Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 4 0 4 2
Số người đang truy cập
3 5 7
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Hướng đến kiểm soát bệnh ghẻ ở người trên phạm vi toàn cầu: cần có sự hợp tác quốc tế

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2013) cho biết ghẻ là bệnh truyền nhiễm ngoài da và gây ngứa da nghiêm trọng và cũng là một trong 17 căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên (Neglected Tropical Diseases_NTDs) được quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Bệnh nguyên do 1 loài trong nhóm ve bét hay con ghẻ, thuộc ngành chân khớp ký sinh trên da, có tên khoa học là Sarcoptes scabiei var. hominis và đây chính là tác nhân gây ra nhiều ca mắc và tử vong trên toàn thế giới. Các trường hợp tử vong là kết quả của nhiễm khuẩn thứ phát. Hiện nay, bệnh ghẻ là một bệnh thật sự bị lãng quên ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và hầu như vắng mặt trong các chương trình y tế toàn cầu, nhưng gánh nặng bệnh bị đánh giá khá thấp. Chúng ta nên phối hợp hành động và nổ lực toàn cầu để kiểm soát nhóm bệnh này rất quan trọng và có thể sẽ đạt được thành công.
 

Phân loại học

 

Giới: động vật

Ngành: Arthropoda

Lớp: Arachnida

Bộ: Astigmata

Họ: Sarcoptidae

Chi: Sarcoptes

Loài: Sarcoptes scabiei

 

Tại sao ghẻ quan trọng?

Bệnh ghẻ ảnh hưởng đến mọi người dân ở tất cả các nước, đặc biệt là các nhóm dân cư và những khu vực dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Trẻ em ở các nước đang phát triển là nhạy cảm nhất, với tỷ lệ mắc bệnh trung bình từ 5-10%. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở vùng khí hậu nhiệt đới, tỷ lệ mắc có thể trên 25% tổng số ca mắc và đặc biệt, tỷ lệ mắc có nơi lên đến 50% ở một số cộng đồng khu vực Nam Thái Bình Dương và phía bắc nước Úc. Nghèo đói và tình trạng sống quá đông người là những yếu tố nguy cơ chính, góp phần bùng phát dịch bệnh ở các khu vực trại tị nạn là phổ biến nhất. Bệnh ghẻ gây ngứa dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống. Tại vị trí ghẻ ký sinh, nhiễm trùng nghiêm trong đôi khi có hàng ngàn con ghẻ, điều này dẫn đến dễ có nguy cơ lây nhiễm rất cao và nguyên nhân gây ra mắc bệnh đáng kể.

Các biến chứng và các hậu quả thứ phát của ghẻ gây ra một gánh nặng y tế cộng đồng rất quan trọng, nhưng thường bị xem nhẹ (Hình 1 mô tả). Sự nhiễm trùng trên da thường nghiêm trọng sẽ dễn dẫn đến nhiễm trùng vi khuẩn thứ phát, bao gồm cả bệnh chốc, viêm mô tế bào, áp xe mô da niêm do hai loại vi khuẩn hay gặp Streptococcus pyogenesStaphylococcus aureus (hình 2). Các nhiễm khuẩn da do các vi khuẩn như vậy dẫn đến các di chứng nhiễm trùng sinh mủ và không mưng mũ nghiêm trọng.

 

 

 Hình 1. Các biến chứng của bệnh ghẻ gây nên

Sự nhiễm trùng sẽ tạo nên cổng vào cho sự nhiễm trùng nghiêm trọng cho các loại vi khuẩn và các chất ức chế bổ sung từ các con ghẻ thúc đẩy vi khuẩn tăng trưởng trong điều kiện in vitro. Nhiễm trùng da do vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng xâm nhập. Một ước tính có 660.000 trường hợp mắc mới do sự nhiễm khuẩn loài vi khuẩn S. pyogenes xảy ra trên toàn cầu mỗi năm, dẫn đến hơn 160.000 ca tử vong và con số này có lẽ chí ít cũng liên quan đến S. aureus.

 Hình 2. Tay của một bệnh nhân ở Fiji bị ghẻ với nhiễm trùng thứ cấp
(Nguồn: PLOS)

Nhiễm trùng da do vi khuẩn S. pyogenes cũng có thể dẫn đến các biến chứng viêm không sinh mủ của viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu (Acute post-streptococcal glomerulonephritis_ APSGN) và có thể mắc sốt thấp khớp cấp tính.

           
Nhiễm trùng da chịu trách nhiệm cho khoảng 50% APSGN được ghi nhận ở một vùng nhiệt đới, ước tính có hơn 470.000 trường hợp mỗi năm. Sự bùng phát APSGN trùng lắp với những người bị bệnh ghẻ và bệnh thận không có triệu chứng cũng phổ biến. Những tổn thương liên quan đến thận trong lúc trẻ góp phần vào sự phát triển bệnh thận mãn tính và sau đó suy thận hay bệnh thận giai đoạn cuối khi trưởng thành. Kiểm soát bệnh ghẻ trong cộng đồng, ngay cả khi không can thiệp đến nhiễm trùng da do vi khuẩn, điều đó đã được chứng minh tỷ lệ giảm cho cả nhiễm trùng da nguyên nhân do liên cầu và rối loạn chức năng thận đái ra máu.

Mối quan hệ giữa bệnh ghẻ, nhiễm trùng da do liên cầu streptococcus và sốt thấp khớp cấp đòi hỏi phải kiểm tra thận trọng hơn, nhưng có khả năng đưa ra một lời giải thích đối với tỷ lệ mắc bệnh thấp tim cao ở những quốc gia có tỷ lệ bệnh ghẻ và chốc lở cao và ngược lại tỷ lệ thấp hơn ở các quốc gia có liên cầu khuẩn viêm họng.

Bệnh ghẻ mang đến gánh nặng kinh tế đáng kể đối với các cá nhân, gia đình, xã hội và cả hệ thống y tế. Các gia đình ở trong vùng lưu hành bệnh dành một phần thu nhập đáng kể để điều trị, điều này nó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày như hạn chế nguồn kinh phí cho mua thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu khác.

Chi phí trực tiếp liên quan đến liệu pháp điều trị, thất nghiệp, tư vấn chăm sóc sức khỏe thường xuyên và quản lý các trường hợp nhập viện, trong đó gồm cả khâu tổ chức kiểm soát các vụ dịch xảy ra trong cộng đồng. Ngoài ra việc cung cấp thêm các thông tin liên quan đến bệnh ghẻ là cần thiết để xác định số lượng các chi phí gián tiếp, bao gồm cả các biến chứng xảy ra trong cuộc sống sau này.

Chiến lược hiện nay để điều trị và kiểm soát bệnh ghẻ

Hiện tại quản lý bệnh ghẻ tập trung vào việc xác định và điều trị các ca bệnh và liên quan đến lây truyền trong hộ gia đình, nhưng dữ liệu về vấn đề này rất ít để hỗ trợ, được xem như một chiến lược hiệu quả để giảm tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng. Chẩn đoán có thể khó khăn và phụ thuộc vào việc xác định lâm sàng ở hầu hết các khu vực nhiệt đới. Phương pháp điều trị tại chỗ có hiệu quả, nhưng hóa chất hiệu quả nhất trong số này là permethrin, nó tốn kém và có thể đôi khi không có sẵn ở nhiều vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao. Phương pháp điều trị thay thế có thể ít hiệu quả, dung nạp kém, hoặc có tác dụng phụ đáng kể. Phác đồ điều trị tại chỗ là bất tiện và số người trong hộ gia đình tuân thủ đúng pháp đồ điều trị là thấp, điều này có thể làm giảm hiệu quả điều trị và là nguyên nhân dẫn đến tái nhiễm.

 

Hình 3. Vòng đời Sarcoptes scabieivar.hominis (Massachusets medical Society)

 

Các bước hướng đến kiểm soát bệnh ghẻ toàn cầu

Kiểm soát và phòng chống bệnh ghẻ trên quy mô toàn cầu có thể đạt được mục tiêu mặc dù gặp một số trở ngại. Ưu tiên ban đầu bao gồm:

i)    Nâng cao nhận thức về bệnh ghẻ và tranh thủ sự tham gia các cá nhân, tổ chức ủng hộ tài chính thông qua tuyên truyền;

ii)   Tăng cường nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học để hiểu rõ hơn về gánh nặng bệnh tật;

iii)   Phát triển và thiết lập các chiến lược kiểm soát véc tơ hiệu quả. Một chương trình nghiên cứu tăng cường và phối hợp có liên quan đến sự hợp tác tích cực giữa một nhóm các bệnh liên quan là rất quan trọng để củng cố ở tất cả các khu vực.


           Thách thức đầu tiên là làm gia tăng hiểu biết về sự tồn tại của một bệnh rất phổ biến trong cộng đồng nhưng điều này phần lớn đã bị bỏ qua hay lãng quên. Một số trở ngại cần phải khắc phục để đạt được mục tiêu này, có hai nội dung cần được đề cập ở đây. Thứ nhất, bệnh ghẻ đặc hữu là một bệnh chính ở các nước đang phát triển vùng nhiệt đới, nơi mà nguồn lực khan hiếm và là nơi có rất nhiều ưu tiên đầu tư y tế đối với các bệnh nghiêm trọng khác, với tỷ lệ mắc và tử vong trực tiếp cao hơn. Thứ hai, tác động được lan truyền trên phạm vi rộng liên quan đến hàng loạt khoa chuyên lâm sàng khác nhau bao gồm da liễu, bệnh truyền nhiễm và nhi khoa, với di chứng lâu dài phổ biến giữa bệnh lý tim mạch và bệnh lý thận.

            Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) công nhận sự cần thiết phải có các chương trình cụ thể, kết quả nhắm tới các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (Neglected tropical diseases_NTDs), đây là những bệnh hiện đang ảnh hưởng đến hơn 1 tỷ người và thường xuyên xuất hiện nhiều ca bệnh cùng lúc và chồng chéo ở các cá nhân và khu vực.

Chương trình đặc biệt dành cho nghiên cứu và đào tạo các bệnh nhiệt đới (The Special Programme for Research and Training in Tropical Diseases_TDR) đã phát hành một báo cáo toàn cầu cho nghiên cứu về các bệnh liên quan đến nghèo đói trên toàn cầu, trong đó bao gồm chương trình có thể thay đổi. Bệnh ghẻ không liên quan đến báo cáo này. Việc nhấn mạnh và bảo vệ cho bệnh ghẻ cần được thêm vào danh sách các bệnh nhiệt đới bị lãng quên trên toàn cầu (NTDs) của TCYTTG. Sự thừa nhận bệnh ghẻ là một bệnh truyền nhiễm quan trọng liên quan đến nghèo đói, điều đó sẽ thúc đẩy quan tâm nghiên cứu, sự tham gia các nhà tài trợ và khuyến khích một mạng lưới lồng ghép cùng làm việc với nhau để kiểm soát bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs) trong đó bao gồm kiểm soát bệnh ghẻ.

Điều cần thiết là phải thiết lập một ước tính chính xác về gánh nặng toàn cầu đối với bệnh ghẻ, từ góc độ tác động sức khỏe riêng cá nhân (bao gồm cả tỷ lệ mắc bệnh lý thận và tim mạch) đến tác động tới quy mô cộng đồng và vùng/ khu vực. Một vài nghiên cứu về dịch tễ học đã diễn giải được ấn bản cho đến nay là bị nhầm lẫn hay bị “nhiễu” bởi có sự khác biệt trong phương pháp và thiếu các tiêu chẩn phù hợp. Ưu tiên phát triển các tiêu chuẩn thực hành chẩn đoán, có hợp lý; thiết lập hệ thống báo cáo quốc tế và quốc gia chính xác, định lượng các tác động đến sức khỏe và hoạt động kinh tế và nghiên cứu sâu hơn để đưa ra một liên kết với điều kiện sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như sự xâm nhập do nhiễm vi khuẩn, hội chứng APSGN và sốt thấp khớp.

Các chiến lược kiểm soát sẽ yêu cầu cần đổi mới, khả năng lãnh đạo, quản lý, hợp tác và một sự gia tăng đáng kể với nguồn lực sẵn có. Kiểm soát dài hạn thành công phải liên quan đến việc giải quyết các yếu tố cơ bản trong xã hội như nghèo đói và tình trạng quá tải và điều này sẽ được phản ánh trong chính sách và được ủng hộ tích cực. Có sự chồng chéo rõ nét giữa các bệnh NTDs khác trên một loạt các lĩnh vực bao gồm bản đồ, hệ thống giám sát, phương pháp điều trị hiệu quả có hệ thống và do đó chiến lược kiểm soát lý tưởng đối với bệnh ghẻ sẽ được tích hợp trong chiến lược toàn cầu và khu vực đối với các bệnh NTDs khác.

Cách tiếp cận mới để kiểm soát bệnh, bao gồm dùng thuốc chỉ định điều trị hàng loạt (MDA_Mass Drug Administration) trong cộng đồng, được xem là nguyên nhân dẫn đến một số lạc quan. Nghiên cứu điều trị hàng hoạt được thực hiện ở Panama và miền bắc Australia đã chỉ ra permethrin làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh ghẻ, chốc lở. Điều trị hàng loạt với Ivermectin (IVM) bằng đường uống tại quần đảo Solomon đã giảm tỷ lệ bệnh ghẻ từ 25% xuống còn 1%, với mức giảm đồng thời của bệnh chốc lở và đái ra máu.

IVM dùng đường uống được xem là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh ghẻ và thường được sử dụng phổ biến ở nơi có nhiều ca bệnh và dịch bùng phát. IVM có một lịch sử sử dụng lâu dài, với hơn 1 tỷ liều được phân phối bởi các chương trình kiểm soát đối với bệnh giun chỉ châu Phi o­nchocerciasis và bệnh giun chỉ bạch huyết và khả năng kết hợp điều trị bệnh ghẻ trong chiến lược kiểm soát đối với NTDs khác là rất hiệu quả và hấp dẫn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng liên quan đến IVM phải được giải quyết, đó là tiềm năng tình trạng kháng thuốc, chi phí - hiệu quả, và có khả năng sử dụng ở phụ nữ mang thai và trẻ em nhỏ.

Hơn nữa, mặc dù các tài liệu ghi nhận hiệu lực điều trị tốt nhưng IVM không được cấp phép, hoặc có sẵn để điều trị bệnh ghẻ ở nhiều nước. Phương pháp điều trị mới như dùng lactones macrocylic khác (ví dụ, moxidectin bằng đường uống) và các hợp chất thảo dược dùng ngoài cần nghiên cứu thêm. Đảm bảo cung cấp các loại thuốc để điều trị ghẻ và các bệnh ngoài da có liên quan ở các khu vực lưu hành bệnh sẽ rất quan trọng.

Nghiên cứu tất cả khía cạnh để kiểm soát bệnh là điều cần thiết, bao gồm cả nghiên cứu sinh học trong sự lan truyền và sinh bệnh học, nghiên cứu lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị, nghiên cứu dịch tễ học trong xu hướng tác động và nghiên cứu y tế cộng đồng để điều tra các chương trình kiểm soát bền vững và hiệu quả. Thanh tra và kiểm toán và công bố ấn bản nghiên cứu toàn cầu hiện nay ở cả hai lĩnh vực gồm sinh học và lâm sàng, điều này là quan trọng để thúc đẩy hợp tác và hội nhập kiến​​thức từ các lĩnh vực khác nhau. Gần đây đã hình thành Mạng lưới Phân tử thế giới Sarcoptes (Sarcoptes-World Molecular Network), bao gồm các nhà ký sinh trùng từ tất cả các châu lục, nhằm mục đích hỗ trợ nghiên cứu phân tử và di truyền về các loài Sarcoptes ở người và động vật.

Liên minh quốc tế kiểm soát bệnh ghẻ

            Liên minh quốc tế kiểm soát bệnh ghẻ (The International Alliance for the Control of Scabies - IACS) là một tổ chức mới được thành hình từ khắp nơi thế giới để thúc đẩy Chương trình kiểm soát bệnh ghẻ. Liên minh cam kết kiểm soát bệnh ghẻ tấn công con người và tăng cường sức khỏe, hạnh phúc của tất cả người sống ở những cộng đồng bị ảnh hưởng. Thành viên ban đầu bao gồm nhiều chuyên gia đến từ các lĩnh vực khác nhau, như các bác sĩ đến từ các khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao, bác sĩ y tế công cộng, các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học, nghiên cứu sinh đang học ký sinh trùng và tiếp tục phát triển với việc xác định và tuyển dụng cộng tác viên hơn nữa.

Hội nghị quốc tế đầu tiên của tổ chức này đã được tổ chức vào tháng 11 năm 2012. Các đại biểu đại diện từ năm châu lục đã trao đổi ý kiến ​​về các khu vực ưu tiên vận động, dịch tễ học, chiến lược kiểm soát, và nghiên cứu sinh học, và đã phát triển nhóm làm việc và kế hoạch hành động để các chủ đề này tiến bộ.

Có rất nhiều trở ngại trên con đường hướng tới kiểm soát bệnh ghẻ ở người, nhưng những tác động đối với trẻ em, gia đình và cộng đồng trên toàn thế giới, đặc biệt là những tác động lan truyền bị đánh giá thấp, là một động lực mạnh mẽ để chúng tôi bắt tay vào chiến dịch. Sự sẵn sàng của cộng đồng quốc tế trong hợp tác và làm việc cùng nhau hướng tới mục tiêu này đó cũng là lý do để lạc quan và chúng tôi hy vọng rằng IACS có thể cung cấp một tập trung vào các nỗ lực tương lai đối với hầu hết các bệnh nhiệt đới bị lãng quên.

Các thành viên trong liên minh kiểm soát bệnh ghẻ toàn cầu

·Ross Andrews, Menzies School of Health Research, Australia.

·Larry Arlian, Wright State University, Ohio, USA.

·Kassahun Bilcha, University of Gondar Hospital, Ethiopia.

·Jonathan Carapetis, Telethon Institute for Child Health Research, Australia.

·Guadalupe Chavez-Lopez, General Hospital, Health Secretary, Acapulco, Mexico.

·Bart Currie, Menzies School of Health Research, Australia.

·Guadalupe Estrada-Chavez, Guerrero State University, Guerrero, Mexico.

·Roberto Estrada, General Hospital, Health Secretary, Acapulco, Mexico.

·Ousmane Faye, CNAM-Ex Institut Marchoux, Mali.

·Hermann Feldmeier, Institute of Microbiology and Hygiene at Charité University Medicine, Germany.

·Alan Fenwick, NTD/Imperial College, United Kingdom.

·Katja Fischer, Queensland Institute of Medical Research, Australia.

·Lucy Goh, LBJ Tropical Medical Centre, American Samoa.

·Brook Goodhew, Centers for Disease Control and Prevention, USA.

·Karin Haar, Robert Koch Institute, Germany.

·David Hendrickx, Telethon Institute for Child Health Research, Australia.

·Jörg Heukelbach, Federal University of Ceara, Brazil.

·Janet Hickman, Women's Dermatologic Society, USA.

·Deborah Holt, Menzies School of Health Research, Australia.

·Adrian Hopkins, Mectizan Donation Program, USA.

·Peter Hotez, George Washington University, USA.

·Camille Introcaso, Pennsylvania Center for Dermatology, USA.

·John Kaldor, The Kirby Institute, Australia.

·Therese Kearns, Menzies School of Health Research, Australia.

·Sidney Klaus, Dartmouth Medical School, USA.

·Josefa Koroivueta, Ministry of Health, Fiji.

·Carrie Kovarik, University of Pennsylvania, USA.

·Sophie La Vincente, Centre for International Child Health, Australia.

·Fatimata Ly, Institut d'Hygiene Sociale, Senegal.

·Antoine Mahé, Dermatologie Hopital Pastuer, France.

·Diana Martin, Centers for Disease Control and Prevention, USA.

·John Masenga, Regional Dermatology Training Centre, Tanzania.

·Toby Maurer, University of California, USA.

·Marjorie Morgan, Wright State University, USA.

·Kate Mounsey, University of the Sunshine Coast, Australia.

·Scott Norton, Children's National Medical Centre, Georgetown University, USA.

·Eric Ottesen, Research Triangle Institute, USA.

·Sam Prince, o­ne Disease at a Time, Australia.

·Wingfield Rehmus, University of British Columbia, Canada.

·Simone Reynolds, Queensland Institute of Medical Research, Australia.

·Lucia Romani, The University of New South Wales, Australia.

·Pearl Swe, Queensland Institute of Medical Research, Australia.

·Lisi Tikoduadua, Ministry of Health, Fiji.

·Meciusela Tuicakau, Colonial War Memorial Hospital, Fiji.

·Chris Van Beneden, Centers for Disease Control and Prevention, USA.

·Shelley Walton, University of the Sunshine Coast, Australia.

·Margot Whitfeld, St Vincent's Hospital, Sydney, Australia.

 

Ngày 27/01/2014
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang và Ths. Đỗ Văn Nguyên  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích