Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 6 6 8 1
Số người đang truy cập
6 0
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người - một vấn đề cần phải quan tâm hơn

Giun đũa chó có tên khoa học là Toxocara canis, đó là một loại ký sinh trùng hình ống dài giống như một giun đũa ở người. Giun đũa chó sống ký sinh và phát triển trong ruột chó, trứng theo phân chó ra ngoài, người nuốt phải trứng giun chó do vuốt ve hay ôm chó có trứng bám vào lông chó hoặc chó nuôi trong nhà phóng uế bừa bãi làm phát tán trứng giun đũa chó trong môi trường.


             Trong cơ thể người, trứng giun đũa chó nở thành ấu trùng nhưng không phát triển được thành giun trưởng thành do con người không phải là ký chủ của nó. Au trùng có thể chu du khắp trong cơ thể người và có thể đến các cơ quan như não, mắt, gan, phổi… và gây ra các triệu chứng bệnh ở các cơ quan này

  

Thói quen vuốt ve hoặc bế chó là một trong những
(hình ảnh trong baì

nguyên nhân chính gây bệnh giun đũa chó ở người
chỉ mang tính minh họa)


           Nhiễm giun đũa chó là một hiện tượng ấu trùng lạc chủ do ruột người không phải là môi trường sống thích hợp của giun đũa chó, ấu trùng giun đũa chó xâm nhập theo đường máu đến cơ quan nội tạng của cơ thể, ấu trùng không thể sống sót được tại các cơ quan trên nên chúng tồn tại dưới dạng ấu trùng hay đóng kén mà không thể phát triển.

           Vấn đề chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán (ELISA) hoặc tham khảo thêm tỷ lệ bạchcầu ái toan tăng cao trong công thức máu.

         Các triệu chứng lâm sàng đa dạng tuỳ thuộc vào nơi ấu trùng di chuyển đến, tuy nhiên có rất nhiều trường hợp bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng gì mặc dù có huyết thanh dương tính với giun đũa chó. Một số có thể có triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, ăn không ngon, đau bụng âm ỉ, sốt nhẹ, ngứa nổi mẩn, sụt cân… Trường hợp nhiễm giun ở mắt có thể gây giảm thị lực, mù; nhiễm ở phổi gây viêm phổi; nhiễm ở não gây viêm não, nhức đầu, co giật , động kinh; bệnh cũng có thể tựổn định một thời gian.

  

              Chu kỳ gây bệnh

 giun đủa chó

              Hiện nay việc chẩn đoán ở các cơ sở điều trị chủ yếu dựa vào kết quả ELISA để phát hiện kháng thể kháng giun đũa chó trong huyết thanh bệnh nhân. Kết quả xét nghiệm tuỳ thuộc vàomức độ của bệnh. Đối với các bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng bắt buộc phải đi bệnh viện thì tỷ lệ dương tính khá cao thường từ45 -55%; thậm trí 60%. (Khoa Ký sinh trùng Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn chỉ 6 tháng đầu năm 2009 đã xét nghiệm 3.958 mẫu ELISA để chẩn đoán bệnh giun đũa chó phục vụ phòng Khám của Viện đã cho thấy tỷ lệ nhiễm từ40 -50%; Trung tâm chẩn đoán Y khoa Medic, thành phố Hồ Chí Minh sử dụng bộ Kit của Mỹ cho kết quả dương tính từ45 - 57,69%) . Điều tra của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn (2009) tại cộng đồng 4 xã Canh Vinh và Canh Hiệp, huyện Vân Canh; xã Cát Tân và Cát Hanh huyện Phù Cát tỉnh Bình Định cho thấy tỷ lệ nhiễm từ 20 - 29,5%. Điều tra của Trần Vinh Hiển và Trần Thị Kim Dung (2006) tại 2 xã Chư Pả và HBông, tỉnh Gia Lai cho thấy tỷ lệ nhiễm 50%. Như vậy điều tra tại cộng đồng cũng đã cho thấy kết quả nhiễm giun đũa chó không phải là thấp.

            Vấn đề điều trị cần tuỳ thuộc vào diễn biến lâm sàng của bệnh nhân dùng thuốc Albendazole 400mg (liều cao hoặc liều trung bình) ngày 1-2 viên chia 2 lần, uống sau khi ăn (liều cho lứa tuổi từ 2 tuổi trở lên ) với liệu trình từ 2 -3 tuần; (dùng thuốc này gây buồn ngủ nên cẩn thận cho người làm nghề lái xe và dùng dài ngày dễ gây tiêu chảy nên dùng thêm thuốc chống tiêu chảy)

               Muốn phòng bệnh không bị nhiễm giun đũa chó cần giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay trước khi ăn; không để chó, mèo tiếp xúc trực tiếp hoặc ngủ chung với người; ăn chín, uống chín, ăn rau sống phải rửa sạch dưới vòi nước chảy; định kỳ tẩy giun cho chó mèo nuôi trong nhà; không để trẻ chơi lê la dưới đất.

 

Ngày 06/08/2009
TS. Nguyễn Văn Chương  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích