Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 10/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 4 0 1 5 5 0
Số người đang truy cập
1 3 5
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Phần 1. Cập nhật về bệnh sán máng với các bệnh lý nội khoa và ung thư

Bệnh sán máng (còn gọi là Bilharziosis hay bệnh sốt do ốc), đây là một bệnh do nhiễm ký sinh trùng, gây ra bởi một số loài sán thuộc giống Schistosoma. Mặc dù tỷ lệ tử vong do bệnh này rất thấp, song bệnh sán máng thường diễn tiến mạn tính, và có thể gây tổn thương nhiều cơ quan phủ tạng cơ thể, trên trẻ em chúng gây chậm phát triển và trì trệ về tinh thần, nhận thức.

             Theo thông tin cập nhật về bệnh sán máng trên toàn cầu từ Tổ chức Y tế thế giới ngày 20.02.2018 cho biết một số dữ liệu quan trọng (Key facts):

·Sán máng là một bệnh nhiễm trùng cấp tính và cả mạn tính gây ra bởi ký sinh trùng;

·Người nhiễm phải trong quá trình thực hành nông nghiệp, nuôi trồng và canh tác, các hoạt động giải trí vui chơi mà có phơi nhiễm với nguồn nước bị ô nhiễm;

·Thiếu vệ sinh và một số thói quen của trẻ em tuổi đi học như bơi lội hay câu cá trong nguồn nước ô nhiễm, khiến cho chúng dễ nhiễm bệnh;

·Phòng chống bệnh sán máng tập trung vào việc làm giảm bệnh thông qua điều trị quần thể rộng và định kỳ bằng thuốc praziquantel. Một tiếp cận rõ ràng và chi tiết hơn gồm nguồn nước, đủ vệ sinh và phòng chống ốc cũng có thể làm giảm lan truyền bệnh;

·Ước tính hiện nay cho thấy có ít nhất 206.4 triệu người cần điều trị dự phòng bệnh sán máng vào năm 2016, ngoài ra đã có hơn 89 triệu người đã báo cáo là đã điều trị.

           Bệnh sán máng là một bệnh nhiễm ký sinh trùng cấp và mạn tính gây ra bởi sán máng trong máu thuộc giống Schistosoma spp. Ước tính có ít nhất 206.4 triệu người cần điều trị dự phòng trong năm 2016. Điều trị dự phòng có thể nên lặp lại trong một vài năm, sẽ làm giảm và ngăn ngừa tỷ lệ mắc. Lan truyền sán máng đã được báo cáo tại quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, điều trị dự phòng ở những cộng đồng xem là đích để điều trị trên diện rộng chỉ cần ở 52 quốc gia có bệnh lưu hành và lan truyền từ vừa đến cao.


Hình 1

Nhiễm trùng và lan truyền

Người bị nhiễm khi thể ấu trùng của sán ly giải ra từ các con ốc nước ngọt, đi xuyên qua da trong quá trình hoạt động và làm việc có phơi nhiễm với nguồn nước ngọt. Lan truyền xảy ra khi người bị bệnh gây ô nhiễm nguồn nước ngọt đào thải chất thải chứa trứng sán, đẻ vào trong nước.

Trong cơ thể, ấu trùng phát triển thành sán trưởng thành. Giun trưởng thành sống trong mạch máu (blood vessels), ở đó con cái đẻ trứng. Một số trứng đào thải qua cơ thể qua phân hay nước tiểu để tiếp tục chu kỳ ký sinh trùng. Một số khác có thể bị bắt vào trong các mô của cơ thể, gây phản ứng miễn dịch và tổn thương tiến triển đến các cơ quan khác nhau.


Hình 2.
Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của bệnh sán máng

Một số đặc điểm dịch tễ học

Bệnh sán máng lưu hành ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt ở các cộng đồng còn nghèo, không thể tiếp cận đến các nguồn nước uống an toàn và đủ tiêu chuẩn vệ sinh. Người ta ước tính có ít nhất 91.4% số người cần điều trị bệnh sán máng tập trung ở châu Phi. Có hai thể bệnh sán máng ở đường tiêu hóa và trong hệ tiết niệu sinh dục (intestinal and urogenital) gây bởi 5 loài sán máng chính.


Hình 3
. Phân bố các vùng trên thế giới có bệnh sán máng (WHO/IAMAT 2015)

Bảng 1. Loài sán và phân bố địa lý bệnh sán máng

Thể bệnh

Loài sán máng

Phân bố địa lý

Bệnh sán máng ở đường tiêu hóa (Intestinal schistosomiasis)

Schistosoma mansoni

Châu Phi, Trung Đông, vùng Caribbe, Brazil, Venezuela và Suriname

Schistosoma japonicum

Trung Quốc, Indonesia, Philippines

Schistosoma mekongi

Một số huyện ở Campuchia và Lào

Schistosoma guineensisS. intercalatum

Rừng mưa nhiệt đới của Trung Phi

Bệnh sán máng ở hệ tiết niệu sinh dục (Urogenital schistosomiasis)

Schistosoma haematobium

Châu Phi, Trung Đông và đảo Corsica (Pháp)

Bệnh sán máng hầu như ảnh hưởng đến các cộng đồng đang sống ở các vùng nông thôn và nghèo khó, đặc biệt ở nhóm quần thể ngư nghiệp và nông nghiệp. Các phụ nữ làm cac s công việc vặt ở nhà có tiếp xúc với các nguồn nước ô nhiễm mầm bệnh như giặt quần áo cũng có nguy cơ mắc bệnh sán máng thể tiết niệu sinh dục ở phụ nữ. Vệ sinh không đầy đủ và tiếp xúc với nguồn nước nhiễm bệnh là dễ bị nhiễm trùng nghiêm trọng.

Việc di biến động đến các vùng nông thôn và các di chuyển của quần thể là một cách để dễ mắc bệnh đến các vùng khác. Quy mô quần thể gia tăng và gia tăng nhu cầu năng lượng và nguồn nước thường dẫn đến thay đổi môi trường cảnh quan và lan truyền bệnh. Với sự gia tăng du lịch sinh thái và du lịch đến khắp nơi (travel “off the beaten track”), làm tăng số du khách nhiễm sán máng. Khi đó, các du khách biểu hiện nhiễm trùng cấp tính, nghiêm trọng và các biến chứng bất thường, kể cả liệt.

Bệnh sán máng thể sinh dục tiết niệu cũng được coi là một yếu tố nguy cơ đối với nhiễm trùng HIV, đặc biệt trên phụ nữ.

Bệnh sán máng được phát hiện có mặt ở các quốc gia vùng nhiệt đới châu Phi, vùng Caribbean, vùng Nam Mỹ, Đông Nam Á và Trung Đông. Schistosoma mansoni tìm thấy ở Nam Mỹ và Caribbean, châu Phi, Trung Đông; S. haematobium tìm thấy ở châu Phi và Trung Đông; S. japonicum ở Viễn Đông. S. mekongiS. intercalatum tìm thấy tại chỗ của Đông Nam Á và Trung Tây Phi. Trong số các bệnh ký sinh tùng ở người, sán máng (đôi khi gọi là bilharziasis) đứng hàng thứ 2 sau sốt rét về mức độ gây thiệt hại nền kinh tế xã hội và tác động nghiêm trọng đến y tế công cộng tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bệnh lưu hành ở 76 quốc gia đang phát triển, ảnh hưởng đến 200 triệu người, một nửa trong số ấy sống ở châu Phi. Chúng sống ở vùng nông thôn và ngoại ô, nơi đó có khoảng 600 triệu dân đang nằm trong nguy cơ mắc bệnh.

Về số bệnh nhân nhiễm, 20 triệu người đang gánh chịu hậu quả từ căn bệnh này và 120 triệu nhiễm không biểu hiện triệu chứng. Một vài số liệu thống kê ước tính khoảng 20.000 tử vong có liên quan hoặc do sán máng mỗi năm. Trong nhiều năm qua, sán máng nhiễm trên một quần thể rất lớn, đặc biệt trẻ em dưới 14 tuổi. Ước tính 600 triệu người trên toàn thế giới ó nguy cơ về bệnh này.


Hình 4.
Yếu tố nguy cơ nhiễm phải sán máng khi làm nông nghiệp, ngư nghiệp

Một số quốc gia đã loại trừ bệnh này và nhiều quốc gia đang tiến đến loại trừ. TCYTTG đang thúc đẩy các nổ lực như thế. Trong một số tình huống về đô thị hóa, ô nhiễm hoặc tàn phá cấu trúc cơ sở làm giảm đi nơi trú ngụ của ốc nên đã giảm đi phơi nhiễm với nguồn bệnh và giảm đi số ca mắc mới rất nhiều.

Con đường lây nhiễm sán máng phổ biến nhất tại các quốc gia đang phát triển là do bơi lội trong các ao hồ và các vật thể chứa nước có chứa ốc nhiễm bệnh đặc hiệu giống Biomphalaria, Bulinus, Oncomelania-là ổ chứa màm bệnh của sán máng Schistosoma.


Hình 5.
Minh họa hình thái ốc trung gian truyền bệnh sán máng

Phân loại sán máng

Một số loài sán máng có thể nhiễm trên người và theo phân loại ICD-10 cập nhật 2009:

-Schistosoma mansoni (B65.1) và Schistosoma intercalatum (B65.8) gây bệnh sán máng ở đường tiêu hóa;

-Schistosoma haematobium (B65.0) gây bệnh sán máng ở hệ tiết niệu sinh dục;

-Schistosoma japonicum (B65.2) và Schistosoma mekongi (B65.8) gây bệnh sán máng đường tiêu hóa tại châu Á.

Một số loài sán máng có thể gây nhiễm trên động vật:

-S. bovis thường nhiễm trên gia súc, cừu, dê ở châu Phi, vài nơi ở châu Âu và Trung Đông;

-S. mattheei thường nhiễm trên gia súc, cừu và dê ở Trung và Nam Phi;

-S. margrebowiei thường nhiễm trên loài linh dương, trâu và linh dương châu Phi ở khu vực Trung và Nam Phi;

-S. curassoni thường nhiễm trên gia súc và vật nuôi ở Tây Phi đã có báo cáo;

-S. rodhaini thường nhiễm trên các loài gặm nhấm và động vật ăn thịt ở Trung Phi.

Triệu chứng lâm sàng

Các triệu chứng của bệnh sán máng gây ra bởi phản ứng của cơ thể với trứng sán.

Bệnh sán máng đường tiêu hóa (Intestinal schistosomiasis) có thể dẫn đến đau bụng, đại tiện phân lỏng, có máu trong phân. Lách lớn thường gặp các ca bệnh tiến triển và thường liên quan đến tích tụ dịch trong khoang phúc mạc và tăng áp mạch máu trong bụng. Trên các ca như thế có thể lách cũng lớn.

Dấu hiệu kinh điển của bệnh sán máng thể tiết niệu sinh dục (urogenital schistosomiasis) là đái ra máu. Xơ hóa bàng quang và tổn thương thận và niệu đạo đôi khi gặp trên một số ca tiến triển. Ung thư bàng quang là một biến chứng khác có thể gặp ở giai đoạn sau đó. Trên phụ nữ, sán máng thể tiết niệu sinh dục có thể bắt gặp các thương tổn vùng sinh dục, chảy máu âm đạo, đau khi giao hợp và xuất hiện các nốt trong vùng âm hộ. Trên nam giới, sán máng thể tiết niệu sinh dục có thể sinh hình ảnh bệnh học là tinh hoàn, tuyến tiền liệt và các cơ quan khác. Bệnh này cũng có thể có các hậu quả lâu dài không hồi phục, kể cả vô sinh.

Các tác động đến sức khỏe và kinh tế của bệnh sán máng được xem xét và có các khiếm khuyết về bệnh tật gây ra hơn là dẫn đến tử vong con người. Trên trẻ em, bệnh sán máng có thể dẫn đến thiếu máu, suy dinh dưỡng và giảm khả năng nhận thức và học tập mặc dù các ảnh hưởng này có thể hồi phục sau khi điều trị.

Bệnh sán máng mạn tính có thể ảnh hưởng lên khả năng và năng suất làm việc, thậm chí một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong. Số ca tử vong do sán máng thật khó ước tính di bệnh học của các tạng gan, thận bị suy, ung thư bàng quang có thể "ẩn dấu" như thai ngoài tử cung do thể sán máng sinh dục tiết niệu.

Tử vong ước tính do sán máng cần phải được đánh giá lại, vì con số này dao động từ 24.067 đến 200.000 mỗi năm trên toàn cầu. Năm 2000, TCYTTG ước tính tỷ lệ tử vong mỗi năm 200.000 trên toàn cầu. Điều này đã được giảm đi do tác động của chiến dịch hóa dự phòng điều trị quy mô rộng đã làm giảm bớt gánh nặng bệnh tật trong thập niên qua.

Sinh lý bệnh học của sán máng

Về chu kỳ sinh học

Sán máng là một loài sán có chu kỳ sinh học của sán lá ký sinh trên động vật có xương sống và không xương sống điển hình và người là vật chủ chính.

Trong cơ thể các ốc nước ngọt đặc hiệu

Các chu kỳ sinh học của 5 loại sán máng đều giống nhau: trứng ký sinh tùng ly giải vào trong môi trường do các cá thể nhiễm phóng thích, khi rơi vào trong môi trường nước ngọt, trứng phát triển thành thể miracidium bơi tự do trong nước Miracidia nhiễm vào trong ốc nước ngọt khi chúng xuyên qua chân ốc. Sau khi nhiễm, chúng bám chặt vào vị trí xuyên qua, miracidium chuyển dạng thành thể đầu tiên của sporocyst (mẹ). Các tế bào mầm bên trong sporocyst mẹ sẽ phân chia để tạo nên các thể sporocysts (con), rồi chúng di chuyển đến các tế bào gan tụy của ốc. Một khi ở trong tế bào gan tụy của ốc, các tế bào mầm bên trong thể sporocyst con bắt đầu phân chia trở lại, thời điểm này chúng sinh ra hàng ngàn ký sinh trùng mới, gọi là cercariae, chúng là các ấu trùng có khả năng nhiễm vào các loài động vật có vú.

Cercariae lại tiếp tục hàng ngày chồi ra khỏi vật chủ ố thành một nhịp sinh học, xuất hiện một ngày một lần (circadian rhythm) lệ thuộc vào nhiệt đội và ánh sáng môi trường. Các cercariae trẻ có tính di động cao hơn, thay đổi giữa di động lên xuống rõ ràng hơn và chìm xuống một vị trí nào đó trong nước. Hoạt tính của các cercaria đặc biệt bị kích thích bởi sự xáo động của nước, bởi bóng râm và các hóa chất tìm thấy trên bề mặt da người.


Hình 6.
Phân bố vùng nguy cơ mắc sán máng trên toàn cầu (WHO, 2014)

Trong cơ thể người

Sự xuyên thấu vào bên trong da người xảy ra sau khi cercaria dính và gây vết nhỏ trên da. Ký sinh trùng tiết ra các enzyme gây phá hủy protein của da để có thể đầu của cercariae đi xuyên qua da và chuyển thành dạng và giai đoạn schistosomulum.

Các dạng schistosomulum chuyển dạng mới này có thể vẫn còn tồn tại đến 2 ngày trước khi chúng định vị trong các mao mạch sau (post-capillary venule); từ đây các schistosomulum chu du đến phổi và ở đó chúng thực hiện các bước thay đổi tiếp theo và phát triển cần thiết để di chuyển đến gan. 8-10 ngày sau khi xuyên da, sán di chuyển đến đến các xoang trong gan, S. japonicum di chuyển nhanh hơn S. mansoni và thường đến gan trong vòng 8 ngày.

Các sán non của S. mansoniS. japonicum phát triển một lỗ miệng sau khi đến gan và trong suốt giai đoạn này sán bắt đầu ăn các tế bào hồng cầu. Các cặp đôi sán gần trưởng thành, con cái dài hơn cuộn lại và nằm trong kênh sinh dục của con đực. sán trưởng thành dài khoảng 10mm. Các cặp đôi sán S. mansoniS. japonicum di chuyển đến vị trí tĩnh mạch mạc treo và tĩnh mạch trực tràng. Cuối cùng, sán S. haematobium di chuyển từ gan đến đám rối tĩnh mạch quanh chậu hông của bàng quang, niệu dạo và thận thông qua đám rõi tĩnh mạch trĩ.


Hình 7.
Tăng áp tĩnh mạch cửa là một biến chứng sau nhiễm sán máng

Các con sán trưởng thành trong vòng 6-8 tuần, thời điểm này chúng bắt đầu đẻ trứng, cặp sán S. mansoni nằm tại các mạch máu mạc treo có thể sinh ra đến 300 trứng mỗi ngày trong suốt quá trình sinh sản. S. japonicum có thể sinh đến 3000 trứng mỗi ngày. Nhiều trứng đi qua thành mạch máu, qua thành ruột và đào thải qua phân. Trứng của sán S. haematobium đi qua nước tiểu con đường niệu đọa và bàng quang. Không chỉ có các trứng trưởng thành mới có khả năng đi xuyên qua thành tiêu hóa nhờ các enzyme phân hủy protein, mà còn có chức năng đáp ứng miễn dịch của vật chủ, gây ra các vết loét mô tại chỗ. Một nửa số trứng được ly giải ra bởi các cặp sán nằm trong các tĩnh mạch mạc treo tràng hoặc sẽ trôi ngược lại gan, nơi mà chúng sẽ bị đọng lại đó. Các cặp sán có thể sống trong cơ thể trung bình 4.5 năm nhưng cũng có trường hợp nhiễm đến 20 năm.

Các trứng bị mắc kẹt lại trong các tĩnh mạch phát triển một cách bình thường, tiết ra các kháng nguyên để tạo ra các đáp ứng miễn dịch mạnh. Chính các trứng này không gây tổn thương cho cơ thể. Sự thâm nhiễm tế bào từ các cơ chế đáp ứng miễn dịch có thể gây cơ chế bệnh sinh liên quan đến bệnh sán máng.


Hình 8

Triệu chứng và dấu chứng

Hơn tất cả các bệnh lý liên quan đến ký sinh trùng, sán máng là một bệnh mạn tính. Nhiều ca nhiemx ký sinh trùng không triệu chứng, thiếu máu nhẹ và suy dinh dưỡng là các dấu chứng hay gặp tại các vùng lưu hành bệnh. Nhiễm sán máng cấp tính (hay sốt Katayama) có thể xảy ra vài tuần sau khi nhiễm bệnh đầu tiên, đặc biệt bởi loài S. mansoniS. japonicum. Đặc điểm lâm sàng bao gồm:

-Đau bụng không rõ ràng hoặc đôi khi quặn;

-Ho, dị ứng (phù mạch thần kinh, nổi mề đay, hạch to và tăng bạch cầu eosin);

-Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, đôi khi táo bón và đại tiện phân có máu (hay gặp);

-Tăng bạch cầu ái toan rất cao, đôi khi giai đoạn nặng có biểu hiện giảm các dòng tế bào máu rất nặng;

-Sốt có thể sốt thành từng đợt, kèo dài vài tuần đến tháng;

-Suy nhược, bụng ỏng;

-Gan lách lớn, có thể xuất hiện tuần hoàn bàng hệ hoặc có triệu chứng xơ gan;

-Đau nhức bộ phận sinh dục, các tổn thương làm tăng dễ nhiễm các mầm bệnh HIV. Các tổn thương gây ra bởi sán máng có thể tiếp tục là một vấn đề sức khỏe lớn sau khi phòng chống. Điều trị sớm, đặc biệt ở trẻ với các thuốc không đắt tiền và dễ hình thành các tổn thương và đau nhức;

-Các triệu chứng ở da: lúc vừa mới nhiễm, bệnh nhân biểu hiện ngứa nhẹ và tạo ra các hình ảnh viêm da nổi bóng nước hoặc nốt sần ở vùng bàn chân và các phần khác sau khi bơi lội hoặc chơi trong dòng nước bị ô nhiễm có chứa cercariae.

Đôi khi chúng ta có thể gặp các tổn thương ở hệ thần kinh trung ương (lạc chỗ): bệnh lý u hạt ở não (cerebral granulomatous disease) do trứng của sán máng S. japonicum lạc chỗ trên não, tổn thương u hạtbao quanh trứng trong tủy sống do sán S. mansoniS. haematobium có thể dẫn đến viêm tủy cắt ngang (transverse myelitis) kèm theo liệt mềm. Nếu nhiễm trùng tiếp tục có thể dẫn đến các phản ứng u hạt và xơ hóa tại các cơ quan thương tổn và khi đó biểu hiện các triệu chứng, bao gồm:

-Bệnh polype đại tràng với tiêu chảy có máu, thường do sán S. mansoni;

-Tăng áp lực tĩnh mạch cửa với biểu hiện triệu chứng nôn ra máu và lách lớn (chủ yếu do hai loài S. mansoni, S. japonicum);

-Viêm bàng quang và và viêm niệu đạo (S. haematobium) với triệu chứng tiểu ra máu, có thể tiến triển dẫn đến ung thư bàng quang. Chẩn đoán ung thư bàng quang thường gia tăng lên trong các vùng nhiễm nặng, khi chụp bằng hiển vi ánh sáng, cho thấy trong lòng các bàng quang các chùm trứng sán vây lấy và thâm nhiễm nhiều bạch cầu ái toan;

-Tăng áp lực tĩnh mạch phổi (chủ yếu do S. mansoni, S. japonicum, hiếm gặp hơn là S. haematobium);

-Viêm cầu thận và tổn thương hệ thần kinh trung ương;

Biến chứng/ Di chứng

-Có thể gặp các điểm phình mạch thực quản dạ dày;

-Tăng áp tĩnh mạch cửa dễ dẫn đến xuất huyết tiêu hóa trên;

-Bệnh lý não- gan do sán máng;

-Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tự phát;

-Tắc ruột và viêm ruột thừa do sán kẹt.

Phát hiện & Chẩn đoán

Bệnh sán máng được chẩn đoán thông qua phát hiện trứng sán trong bệnh phẩm phân hoặc nước tiểu. Các xét nghiệm miễn dịch phát hiện kháng nguyên/ kháng thể trong máu hoặc trong nước tiểu cũng chỉ ra rằng đang nhiễm trùng.

Đối với sán máng thể sinh dục tiết niệu, kỹ thuật lọc lắng cặn sử dụng các phiến lọc nylon, giấy hay polycarbonate là các kỹ thuật chuẩn. Trẻ em mắc loài sán máng S. haematobium hầu hết có tiểu máu vi niệu mà có thể phát hiện được bằng các que thử nước tiểu. Trứng sán máng có thể phát hiện trong các mẫu phân qua một kỹ thuật sử dụng tấm cellophane nhuộm methylene blue nhúng trong glycerine hay trên các lam thủy tinh như kỹ thuật Kato-Katz. Đối với những người đang sống trong các vùng không có lưu hành hoặc lan truyền thấp, thì các xét nghiệm miễn dịch và huyết thanh học có thể hữu ích chỉ ra sự phơi nhiễm với nhiễm trùng và cần kiểm tra, thăm khám tổng thể, điều trị và theo dõi.

Xác định qua kính hiển vi hay vi thể các trứng trong phân hoặc trong nước tiểu là phương pháp chẩn đoán mang tính thực hành cao nhất. Xét nghiệm phân là thường làm nhiều hơn là nước tiểu. Để đo mức độ nhiễm trứng trong phân của bệnh nhân, về khoa học thường dùng các đơn vị như số trứng trên một gam phân (epg_eggs per gram). Xét nghiệm phân nên thực hiện khi nghi ngờ nhiễm loài S. mansoni hoặc S. japonicum, và xét nghiệm nước tiểu khi nghi ngờ nhiễm loài sán S. haematobium.

Trứng có thể hiện diện trong phân với tất cả các loại sán máng Schistosoma. Xét nghiệm có thể thực hiện trên mẫu lam (1-2mg phân). Vì trứng đi qua phân với số lượng nhỏ và từng đợt, nên việc phát hiện chúng cũng nên lặp lại nếu âm tính hoặc có thể áp dụng phương pháp tập trung trứng như formalin-ethyl acetate. Ngoài ra, các điều tra tại thực địa và các điều tra khác, lượng trứng có thể định lượng bằng phương Kato-Katz (20-50 mg phân) hoặc kỹ thuật Ritchie.


Hình 9.
Một số thương tổn bệnh học do sán máng gây ra trên người


Hình 10.

 

Trứng có thể tìm thấy trong nước tiểu khi nhiễm loài S. japonicumS. intercalatum (thời gian khuyên thu thập mẫu là giữa trưa đến 3 giờ chiều). Phát hiện sẽ tăng lên bằng cách ly tâm và xét nghiệm ly tâm lắng cặn. Định lượng có thể bằng cách sử dụng sử dụng lưới lọc màng nucleopore của thể tích nước tiểu chuẩn, sau đó đếm trwungs trên màng. Xét nghiệm hoặc điều tra sán S. haematobium cũng nên làm thêm X quang chậu để xem các hình ảnh calci hóa ở thành bàng quang- đây được xem là một chỉ điểm tốt chẩn đoán bệnh sán máng mạn tính.


Hình 11.
Mạch Tortuous Varicosities trong bệnh sán máng mạn tính

Gần đây, một điều tra đánh giá thực địa về một kỹ thuật kính hiển vi mới được tiến hành tại Uganda để chẩn đoán về bệnh sán máng đường ruột do một nhóm nghiên cứu dẫn đầu là tiến sĩ Russell Stothard - hiện vị này đang là trưởng chương trình Phòng chống sán máng tại bảo tàng lịch sử Luân Đôn (Schistosomiasis Control Initiative, Natural History Museum, London). Báo cáo tóm tắt của ông ta có thể tìm thấy trên mạng.

Sinh thiết mô (sinh thiết mô trực tràng đối với các loài sán máng và sinh thiết bàng quang để tìm sáng máng loài S. haematobium) có thể thấy trứng khi xét nghiệm phân hoặc mẫu nước tiểu âm tính. Trứng của sán máng S. haematobium hình elip, đặc chắc với gai ở phần đuôi, trứng sán máng S. mansoni cũng hình elip như có gai ở phần bên thân mình, trứng của sán S. japonicum có dạng hình cầu với một chồi nhỏ.

Phát hiện kháng thể có thể hữu ích cả về mặt lâm sàng và điều tra dịch tễ.

Phản ứng tesesst da hoặc ngưng kết hoặc ELISA cũng rất có ý nghĩa trong sàng lọc và theo dõi diễn tiến điều trị. Một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, CT-scanner hoặc X quang cũng giúp tầm soát tổng thể cho bệnh nhân cũng như biến chứng giúp điều trị thấu đáo hơn cho bệnh nhân.


 Tài liệu tham khảo

1.Colley DG, Bustinduy AL, Secor WE, King CH. Human schistosomiasis. Lancet. 2014 Jun 28;383(9936):2253-64. doi: 10.1016/S0140-6736(13)61949-2. Epub 2014 Apr 1. Review.

2.Carod Artal FJ. Cerebral and spinal schistosomiasis. Curr Neurol Neurosci Rep. 2012 Dec;12(6):666-74. doi: 10.1007/s11910-012-0305-4. Review.

3.Mutapi F. Getting a GRiPP o­n everyday schistosomiasis: experience from Zimbabwe. Parasitology. 2017 Oct;144(12):1624-1632. doi: 10.1017/S0031182016001724. Epub 2016 Oct 12. Review.

4.Polderman AM, Manshande JP. Failure of targeted mass treatment to control schistosomiasis. Lancet. 1981 Jan 3;1(8210):27-8.

5.Doehring E. Schistosomiasis in childhood. Eur J Pediatr. 1988 Jan;147(1):2-9. Review.

6.Gryseels B, Polman K, Clerinx J, Kestens L. Human schistosomiasis. Lancet. 2006 Sep 23;368(9541):1106-18. Review.

7.Garba A, Campagne G, Tassie JM, Barkire A, Vera C, Sellin B, Chippaux JP. [Long-term impact of a mass treatment by praziquantel o­n morbidity due to Schistosoma haematobium in two hyperendemic villages of Niger]. Bull Soc Pathol Exot. 2004 Feb;97(1):7-11.

8.Fenwick A, Webster JP. Schistosomiasis: challenges for control, treatment and drug resistance. Curr Opin Infect Dis. 2006 Dec;19(6):577-82. Review.

9.Tarp B, Black FT, Petersen E. The immunofluorescence antibody test (IFAT) for the diagnosis of schistosomiasis used in a non-endemic area. Trop Med Int Health. 2000 Mar;5(3):185-91.

10.Alsallaq RA, Gurarie D, Ndeffo Mbah M, Galvani A, King C. Quantitative assessment of the impact of partially protective anti-schistosomiasis vaccines. PLoS Negl Trop Dis. 2017 Apr 14;11(4):e0005544.

11.Reinhard-Rupp J, Klohe K. Developing a comprehensive response for treatment of children under 6 years of age with schistosomiasis: research and development of a pediatric formulation of praziquantel. Infect Dis Poverty. 2017 Aug 3;6(1):122.

12.Zuo JM, Wu JS, Yang MX, Li D, Jiao D, Lian F, Yang QQ. Effect of comprehensive control project o­n schistosomiasis in Nanjian county. Zhongguo Xue Xi Chong Bing Fang Zhi Za Zhi. 2011 Apr;23(2):113, 120.

13.Senghor B, Diaw OT, Doucoure S, Seye M, Diallo A, Talla I, Bâ CT, Sokhna C. Impact of Annual Praziquantel Treatment o­n Urogenital Schistosomiasis in a Seasonal Transmission Focus in Central Senegal. PLoS Negl Trop Dis. 2016 Mar 25;10(3):e0004557.

14.Rollinson D, Knopp S, Levitz S, Stothard JR, Tchuem Tchuenté LA, Garba A, Mohammed KA, Schur N, Person B, Colley DG, Utzinger J. Time to set the agenda for schistosomiasis elimination. Acta Trop. 2013 Nov;128(2):423-40.

15.Ross AG, Sleigh AC, Li YS, Williams GM, Li Y, Waine GJ, Tang GT, Forsyth SJ, McManus DP. Epidemiological identification of Chinese individuals putatively susceptible or insusceptible to Schistosoma japonicum: a prelude to immunogenetic study of human resistance to Asian schistosomiasis. Ann Trop Med Parasitol. 1998 Oct;92(7):765-74.

16.Sinuon M, Tsuyuoka R, Socheat D, Odermatt P, Ohmae H, Matsuda H, Montresor A, Palmer K. Control of Schistosoma mekongi in Cambodia: results of eight years of control activities in the two endemic provinces. Trans R Soc Trop Med Hyg. 2007 Jan;101(1):34-9. Epub 2006 Oct 9.

17.Gray DJ, Li YS, Williams GM, Zhao ZY, Harn DA, Li SM, Ren MY, Feng Z, Guo FY, Guo JG, Zhou J, Dong YL, Li Y, Ross AG, McManus DP. A multi-component integrated approach for the elimination of schistosomiasis in the People's Republic of China: design and baseline results of a 4-year cluster-randomised intervention trial. Int J Parasitol. 2014 Aug;44(9):659-68.

18.Li YS, Sleigh AC, Li Y, Tanner M, Dessein A, Williams GM, McManus DP. Five-year impact of repeated praziquantel treatment o­n subclinical morbidity due to Schistosoma japonicum in China. Trans R Soc Trop Med Hyg. 2002 Jul-Aug;96(4):438-43.

19.Ross AG, Vickers D, Olds GR, Shah SM, McManus DP. Katayama syndrome. Lancet Infect Dis. 2007 Mar;7(3):218-24. Review.

20.Knopp S, Mohammed KA, Ali SM, Khamis IS, Ame SM, Albonico M, Gouvras A, Fenwick A, Savioli L, Colley DG, Utzinger J, Person B, Rollinson D. Study and implementation of urogenital schistosomiasis elimination in Zanzibar (Unguja and Pemba islands) using an integrated multidisciplinary approach. BMC Public Health. 2012 Oct 30;12:930. doi: 10.1186/1471-2458-12-930.

21.Garba A, Touré S, Dembelé R, Boisier P, Tohon Z, Bosqué-Oliva E, Koukounari A, Fenwick A. Present and future schistosomiasis control activities with support from the Schistosomiasis Control Initiative in West Africa. Parasitology. 2009 Nov;136(13):1731-7.

22.Zida A, Briegel J, Kabré I, Sawadogo MP, Sangaré I, Bamba S, Yacouba A, Ouédraogo A, Yonli D, Drabo F, Traoré LK, Ouédraogo-Traoré R, Guiguemdé RT, Wacker J. Epidemiological and clinical aspects of urogenital schistosomiasis in women, in Burkina Faso, West Africa. Infect Dis Poverty. 2016 Sep 1;5(1):81.

23.Elliott DE. Schistosomiasis: Pathophysiology, diagnosis, and treatment. Gastroenterol Clin North Am. 1996 Sep;25(3):599-625. Review.

24.De Clercq D, Vercruysse J, Picquet M, Shaw DJ, Diop M, Ly A, Gryseels B. The epidemiology of a recent focus of mixed Schistosoma haematobium and Schistosoma mansoni infections around the 'Lac de Guiers' in the Senegal River Basin, Senegal. Trop Med Int Health. 1999 Aug;4(8):544-50.

25.Ross AG, Bartley PB, Sleigh AC, Olds GR, Li Y, Williams GM, McManus DP. Schistosomiasis.

26.N Engl J Med. 2002 Apr 18;346(16):1212-20.

27.Kern P, Burchard GD, Dietrich M. Comparative study of oltipraz versus praziquantel for treatment of schistosomiasis with intestinal manifestation in the Gabon (Schistosoma intercalatum and S. haematobium). Tropenmed Parasitol. 1984 Jun;35(2):95-9.

28.Hua H, Yin A, Xu M, Zhou Z, You L, Guo H. Patterns of reinfection following praziquantel treatment of urinary schistosomiasis at a period of low transmission. Acta Trop. 2000 Feb 25;75(1):123-6.

29.Okamoto K, Brown JD. Hepatosplenic schistosomiasis presenting as spontaneous hemoperitoneum in a Filipino immigrant. Am J Med Sci. 2013 Oct;346(4):334-7. doi: 10.1097/MAJ.0b013e31828f4bee.

30.El-Hawey AM, Amr MM, Abdel-Rahman AH, El-Ibiary SA, Agina AM, Abdel-Hafez MA, Waheeb AA, Hussein MH, Strickland GT. The epidemiology of schistosomiasis in Egypt: Gharbia Governorate. Am J Trop Med Hyg. 2000 Feb;62(2 Suppl):42-8.

31.Ross AG, McManus DP, Farrar J, Hunstman RJ, Gray DJ, Li YS. Neuroschistosomiasis. J Neurol. 2012 Jan;259(1):22-32.

32.Frenzel K, Grigull L, Odongo-Aginya E, Ndugwa CM, Loroni-Lakwo T, Schweigmann U, Vester U, Spannbrucker N, Doehring E. Evidence for a long-term effect of a single dose of praziquantel o­n Schistosoma mansoni-induced hepatosplenic lesions in northern Uganda. Am J Trop Med Hyg. 1999 Jun;60(6):927-31.

33.Ernould JC, Ba K, Sellin B. Increase of intestinal schistosomiasis after praziquantel treatment in a Schistosoma haematobium and Schistosoma mansoni mixed focus. Acta Trop. 1999 Jul 30;73(2):143-52.

34.Ali OE, Eissa M. Observations o­n morbidity from schistosomiasis through a control program in middle Egypt (1977-1981). J Egypt Soc Parasitol. 1984 Dec;14(2):441-54.

35.Ribeiro-dos-Santos G, Verjovski-Almeida S, Leite LC. Schistosomiasis: A century searching for chemotherapeutic drugs. Parasitol Res. 2006 Oct;99(5):505-21. Epub 2006 Apr 25.

36.Magalhães TV, Gazzinelli G, Alvarez MC, Lima e Silva FC, Fraga LA, Silveira AM, Gazzinelli A, Bethony J, LoVerde P, Caldas IR, Correa-Oliveira R, Prata A. Comparative clinical and ultrasound study of egg-negative and egg-positive individuals from Schistosoma mansoni low morbidity endemic areas, and hospitalized patients with hepatosplenic disease. Rev Soc Bras Med Trop. 2005 Jan-Feb;38(1):33-7. Epub 2005 Jan 18.

37.Atalabi TE, Lawal U, Akinluyi FO. Urogenital schistosomiasis and associated determinant factors among senior high school students in the Dutsin-Ma and Safana Local Government Areas of Katsina State, Nigeria. Infect Dis Poverty. 2016 Aug 2;5(1):69.

38.Bergquist NR. Schistosomiasis: From risk assessment to control. Trends Parasitol. 2002 Jul;18(7):309-14. Review.

39.King CH. Toward the elimination of schistosomiasis. N Engl J Med. 2009 Jan 8;360(2):106-9.

40.Jiang Q, Zhang S, Yuan H, Liu Z, Zhao G, Brinkmann U. The effect of a combined approach to schistosomiasis control o­n the transmission of Schistosoma japonicum in Xingzi of Poyang Lake area, China. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 1996 Sep;27(3):535-41.

41.Inyang-Etoh PC, Ejezie GC, Useh MF, Inyang-Etoh EC. Efficacy of artesunate in the treatment of urinary schistosomiasis, in an endemic community in Nigeria. Ann Trop Med Parasitol. 2004 Jul;98(5):491-9.

42.King CH, Sturrock RF, Kariuki HC, Hamburger J. Transmission control for schistosomiasis - why it matters now. Trends Parasitol. 2006 Dec;22(12):575-82.

43.Huang HH, Rigouin C, Williams DL. The redox biology of schistosome parasites and applications for drug development. Curr Pharm Des. 2012;18(24):3595-611. Review.

44.Frenzel K, Grigull L, Odongo-Aginya E, Ndugwa CM, Loroni-Lakwo T, Schweigmann U, Vester U, Spannbrucker N, Doehring E. Evidence for a long-term effect of a single dose of praziquantel o­n Schistosoma mansoni-induced hepatosplenic lesions in northern Uganda. Am J Trop Med Hyg. 1999 Jun;60(6):927-31.

45.Ernould JC, Ba K, Sellin B. Increase of intestinal schistosomiasis after praziquantel treatment in a Schistosoma haematobium and Schistosoma mansoni mixed focus. Acta Trop. 1999 Jul 30;73(2):143-52.

46.Ali OE, Eissa M. Observations o­n morbidity from schistosomiasis through a control program in middle Egypt (1977-1981). J Egypt Soc Parasitol. 1984 Dec;14(2):441-54.

47.Ribeiro-dos-Santos G, Verjovski-Almeida S, Leite LC. Schistosomiasis: A century searching for chemotherapeutic drugs. Parasitol Res. 2006 Oct;99(5):505-21.

48.Magalhães TV, Gazzinelli G, Alvarez MC, Lima e Silva FC, Fraga LA, Silveira AM, Gazzinelli A, Bethony J, LoVerde P, Caldas IR, Correa-Oliveira R, Prata A. Comparative clinical and ultrasound study of egg-negative and egg-positive individuals from Schistosoma mansoni low morbidity endemic areas, and hospitalized patients with hepatosplenic disease. Rev Soc Bras Med Trop. 2005 Jan-Feb;38(1):33-7. Epub 2005 Jan 18.

49.Atalabi TE, Lawal U, Akinluyi FO. Urogenital schistosomiasis and associated determinant factors among senior high school students in the Dutsin-Ma and Safana Local Government Areas of Katsina State, Nigeria. Infect Dis Poverty. 2016 Aug 2;5(1):69.

50.Bergquist NR. Schistosomiasis: From risk assessment to control. Trends Parasitol. 2002 Jul;18(7):309-14. Review.

51.King CH. Toward the elimination of schistosomiasis. N Engl J Med. 2009 Jan 8;360(2):106-9.

52.Jiang Q, Zhang S, Yuan H, Liu Z, Zhao G, Brinkmann U. The effect of a combined approach to schistosomiasis control o­n the transmission of Schistosoma japonicum in Xingzi of Poyang Lake area, China. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 1996 Sep;27(3):535-41.

53.Inyang-Etoh PC, Ejezie GC, Useh MF, Inyang-Etoh EC. Efficacy of artesunate in the treatment of urinary schistosomiasis, in an endemic community in Nigeria. Ann Trop Med Parasitol. 2004 Jul;98(5):491-9.

54.King CH, Sturrock RF, Kariuki HC, Hamburger J. Transmission control for schistosomiasis - why it matters now. Trends Parasitol. 2006 Dec;22(12):575-82.

55.Huang HH, Rigouin C, Williams DL. The redox biology of schistosome parasites and applications for drug development. Curr Pharm Des. 2012;18(24):3595-611. Review.

56.Yepes E, Varela-M RE, López-Abán J, Rojas-Caraballo J, Muro A, Mollinedo F. Inhibition of Granulomatous Inflammation and Prophylactic Treatment of Schistosomiasis with a Combination of Edelfosine and Praziquantel. PLoS Negl Trop Dis. 2015 Jul 20;9(7):e0003893. doi: 10.1371/journal.pntd.0003893. eCollection 2015.

57.Noseñas JS, Santos AT Jr, Blas BL, Tormis LC, Portillo GP, Poliquit OS, Papasin MC, Flores GS.

58.Experiences with praziquantel against Schistosoma japonicum infection in the Philippines.

59.Southeast Asian J Trop Med Public Health. 1984 Dec;15(4):489-97.

60.Friedman JF, Mital P, Kanzaria HK, Olds GR, Kurtis JD. Schistosomiasis and pregnancy.

61.Trends Parasitol. 2007 Apr;23(4):159-64. Epub 2007 Mar 1. Review.

62.Quack T, Beckmann S, Grevelding CG. Schistosomiasis and the molecular biology of the male-female interaction of S. mansoni. Berl Munch Tierarztl Wochenschr. 2006 Sep-Oct;119(9-10):365-72. Review.

63.Simarro PP, Sima FO, Mir M, Ndong P. Effect of repeated targeted mass treatment with praziquantel o­n the prevalence, intensity of infection and morbidity due to Schistosoma intercalatum in an urban community in equatorial Guinea. Trop Med Parasitol. 1991 Sep;42(3):167-71.

64.Knopp S, Person B, Ame SM, Mohammed KA, Ali SM, Khamis IS, Rabone M, Allan F, Gouvras A, Blair L, Fenwick A, Utzinger J, Rollinson D. Elimination of schistosomiasis transmission in Zanzibar: baseline findings before the o­nset of a randomized intervention trial. PLoS Negl Trop Dis. 2013 Oct 17;7(10):e2474.

65.Utzinger J, N'Goran EK, N'Dri A, Lengeler C, Xiao S, Tanner M. Oral artemether for prevention of Schistosoma mansoni infection: randomised controlled trial. Lancet. 2000 Apr 15;355(9212):1320-5.

66.Colley DG, Andros TS, Campbell CH Jr. Schistosomiasis is more prevalent than previously thought: what does it mean for public health goals, policies, strategies, guidelines and intervention programs? Infect Dis Poverty. 2017 Mar 22;6(1):63.

67.Keang H, Odermatt P, Odermatt-Biays S, Cheam S, Degrémont A, Hatz C. Liver morbidity due to Schistosoma mekongi in Cambodia after seven rounds of mass drug administration. Trans R Soc Trop Med Hyg. 2007 Aug;101(8):759-65. Epub 2007 Jun 12.

68.Mutapi F, Maizels R, Fenwick A, Woolhouse M. Human schistosomiasis in the post mass drug administration era. Lancet Infect Dis. 2017 Feb;17(2):e42-e48.

69.Balahbib A, Amarir F, Corstjens PL, de Dood CJ, van Dam GJ, Hajli A, Belhaddad M, El Mansouri B, Sadak A, Rhajaoui M, Adlaoui EB. Selecting accurate post-elimination monitoring tools to prevent reemergence of urogenital schistosomiasis in Morocco: a pilot study. Infect Dis Poverty. 2017 Apr 6;6(1):75. doi: 10.1186/s40249-017-0289-z.

70.Hagan P, Appleton CC, Coles GC, Kusel JR, Tchuem-Tchuenté LA. Schistosomiasis control: keep taking the tablets. Trends Parasitol. 2004 Feb;20(2):92-7. Review.

71.Tanaka H, Blas BL, Noseñas JS, Matsuda H, Hayashi Y, Santos AT Jr. Epidemiology and transmission dynamics; evaluation of control measures by means of annual incidence of infection with Schistosoma japonicum among school children at Dagami, Leyte, Philippines. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 1984 Dec;15(4):480-1.

72.Mahmoud AA, Siongok TA, Ouma J, Houser HB, Warren KS. Effect of targeted mass treatment o­n intensity of infection and morbidity in schistosomiasis mansoni. 3-year follow-up of a community in Machakos, Kenya. Lancet. 1983 Apr 16;1(8329):849-51.

73.Hu HH, Yu Q, Zhang X, Cao CL, Li SZ, Zhu H. Cost-effectiveness evaluation o­n comprehensive control measures carrying out in schistosomiasis endemic areas with regard to different layers of administrative villages stratified by infection situation of human and domestic animals. II Correlation analysis of costs and inputs with changes of schistosomiasis endemic situation in inner embankment of marshland and lake regions from 2006 to 2013. Zhongguo Xue Xi Chong Bing Fang Zhi Za Zhi. 2015 Feb;27(1):17-21.

74.Gryseels B, Stelma FF, Talla I, van Dam GJ, Polman K, Sow S, Diaw M, Sturrock RF, Doehring-Schwerdtfeger E, Kardorff R, et al. Epidemiology, immunology and chemotherapy of Schistosoma mansoni infections in a recently exposed community in Senegal. Trop Geogr Med. 1994;46(4 Spec No):209-19.

75.Colley DG, Secor WE. Immunology of human schistosomiasis. Parasite Immunol. 2014 Aug;36(8):347-57.

76.Chen SR, Li BG, Luo JJ, Li WB, Mu LX, Tian SH, Li P, Liu Yu-Hua, Yang H, Wang SW, Chen F, Luo BR, Li KR, Duan YC. Effect of comprehensive schistosomiasis control measures based o­n infection source control in mountainous areas of Yunnan Province.Zhongguo Xue Xi Chong Bing Fang Zhi Za Zhi. 2015 Feb;27(1):11-6.

77.Degu G, Mengistu G, Jones J. Praziquantel efficacy against schistosomiasis mansoni in schoolchildren in north-west Ethiopia. Trans R Soc Trop Med Hyg. 2002 Jul-Aug;96(4):444-5.

78.Kardorff R, Olveda RM, Acosta LP, Duebbelde UJ, Aligui GD, Alcorn NJ, Doehring E. Hepatosplenic morbidity in schistosomiasis japonica: evaluation with Doppler sonography. Am J Trop Med Hyg. 1999 Jun;60(6):954-9.

79.Lai YS, Biedermann P, Ekpo UF, Garba A, Mathieu E, Midzi N, Mwinzi P, N'Goran EK, Raso G, Assaré RK, Sacko M, Schur N, Talla I, Tchuenté LA, Touré S, Winkler MS, Utzinger J, Vounatsou P. Spatial distribution of schistosomiasis and treatment needs in sub-Saharan Africa: a systematic review and geostatistical analysis. Lancet Infect Dis. 2015 Aug;15(8):927-40.

80.Liang YS, Li HJ, Dai JR, Wang W, Qu GL, Tao YH, Xing YT, Li YZ, Qian K, Wei JY. Studies o­n resistance of Schistosoma to praziquantel XIII resistance of Schistosoma japonicum to praziquantel is experimentally induced in laboratory. Zhongguo Xue Xi Chong Bing Fang Zhi Za Zhi. 2011 Dec;23(6):605-10.

81.Grimes JE, Croll D, Harrison WE, Utzinger J, Freeman MC, Templeton MR. The roles of water, sanitation and hygiene in reducing schistosomiasis: a review. Parasit Vectors. 2015 Mar 13;8:156. doi: 10.1186/s13071-015-0766-9. Review.

82.Kramer CV, Zhang F, Sinclair D, Olliaro PL. Drugs for treating urinary schistosomiasis.

83.Cochrane Database Syst Rev. 2014 Aug 6;(8):CD000053.

84.Jusot JF, Simarro P, De Muynck A. Historical aspects of the risk factors of Schistosoma intercalatum schistosomiasis. Sante. 1996 May-Jun;6(3):165-72.

85.Utzinger J, Xiao S, N'Goran EK, Bergquist R, Tanner M. The potential of artemether for the control of schistosomiasis. Int J Parasitol. 2001 Dec;31(14):1549-62.

86.Burchard GD, Kern P, Baltes R, Dietrich M. Comparative trial of oltipraz versus praziquantel in the treatment of urinary schistosomiasis in the Gabon. Tropenmed Parasitol. 1984 Jun;35(2):91-4.

87.Wang W, Dai JR, Li HJ, Shen XH, Liang YS. The sensitivity of Schistosoma japonicum to praziquantel: a field evaluation in areas with low endemicity of China. Am J Trop Med Hyg. 2012 May;86(5):834-6.

88.Guidi A, Lalli C, Perlas E, Bolasco G, Nibbio M, Monteagudo E, Bresciani A, Ruberti G.

89.Discovery and Characterization of Novel Anti-schistosomal Properties of the Anti-anginal Drug, Perhexiline and Its Impact o­n Schistosoma mansoni Male and Female Reproductive Systems. PLoS Negl Trop Dis. 2016 Aug 12;10(8):e0004928.

90.Shi YH, Liu CD, Luo Q, Wang F, Liu F, Meng XH, Chen L, Qian XH, Qiu DC. Assessment of schistosomiasis transmission interruption in Beichuan County, Sichuan Province. Zhongguo Xue Xi Chong Bing Fang Zhi Za Zhi. 2013 Aug;25(4):437-8.

91.Negrão-Corrêa D, Fittipaldi JF, Lambertucci JR, Teixeira MM, Antunes CM, Carneiro M.

92.Association of Schistosoma mansoni-specific IgG and IgE antibody production and clinical schistosomiasis status in a rural area of Minas Gerais, Brazil. PLoS o­ne. 2014 Feb 4;9(2):e88042.

93.El-Khoby T, Galal N, Fenwick A, Barakat R, El-Hawey A, Nooman Z, Habib M, Abdel-Wahab F, Gabr NS, Hammam HM, Hussein MH, Mikhail NN, Cline BL, Strickland GT. The epidemiology of schistosomiasis in Egypt: summary findings in nine governorates. Am J Trop Med Hyg. 2000 Feb;62(2 Suppl):88-99.

94.Sady H, Al-Mekhlafi HM, Mahdy MA, Lim YA, Mahmud R, Surin J. Prevalence and associated factors of Schistosomiasis among children in Yemen: implications for an effective control programme. PLoS Negl Trop Dis. 2013 Aug 22;7(8):e2377.

95.Xiang RD, Zhang ZH, Yu B, Shan XW, Deng F, Xu XW, Fang R, Liu Zhi-Shuang, Zhang HE, Wang HL. Effect of comprehensive schistosomiasis control strategy based o­n infection source control in Hanchuan city. Zhongguo Xue Xi Chong Bing Fang Zhi Za Zhi. 2014 Dec;26(6):658-61.

96.Amsalu G, Mekonnen Z, Erko B. A new focus of schistosomiasis mansoni in Hayk town, northeastern Ethiopia. BMC Res Notes. 2015 Feb 3;8:22.

97.Wang QZ, Zhang SQ, Huang HG, Lin BF, Zhang Y, Wang FF, Gao FH, Wang TP. Survey of endemic situations in schistosomiasis transmission controlled or interrupted regions in Anhui Province. Zhongguo Xue Xi Chong Bing Fang Zhi Za Zhi. 2014 Oct;26(5):482-5, 490.

98.Olveda RM, Daniel BL, Ramirez BD, Aligui GD, Acosta LP, Fevidal P, Tiu E, de Veyra F, Peters PA, Romulo R, Domingo E, Wiest PM, Olds GR. Schistosomiasis japonica in the Philippines: the long-term impact of population-based chemotherapy o­n infection, transmission, and morbidity. J Infect Dis. 1996 Jul;174(1):163-72.

99.de Lima e Costa MF, Rocha RS, Coura Filho P, Katz N. A 13-year follow-up of treatment and snail control in an area endemic for Schistosoma mansoni in Brazil: incidence of infection and reinfection. Bull World Health Organ. 1993;71(2):197-205.

100.Southgate VR, Rollinson D, Tchuem Tchuenté LA, Hagan P. Towards control of schistosomiasis in sub-Saharan Africa. J Helminthol. 2005 Sep;79(3):181-5. Review.

Ngày 08/08/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích