Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 7 9 6 2
Số người đang truy cập
3 7 0
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Bệnh giun sán ký sinh đường ruột và những vấn đề cần quan tâm giải quyết

Những năm gần đây bệnh giun sán ký sinh đường ruột ngày càng phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như sức sản xuất của cộng đồng và trở thành mối quan tâm của xã hội. Ban Biên tập xin trích đăng bài trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Việt Nam (Phú Yên) trong “Chương trình café sáng sức khỏe” của PGS.TS. Triệu Nguyên Trung-Viện trưởng và Ths.BS. Huỳnh Hồng Quang-Trưởng Khoa Nghiên cứu lâm sàng & điều trị, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn.

Phòng ngừa bệnh sán lá gan lớn

Trước tiên xin cảm ơn ông đã dành thời gian tham gia chương trình. Hiện nay rất nhiều thông tin về bệnh sán lá gan lớn ở người trên các phương tiện thông tin, ông có thể cho biết cụ thể về căn bệnh này ? (do ấu trùng gì gây ra ? vì sao có tên gọi này ?).

Đúng là hiện nay có rất nhiều thông tin về bệnh sán lá gan lớn (SLGL) được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng (trang tin điện tử, báo chí, đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương), điều đó khẳng định mối quan tâm của dư luận xã hội và nhu cầu chính đáng của nhân dân về vấn đề này.

Đề cập đến bệnh sán lá ganlớn ở người thì căn bệnh này vốn dĩ đã xuất hiện từ lâu và được báo cáo khá nhiều tại các quốc gia trên thế giới như Iran, Ecuador, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp… Tại Việt Nam, cho đến nay ít nhất 47/63 tỉnh thành trong cả nước phát hiện có bệnh nhân SLGL, trong đó có 15/15 tỉnh/thành phố thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Các tỉnh có tỷ lệ mắc bệnh cao là Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai; một số tình khác có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn là Khánh Hòa, TP. Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Đăk Lăk, Quảng Bình, Quảng Trị. Năm 2006, khi đoàn chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp cùng với Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương (NIMPE) và Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn (IMPE Quy Nhơn) đi kiểm tra đánh giá một số tỉnh thì nhận thấy bệnh SLGL đang là “vấn đề nóng” của y tế công cộng tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ tại các cơ sở điều trị và điều tra tại cộng đồng thì số bệnh nhân SLGL được phát hiện từ 2004 đến 2010 gần 20.000 ca, trong đó khu vực miền Trung-Tây Nguyên chiếm trên 90% số bệnh nhân so với cả nước.

Liên quan đến nguyên nhân nhiễm bệnh, trước đây vật chủ nhiễm bệnh chủ yếu là súc vật ăn cỏ (trâu, bò, dê, cừu,…), người chỉ được xem là vật chủ nhiễm bệnh tình cờ (lạc chủ); tuy nhiên qua quá trình tiếp xúc người dần dần trở thành “vật chủ thích nghi” với tác nhân gây bệnh ký sinh trùng này và từ đó bệnh trở nên ngày càng phổ biến. Nguyên nhân nhiễm bệnh là do ăn phải các loại thủy sinh (aquatic plants) như rau ngổ, cải xoong, rau muống nước,… hoặc uống phải nước lã có nhiễm ấu trùng SLGL giai đoạn 3 (thường gọi là infective larvare_ấu trùng giai đoạn có thể gây nhiễm) của Fasciolae spp đang dính trên các loại rau này.

 

 Bệnh nhân lđến khám và làm xét nghiệm tại Phòng khám Viện

Vì sao có tên gọi này ? căn cứ vào hình thể tên gọi sán lá gan lớn nhằm để phân biệt với một loại sán lá nhỏ ở gan, tuy nhiên nếu xét về mặt ngữ nghĩa nên gọi là bệnh sán lá lớn ở gan, tên khoa học là Fasciola giganticaFasciola hepatica, trong đó ở Việt Nam chỉ lưu hành phổ biến có loài Fasciola gigantica.

Biểu hiện của bệnh này như thế nào thưa ông ? (có thể nhận biết trên da hay các bộ phận khác không ?)

Biểu hiện lâm sàng của bệnh SLGL nhìn chung bao gồm các triệu chứng na ná như các bệnh nội khoa tiêu hóa-gan mật và một số bệnh truyền nhiễm liên quan đến gan khác,…; tuy nhiên, qua nghiên cứu và đúc kết, chúng tôi thấy phần lớn (> 90%) triệu chứng là đau bụng tại các vùng thượng vị-mũi ức, đau vùng đầu tụy, ống mật chủ, đau vùng hạ sườn phải (P) hoặc cả trái (T) lan ra sau lưng, ăn uống khó tiêu, chán ăn, sụt cân, đôi khi gặp vàng da, vàng mắt, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc đi lỏng), biểu hiện dị ứng như ho khan không đờm, ngứa và nổi mày đay trên thân mình,…; đặc biệt các cơn đau này không đáp ứng với liệu pháp thuốc điều trị loét tiêu hóa hay liệu pháp giảm đau nào khác, nếu có chăng nữa chỉ mang tính chất tạm thời.

 

PGS.TS. Triệu Nguyên Trung-Viện trưởng

Việc chẩn đoán bệnh đòi hỏi phải thăm khám kỹ về lâm sàng, mối liên quan dịch tễ học, siêu âm gan mật, xét nghiệm huyết thanh miễn dịch (ELISA), chức năng gan và công thức máu (bạch cầu ái toan tăng cao, bạch cầu chung tăng nhẹ),… để chẩn đoán phân biệt với các bệnh nội khoa cũng như các bệnh nhiễm trùng khác.

Khi nhiễm bệnh này, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như thế nào ?

Khi nhiễm bệnh, phần lớn sán lá gan lớn có thể gây nên các ổ abces nhỏ (microabces) hoặc các ổ abces này tập trung lại thành vùng hoại tử lớn trong nhu mô gan, có thể gây suy giảm chức năng gan, sụt cân, vàng da, vàng mắt, chảy máu đường mật, nhiều biến chứng nguy hiểm tính mạng như chảy máu, tràn dịch đa màng, vỡ bao gan,…; đôi khi gặp sán gây nên các thể bệnh lạc chỗ như ở mắt, tinh hoàn, cơ thẳng bụng, lách, vú,.. rất nguy hiểm và có thể gây tử vong (rất hiếm).

Sán lá gan lớn có thể tồn tại trong cơ thể người nhiều năm nếu không điều trị, nên cũng ảnh hưởng đến sức khỏe rất lớn.

Bệnh này thường lây truyền qua con đường nào ? Từ đó cách phòng tránh ra sao ?

Bệnh SLGL lây truyền qua con đường ăn uống là chính (food borne parasite diseases), hiện nay chưa có một loại vaccine phòng bệnh cho Fasciola spp, nếu chăng chỉ đang trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm.

Để phòng bệnh có hiệu quả, không chỉ có sự nỗ lực của ngành y tế mà còn có sự tham gia của nhiều ngành chức năng khác, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa ngành y tế, thú y, môi trường với y tế chăm sóc sức khỏe con người. Việc đưa ra các biện pháp phòng chống cần có trọng tâm, trọng điểm và tùy thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hưởng (dịch tễ, sinh thái và phong tục văn hóa vùng,…).

Các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả hiện nay, ngoài việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị khỏi bệnh nhân, cần phải tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng, xử lý rau ăn uống hàng ngày bằng các biện pháp thích hợp, không nên ăn các loại rau thủy sinh nhiễm mầm bệnh, nhất là tại các vùng bệnh lưu hành; song song giải quyết và điều trị các ca bệnh ở người cần có phối hợp với cơ quan thú y trong vấn đề quản lý và điều trị bệnh sán lá gan lớn ở vật nuôi (trâu, bò, cừu …), nên có chương trình/dự án mang tầm quốc gia và đầu tư kinh phí thích đáng để phòng chống các bệnh giun sán ký sinh, đặc biệt là bệnh sán lá gan lớn.

Có thời gian đến gần 4 năm liền (2006-2009) nguồn thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sán lá gan lớn (Triclabendazole) hết sức khó khăn ? hiện nay việc cung ứng loại thuốc điều trị này như thế nào thưa Phó Giáo sư ?

Nói đúng hơn là có một số thời điểm trong nhiều năm từ 2006-2009 (vì trong thời gian này vẫn có một số lượng thuốc đặc hiệu Triclabendazole [biệt dược EGATEN] do WHO cung cấp điều trị miễn phí cho bệnh nhân trên cả nước nhưng chưa đủ bao phủ và chưa đáp ứng hết số bệnh nhân ngày càng gia tăng trong cả cộng đồng và các cơ sở điều trị); do đó với sự trăn trở và nổ lực lớn trong năm 2009, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế cho phép các đơn vị y tế trong cả nước được nhập và mua thuốc này để đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng tăng cho bệnh nhân đến khám và điều trị, từ đó đến nay vấn đề khan hiếm thuốc điều trị không còn là nỗi lo với người bệnh.

 

Ths.BS. Huỳnh Hồng Quang-Trưởng Khoa
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị,
Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng
Quy Nhơn.
  

Những lưu ý khác về việc phòng ngừa bệnh này ?

Nếu xét về mặt tổng thể thì phòng bệnh sán lá gan lớn phải bao gồm cả về mặt: khuyến cáo cộng đồng:

(1)hạn chế tiêu thụ các thực phẩm thủy sinh nhiễm bệnh,

(2)tránh ăn các gan gia súc sống hoặc nấu chưa chín,

(3)phòng chống trung gian truyền bệnh,

(4)giết các vật chủ trung gian bằng cách giết các loài nhuyễn thể, song các biện pháp phòng chống trung gian truyền bệnh hoặc diệt các nhuyễn thể là phức tạp vì ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, sức khỏe con người nên chưa thực hiện.

-Ngoài bệnh sán lá gan lớn, hiện nay có những bệnh giun sán nào nổi trội cần lưu ý ?

Ngoài bệnh SLGL thì một số bệnh giun sán khác đang nổi trội tại Việt Nam hiện nay như sán lá phổi, sán dây, ấu trùng sán dây lợn, giun đũa chó/mèo, giun đầu gai, giun lươn, một số bệnh do đơn bào như trùng roi, amip,… Hiện nay Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đang tập trung điều tra phát hiện, quản lý điều trị, đầu tư nghiên cứu sâu và đề xuất các chương trình/dự án phòng chống bệnh này để sớm khắc phục và giải quyết, làm giảm bớt đi gánh nặng bệnh tật do ký sinh trùng gây ra cho cộng đồng.

Phòng ngừa bệnh giun sán ở trẻ em

Thưa Bác sĩ, vấn đề phòng ngừa bệnh giun sán ở trẻ em là mối quan tâm của rất nhiều bậc cha mẹ. Trước tiên, Bác sĩ có thể cho biết biểu hiện của trẻ mắc giun sán là như thế nào ?

Đúng như vậy, vấn đề phòng bệnh giun sán nói chung cho trẻ em đang là mối quan tâm cho nhiều bậc làm cha mẹ. Thông thường biểu hiện bệnh giun sán ở trẻ là tùy thuộc vào từng loại giun, sán khác nhau, tùy vào tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh trên cá nhân đó, vào giai đoạn gây nhiễm của giun sán là ấu trùng hay con trưởng thành, vào thể bệnh cũng như hệ cơ quan trong cơ thể bị liên quan, đó là chưa kể các tình huống lạc chỗ sẽ biểu hiện khác thường, đôi khi nhầm lẫn với một số bệnh lý nội khoa khác. Nhìn chung, biểu hiện lâm sàng của bệnh giun sán là bệnh lý đường tiêu hóa không đặc hiệu (nonspecific gastrointestinal tract symptoms), có thể đau bụng không điển hình, từng cơn, mơ hồ, rối loạn tiêu hóa thường là phân lỏng hoặc không tạo thành khuôn, thiếu máu thiếu sắt, móng tay biến dạng, triệu chứng phổi, ấu trùng chu du trong hệ tiêu hóa, phản ứng ngứa, mày đay, suy nhược cơ thể, … Đôi khi giun sán gây các biến chứng thủng ruột, tắc ruột, viêm đường ruột, đường mật,… do các triệu chứng thường trùng lắp với các bệnh tiêu hóa khác như thế, các thầy thuốc thường thăm khám tổng quát và xét nghiệm và các thủ thuật cận lâm sàng như siêu âm, x quang, sinh hóa huyết học và phân học để định bệnh cụ thể hơn.

Ngoài những biểu hiện đó, phụ huynh có thể đưa các cháu đi khám ở đâu để phát hiện bệnh ở trẻ ?

Phụ huynh hoặc người giám hộ có thể đưa các cháu đi khám tại các cơ sở chuyên khoa (các Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng, Trung tâm phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng các tỉnh/thành phố) hoặc đa khoa (Bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện) để khám phát hiện sớm và điều trị kịp thời bằng các thuốc đặc hiệu trước khi các biến chứng và hậu quả về sức khỏe diễn ra nghiêm trọng.

Trẻ thường mắc những loại giun sán nào ? vì sao ?

Trẻ em cũng như người lớn dường như không “ưu thế” bệnh giun sán nào, điều đó có nghĩa là khả năng mắc các bệnh là có thể, tuy nhiên thường gặp trẻ em mắc các loại giun tròn truyền qua đất hay qua đường thực phẩm như giun đũa, tóc, móc mỏ, giun kim, và nhiều loại đơn bào như amip, giardia,…; một số tác nhân khác ít gặp hơn như sán dây, sán lá, … Còn lý do vì sao ? Có lẽ trẻ em thường tiếp xúc với nguồn đất ô nhiễm có chứa trứng sán hoặc ấu trùng giun sán trong môi trường, hoặc sống trong các môi trường tập thể như nhà trẻ, trường học nội trú, chưa có ý thức tốt về vệ sinh cá nhân bảo vệ khỏi bệnh giun sán nói riêng và sức khỏe nói chung.

Căn bệnh này sẽ nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe trẻ em ?

Các trường hợp này khi nhiễm bệnh có thể diễn biến cấp tính hoặc mạn tính, dẫn đến các tác động nhiều mặt về sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng. Có thể bệnh gây thiếu máu, suy dưỡng, chậm phát triển, học hành giảm sút,…nhiều khi có biến chứng đe dọa tính mạng bệnh nhi.
 
 

Phụ huynh phải chú ý những gì khi cho trẻ em uống thuốc xổ giun sán ? (ở độ tuổi nào thì trẻ em có thể uống thuốc xổ giun, loại thuốc dành cho trẻ em ? có thể sử dụng lá hoặc thức ăn hàng ngày để xổ giun…).

Phụ huynh có thể sổ giun cho các cháu bằng các thuốc như albendazole, mebendazole trên thị trường có bán với các biệt dược như Fugarca, Albentel, Azole, Vidoca với nhiều hương vị thơm, dễ uống phù hợp với trẻ em. Liều dùng là liều duy nhất với Albendazole 400mg, Mebendazole 500mg. Tuổi sổ giun sán là các em nhỏ từ 24 tháng tuổi trở lên. Về mặt thực hành, thời gian sổ giun có thể là mỗi 6 tháng sổ một lần. Uống thuốc sổ giun sau khi ăn no .

Những lưu ý khác về việc phòng ngừa bệnh này ?

Bên cạnh việc sổ giun định kỳ cho trẻ, chúng ta nên khuyến cáo các cháu về khâu vệ sinh cá nhân, giáo dục sức khỏe, không nên tiếp xúc với đất, nhất là đất bị ô nhiễm mầm bệnh, rửa tay trước khi khi ăn và sau khi đi tiêu. Vệ sinh còn liên quan đến hệ thống hố xí hợp vệ sinh và giải quyết vệ sinh môi trường sạch sẽ, đúng tiêu chuẩn. Công tác này còn có sự hỗ trợ của các nhà trường và gia đình các cháu.

Ngày 14/05/2011
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung & Ths.BS. Huỳnh Hồng Quang
(theo kịch bản phỏng vấn của Đài Truyền hình Việt Nam)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích