Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 2 2 6 8
Số người đang truy cập
3 9 7
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Phần 1: Ancylostoma ceylanicum: Tác nhân ký sinh trùng đang nổi truyền từ động vật sang người đang bị lãng quên

Mặc dù giun Ancylostoma ceylanicum được biết như một loài giun tròng lưu hành rộng rãi trên chó và mèo tại châu Á, song góp phần gây bệnh ở người như một tác nhân giun móc lây truyền từ động vật tiềm tàng vẫn chưa khám phá hết. Kể từ khi phát hiện bởi tác giả Lane năm 1913 như một “ký sinh trùng mới” ở người cách nay gần thế kỷ, giun móc này được xem là loại ký sinh trùng bất thường và hiếm gặp và dường như bỏ qua trong nhiều nghiên cứu ở người.

Tuy nhiên, các điều tra dựa trên sinh học phân tử gần đây tại châu Á chỉ ra rằng A. ceylanicum là loài giun móc phổ biến đứng thứ 2 gây bệnh ở người, gồm 6% và 23% trong tổng số ca nhiễm trùng giun móc mỏ rõ ràng. Trong nhiễm trùng gây nhiễm thực nghiệm, A. ceylanicum gây hình ảnh lâm sàng tương tự như nhiễm giun móc ở người từ trước đây, gồm có triệu chứng ngứa, đau bụng từ vừa đến nặng trong giai đoạn cấp.

Nhiễm trùng A. ceylanicum tự nhiên ở người đã được báo cáo ở hầu hết các vùng địa lý mà trong đó giun móc được biết lưu hành trên chó và mèo, tuy nhiên phần lớn các báo cáo, không có dữ liệu lâm sàng. Các loài giun móc ở người giống nhau nhiều như thế, các con giun A. ceylanicum trưởng thành có thể phân lập trong đoạn hồi tràng gây nhiễm trùng mạn tính và thiếu máu. Ngoài ra, giun móc có thể hoạt động như A. caninum và có thể tìm thấy ở đường tiêu hóa thấp hơn, dẫn đến phù ruột và đau bụng, tiêu chảy và đại tiện phân máu đi kèm theo tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi. Có hay chăng A. ceylanicum có khả năng dẫn đến căn bệnh giun móc cổ điển và đưa đến tỷ lệ mắc bệnh thông qua đáp ứng dị ứng không được kiểm soát trên một số cá nhân vấn còn chưa xác định. Các nghiên cứu trong tương lai phối hợp sử dụng các công cụ chẩn đoán phân tử với các dữ liệu lâm sàng và phân tử sẽ làm rõ vai trò sinh bệnh ở người. Phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người này là cần thiết trong một tiếp cạn lồng ghép đa phương "One Health" ở cộng đồng nơi mà schos và con người có mối quan hệ gần gũi.

Abstracts

Ancylostoma ceylanicum, a re-emerging but neglected parasitic zoonosis

Although Ancylostoma ceylanicum is known to be an endemic and widely distributed hookworm of dogs and cats in Asia, its contribution to human morbidity as a potentially zoonotic hookworm remains largely unexplored. Since its discovery by Lane (1913) as a 'new parasite' of humans a century ago, the hookworm has been regarded as a 'rare' and 'abnormal' parasite and largely overlooked in surveys of human parasites. Recent molecular-based surveys in Asia, however, have demonstrated that A. ceylanicum is the second most common hookworm species infecting humans, comprising between 6% and 23% of total patent hookworm infections. In experimentally induced infections, A. ceylanicum mimics the clinical picture produced by the anthroponotic hookworms of 'ground itch' and moderate to severe abdominal pain in the acute phase. Natural infections with A. ceylanicum in humans have been reported in almost all geographical areas in which the hookworm is known to be endemic in dogs and cats, however for the majority of reports, no clinical data are available. Much like the anthroponotic hookworm species, patent A. ceylanicum adults can isolate within the jejunum to produce chronic infections that o­n occasion, may occur in high enough burdens to produce anaemia. In addition, the hookworm can act much like A. caninum and be found lower in the gastrointestinal tract leading to abdominal distension and pain, diarrhoea and occult blood in the faeces accompanied by peripheral eosinophilia. Whether A. ceylanicum is capable of producing both classical hookworm disease and evoking morbidity through an uncontrolled allergic response in some individuals remains unascertained. Future investigations combining the use of molecular diagnostic tools with clinical and pathological data will shed further light o­n its role as a human pathogen. The control of this zoonosis necessitates an integrated and inter-sectorial "One Health" approach be adopted in communities where large numbers of dogs share a close relationship with humans.

GIỚI THIỆU

A. ceylanicumlà một giun tròn thuộc giống Ancylostoma. Nó là một loại giun móc ký sinh và gây bệnh cho cả người và các động vật có vú khác như chó, mèo, chuột vàng hamster. Nó là loài giun móc duy nhất lây truyền từ động vật sang người mà có thể dẫn đén nhiễm trùng có triệu chứng ở người và phần lớn số ca ở Đông Nam Á.

Về phân loại khoa học, A. ceylenicum thuộc giới động vật, ngành giun tròn, lớp Chromadorea, bộ Rhabditida, họ Ancylostomatidae, giống Ancylostoma và loài A. ceylenicum (Looss, 1911).

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT HIỆN

·Năm 1910: Loài A. braziliense do tác giả Gomes de Faria mô tả đầu tiên;

·Năm 1911: Loài giun móc A. ceylanicum được tác giả Arthur Looss công bố đầu tiên;

·Năm 1911: Đến cuối năm 1911 thì nhiều tác giả cho rằng hai loài này đã được coi là đồng nghĩa vì tính tương đồng rõ ràng của chúng;

·Năm 1913: So sánh các mẫu tiêu bản từ người, chó, mèo và sư tử nhiễm trùng ở Ấn Độ đã đưa đến kết luận rằng chúng giống hệt nhau hoàn toàn;

·Năm 1915: Gomes de Faria đã mô tả cấu trúc giải phẩu và kết luận rằng đây là hai loài riêng biệt;

·Năm 1921: Loài A. ceylanicum mới được chấp nhận như một loài khác biệt;

·Năm 1922: Gordon đã làm một so sánh nhằm mô tả thấu đáo các khía cạnh ở các mẫu bệnh phẩm thu thập ở Brazil, Nam Phi và Ấn Độ và ông ta đã không tìm ra điểm khác biệt nào. Các nhà ký sinh trùng khác cũng tin chắc hai tên loài trên là đồng nghĩa;

·Năm 1951: Biocca đã làm rõ qua các nghiên cứu chi tiết phức tạp hơn đối với các loài giun móc khác nhau trong bộ sưu tập tại Đại học Y học nhiệt đới và Vệ sinh Luân Đôn và Đại học Y khoa nhiệt đới Liverpool cùng với bộ sưu tập cá nhân. Cuối cùng ông ta xác định ra các điểm riêng biệt giữa hai loài và phân loại chúng là hai loài khác nhau và cuối cùng đã được chấp nhận.

CẤU TRÚC VÀ HÌNH THÁI HỌC

Giun móc trưởng thành màu trắng và có chiều dài khoảng 6-10 mm, nhìn chung chúng có cơ thẻ chắc khỏe hơn giun A. braziliense. Phần đầu có xu hướng gập lưng, điều này cho thấy cơ thể có đặc điểm dạng móc hay hình dáng chữ “J”, do vậy tên thường gọi của chúng là giun móc. Con cái có phần cuối đuôi hơi hẹp lại, trong khi con đực có đoạn cuối có nhiều lông tơ nhờ vào túi sinh dục của chúng. Các loài giun móc không dễ dàng gì để phân biệt từ hình dáng bên ngoài đại thể.


Hình 1a.
Đại diện cho giai đoạn trứng có 4 tế bào thu thập trong mẫu phân (55,9×36,6 μm).
Hình 1b. Ấu trùng filariform (750×25 μm), một trong số nhiều ấu trùng được phục hồi sau khi nuôi
cấu theo phương pháp Harada-Mori trên mẫu phân.
Hình 1c. Phần trước của giun trưởng thành Ancylostoma ceylanicum tiếp sau bộ phận vỏ
ngoài
(asterisk) và lớp nhỏ bên trong (dấu số lượng) răng trên mặt cắt của khoang miệng.
Hình 1d. Phần sau của giun đực trưởng thành Ancylostoma ceylanicum thấy mặt giữa bên
(asterisk) và mặt sau bên (dấu số lượng) rãnh của túi sinh dục chạy song song.

Đặc điểm chính để chẩn đoán là biểu hiện cái miệng của chúng. Không như các loài giun móc khác, A. ceylanicum có một cái miệng phẳng với một đuôi lưng sắc nhọn trông giống như một cái răng và đạn bụng ít sắc bén hơn.


Hình 1a. giun tròn nhỏ (mũi tên) trong hỗng tràng qua hình ảnh nội soi.
1b. Giun hút máu với đầu cắm bám vào niêm mạc ruột non (mũi tên) qua hình ảnh nội soi bóng đôi.
1c. Mỗi con cái (ở trên) và con đực (ở dưới) trưởng thành thu thập được trong phân sau khi dùng pyrantel pamoate điều trị.

Hình 1c. Giun móc A. ceylenicum ở chó có thể truyền sang người qua môi trường trung gian đào thải của phân của chúng và lây nhiễm.

BỘ GEN & TIẾN HÓA

Dữ liệu thô về bộ gen của A. ceylanicum đã được phân tích và giải trình tự. Nó gồm 313Mb, ước tính đã giải trình tự được 95% bộ gen, với dữ liệu transcriptomic thông qua nhiễm trùng cho thấy trình diện của 30.738 gen mã hóa protein dự đoán. Các gen này bao gồm gen mã hóa cho 3 họ gen điều hòa ngược lên trong giai đoạn nhiễm trùng thành công: protein tiết liên quan đến hoạt hóa (Activation-associated Secreted Protein Related_ASPRs), protein L4 tiết (Secreted L 4 Proteins_SL4Ps) và protein clade V tiết (Secreted Clade V proteins_SCVPs). Các gen của A. ceylanicum cũng gồm các đích tiên đoán cho thuốc và vacine.

Tác giả XianliShi và cộng sự (2018) thực hiện một nghiên cứu phân tích so sánh bộ gen ty thể của loài Ancylostoma ceylanicum với các loài Ancylostoma spp. khác. A. ceylanicum có thể sống trong ruột non của các giống chó, mèo và cả người, chúng có thể dẫn đến các mối đe dọa tiềm tàng cho sức khỏe y tế công cộng. Nghiên cứu này lần đầu tiên khuếch đại toàn bộ bộ gen ty thể của A. ceylanicum từ chó và so sánh với 3 loài khác gồm Ancylostoma tubaeforme, Ancylostoma duodenaleAncylostoma caninum. Giải trình tự bộ gen ty thể của A. ceylanicum. Kết quả cho thấy bộ gen ty thể hoàn chỉnh của A. ceylanicum có độ dài 13.660bp, gồm 12 gen mã hóa protein, 2 rRNA gene và 22 tRNA gene và 3 vùng không mã hóa (vùng giàu AT, SNCR và LNCR).

  
Hình 3. Họ hàng thân thuộc về mặt tiến hóa của A. ceylanicum với các loài khác. Sự phát sinh giống loài bắt nguồn từ tác giả Megen và Kiontke.
N. americanusH. contortus là hai ký sinh trùng thuộc giống strongylid và có quan hệ thân thuộc với A. ceylanicum. C. elegans, C. briggsaeP. pacificus sống tự do, không ký sinh.
Các giun tròn này thuộc các nhóm khác nhau (clades) trong ngành được mã hóa theo màu:
Đen, A. ceylanicum và họ hàng gần, clade V; Xanh lá cây, ký sinh trùng thực vật, clade IV;
Hồng, nhóm giun đũa và các ký sinh trùng động vật hình sợi chỉ, clade III; Cam, giun xoắn - một loại ký sinh trùng động vật từ clade I.
Về bên phải là số lượng của các orthologous gene đối với A. ceylanicum hay C. elegans và các loài khác.
Danh sách tự so sánh (bôi đậm) được xác định orthologs bên trong một bộ gen. A. ceylanicumC. elegans có orthology giống nhau với nhiều loài giun tròn khác.

mtDNA ty thể của nó là ngắn nhất, sai số giữa A và T ở thành phần base và cao hơn ba loài Ancylostoma spp. khác ở thành phần tổng AT. Gen nad5nad6 của chúng được dùng TTG và ATT như các codon ban đầu, trong khi đó ba loài Ancylostoma khác sử dụng bộ ba ATT và GTG hay ATG. Cả 22 gen tRNA khác nhau về chiều dài trong số 4 loài Ancylostoma spp., nhưng anticodon của chúng là giống nhau. Trong số 12 gen mã hóa protein, thì gen cox1 có thành phần AT thấp nhất và tối thiểu ở tỷ lệ Ka/Ks trong khi gen nad2 lại đối ngược lại.

Cây phát sinh loài cho thấy trong một giống của Ancylostoma, loài A. ceylanicum xảy ra trên một nhánh ngoài với ba loài Ancylostoma spp. khác và A. caninum A. tubaeforme có mối quan hệ phát sinh loài gần hơn so với giun móc A. duodenale. Nghiên cứu trên không chỉ làm tăng thêm dữ liệu bộ gen ty thể của họ giun tròn Ancylostomatidae mà còn cung cấp các dữ liệu mới về nghiên cứu phát sinh loài hơn nữa trong số các giun tròn thuộc họ Ancylostomatidae.

CHU KỲ SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN

Ấu trùng giai đoạn nhiễm nhanh chóng thực hiện chu trình lột xác hông qua hai cách hoặc là lệ thuộc vào vật chủ nuốt phải hoặc là lệ thuộc đào hầm vào trong da vật chủ. Nếu đường tiêu hóa, chúng đi qua thành dạ dày vào ruột và tấn công vào niêm mạc ruột. Nếu đào hầm xuyên qua da, chúng sẽ xâm nhập vào các mạch máu nhỏ dưới da, sau đó đến phổi và đến ruột thông qua con đường khí quản, thực quản và dạ dày. Trong các trường hợp như thế, các ấu trùng sẽ phát triển thành ấu trùng giai đoạn 3 trong thành ruột. Ấu trùng giai đoạn 4 xuất hiện 47 giờ sau khi nhiễm qua đường tiêu hóa. Giun còn non giai đoạn 5 xuất hiện sau 6 ngày sau nhiễm. Chúng hoàn chỉnh về mặt giới tính và sau hai tuần sau nhiễm.


Hình 2. Chu kỳ sinh học của giun móc ở người nói chung

Không giống như giun móc Necator americanusAncylostoma duodenale, loài A. ceylanicum có thể nhiễm trùng hoàn chỉnh vào trong cơ thể vật chủ và các động vật có vú khác (như chó, mèo, chuột vàng hamsters). Vì nó đầu tiên có thể nhiễm trên các động vật có vú, ngoại trừ con người và nhiễm trùng trên người chỉ được coi là nhiễm trùng cơ hội khi các vật chủ là động vạt nói trên sống gần và tiếp xúc gần với con người, khi đó nhiễm trùng A. ceylanicum gọi là bệnh giun móc truyền từ động vật lây sang người (zoonotic hookworm).

Đặc điểm giống nhau này làm cho A. ceylanicum trở thành loài giun móc duy nhất có điểm đặc trưng đó, kể từ khi nghiên cứu trong phòng xét nghiệm với chuột hamster nhiễm, không giống như các chủng của N. americanus hay A. duodenale, nên có thể dùng chúng để làm test chẩn đoán, đích nghiên cứu thuốc và vaccine phòng bệnh ở người.

SINH BỆNH HỌC

A. ceylanicum dính cơ thể nó vào các giường mao mạch trong ruột non của một vật chủ, ở đó chúng ăn máu và gây thiếu máu. Thiếu máu trên chuột hamsters hầu hết rất nặng trong vòng 13-60 ngày kể từ khi nhiễm và đi kèm sụt cân nặng.

Gây nhiễm thực nghiệm trên chuột hamster cho thấy tăng kháng thể, ức hế đáp ứng miễn dịch tễ bào ngoại vi, điều này biểu hiện qua sự giảm chỉ số bạch cầu chung, bạch cầu hạt và giảm bạch cầu lympho.

Các tác động nghiêm trọng xảy ra thường trên các các cơ địa phụ nữ giai đoạn sinh đẻ và trẻ em nhỏ với biểu hiện mất máu đường tiêu hóa mạn tính và dẫn đến thiếu máu thiếu sắt và giảm albumin máu. Hậu quả lâm dài bao gồm suy giảm thể chất, chậm phát triển trí não, nhận thức trên trẻ em, tăng tỷ lệ tử vong trên trẻ em và phụ nữ mang thai cũng như các trẻ em nhỏ sinh ra từ các bà mẹ trẻ đó, cuối cùng giảm năng lực sức khỏe trên các đối tượng như thế.

DỊCH TỄ HỌC

Giun móc Ancylostoma ceylanicum là loại giun móc chiếm ưu thế nhiễm trùng trên các con chó và mèo tại châu Á. Loài A. ceylanicum là loài phổ biến đứng thứ 2 nhễm trùng trên người tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Giun móc có khả năng dẫn đến thiếu máu cũng như dẫn đến một số bất thường trên cơ thể con người. Nhiễm trùng A. ceylanicum được tìm thấy tại Campuchia, Malaysia, Solomon, Úc, Thái Lan, Ấn Độ, Sri Lanka, Nam Phi, Madagascar, Indonesia, đảo Fiji và Đài Loan.

Các dữ liệu về nó đóng góp vào cơ cấu bệnh tật ở người. Tiếp cận Một Sức khỏe “One Health” đòi hỏi cần phải phòng chống bệnh lây trueyenf từ động vật sang người này. Hiện nay, sự phân bố của loài giun móc này đang được các nhà khoa học tiếp tục điều tra, nghiên cứu và cung cấp thêm dữ liệu để có bức


Phân bố dịch tễ học loài giun móc Ancylostoma ceylenicum trên toàn cầu

PHÁT HIỆN, CHẨN ĐOÁN

Nhiễm trùng có thể phát hiện trên các mẫu phân của vật chủ. Các trứng có thể phân tích về mặt vi thể. Tuy nhiên, có có ranh giới rõ ràng để phân biệt giữa các loài giun móc khác nhau do giống nhau về mặt vật lý và các loài thường dễ nhầm lẫn với các loài khác.

Kỹ thuật Kato-Katz và sinh học phân tử như PCR có thể dùng để phân biệt các loài giun móc nhưng không phải luôn luôn hiệu quả ở tất cả các ca. Giải trình tự gen ribosomal RNA (rRNA) thường đáng tin cậy nhưng mất nhiều thời gian và chi phí cao. Phản ứng PCR loại phối hợp với giải pháp đường nóng chảy có độ nhạy cao có thể áp dụng để phân biệt loài A. ceylanicum với các loài khác.


Hình A. Trứng giun móc trong giai đoạn phân đoạn sớm tìm thấy trong phân sau khi nuôi cấy formalin-ethyl Mori.
Hình C. Giun móc trong hỗng tràng qua nội soi ống mềm.
Hình D: Lấy giun móc ra với mặt bên có răng ở mặt bên (lt) và răng giữa lớn và răng bên nhỏ.
Hình F. Túi sinh dục đóng chặt với nhau, mặc dù tách biệt khỏi rãnh bên ngoài.

ĐIỀU TRỊ

Ivermectin có hiệu quả ca với nhiễm trùng loài giun móc này, ngay cả ở liều thấp 100μg/kg và thuốc pyrantel pamoate cũng có hiệu quả ở liều 25-50 mg/kg.

Các thuốc chống giun sán khác thuộc nhóm benzimidazole như mebendazole, parbendazole và thiabendazole cũng có hiệulực cao.

PHÒNG BỆNH

Mang giày và sử dụng các biện pháp bảo vệ khác để tránh phơi nhiễm đất, cát nhiễm mầm bệnh giun móc lây truyền từ động vật lây sang người. Các du khách đến các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt có nguy cơ phơi nhiễm với nguồn bệnh thì được khuyên mang giày và sử dụng công cụ bảo hộ lao dộng để ngăn chặn tiếp xúc trực tiếp với nguồn đất, cát.

Chăm sóc thú y cho chó, mèo bao gồm sổ giun thường xuyên và định kỳ sẽ làm giảm ô nhiễm ngoài môi trường với trứng giun móc và ấu trùng giun móc. Loại bỏ phân động vật ngăn ngừa trứng khỏi đẻ và ô nhiễm vào trong môi trường đất. Điều này giúp kiểm soát nhiễm trùng loại giun tròn quan trọng này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ancylostoma ceylanicum, novel etiological agent for traveler's diarrhea-report of four Japanese patients who returned from Southeast Asia and Papua New Guinea.

Yoshikawa M, Ouji Y, Hirai N, Nakamura-Uchiyama F, Yamada M, Arizono N, Akamatsu N, Yoh T, Kaya D, Nakatani T, Kikuchi E, Katanami Y, Satoh K, Maki R, Miyazato Y, Oba Y, Kasahara K, Mikasa K.

Trop Med Health. 2018 Mar 13;46:6. doi: 10.1186/s41182-018-0087-8. eCollection 2018.

PMID: 29563849 Free PMC Article Similar articles Select item 274507242.

Ancylostoma ceylanicum hookworm infection in Japanese traveler who presented chronic diarrhea after return from Lao People's Democratic Republic.

Kaya D, Yoshikawa M, Nakatani T, Tomo-Oka F, Fujimoto Y, Ishida K, Fujinaga Y, Aihara Y, Nagamatsu S, Matsuo E, Tokoro M, Ouji Y, Kikuchi E.

Parasitol Int. 2016 Dec;65(6 Pt A):737-740. doi: 10.1016/j.parint.2016.07.001. Epub 2016 Jul 20.

PMID: 27450724 Similar articles Select item 245162843.

Molecular detection of Ancylostoma duodenale, Ancylostoma ceylanicum, and Necator americanus in humans in northeastern and southern Thailand.

Phosuk I, Intapan PM, Thanchomnang T, Sanpool O, Janwan P, Laummaunwai P, Aamnart W, Morakote N, Maleewong W.

Korean J Parasitol. 2013 Dec;51(6):747-9. doi: 10.3347/kjp.2013.51.6.747. Epub 2013 Dec 31.

PMID: 24516284 Free PMC Article Similar articles Select item 280985264.

Ancylostoma ceylanicum Hookworm in the Solomon Islands.

Bradbury RS, Hii SF, Harrington H, Speare R, Traub R.

Emerg Infect Dis. 2017 Feb;23(2):252-257. doi: 10.3201/eid2302.160822.

PMID: 28098526 Free PMC Article Similar articles Select item 286926685.

A novel, species-specific, real-time PCR assay for the detection of the emerging zoonotic parasite Ancylostoma ceylanicum in human stool.

Papaiakovou M, Pilotte N, Grant JR, Traub RJ, Llewellyn S, McCarthy JS, Krolewiecki AJ, Cimino R, Mejia R, Williams SA.

PLoS Negl Trop Dis. 2017 Jul 10;11(7):e0005734. doi: 10.1371/journal.pntd.0005734. eCollection 2017 Jul.

PMID: 28692668 Free PMC Article Similar articles Select item 262163536.

Re-evaluation of the species of hookworms infecting dogs in Central Vietnam.

Ng-Nguyen D, Hii SF, Nguyen VA, Van Nguyen T, Van Nguyen D, Traub RJ.

Parasit Vectors. 2015 Jul 28;8:401. doi: 10.1186/s13071-015-1015-y.

PMID: 26216353 Free PMC Article Similar articles Select item 239688137.

Ancylostoma ceylanicum, a re-emerging but neglected parasitic zoonosis.

Traub RJ.

Int J Parasitol. 2013 Nov;43(12-13):1009-15. doi: 10.1016/j.ijpara.2013.07.006. Epub 2013 Aug 19. Review.

PMID: 23968813 Similar articles Select item 248658158.

High prevalence of Ancylostoma ceylanicum hookworm infections in humans, Cambodia, 2012.

Inpankaew T, Schär F, Dalsgaard A, Khieu V, Chimnoi W, Chhoun C, Sok D, Marti H, Muth S, Odermatt P, Traub RJ.

Emerg Infect Dis. 2014 Jun;20(6):976-82. doi: 10.3201/eid2006.131770.

PMID: 24865815 Free PMC Article Similar articles Select item 268130079.

Epidemiological surveys of, and research o­n, soil-transmitted helminths in Southeast Asia: a systematic review.

Dunn JC, Turner HC, Tun A, Anderson RM.

Parasit Vectors. 2016 Jan 27;9:31. doi: 10.1186/s13071-016-1310-2. Review.

PMID: 26813007 Free PMC Article Similar articles Select item 3001483410.

Ancylostoma ceylanicum Hookworm in Myanmar Refugees, Thailand, 2012-2015.

O'Connell EM, Mitchell T, Papaiakovou M, Pilotte N, Lee D, Weinberg M, Sakulrak P, Tongsukh D, Oduro-Boateng G, Harrison S, Williams SA, Stauffer WM, Nutman TB.

Emerg Infect Dis. 2018 Aug;24(8). doi: 10.3201/eid2408.180280.

PMID: 30014834 Free PMC Article Similar articles Select item 2861093711.

Hookworm infections among migrant workers in Malaysia: Molecular identification of Necator americanus and Ancylostoma duodenale.

Sahimin N, Lim YAL, Douadi B, Mohd Khalid MKN, Wilson JJ, Behnke JM, Mohd Zain SN.

Acta Trop. 2017 Sep;173:109-115. doi: 10.1016/j.actatropica.2017.06.011. Epub 2017 Jun 10.

PMID: 28610937 Similar articles Select item 2748679812.

Molecular Identification of Hookworm Isolates in Humans, Dogs and Soil in a Tribal Area in Tamil Nadu, India.

George S, Levecke B, Kattula D, Velusamy V, Roy S, Geldhof P, Sarkar R, Kang G.

PLoS Negl Trop Dis. 2016 Aug 3;10(8):e0004891. doi: 10.1371/journal.pntd.0004891. eCollection 2016 Aug.

PMID: 27486798 Free PMC Article Similar articles Select item 2377431813.

Genetic characterization of the partial mitochondrial cytochrome oxidase c subunit I (cox 1) gene of the zoonotic parasitic nematode, Ancylostoma ceylanicum from humans, dogs and cats.

Ngui R, Mahdy MA, Chua KH, Traub R, Lim YA.

Acta Trop. 2013 Oct;128(1):154-7. doi: 10.1016/j.actatropica.2013.06.003. Epub 2013 Jun 14.

PMID: 23774318 Similar articles Select item 2256444514.

Prevalence and zoonotic potential of canine hookworms in Malaysia.

Mahdy MA, Lim YA, Ngui R, Siti Fatimah MR, Choy SH, Yap NJ, Al-Mekhlafi HM, Ibrahim J, Surin J.

Parasit Vectors. 2012 May 7;5:88. doi: 10.1186/1756-3305-5-88.

PMID: 22564445 Free PMC Article Similar articles Select item 2857612415.

Ancylostoma ailuropodae n. sp. (Nematoda: Ancylostomatidae), a new hookworm parasite isolated from wild giant pandas in Southwest China.

Xie Y, Hoberg EP, Yang Z, Urban JF Jr, Yang G.

Parasit Vectors. 2017 Jun 2;10(1):277. doi: 10.1186/s13071-017-2209-2.

PMID: 28576124 Free PMC Article Similar articles Select item 157611416.

[An imported human case of hookworm infection with worms in the rectum].

Yong TS, Shin HJ, Im KI, Kim WH.

Kisaengchunghak Chapchi. 1992 Mar;30(1):59-62. Korean.

PMID: 1576114 Free Article Similar articles Select item 2765860717.

A Case of Ancylostoma ceylanicum Infection Occurring in an Australian Soldier Returned from Solomon Islands.

Speare R, Bradbury RS, Croese J.

Korean J Parasitol. 2016 Aug;54(4):533-6. doi: 10.3347/kjp.2016.54.4.533. Epub 2016 Aug 31.

PMID: 27658607 Free PMC Article Similar articles Select item 2807774718.

First Molecular Identifications of Necator americanus and Ancylostoma ceylanicum Infecting Rural Communities in Lower Myanmar.

Pa Pa Aung W, Htoon TT, Tin HH, Sanpool O, Jongthawin J, Sadaow L, Phosuk I, Ropai R, Intapan PM, Maleewong W.

Am J Trop Med Hyg. 2017 Jan 11;96(1):214-216. doi: 10.4269/ajtmh.16-0610. Epub 2016 Oct 24.

PMID: 28077747 Free PMC Article Similar articles Select item 2861650619.

The hookworm Ancylostoma ceylanicum: An emerging public health risk in Australian tropical rainforests and Indigenous communities.

Smout FA, Skerratt LF, Butler JRA, Johnson CN, Congdon BC, Thompson RCA.

One Health. 2017 Apr 26;3:66-69. doi: 10.1016/j.onehlt.2017.04.002. eCollection 2017 Jun.

PMID: 28616506 Free PMC Article Similar articles Select item 2255608420.

Molecular identification of human hookworm infections in economically disadvantaged communities in Peninsular Malaysia.

Ngui R, Ching LS, Kai TT, Roslan MA, Lim YA.

Am J Trop Med Hyg. 2012 May;86(5):837-42. doi: 10.4269/ajtmh.2012.11-0446.

PMID: 22556084 Free PMC ArticleSimilar articles

Epidemiological and genetic data supporting the transmission of Ancylostoma ceylanicum among human and domestic animals.

Ngui R, Lim YA, Traub R, Mahmud R, Mistam MS.

PLoS Negl Trop Dis. 2012;6(2):e1522. doi: 10.1371/journal.pntd.0001522. Epub 2012 Feb 7.

PMID: 22347515 Free PMC Article Similar articles Select item 1096185322.

Sequence differences in the internal transcribed spacers of DNA among four species of hookworm (Ancylostomatoidea: Ancylostoma).

Chilton NB, Gasser RB.

Int J Parasitol. 1999 Dec;29(12):1971-7.

PMID: 10961853 Similar articles Select item 1991119823.

Efficacy of a combination product containing pyrantel, febantel and praziquantel (Drontal Plus Flavour, Bayer Animal Health) against experimental infection with the hookworm Ancylostoma ceylanicum in dogs.

Taweethavonsawat P, Chungpivat S, Satranarakun P, Traub RJ, Schaper R.

Parasitol Res. 2010 Jan;106(2):533-7. doi: 10.1007/s00436-009-1665-9. Epub 2009 Nov 13.

PMID: 19911198 Similar articles Select item 2561813224.

Identification of Ancylostoma ceylanicum in children from a tribal community in Tamil Nadu, India using a semi-nested PCR-RFLP tool.

George S, Kaliappan SP, Kattula D, Roy S, Geldhof P, Kang G, Vercruysse J, Levecke B.

Trans R Soc Trop Med Hyg. 2015 Apr;109(4):283-5. doi: 10.1093/trstmh/trv001. Epub 2015 Jan 24.

PMID: 25618132 Similar articles Select item 340564125.

An investigation of hookworm infection and reinfection following mass anthelmintic treatment in the south Indian fishing community of Vairavankuppam.

Haswell-Elkins MR, Elkins DB, Manjula K, Michael E, Anderson RM.

Parasitology. 1988 Jun;96 ( Pt 3):565-77.

PMID: 3405641 Similar articles Select item 1855613126.

PCR-based coprodiagnostic tools reveal dogs as reservoirs of zoonotic ancylostomiasis caused by Ancylostoma ceylanicum in temple communities in Bangkok.

Traub RJ, Inpankaew T, Sutthikornchai C, Sukthana Y, Thompson RC.

Vet Parasitol. 2008 Aug 1;155(1-2):67-73. doi: 10.1016/j.vetpar.2008.05.001. Epub 2008 May 8.

PMID: 18556131 Similar articles Select item 285974927.

Necator americanus and Ancylostoma ceylanicum: development of protocols for dual infection in hamsters.

Rajasekariah GR, Dhage KR, Deb BN, Bose S.

Acta Trop. 1985 Mar;42(1):45-54.

PMID: 2859749 Similar articles Select item 72732128.

Population biology of hookworms in children in rural West Bengal. II. Acquisition and loss of hookworms.

Nawalinski T, Schad GA, Chowdhury AB.

Am J Trop Med Hyg. 1978 Nov;27(6):1162-73.

PMID: 727321 Similar articles Select item 3022613229.

Development and Evaluation of a Multiplex Quantitative Real-Time Polymerase Chain Reaction for Hookworm Species in Human Stool.

Hii SF, Senevirathna D, Llewellyn S, Inpankaew T, Odermatt P, Khieu V, Muth S, McCarthy J, Traub RJ.

Am J Trop Med Hyg. 2018 Nov;99(5):1186-1193. doi: 10.4269/ajtmh.18-0276.

PMID: 30226132 Free PMC Article Similar articles Select item 2453327030.

Nitazoxanide: In vitro and in vivo drug effects against Trichuris muris and Ancylostoma ceylanicum, alone or in combination.

Tritten L, Silbereisen A, Keiser J.

Int J Parasitol Drugs Drug Resist. 2012 Mar 10;2:98-105. doi: 10.1016/j.ijpddr.2012.02.004. eCollection 2012 Dec.

PMID: 24533270 Free PMC Article Similar articles Select item 2284453831.

Rapid detection and identification of human hookworm infections through high resolution melting (HRM) analysis.

Ngui R, Lim YA, Chua KH.

PLoS o­ne. 2012;7(7):e41996. doi: 10.1371/journal.pone.0041996. Epub 2012 Jul 26.

PMID: 22844538 Free PMC Article Similar articles Select item 952287132.

Gastrointestinal nematodes: the Karkar experience.

Pritchard DI.

P N G Med J. 1995 Dec;38(4):295-9.

PMID: 9522871 Similar articles Select item 2612364933.

Levels of Ancylostoma infections and phylogenetic analysis of cox 1 gene of A. ceylanicum in stray cat faecal samples from Guangzhou, China.

Hu W, Yu XG, Wu S, Tan LP, Song MR, Abdulahi AY, Wang Z, Jiang B, Li GQ.

J Helminthol. 2016 Jul;90(4):392-7. doi: 10.1017/S0022149X15000413. Epub 2015 Jun 30.

PMID: 26123649 Similar articles Select item 2067393834.

Copro-molecular identification of infections with hookworm eggs in rural Lao PDR.

Sato M, Sanguankiat S, Yoonuan T, Pongvongsa T, Keomoungkhoun M, Phimmayoi I, Boupa B, Moji K, Waikagul J.

Trans R Soc Trop Med Hyg. 2010 Sep;104(9):617-22. doi: 10.1016/j.trstmh.2010.06.006. Epub 2010 Jul 31.

PMID: 20673938 Similar articles Select item 969814835.

Epidemiological evidence for a differential effect of hookworm species, Ancylostoma duodenale or Necator americanus, o­n iron status of children.

Albonico M, Stoltzfus RJ, Savioli L, Tielsch JM, Chwaya HM, Ercole E, Cancrini G.

Int J Epidemiol. 1998 Jun;27(3):530-7.

PMID: 9698148 Similar articles Select item 157017536.

Distinction of human hookworm larvae based o­n lectin-binding characteristics.

Kumar S, Pritchard DI.

Parasite Immunol. 1992 Mar;14(2):233-7.

PMID: 1570175 Similar articles Select item 2556226837.

Traveler's diarrhea: a clinical review.

Steffen R, Hill DR, DuPont HL.

JAMA. 2015 Jan 6;313(1):71-80. doi: 10.1001/jama.2014.17006. Review.

PMID: 25562268 Similar articles Select item 2302655838.

Comparative efficacy of a spot-on formulation containing emodepside and praziquantel (Profender ®, Bayer) and praziquantel and pyrantel oral tablets (Drontal ® for Cats) against experimental Ancylostoma ceylanicum infections in cats.

Taweethavonsawat P, Chungpivat S, Watanapongchati S, Traub RJ, Schaper R.

Vet Parasitol. 2013 Jan 16;191(1-2):172-6. doi: 10.1016/j.vetpar.2012.08.024. Epub 2012 Sep 4.

PMID: 23026558 Similar articles Select item 2314520339.

Mechanistic and single-dose in vivo therapeutic studies of Cry5B anthelmintic action against hookworms.

Hu Y, Zhan B, Keegan B, Yiu YY, Miller MM, Jones K, Aroian RV.

PLoS Negl Trop Dis. 2012;6(11):e1900. doi: 10.1371/journal.pntd.0001900. Epub 2012 Nov 8.

PMID: 23145203 Free PMC Article Similar articles Select item 810618740.

Sensitivity to ivermectin and pyrantel of Ancylostoma ceylanicum and Necator americanus.

Behnke JM, Rose R, Garside P.

Int J Parasitol. 1993 Nov;23(7):945-52.

PMID: 8106187 Similar articles

Reinfection with hookworm after chemotherapy in Papua New Guinea.

Quinnell RJ, Slater AF, Tighe P, Walsh EA, Keymer AE, Pritchard DI.

Parasitology. 1993 May;106 ( Pt 4):379-85.

PMID: 8316435 Free Article Similar articles Select item 1698743142.

A case of mistaken identity--reappraisal of the species of canid and felid hookworms (Ancylostoma) present in Australia and India.

Traub RJ, Hobbs RP, Adams PJ, Behnke JM, Harris PD, Thompson RC.

Parasitology. 2007 Jan;134(Pt 1):113-9. Epub 2006 Sep 21.

PMID: 16987431 Similar articles Select item 1054684243.

Epidemiology of human hookworm infections among adult villagers in Hejiang and Santai Counties, Sichuan Province, China.

Changhua L, Xiaorong Z, Dongchuan Q, Shuhua X, Hotez PJ, Defu Z, Hulian Z, Mingden L, Hainan R, Bing Z, Haichou X, Hawdon J, Zheng F.

Acta Trop. 1999 Oct 15;73(3):243-9.

PMID: 10546842 Similar articles Select item 671654144.

Hookworms and the species infecting man in Zambia.

Hira PR, Patel BG.

J Trop Med Hyg. 1984 Feb;87(1):7-10.

PMID: 6716541 Similar articles Select item 2453333245.

First report of Ancylostoma ceylanicum in wild canids.

Smout FA, Thompson RC, Skerratt LF.

Int J Parasitol Parasites Wildl. 2013 May 13;2:173-7. doi: 10.1016/j.ijppaw.2013.04.003. eCollection 2013 Dec.

PMID: 24533332 Free PMC Article Similar articles Select item 2146001646.

Incidence and risk factors of hookworm infection in a rural community of central Thailand.

Jiraanankul V, Aphijirawat W, Mungthin M, Khositnithikul R, Rangsin R, Traub RJ, Piyaraj P, Naaglor T, Taamasri P, Leelayoova S.

Am J Trop Med Hyg. 2011 Apr;84(4):594-8. doi: 10.4269/ajtmh.2011.10-0189.

PMID: 21460016 Free PMC ArticleSimilar articles Select item 2487706847.

The zoonotic risk of Ancylostoma ceylanicum isolated from stray dogs and cats in Guangzhou, South China.

Liu Y, Zheng G, Alsarakibi M, Zhang X, Hu W, Lin L, Tan L, Luo Q, Lu P, Li G.

Biomed Res Int. 2014;2014:208759. doi: 10.1155/2014/208759. Epub 2014 May 4.

PMID: 24877068 Free PMC Article Similar articles Select item 2966055648.

Comparative analysis of Ancylostoma ceylanicum mitochondrial genome with other Ancylostoma species.

Shi X, Wang M, Abdullahi AY, Fu Y, Yang F, Yu X, Pan W, Yan X, Hang J, Zhang P, Li G.

Infect Genet Evol. 2018 Aug;62:40-45. doi: 10.1016/j.meegid.2018.04.012. Epub 2018 Apr 14.

PMID: 29660556 Similar articles Select item 91969449.

Skin penetration of infective hookworm larvae. III. Comparative studies o­n the path of migration of the hookworms Ancylostoma braziliense, Ancylostoma ceylanicum, and Ancylostoma caninum.

Vetter JC, Leegwater-vd Linden ME.

Z Parasitenkd. 1977 Sep 21;53(2):155-8.

PMID: 919694 Similar articles Select item 2355601350.

Activity of oxantel pamoate monotherapy and combination chemotherapy against Trichuris muris and hookworms: revival of an old drug.

Keiser J, Tritten L, Silbereisen A, Speich B, Adelfio R, Vargas M.

PLoS Negl Trop Dis. 2013;7(3):e2119. doi: 10.1371/journal.pntd.0002119. Epub 2013 Mar 21.

PMID: 23556013 Free PMC Article Similar articles Select item 2651905151.

A novel isothermal microcalorimetry tool to assess drug effects o­n Ancylostoma ceylanicum and Necator americanus.

Flores D, Panic G, Braissant O, Keiser J.

Appl Microbiol Biotechnol. 2016 Jan;100(2):837-46. doi: 10.1007/s00253-015-7081-4. Epub 2015 Oct 30.

PMID: 26519051 Similar articles Select item 1265480452.

Oral transfer of adult Ancylostoma ceylanicum hookworms into permissive and nonpermissive host species.

Bungiro RD Jr, Anderson BR, Cappello M.

Infect Immun. 2003 Apr;71(4):1880-6.

PMID: 12654804 Free PMC Article Similar articles Select item 2667168053.

Detection of Helminth Eggs and Identification of Hookworm Species in Stray Cats, Dogs and Soil from Klang Valley, Malaysia.

Tun S, Ithoi I, Mahmud R, Samsudin NI, Kek Heng C, Ling LY.

PLoS o­ne. 2015 Dec 15;10(12):e0142231. doi: 10.1371/journal.pone.0142231. eCollection 2015.

PMID: 26671680 Free PMC Article Similar articles Select item 963304154.

Specific amplification of Necator americanus or Ancylostoma duodenale DNA by PCR using markers in ITS-1 rDNA, and its implications.

Monti JR, Chilton NB, Qian BZ, Gasser RB.

Mol Cell Probes. 1998 Apr;12(2):71-8.

PMID: 9633041 Similar articles Select item 2121220155.

Short report: Human Trichostrongylus colubriformis infection in a rural village in Laos.

Sato M, Yoonuan T, Sanguankiat S, Nuamtanong S, Pongvongsa T, Phimmayoi I, Phanhanan V, Boupha B, Moji K, Waikagul J.

Am J Trop Med Hyg. 2011 Jan;84(1):52-4. doi: 10.4269/ajtmh.2011.10-0385.

PMID: 21212201 Free PMC Article Similar articles Select item 234566456.

Epidemiology and immunology of Necator americanus infection in a community in Papua New Guinea: humoral responses to excretory-secretory and cuticular collagen antigens.

Pritchard DI, Quinnell RJ, Slater AF, McKean PG, Dale DD, Raiko A, Keymer AE.

Parasitology. 1990 Apr;100 Pt 2:317-26.

PMID: 2345664 Free Article Similar articles Select item 2986229157.

Tm-Shift Detection of Dog-Derived Ancylostoma ceylanicum and A. caninum.

Fu Y, Wang M, Yan X, Abdullahi AY, Hang J, Zhang P, Huang Y, Liu Y, Sun Y, Ran R, Li G.

Biomed Res Int. 2018 May 13;2018:7617094. doi: 10.1155/2018/7617094. eCollection 2018.

PMID: 29862291 Free PMC Article Similar articles Select item 2679526258.

Hamsters vaccinated with Ace-mep-7 DNA vaccine produced protective immunity against Ancylostoma ceylanicum infection.

Wiśniewski M, Jaros S, Bąska P, Cappello M, Długosz E, Wędrychowicz H.

Exp Parasitol. 2016 Apr;163:1-7. doi: 10.1016/j.exppara.2016.01.006. Epub 2016 Jan 18.

PMID: 26795262 Similar articles Select item 2337792059.

Cloning and molecular characterization of cDNAs encoding three Ancylostoma ceylanicum secreted proteins.

Siwińska AM, Bąska P, Daniłowicz-Luebert E, Januszkiewicz K, Długosz E, Wędrychowicz H, Cappello M, Wiśniewski M.

Acta Parasitol. 2013 Mar;58(1):112-8. doi: 10.2478/s11686-013-0116-z. Epub 2013 Feb 2.

PMID: 23377920 Similar articles Select item 2924616960.

Ancylostoma ceylanicum infective third-stage larvae are activated by co-culture with HT-29-MTX intestinal epithelial cells.

Feather CM, Hawdon JM, March JC.

Parasit Vectors. 2017 Dec 15;10(1):606. doi: 10.1186/s13071-017-2513-x.

PMID: 29246169 Free PMC Article Similar articles

Ngày 24/05/2019
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích