưới 20%. Thay vào đó, tài liệu tập trung vào hóa trị liệu, “các cá nhân bị nhiễm giun sán nên được điều trị theo từng trường hợp cụ thể”. Như vậy, cách tiếp cận này cần được hỗ trợ bởi các bằng chứng khắt khe hơn về khía cạnh dịch tễ học, điều đó chứng tỏ những lợi ích rõ ràng đối với các cộng đồng có liên quan và giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm chéo vào các cá nhân không bị nhiễm bệnh. Loài bỏ STHs và sán máng trong cộng đồng nghèo đói, thiếu nước và hệ thống vệ sinh là vô cùng khó khăn do khả năng lan truyền cao. Thiếu các hoạt động phòng chống cụ thể ở trong bối cảnh này do vậy không nên bỏ lỡ cơ hội để giới thiệu các hoạt động WASH, đặc biệt đưa ra mức độ trong cộng đồng có tỷ lệ nhiễm SHTs 20%.

 

Một số chỉ số được TCYTTG thêm vào trong các hướng dẫn phòng chống bệnh nhằm đảm bảo giám sát chắc chẽ hơn trong việc đưa ra các quyết định, trong đó đề nghị giảm tần số hóa trị liệu sau 5-6 năm, chỉ dựa vào chỉ số về tỷ lệ nhiễm. Hướng dẫn của TCYTTG cho biết, tỷ lệ nhiễm STHs hoặc bệnh sán máng dưới 1% đây được xem là "tình trạng bệnh tật dưới sự kiểm soát, có nguy cơ tái xuất hiện thấp", mặc dù chẩn đoán huyết thanh đối với bệnh sán máng được đề nghị ở các trường hợp dương tính tiếp tục được hóa trị liệu. Một điều chưa rõ ràng là liệu huyết thanh có nên dành cho tất cả học sinh trong trường hợp này và ngoài ra không có bằng chứng để chỉ ra nguy cơ tái xuất hiện bệnh nếu WASH không đầy đủ. Do vậy, các chỉ số WASH được thêm vào để đưa ra các quyết định về phòng chống bệnh, cung cấp hướng dẫn cho các nhà quản lý chương trình trong việc ra quyết định về chương trình phòng chống giun sán. Nó cũng sẽ giảm thiểu một cách toàn diện hơn nguy cơ phục hồi của STHs và sán máng vì nó sẽ giải quyết cải thiện môi trường cần thiết để kiểm soát, cũng như chứng minh những lợi ích lâu dài và bền vững cho các cộng đồng có liên quan đến WASH.

Hướng dẫn của TCYTTG đã xuất bản trong năm 2002, đây là tài liệu đầu tiên mô tả mô hình phòng chống này. Mô hình này liên kết một khối lượng lớn các thông tin kỹ thuật để hỗ trợ các nhà quản lý chương trình phát triển các chiến lược phòng chống và kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, các phiên bản gần đây, hầu như không có tiến triển đáng kể nào từ các phiên bản trước đó. Thay vào đó, công nhận phiên bản năm 2002, các nguồn lực không làm trệch hướng sớm ở các quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh giảm đáng kể nhưng lan truyền bệnh tiếp tục giảm nhẹ và nguy cơ xuất hiện bệnh trở lại. Do vậy, phiên bản thứ nhất thích hợp hơn so với các hướng dẫn xuất bản lần thứ 2.

Có được các chỉ số đúng

Hiện nay các hướng dẫn TCYTTG sử dụng tỷ lệ nhiễm là chỉ số quan trọng nhất để nhấn mạnh sự thành công của chương trình phòng chống giun sán, trong khi "điều kiện nhà vệ sinh và chất lượng nguồn nước ở các trường học cũng có thể được theo dõi nếu chúng được cải thiện thì đó là một trong những mục tiêu của chương trình". Sử dụng tỷ lệ mắc để đánh giá là chưa đầy đủ vì nó không nhấn mạnh vào việc sử dụng các biện pháp can thiệp có tác động bền vững hơn. Dựa vào tỷ lệ tái nhiễm của STHs và sán máng, đây là chỉ số hiện mắc để đánh giá nguy cơ cao. Các hướng dẫn của TCYTTG chỉ ra một cách chính xác đó là khi ký sinh trùng còn tồn tại thì khả năng duy trì lan truyền vẫn còn bất chấp áp lực thuốc cường độ cao và tỷ lệ mắc được dự bảo sẽ trở lại mức cao ban đầu nhanh chóng nếu can thiệp hóa trị liệu bị gián đoạn. Cường độ nhiễm (được đo bằng số lượng trứng trong phân/ hoặc trong nước tiểu) khác nhau rõ rệt trong các nhóm cộng đồng dân cư khác nhau, chẳng hạn như các nhóm tuổi và giới tính khác nhau.

Như vậy, tỷ lệ mắc có thể dễ dàng che giấu khả năng lan truyền tương đối cao của một số lượng nhỏ các cá nhân. Các hoạt động vệ sinh bao gồm các chỉ số theo dõi số lượng các chương trình giáo dục vệ sinh được tiến hành, mặc dù vậy điều này sẽ không đủ khả năng để đo đạt sự thay đổi hành vi vệ sinh.


Do vậy, cần được đưa các chỉ số tiếp cận WASH vào trong bất kỳ các phiên bản sửa đổi nào của các hướng dẫn phòng chống giun sán của TCYTTG. Các chỉ số này có thể bao gồm 7 chỉ số MDG (i) Tỷ lệ dân số sử dụng nguồn nước được cải thiện và (ii) Tỷ lệ dân số sử dụng cơ sở vệ sinh môi trường được cải thiện, "cải thiện" nước và vệ sinh môi trường theo quy định của Chương trình giám sát chung giữa UNICEF và TCYTTG về cung cấp nước và vệ sinh môi trường. Đây là những chỉ số WASH phát triển nhất và luôn được sử dụng. Nhiều cuộc điều tra y tế quốc gia đang thu thập dữ liệu về một số các chỉ số này; do đó nên bổ sung các chỉ số có liên quan và các chỉ số hoàn toàn mới vào chương trình kiểm soát giun sán. Các chỉ số đánh giá hiện nay còn bị nhiều chỉ trích do vậy cần có một cuộc làm việc chung để đưa ra các chỉ số mới phù hợp hơn sau năm 2015. Tuy nhiên, dựa trên phương pháp tiếp cận hiện nay, các chỉ số xuất hiện phù hợp nhất tại thời điểm này là đảm bảo tiếp cận WASH kết hợp với hóa trị liệu trong chương trình phòng chống giun sán

Cũng nên có hướng dẫn thực hiện phù hợp được cung cấp trong ấn bản hướng dẫn thứ hai của TCYTTG. Hướng dẫn nên khuyến khích thực hành vệ sinh môi trường tốt nhất và cách tiếp cận đẩy mạnh vệ sinh cá nhân phù hợp với bối cảnh ở địa phương. Cách tiếp cận CLTS, điều này tránh sử dụng trợ cấp phần cứng và "latrinification" (xây dựng nhà vệ sinh cho các hộ gia đình để đảm bảo thực hành vệ sinh an toàn, quyền sở hữu và bảo trì nhà vệ sinh thích hợp) là một trong những cách tiếp cận tiềm năng, cùng với các phương pháp khác đang nổi lên như tiếp thị vệ sinh, trong đó tập trung vào việc tạo ra nhu cầu đầu từ phần cứng vệ sinh hộ gia đình để cho phép cải thiện hơn nữa các nhà vệ sinh truyền thống. Hướng dẫn cũng cần khuyến khích đặc biệt là cải tiến sự phối hợp và lập kế hoạch giữa các đơn vị, chẳng hạn như sự tham gia của các cơ quan WASH trong các cơ quan thực thi nhiệm vụ về các bệnh NTDs quốc gia. Được biết, vệ sinh môi trường không có hiệu quả cho đến khi nó được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng, với phạm vi bao phủ được xây dựng, sử dụng, duy trì đúng cách và vệ sinh môi trường đạt 90% mới có hiệu quả đối với sự lan truyền STH. Nếu tỷ lệ dân số trong cộng đồng tiếp cận với vệ sinh môi trường không đầy đủ, thậm chí những người có nhà vệ sinh vẫn có nguy cơ bị nhiễm, đặc biệt nếu có tiếp cận nhà vệ sinh tại các trường học hoặc các tổ chức địa phương nhưng không phải trong cộng đồng, hoặc ngược lại. Vì lý do này, chúng tôi ủng hộ tiếp cận phổ cập với WASH được xem xét trong kế hoạch MDGs sau năm 2015.

Trong thời gian, thiết lập các chỉ số tiếp cận WASH trong bất kỳ phiên bản sửa đổi về hướng dẫn kiểm soát giun sán của TCYTTG là một bước quan trọng tiếp theo, điều này sẽ giúp giải quyết những gánh nặng bệnh tật do STH và bệnh sán máng. Một lợi ích đáng kể nữa của cộng đồng tiếp cận WASH cao sẽ tác động đến việc kiểm soát tác nhân gây bệnh truyền qua phân khác bao gồm virus, vi khuẩn và động vật đơn bào .

Có rất ít tài liệu chỉ ra tác động trực tiếp WASH đối với kiểm soát giun sán. Chúng ta tin rằng có một nhu cầu cấp thiết để tiến hành nghiên cứu dịch tễ học, bao gồm các thử nghiệm can thiệp cấu trúc thích hợp và nghiên cứu mô hình toán học, để đánh giá hiệu quả của các can thiệp tổng hợp đối với nhiễm giun sán và tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm có liên quan. Bằng chứng hiện tại là đã đủ mạnh để hỗ trợ bổ sung các biện pháp các thiệp dựa vào thuốc với việc cung cấp các WASH cho tất cả cộng đồng, nhưng công việc còn nhiều hơn có thể được thực hiện đó là xác định ngưỡng can thiệp để lựa chọn các chỉ số WASH đưa vào chương trình kiểm soát bệnh của TCYTTG.

 

Kết luận

Phát triển hướng đến mục tiêu kiểm soát giun sán toàn cầu chủ yếu phụ thuộc vào các giải pháp bền vững đó là chuyển đổi từ điều trị triệu chứng sang hướng giảm phơi nhiễm mầm bệnh. Với ý nghĩ đó, cần thiết phải tăng sự kết hợp giữa hóa trị liệu với WASH và các biện pháp can thiệp khác như nâng cao sức khỏe để đạt được một tác động tích lũy đến việc ngăn ngừa tái nhiễm và cung cấp những lợi ích lớn nhất và bền vững nhất để kiểm soát và loại bỏ giun sán. Chúng ta tin rằng, với những gì đã chứng mình chính xác trong thực tế thì việc sửa đổi các hướng dẫn của TCYTTG đang còn khoảng trống là điều cần thiết. Sửa đổi như vậy nhằm mục đích cho ra một tài liệu nâng cao bao gồm toàn bộ các biện pháp can thiệp ngắn hạn và dài hạn để kiểm STHs và bệnh sán máng toàn diện hơn. Chỉ số tác động đối với WASH, ngoài các chỉ số liên quan đến bệnh như tỷ lệ nhiễm bệnh, cần xác định sự thành công của một chương trình kiểm soát và hướng dẫn quyết định khi nào thì chương trình như vậy sẽ chấm dứt. Điều này sẽ đảm bảo các lợi ích hiện tại trong kiểm soát giun sán được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố ngoài sự phụ thuộc vào hóa trị liệu hiện nay.

Tài liệu tham khảo

1.WHO (2002) Prevention and control of schistosomiasis and soil-transmitted helminthiasis: report of a WHO expert committee. Contract No.: 912. Geneva: World Health Organization.

2.King CH, Dangerfield-Cha M (2008) The unacknowledged impact of chronic schistosomiasis. Chronic Illn 4: 65–79. doi: 10.1177/1742395307084407

3.WHO (2011) Helminth control in school age children: a guide for managers of control programmes. Second edition. Geneva: World Health Organization.

4.WHO (2012) Accelerating work to overcome the global impact of neglected tropical diseases - a roadmap for implementation. Geneva: World Health Organization.

5.Molyneux DH, Malecela MN (2011) Neglected tropical diseases and the millennium development goals: why the “other diseases” matter: reality versus rhetoric. Parasit Vectors 4: 234. doi: 10.1186/1756-3305-4-234

6.Utzinger J, Keiser J (2004) Schistosomiasis and soil-transmitted helminthiasis: common drugs for treatment and control. Expert Opin Pharmacother 5(2): 263–85. doi: 10.1517/14656566.5.2.263

7.Doenhoff MJ, Hagan P, Cioli D, Southgate V, Pica-Mattoccia L, et al. (2009) Praziquantel: its use in control of schistosomiasis in sub-Saharan Africa and current research needs. Parasitology 136: 1825–35. doi: 10.1017/s0031182009000493

8.Gray DJ, McManus DP, Li Y, Williams GM, Bergquist R, Ross AG (2010) Schistosomiasis elimination: lessons from the past guide the future. Lancet Infect Dis 10(10): 733–6. doi: 10.1016/s1473-3099(10)70099-2

9.Brooker S, Bethony J, Hotez PJ (2004) Human hookworm infection in the 21st century. Adv Parasitol 58: 197–288. doi: 10.1016/s0065-308x(04)58004-1

10.Clements AC, Bosque-Oliva E, Sacko M, Landouré A, Dembélé R, et al. (2009) A comparative study of the spatial distribution of schistosomiasis in Mali in 1984–1989 and 2004–2006. PLoS Negl Trop Dis 3: e431. doi: 10.1371/journal.pntd.0000431

11.Doenhoff MJ, Cioli D, Utzinger J (2009) Praziquantel: mechanisms of action, resistance and new derivatives for schistosomiasis. Curr Opin Infect Dis 21: 659–67. doi: 10.1097/qco.0b013e328318978f

12.Ross AGP, Bartley PB, Sleigh AC, Olds GR, Li Y, et al. (2002) Schistosomiasis. N Eng J Med 346: 1212–19. doi: 10.1056/nejmra012396

13.Bergquist R, Utzinger J, McManus DP (2008) Trick or treat: the role of vaccines in integrated schistosomiasis control. PLoS Negl Trop Dis 2: e244.

14.Horton J (2000) Albendazole: a review of anthelmintic efficacy and safety in humans. Parasitology 121: S113–S132.

15.Anderson RM, Truscott JE, Pullan RL, Brooker SJ, Hollingsworth TD (2013) How effective is school-based deworming for the community-wide control of soil-transmitted helminths? PLoS Negl Trop Dis 7: e2027.

16.Albonico M, Montresor A, Crompton DW, Savioli L (2006) Intervention for the control of soil-transmitted helminthiasis in the community. Adv Parasitol 61: 311–48.

17.Parker M, Allen T (2012) Will mass drug administration eliminate lymphatic filariasis? Evidence from Northern Coastal Tanzania. J Biosoc Sci Sep 27: 1–29.

18.Albonico M (2003) Methods to sustain drug efficacy in helminth control programmes. Acta Trop 86: 233–242.

19.Albonico M, Engels D, Savioli L (2004) Monitoring drug efficacy and early detection of drug resistance in human soil-transmitted nematodes: a pressing public health agenda for helminth control. Int J Parasitol 34: 1205–1210.

20.Jackson F, Coop RL (2000) The development of anthelminthic resistance in sheep nematodes. Parasitology 120 Suppl: S95–107.

21.Humphries D, Mosites E, Otchere J, Twum WA, Woo L, et al. (2011) Epidemiology of hookworm infection in Kintampo North Municipality, Ghana: patterns of malaria coinfection, anemia, and albendazole treatment failure. Am J Trop Med Hyg 84: 792–800.

22.Taylor-Robinson DC, Maayan N, Soares-Weiser K, Donegan S, Garner P (2012) Deworming drugs for soil-transmitted intestinal worms in children: effects o­n nutritional indicators, haemoglobin and school performance. Cochrane Database Syst Rev 11: CD000371.

23.Humphries D, Nguyen S, Boakye D, Wilson M, Cappello M (2012) The promise and pitfalls of mass drug administration to control intestinal helminth infections. Curr Opin Infect Dis 25: 584–589. doi: 10.1097/qco.0b013e328357e4cf

24.Ndibazza J, Mpairwe H, Webb EL, Mawa PA, Nampijja M, et al. (2012) Impact of anthelminthic treatment in pregnancy and childhood o­n immunisations, infections and eczema in childhood: a randomised controlled trial. PLoS o­nE 7: e50325. doi: 10.1371/journal.pone.0050325

25.Esrey SA, Potash JB, Roberts L, Shiff C (1991) Effects of improved water supply and sanitation o­n ascariasis, diarrhoea, dracunculiasis, hookworm infection, schistosomiasis, and trachoma. Bull World Health Organ 69: 609–621.

26.Kosinski KC, Adjei MN, Bosompem KM, Crocker JJ, Durant JL, et al. (2012) Effective control of Schistosoma haematobium infection in a Ghanaian community following installation of a water recreation area. PLoS Negl Trop Dis 6: e1709.

27.Soares Magalhaes RJ, Barnett AG, Clements AC (2011) Geographical analysis of the role of water supply and sanitation in the risk of helminth infections of children in West Africa. Proc Natl Acad Sci U S A 108: 20084–20089.

28.Bartram J, Cairncross S (2010) Hygiene, sanitation, and water: forgotten foundations of health. PLoS Med 7: e1000367.

29.Cairncross S (2003) Sanitation in the developing world: current status and future solutions. Int J Environ Health Res 13: S123–S131. doi: 10.1080/0960312031000102886

30.Cairncross S, Valdmanis V (2006) Water supply, sanitation, and hygiene promotion. In: Jamison DT, Breman JG, Measham AR, Alleyne G, Claeson M, et al.., editors. Disease control priorities in developing countries. 2nd edition. Washington (DC): World Bank. pp. 771–792.

31.OECD (2000) Global trends in urban water supply and waste water financing and management: changing roles for the public and private sectors. Paris: Organisation for Economic Co-operation and Development.

32.Esrey SA, Feachem RG, Hughes JM (1985) Interventions for the control of diarrhoeal diseases among young children: improving water supplies and excreta disposal facilities. Bull World Health Organ 63: 757–772.

33.WHO (2001) WHA54.19 Schistosomiasis and soil-transmitted helminth infections. Available: http://www.who.int/neglected_diseases/me​diacentre/WHA_54.19_Eng.pdf.

34.WHO (2012) Schistosomiasis strategy. Available: http://www.who.int/schistosomiasis/strat​egy/en/. Accessed 29 July 2013.

35.WHO (2013) WHA66.12 Neglected tropical diseases. Available: http://www.who.int/neglected_diseases/me​diacentre/WHA_66.12_Eng.pdf.

36.Department for International Development (2012) London declaration o­n neglected tropical diseases. Available: http://www.dfid.gov.uk/Documents/publications1/NTD.

37.Institute of Development Studies (2011) The website for Community Led Total Sanitation (CLTS). Available: http://www.communityledtotalsanitation.org/

38.Hotez PJ, Bundy DAP, Beegle K, Brooker S, Drake L, et al.. (2006) Helminth infections: soil-transmitted helminth infections and schistosomiasis. In: Jamison DT, Breman JG, Measham AR, Alleyne G, Claeson M, et al.., editors. Disease control priorities in developing countries. 2nd edition. New York: Oxford University Press and The World Bank. pp. 467–82.

39.Brooker S, Peshu N, Warn PA, Mosobo M, Guyatt HL, et al. (1999) The epidemiology of hookworm infection and its contribution to anaemia among pre-school children o­n the Kenyan coast. Trans R Soc Trop Med Hyg 93: 240–246.

40.United Nations Statistics Division (2008) Official list of MDG indicators. Available: http://mdgs.un.org/unsd/mdg/Resources/At​tach/Indicators/OfficialList2008.pdf. Accessed 29 July 2013.

41.WHO/UNICEF Joint Monitoring Programme for Water Supply and Sanitation (2009) Types of drinking-water sources and sanitation. Available: http://www.wssinfo.org/definitions-metho​ds/watsan-categories/. Accessed 29 July 2013.

42.Cairncross S, Bartram J, Cumming O, Brocklehurst C (2010) Hygiene, sanitation, and water: what needs to be done? PLoS Med 7: e1000365.

43.Appleton CC, Mosala TI, Levin J, Olsen A (2009) Geohelminth infection and re-infection after chemotherapy among slum-dwelling children in Durban, South Africa. Ann Trop Med Parasitol 103: 249–261.

44.Asaolu SO, Ofoezie IE (2003) The role of health education and sanitation in the control of helminth infections. Acta Trop 86: 283–294.

45.Chongsuvivatwong V, Pas-Ong S, McNeil D, Geater A, Duerawee M (1996) Predictors for the risk of hookworm infection: experience from endemic villages in southern Thailand. Trans R Soc Trop Med Hyg 90: 630–633.

46.Kilama WL (1989) Sanitation in the control of ascariasis. In: Crompton DWT, Nesheim MC, Pawlowski ZS, editors. Ascariasis and its prevention and control. London: Taylor and Francis. pp. 289–300.

47.Clasen T, Boisson S, Routray P, Cumming O, Jenkins M, et al. (2012) The effect of improved rural sanitation o­n diarrhoea and helminth infection: design of a cluster-randomized trial in Orissa, India. Emerg Themes Epidemiol 9: 7.

48.Basanez MG, McCarthy JS, French MD, Yang GJ, Walker M, et al. (2012) A research agenda for helminth diseases of humans: modelling for control and elimination. PLoS Negl Trop Dis 6: e1548.

49.Williams GM, Sleigh AC, Li Y, Feng Z, Davis GM, et al. (2002) Mathematical modelling of schistosomiasis japonica: comparison of control strategies in the People's Republic of China. Acta Trop 82: 253–262.

50.Cairncross S, Hunt C, Boisson S, Bostoen K, Curtis V, et al. (2010) Water, sanitation and hygiene for the prevention of diarrhoea. Int J Epidemiol 39(Suppl 1): i193–205.

51.WHO/UNICEF (2012) Progress o­n drinking water and sanitation: 2012 Update. New York: UNICEF and World Health Organization.

Ngày 29/04/2014
Ts. Nguyễn Văn Chương, Ths. Đỗ Văn Nguyên,
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích