Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 4 5 0 2
Số người đang truy cập
2 9 4
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Anisakis spp: loại ký sinh trùng ảnh hưởng sức khỏe con người có từ môi trường biển

GIỚI THIỆU

Anisakis là một giống ký sinh trùng giun tròn, có chu kỳ liên quan đến một số loài cá và động vật có vú ở biển (marine mammal). Chúng nhiễm cho người và gây ra bệnh có tên là Anisakiasis. Trong cơ thể người, sinh ra đáp ứng immunoglobulin E và tiếp đó là phản ứng dị ứng, kể cả sốc phản vệ sau khi ăn cá bị nhiễm Anisakis spp. Anisakis, về mặt phân loại khoa học chúng thuộc giới Animalia, ngành Nematoda, lớp Secernentea, bộ Ascaridida, họ Anisakidae, giống Anisakis và gồm có nhiều loài khác nhau như Anisakis pegreffii, A. physeteris, A. schupakovi, A. simplex, A. typica, A. ziphidarum. Anisakis simplex và một số giun liên quan như Pseudoterranova (Phocanema, Terranova) giun trong hải cẩu, Contracaecum spp., Hysterothylacium spp.

Về dữ liệu cấu trúc phân tử và đặc điểm di truyền, trong thời gian từ năm 2005-2017, nhiều nghiên cứu tập trung vào phân tích ấu trùng và con trưởng thành của của Anisakis nhờ vào các phương tiện kính hiển vi điện tử quét (SEM_scanning electron microscopy) cad tiếp cận phân tử. Phân tích cytochrome c-oxidase subunit 2 (mtDNA cox-2), 28S rRNA và vùng ITS1, 5.8S và ITS2 khuếch đại chuỗi PCR đã đánh giá được liên quan phả hệ di truyền. Là các giun tròn Anisakis spp. tìm thấy nhiễm trên người do ăn các thực phẩm biển còn sống hoặc chưa nấu chín. Ngày nay, chỉ có A. simplexP. decipiens là được báo cáo các ca bệnh nhiễm trên người.


Hình 1

Hiện tại bộ gen của ký sinh trùng Anisakis spp. sẵn có từ cơ sở dữ liệu trong ngân hàng gen với (GenBank Taxonomy database), chứa các tên của tất cả vi sinh vật được trình bày trong cây phả hệ di truyền và đã giải trình tự của Anisakis spp.

Trong hơn 20 năm qua, tính đa dạng trong giống đã được biết đến ngày càng tăng, với sự tiến bộ trong lĩnh vực di truyền để xác định loài. Người ta đã khám phá ra rằng mỗi loài vật chủ cuối cùng là nhà đối với riêng nó về mặt sinh học và về cả mặt di truyền trong việc xác định các loài đồng hình của Anisakis spp., điều này làm được khi phân lập chúng. Các thử nghiệm này cho phép một tỷ lệ các loài đồng huyết thống trong cá được sử dụng như một chỉ điểm xác định quần thể của cá

Các thực phẩm biển thường liên quan đến bệnh Anisakis spp.

Các loại thực phẩm biển là nguồn chính gây nhiễm bệnh trên người do nhiễm phải ấu trùng. Con trưởng thành của A. simplex thường tìm thấy trong dạ dày của cá heo hoặc cá voi. Các trứng thụ tinh từ các ký sinh trùng cái đi ra khỏi phân của vật chủ. Trong nước biển, trứng thụ tinh, phát triển thành ấu trùng. Các ấu trùng này tiếp đó nhiễm vào các loài giáp xác (nhất là các nghuyễn thể nhỏ liên quan đến tôm và các động vật không xương sống nhỏ khác). Ấu trùng phát triển trong các động vật không xương sống và trở thành thể gây nhiễm tiếp cho vật chủ tiếp theo như cá hoặc các động vật nhuyễn thể khác lớn hơn như mực ống. Các ấu trùng có thể đi xuyên qua đường tiêu hóa vào trong cơ của vật chủ thứ hai. Một số bằng chứng tồn tại đối với ấu trùng giun di chuyển từ tạng đến thịt nếu các vật chủ cá không không đẩy ra được. Chu kỳ của tất cả các con thuộc giống anisakid đều có liên can đến con người như nhau. Nhiều cá tuyết, cá thu, cá trích, cá tuyết chấm đen, cá bơn, cá hồi Thái Bình Dương, cá trích, cá nhám là vật chủ nhiễm.

Hình thái học

Anisakis spp. chia sẻ một số đặc điểm chung của tất cả giun tròn. Thể vermiform có hình tròn khi cắt ra và thiếu sự phân mảnh hoặc phân đoạn, khoang cơ thể bị giảm và hẹp khoang tựa như một túi giả (pseudocoel). Miệng nằm ở phía trước và bao quanh bởi các phần lồi hoặc móc nổi dùng để lấy thức ăn và chịu trách nhiệm cảm giác, với phần hậu môn nằm thẳng góc phía sau. Lớp biểu mô có vảy tiết ra một lớp cutile để bảo vệ cơ thể khỏi dịch tiêu hóa.

Vì tất cả ký sinh trùng có một chu kỳ phức tạp liên quan đến nhiều vật chủ, chi tiết của hình thái học khác nhau sẽ tùy thuộc vào vật chủ và chu kỳ xảy ra bên trong vật chủ đó. Trong giai đoạn nhiễm vào cá, Anisakis spp. được tìm thấy trong một vật thể hình nón. Chúng có chiều dài 2cm, khi chúng không cuộn thành hình nón. Khi ở trong vật chủ cuối cùng, Anisakis spp. lại dài hơn, dày hơn và cứng hơn, để chống chọi với nguy hiểm môi trường của ruột động vật có vú.

Chu kỳ sinh trưởng và phát triển

Chu kỳ sinh học của Anisakis spp. có liên quan đến động vật có vú trên biển và một số loài cá, mực. Nhiều thuật ngữ về bệnh do Anisakis spp. đồng nghĩa hay gọi Anisakiases, Anisakiasis, Anisakiosis, Anisakis, hay bệnh giun tròn do ăn cá. Anisakis spp. giai đoạn ấu trùng rất phổ biến trên cá biển hoặc con cá đi ngược dòng sông để đẻ (anadromous fish) và cũng có thể tìm thấy trong các mực ống hoặc mực nang. Ngược lại, chúng không có mặt trong các cá sống trong nước nước có độ mặn thấp, do nhu cầu sinh lý cần để hoàn chỉnh chu kỳ của chúng. Anisakids cũng hiếm gặp ở các vùng có các động vật biển có vú như vùng biển Bắc. Một số ký sinh trùng tên Pseudoterranova (Phocanema, Terranova) decipiens; Contracaecum spp.; Hysterothylacium (Thynnascaris) spp. cũng được đề cập.


Hình 2. Chu kỳ sinh học và phát triển của Anisakis spp.

Anisakis spp. có một chu kỳ sinh học và phát triển khá phức tạp qua rất nhiều vật chủ để hoàn thành chu kỳ. Trứng đẻ ra trong nước biển và ấu trùng được ăn vào bởi các loài nhuyễn thể, thường là Euphausids. Các loài nhuyễn nhiễm ấu trùng tiếp đó bị ăn bởi một loài cá hoặc mực ống. Sau đó, giun phát triển đào hầm đi vào thành ruột và đóng kén trong một lớp áo bảo vệ, thường bên trên và ngoài của các cơ quan sống, nhưng đôi khi trong cơ và dưới da. Giun đóng kén trong ruột non, ăn chất dinh dưỡng và phát triển, giao phối với nhau và đẻ ra trứng vào trong nước biển qua thải phân của vật chủ. Khi ruột của động vật có vú có chức năng giống như người, thì khi đó Anisakis spp. có thể nhiễm vào người do ăn phải các con cá nấu chưa chín hoặc sống bị nhiễm.

Bệnh học và triệu chứng lâm sàng

Bệnh do Anisakis spp. nói chung được đề cập tình cờ khi liên quan đến các bệnh cấp ở người. Phổ lâm sàng đa dạng với nhiều triệu chứng lâm sàng không lệ thuộc vào loài nhiễm của ký sinh trùng thuộc Anisakid qua một số ca được báo cáo trên y văn. Về bản chất, bệnh do Anisakis spp. thường được chẩn đoán khi bệnh nhân cảm thấy ngứa như kim châm hoặc cảm giác ngứa ngứa buồn buồn trong họng, ho hoặc có thể thấy khạc ra giun. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân xuất hiện đau bụng cấp giống như một cơn đau ruột thừa cấp đi kèm cảm giác buồn nôn. Các triệu chứng xảy ra từ một giờ đến vài tuần sau khi nhiễm phải Anisakis spp. trong hải sản nấu chưa chín, hay còn sống. Một giun tròn có thể phục hồi sự sống trên bệnh nhân, các giun tròn dạng ấu trùng này từ trong cá hoặc các động vật biển có vỏ bao như sò, vẹm, tôm, cua, trai thường chúng sẽ “đào hầm” trong đường tiêu hóa đến các lớp cơ niêm (đôi khi chúng cũng đi xuyên qua thành ruột hoàn hảo và có thể tìm thấy trong các khoang cơ thể). Chúng sinh ra các chất có thể hấp dẫn các bạch cầu ái toan (BCAT) đến và các tế bào máu của vật chủ khác đến vùng nhiễm này.


Hình 3

Các tế bào thâm nhiễm dạng u hạt trong các mô được bao quanh khi nhiễm giun. Trong thành đường tiêu hóa, giun có thể tách ra hoặc tái dính trở lại với một vùng khác nào đó trong ruột. Anisakis spp. hiếm khi trưởng thành hoàn toàn trong người và thường bị loại khỏi cơ thể một cách tự phát khỏi đường tiêu hóa trong vòng 3 tuần sau khi nhiễm. Số ca được chẩn đoán và phát hiện hằng năm vẫn còn thấp, điều này cho thấy số liệu này chỉ là “tảng băng nổi” (ice berg). Bệnh lây truyền qua con đường ăn hải sản sống, nấu chưa chín hoặc để đông lạnh không đủ nhiệt độ và thời gian để giết chết giun trong cá hoặc trong các thực phẩm biển có vỏ. Gần đây, tỷ lệ ca nhiễm này hiện đang gia tăng vì tăng số dân ăn thức ăn dưới dạng sushi/ sashimi rất nhiều.

Nhóm đối tượng chính gồm có những khách hàng mua các thực phẩm biển còn sống hoặc chưa được xử lý chín. Một số vụ dịch đã được báo cáo trên y văn dạng ca bệnh lẻ tẻ, nhưng gần đây số ca tăng hơn. Nhật Bản là có số ca lớn nhất được báo cáo vì số lượng cá sống được tiêu thụ ở đây quá lớn. Một số báo cáo ca bệnh xảy ra tại Mỹ với số ca từ 50-100 ca mỗi năm liên quan đến tiêu thụ và ăn các món ăn sushi hoặc cá chưa nấu chín và tại đây cũng đã chỉ ra bệnh do Anisakis spp. dễ bị chẩn đoán nhầm với viêm ruột thừa cấp, bệnh Crohn, loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày ruột.

Bảng 1. Một số tác nhân ký sinh trùng gây bệnh truyền qua hải sản

Ký sinh trùng

Phân bố địa lý

Giun tròn

Anisakis spp.

Toàn cầu

Gnathostoma spp.

Toàn cầu

Capillaria philippensis

Đông Nam Á

Angiostrongylus spp.

Toàn cầu

Sán dây

Diphyllobothrium spp.

Toàn cầu

Giun tròn hay sán lá

Clonorchis spp.

Đông Nam Á

Opisthorchis spp.

Đông Nam Á, Đông Âu

Heterophyes spp.

Toàn cầu

Paragonimus spp.

Toàn cầu

Metagonimus yokagawai

Châu Á, Ai Cập

Tác động đến sức khỏe con người

Kể từ năm 1960, Van Thiel và cộng sự báo cáo ca đầu tiên nhiễm Anisakis spp., tại Netherlands, sau đó nhiều ca bệnh được báo cáo ngày càng nhiều tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu vì những nơi đó thường ăn cá sống thường nhật (Kim và cs., 1971; Desowitz và ccs., 1985). Anisakis spp. gây nên nguy cơ sức khỏe cho con người, khi thành bệnh gọi là bệnh do Anisakis spp. (Anisakiasis) và điều đó gây tổn thương cho con người theo hai con đường: (i) Thông qua nhiễm giun từ cá không được xử lý thích hợp hay còn sống và (ii) Thông qua con đường phản ứng dị ứng với các chất hóa học tiết ra bởi các phần thịt của cá bị nhiễm giun (Sung-Jin Choi và cs., 2014).

Các nghiên cứu cho biết ấu trùng Anisakis spp. có thể gây bệnh khi người tiêu hóa phải chúng. Về dị ứng trong bệnh do Anisakis spp. trên đường tiêu hóa trong số những bệnh nhân Tây Ban Nha, Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết dị ứng nghiêm trọng sau khi ăn phải cá sống hoặc thức ăn từ biển. Sự mẫn cảm với Anisakis spp. được xác định bằng phát hiện kháng thể IgE đặc hiệu với Anisakis spp. trong huyết thanh các bệnh nhân và đặc điểm lâm sàng hay gặp nhất của bệnh là ngứa, mày đay (95-100%), đau bụng và rối loạn tiêu hóa (17-31%) và sốc phản vệ (30%). Với mức độ sốc phản vệ như vậy thì cần cảnh giác với loài này là cần thiết. Tất cả bệnh nhân cho thấy có triệu chứng cũng biểu hiện một lượng kháng thể cao là IgE trong máu (0.45-100 kU/L) đối với A. simplex.


Hình 4

Trong các nghiên cứu đó, các tác giả cũng đã xác định các loài cá nghi ngờ bị nhiễm Anisakis spp. là loại cá lạc, cá chình biển (40%), mực ống (30%), ốc biển (10%), cá ngừ (10%) và loài xác định Anisakis simplex được xem là một tác nhân gây dị ứng thực phẩm ở bệnh nhân khi có biểu hiện mày đay, phù mạch, sốc phản vệ sau khi ăn phải các thức ăn biển còn sống hoặc nấu chưa chín.

Sự phát triển của dị ứng thực phẩm đang ngày càng gia tăng liên quan đến tiêu thụ thức ăn trên phạm vi toàn cầu. Tại Mỹ, khoảng 6% trẻ em và trẻ em nhỏ, 3,7% người lớn biểu hiện một số mức độ khác nhau về phản ứng dị ứng với một vài thực phẩm. Các thực phẩm chính nguyên trên trẻ em là sữa bò, trứng, đậu phụng, bột mì, hạt đậu, cá, các thức ăn biển có vỏ như tôm, cua, trai, sò, vẹm là các thực phẩm đứng đầu danh sách.

Bất kỳ cá hoặc loài động vật thân mềm nào cũng đều có thể bị ký sinh bởi ấu trùng giai đoạn 3 của Anisakis spp. Các loại cá thu, cá tuyết, cá trổng, cá mòi, cá ngừ, mực ống cũng là các loài dễ nhiễm ký sinh trùng tần số cao nhất. Sự tiêu hóa hoặc ăn phải ấu trùng giai đoạn 3 của Anisakis spp. có thể gây nên bệnh Anisakiasis ở người.

Các triệu chứng của bệnh tăng lên khi giun đi xuyên qua niêm mạc dạ dày, dẫn đến các triệu chứng thuộc vùng ổ bụng và phản ứng dị ứng. Tiếp đó, một số bệnh nhân nhiễm trùng cấp tính và biểu hiện chủ yếu là triệu chứng dạ dày ruột như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và thương tổn qua hình ảnh nội soi dạ dày tá tràng. Các triệu chứng cần phân biệt với nhiễm các loài ký sinh trùng do ăn cá sống (sán lá gan nhỏ Clonorchis spp. và sán dải cá Diphyllobothrium spp.). Tất cả tác nhân này khi nhiễm đều có thể cho triệu chứng về đường tiêu hóa, nên phân biệt là rất khó. Trong vòng vài giờ sau khi ăn phải ấu trùng, cơn đau bụng cấp xảy ra do giun gây ra kèm theo buồn nôn, nôn mửa, đôi khi ấu trùng gây ho. Nếu ấu trùng đi qua thành ruột vào trong ruột non, một phản ứng tăng sinh u hạt và tăng BCAT hình thành rất nặng và cũng có thể xảy ra trong 1-2 tuần sau khi nhiễm, hoặc có thể gây nên các triệu chứng giống như bệnh Crohn.


Hình 5

Phản ứng dị ứng, hoặc sốc phản vệ khi nhiễm Anisakis spp.

Anisakis spp. vẫn có nguy cơ sức khỏe đối với con người. Anisakis spp. ly giải một số chất sinh hóa vào trong mô xung quanh khi chúng nhiễm vào cá. Vì nằm trong thớ thịt của cá, nên chúng cũng thường được tiêu thụ toàn bộ. Con người dễ nhạy cảm với các loài giun này, có thể mắc phải bệnh và có những phản ứng sốc phản vệ nghiêm trọng sau khi ăn cá nhiễm Anisakis spp. Điều này thường nhầm lẫn với dị ứng với một con cá hoặc các động vật biển có vỏ, các thành phần dị ứng với Anisakis spp. thường khó kiểm tra vì thường các bộ chẩn đoán có phản ứng dương tính chéo với các dị nguyên khác.

Phát hiện & Chẩn đoán

-Trong trường hợp bệnh nhân nôn hoặc ho ra giun, bệnh có thể được chẩn đoán dễ dàng bằng hình thái học của loại giun tròn Anisakis spp;

-Việc chẩn đoán có thể thiết lập bằng nội soi dạ dày phát hiện ấu trùng ở phần đầu ruột non, có thể lấy bệnh phẩm ấu trùng Anisakis spp.;

-Phân tích và xét nghiệm mô học thông qua sinh thiết hoặc trong quá trình phẩu thuật lấy sinh thiết có sử dụng dụng cụ gắp ấu trùng;

-Một số trường hợp chẩn đoán dựa vào phân tích tổn thương mô học chính là u hạt thông qua mổ thăm dò ổ bụng;

-Một xét nghiệm cũng thường được dùng là radioallergosorbent test đối với bệnh do Anasakis spp.

Bảng 2. Đặc điểm một số loài ký sinh trùng ký sinh trong cá

Loài

ký sinh trùng

Kích thước

Màu sắc

Thông thường

Tên

Đặc điểm

Vật chủ

Anisakis simplex

Dài 18-36 mm
Rộng 0.3-0.7 mm

Trắng

Giun trên cá trích

Có sự uốn quăn như cuộn xoắn

Cá trích

Pseudoterranova dicipiens

Dài 25-60 mm
Rộng 0.3-1.2 mm

Hơi vàng, hơi nâu hay hơi đỏ

Giun trên cá tuyết

Thẳng hay hình chữ S

Cá tuyết

Điều trị

Một số ca bệnh nặng của bệnh do Anisakis spp. thường đau rất dữ dội và đòi hỏi phải can thiệp phẩu thuật. Loại bỏ giun ra khỏi tổn thương chỉ là biện pháp làm giảm đau và loại bỏ nguyên nhân duy nhất;

Các triệu chứng có thể còn tồn tại sau khi giun đã chết vì một số thương tổn tìm thấy trong thời gian phẩu thuật đã loại bỏ giun nhưng còn tàn dư của giun ở đó.

Đối với giun, người là vật chủ cuối cùng, ấu trùng Anisakis spp. và Pseudoterranova spp. không thể sống sót. Do đó, việc điều trị những ca bệnh có triệu chứng, liều nhiễm nặng là cần thiết. Cần thận trọng khi chỉ định điều trị trong trường hợp tắc ruột non do ấu trùng Anisakis spp., trường hợp như thế cần phẩu thuật cấp cứu, mặc dù có một số trường hợp điều trị bằng Albendazole đơn thuần (tránh phẩu thuật) cũng thành công.

Biện pháp phòng chống nhiễm ký sinh trùng Anisakis spp.

Tại cộng đồng châu Âu, các tình trạng liên quan đến phòng chống ký sinh trùng theo hướng dẫn Council Directive no. 91/493/EEC (EC, 1991a). Tất cả cá và sản phẩm từ cá phải được giám sát kiểm tra trong suốt quá trình xử lý đẻ mục đích phát hiện và loại bỏ bất kỳ ký sinh tùng nào có thể nhìn thấy. Ngoài ra, tất cả cá có thể được ăn sống hoặc hầu hết cá sống phải được đông lạnh xử lý (-200C trong ít nhất 24 giờ đối với các bộ phận của cá). Điều này cũng ứng dụng đối với các sản phẩm của cá cần đun nóng (hun khói) ở mức nhiệt độ < 60°C. Đối với các cá muối cần quan tâm, quy trình xử lý phải đủ để phá hủy ấu trùng giun tròn. Điều luật của Mỹ quy định quy trình xử lý đông lạnh để phá hủy ấu trùng ký sinh trùng nên để -20°C trong 7 ngày hay -35°C trong 15 giờ (FDA, 2001a).

Do vậy, biện pháp phòng chống tốt nhất đối với bệnh do Anisakis spp. là ăn các thức ăn nấu chín hoặc đông lạnh đủ tốt. Một số sản phẩm cá được biết rõ có thể không an toàn. Điều này áp dụng cho tất cả các sản phẩm cá bảo quản (< 5% NaCl trong pha nước) như cá hun khói lạnh, phi lê cá trích, trứng cá muối nhẹ, và một số thực phẩm cổ truyền địa phương. Đông lạnh trong một thời gian ngắn, hoặc là các sản phẩm còn sống hoặc là các sản phẩm cuối cùng phải xử lý để phòng chống tốt nhất với ký sinh trùng.

Phương pháp phát hiện ký sinh trùng Anisakis spp. trong cá

       Một phương pháp mới cho phép phát hiện Anisakis trong bất kỳ sản phẩm cá nào, từ cá nguyên con, tươi hoặc đông lạnh đến cá đóng hộp. Được phát triển bởi các nhà khoa học Tây Ban Nha, hệ thống phát hiện dựa trên kỹ thuật phân tử và khắc phục những hạn chế của phương pháp cổ điển. Phương pháp này có đặc điểm là sự đặc trưng cao, độ nhạy cao trong phát hiện ngay cả khi chúng hiện diện với nồng độ rất thấp (0,05 pg) của Anisakis spp., Pseudoterranova spp., Contracaecum spp. và Hysterothylacium spp. trong mẫu phân tích.

Phương pháp này cho kết quả nhanh và hiệu quả, không giống như các kỹ thuật trước đây đã dùng, nó có thể được áp dụng cho bất kỳ sản phẩm cá nào mà không phụ thuộc vào mức độ thay đổi của sản phẩm. Các phương pháp được sử dụng cho đến nay để phát hiện ấu trùng Anisakis spp. là kiểm tra soi bằng mắt và khả năng tiêu hóa bởi dịch dạ dày nhân tạo. Các phương pháp cổ điển không thể áp dụng cho loài rất lớn hoặc cho các sản phẩm đã chế biến.

Các loài ký sinh trùng gây nhiễm trùng ở người thường là Anisakis simplex, Pseudoterranova decipiens và ít gặp hơn là Contracaeum osculatumHysterothylacium aduncum. Sự hiện diện của ấu trùng Anisakis ký sinh trong mô cơ và nội tạng ở nhiều loài cá và nhuyễn thể. Các loài cá bị ảnh hưởng là cá tuyết, cá tuyết đen, cá sòng, cá mòi, cá trỏng, cá trích, cá hồi, cá ngừ, cá trắng, cá bơn và cá minh thái), trong khi các loài nhuyễn thể chân đầu bị ảnh hưởng là mực ống và mực nang.

Mức độ gây bệnh của ký sinh trùng Anisakis spp. thay đổi và phụ thuộc vào các yếu tố như loài vật chủ, khu vực địa lý, thời gian của năm và các đặc tính đặc biệt mỗi loài. Con người là một vật chủ tình cờ duy nhất làm gián đoạn chu kỳ ký sinh. Bệnh do Anisakis spp. gây ra là một dạng nhiễm trùng đường tiêu hóa do người đã ăn cá bị nhiễm bệnh khi ăn sống, không nấu đủ chín, hoặc đã xử lý không đảm bảo để ấu trùng sẽ bị tiêu diệt (ướp, ngâm dấm, ướp muối, hun khói lạnh, sấy khô). Xu hướng ẩm thực này đã phát triển trong những năm gần đây sang nhiều nước khác do du lịch toàn cầu và gia tăng bệnh do Anisakis spp. Các triệu chứng lâm sàng là đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Ấu trùng cũng có thể gây các phản ứng dị ứng từ phát ban tới các phản ứng phản vệ nghiêm trọng.

Sau đó nhiều phản ứng di ứng do Anisakis đã được báo cáo, đặc biệt ở Nhật Bản và Tây Ban Nha.Nhiễm loài ký sinh trùng biển loại A. simplex gây nên các tổn thương mô trực tiếp sau khi chúng xâm nhập vào thành ruột, phát triển dạng u hạt tăng bạch cầu ái toan, sự thủng ruột hay đường tiêu hóa gây nên các phản ứng dị ứng rất mạnh. Đặc điểm lâm sàng có tần suất cáo nhất liên quan đến dị ứng do ký sinh trùng Anisakis là mày đay có hoặc không kèm theo phù mạch ở mặt (facial angioedema). Thỉnh thoảng, sốc phản vệ có thể xảy ra trên các bệnh nhân có biểu hiện dị ứng do Anisakis.

Audicana và cộng sự báo cáo đặc điểm lâm sàng của dị ứng do A. simplex trên 67 bệnh nhân ở Tây Ban Nha: mày đay/ phù mạch đều óc trên tất cả bệnh nhân, các triệu chứng tiêu hóa xảy ra trên 40% số bệnh nhân, và sốc phản vệ là 12%. Toàn bộ, 88% só bệnh nhân có biểu hiện tăng nồng độ IgE huyết thanh. Các đặc điểm không thường gặp của bệnh Anisakiasis gồm viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan do bệnh Anisakis (Anisakis-induced eosinophilic gastroenteritis), bệnh nghề nghiệp, đặc điểm bệnh khớp và viêm da tiếp xúc. Nhân đây, nhóm nghiên cứu xác định các triệu chứng dị ứng thường gặp nhất là cấp tính hoặc mày đay mạn tính và phù mạch, được nhìn thấy trên các bệnh nhân., đau bụng và sốc phản vệ chỉ chiếm 30%. Hầu hết các bệnh nhân đều óc nồng độ IgE trong huyết thanh toàn phần tăng cao. Nghiên cứu này chỉ ra đặc điểm lâm sàng của bệnh Anisakis trên 10 bệnh nhân đầu tiên nhiễm Anisakis có dị ứng tại Hàn Quốc. Và qua 10 ca bệnh này cho thấy các phản ứng dị ứng do Anisakis nên cân nhắc và đặt ra vấn đề chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh có phản ứng dị ứng khác, với mày đay và sốc phản vệ, đặc biệt nếu bệnh nhân có ocw địa dị ứng và trong tiền sử bệnh có dị ứng thức ăn.

Anisakis simplex là một trong những dị nguyên không rõ ràng hoặc bị cheo dấu hay khó phát hiện nhất trong thực phẩm. Añíbarro và cộng sự đã mô tả vai trò của các dị nguyên ẩn danh này trong các phản ứng dị ứng. Báo cóa cho biết 530 phản ứng dị ứng có liên quan đến thực phẩm, 119 (22.4%) trường hợp liên quan đến đáp ứng với các dị nguyên “ẩn danh”. Ngoài ra, 65 phản ứng (12%) là sốc phản vệ và 38 (58.5%) do dị nguyên ẩn danh. Añíbarro và công sự cũng cho thấy rằng A. simplex là nguyên nhân của 58% trường hợp sốc phản vệ và là nguyên nhân hay gặp nhất của phản ứng dị ứng ẩn danh hay gặp nhất của thực phẩm (45%), tiếp sau là đậu (13%) và cá (7.9%). Do đó, A. simplex cũng nên là tác nhân nên được cân nhắc như một yếu tố dị nguyên liên quan đến phản ứng dị ứng thực phẩm.

Các loài cá thường có liên quan đến dị ứng bệnh ký sinh trùng Anisakis là cá me lúc thuộc họ cá tuyết, cá trổng, cá thu, mặc dù các nghiên cứu dã báo cáo các loài cá này theo thứ tự khác nhau về tầm quan trọng và vai trò của chúng. Trong nghiên cứu này, flatfish và cá chình biển được xem là những tác nhân hay gặp nhất, tiếp đó là mực nang, mực ống, ốc xoắn, cá ngừ. Các kết quả này khác với các nghiên cứu khác,so với tại Hàn Quốc và tại các quốc gia khác. Flatfish và cá chình thường được dùng để ăn sống tại Hàn Quốc; Seol và cộng sự trình bày nguồn chính của nhiễm Anisakis trên các bệnh nhân chính là cá chình Conger myriaster. Chẩn đoán bệnh dị ứng do Anisakis là dựa trên 3 tiêu chuẩn: một tiến trình bệnh sử phù hợp như mày đay, phù mạch hoặc sốc phản vệ sau khi ăn cá; một phản ứng da dương tính theo phương pháp lẩy da hoặc sự có mặt của kháng thể IgE đặc hiệu với loài A. simplex trong huyết thanh; và thiếu một phản ứng với protein đối với vật chủ cá. Trong nghiên cứu này, tất cả bệnh nhân có tiền sử có tiền sử bệnh phù hợp với di ứng Anisakis và có nồng độ kháng thể IgE đặc hiệu cao trong huyết thanh với tác nhân A. simplex. Tất cả bệnh nhân, có ngoại lệ 3 trường hợp từ chối xét nghiệm, cho thấy đáp ứng âm tính với vật chủ cá qua phản ứng lẩy da. Thất bại thực hiện trong 3 trường hợp trên có thể là một mặt giới hạn của nghiên cứu.

Các điều trị tốt nhất cho bệnh Anisakiasis là phòng bệnh. ấu trùng không thể sống sót trong nhiệt độ > 600C trong 10 phút hoặc < -200C trong 24 giờ. Đề nghị mọi người nên tránh ăn các thức ăn biển, đặc biệt là cá sống, trong khi mắc bệnh thì nên giám sát các triệu chứng và phát hiện kháng thể đặc hiệu IgE với A. simplex.

Nhóm tác giả gồm Sung-Jin Choi, Jae-Chun Lee, Moo-Jung Kim, Gyu-Young Hur, Seung-Youp Shin, Hae-Sim Park đang công tác tại khoa Dị ứng và thấp học của đại học y khoa Ajou, Suwon, Hàn Quốc; khoa nội, đại học quốc gia Jeju, Hàn Quốc; khoa Tai mũi họng, đại học y khoa Kyunghee, Seoul, Hàn Quốc cùng tiến hành nghiên cứu cho biết ấu trùng Anisakidae có thể gây bệnh Anisakiasis khi người tiêu hóa phải chúng. Mặc dù một số nhóm đã báo cáo về dị ứng trong bệnh Anisakis trên đường tiêu hóa trong số những đối tượng người Tây Ban Nha và Nhật Bản, song báo cáo ở đây là lần đầu tiên tóm lượt các đặc điểm lâm sàng của 10 trường hợp nhiễm Anisakis dị ứng tại Hàn Quốc. Tổng số 10 bệnh nhân Hàn quốc (6 nam và 4 nữ) có triệu chứng phàn nàn là dị ứng nghiêm trọng sau khi ăn phải cá sống hoặc thực ăn từ biển. Sự mẫn cảm với Anisakis được xác định bằng phát hiện kháng thể IgE đặc hiệu với Anisakis simplex trong huyết thanh các bệnh nhân. Các đặc điểm lâm sàng hay gặp nhất của bệnh Anisakiasis là ngứa, mày đay (100%), theo sau bởi đau bụng (30%) và sốc phản vệ (30%). Tất cả bệnh nhân cho thấy có triệu chứng cũng biểu hiện một lượng kháng thể cao là IgE trong máu (0.45-100 kU/L) đối với A. simplex. 9/10 bệnh nhân(90%) có biểu hiện atopy và tăng nồng độ IgE trong huyết thanh rất cao. Các loài cá nghi ngờ bị nhiễm loại ký sinh trùng Anisakis là flatfish (40%), cá lạc hay cá chình biển (40%), mực ống (30%), ốc biển (10%), cá ngừ (10%). Anisakis simplex nên được xem là một tác nhân gây diự ứng thực phẩm (food allergen) ở bệnh nhân người lớn khi óc biểu hiện mày đay, phù mạch, sốc phản vệ sau khi tiêu thụ các thức ăn biển còn sống hoặc nấu chưa chín.

Sự phát triển của dị ứng thực phẩm đang ngày càng gia tăng liên quan đến tiêu thụ thức ăn trên phạm vi toàn thế thế giới. Tại Mỹ, khoảng 6% trẻ em và trẻ em nhỏ, 3.7% người lớn biểu hiện một số mức độ khác nhau về phản ứng dị ứng với một vài thực phẩm. Các thực phẩm chính nguyên trên trẻ em là sữa bò, trứng, đậu phụng, bột mì, hạt đậu, cá, các thức ăn biển có vỏ như tôm, cua, trai, sò, vẹm là các thực phẩm đứng đầu danh sách. Anisakis simplex là loại giun tròn thuộc bộ Ascaridida, họ Anisakidae, họ phụ Ascaridoidea. Bất kỳ cá hoặc loài động vật thâm mềm nào đều có thể bị ký sinh bởi ấu trùng giai đoạn 3 của Anisakis. Các loại cá thu, cá tuyết, cá meluc thuộc họ cá tuyết, cá trổng, cá mòi, cá ngừ, mực ống cũng là trong số các loài dễ nhiễm ký sinh trùng tần số cao nhất. Sự tiêu hóa hoặc ăn phải ấu trùng giia đoạn 3 của Anisakis có thể gây nên bệnh Anisakiasis ở người. Các triệu chứng của bệnh Anisakiasis tăng lên khi giun đi xuyên qua niêm mạc dạ dày, dẫn đến các triệu chứng thuộc vùng ổ bụng và phản ứng dị ứng.

Van Thiel và cộng sự (1960) báo cáo ca đầu tiên về bệnh Anisakiasis, tại Netherlands năm 1960. Sau đó, nhiều trường hợp được báo cáo tại nhật Bản, Tây Âu là những nơi thường ăn cá sống. Kim và công sự (1971) cũng báo cáo một trường hợp ấu trùng Anisakis có mặt trong vùng hầu họng ở người như một ca bệnh đầu tiên tại Hàn Quốc. Tiếp theo đó, một số bệnh nhân bị bệnh Anisakiasis cấp và biểu hiện chủ yếu là triệu chứng dạ dày ruột như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa đã được phân tích và làm rõ thông qua nội soi dạ dày tá tràng. Desowitz và cộng sự (1985) mô tả một phương pháp phát hiện kháng thể đặc hiệu IgE chống lại A. simplex. Từ thời gian đó, Kasuya và cộng sự cũng đã xác định tiềm năng gây dị ứng của A. simplex trên 2 ca lâm sàng và đã nhấn mạnh loại ký sinh trùng này là tác nhân gây bệnh liên quan đến ăn cá sống trên các bệnh nhân có nổi mày đay. Tại Hàn Quốc, Kim và cộng sự đã báo cáo ca bệnh đầu tiên Anisakiasis có dị ứng dạ dày ruột sau khi bệnh nhân ăn cá sống ở đảo Jeju, chưa có báo cáo nào đề cập đến phản ứng dị ứng do Anisakis, mặc dù người dân Hàn Quốc tự do ăn cá sống rất nhiều.

10 bệnh nhân (6 nam và 4 nữ) có triệu chứng đau bụng xuất hiện, biểu hiện mày đay và phù mạch cấp hoặc mạn tính (urticaria/angioedema), hoặc sốc phản vệ ít hơn 24 giờ sau khi ăn phải các thực phẩm biển được đưa vào trong nhóm nghiên cứu này. Sự nhạy cảm hay đúng hơn là mẩn cảm với loài ký sinh trùng A. simplex được đánh giá thông qua phát hiện kháng thể đặc hiệu IgE đối với A. simplex (bộ chẩn đoán do ImmunoCAP System; Phadia, Uppsala, Sweden cung cấp). Nhóm nghiên cứu đã theo dõi và ghi nhận các thông số lâm sàng của mỗi bệnh nhân, gồm tuổi, giới, triệu chứng dị ứng, loài cá đã ăn, viêm mũi dị ứng, các bệnh dị ứng liên quan gồm dị ứng thực phẩm, tình trạng viêm da cơ địa (atopic dermatitis), hen phế quản, mày đay mạn tính và tình trạng cơ địa khác (atopy).

Tổng số bạch cầu eosin trong máu ngoại vi xét nghiệm trên mỗi bệnh nhân. Nhóm nghiên cứu cũng đã đo lượng IgE toàn phần trong huyết thanh, lượng kháng thể IgE đặc hiệu với A. simplex, và lượng protein của bạch cầu ái toan (eosinophile cationic protein_ECP) sử dụng hệ thống máy miễn dịch ImmunoCAP System (Phadia). Kháng thể đặc hiệuIgE với Anisakis được xem là dương tínhkhi kết quả cho giá trị ngưỡng > 0.35 kU/L. Tình trạng tạng dị ứng hay chứng dị ứng do di truyền (atopy status) được xác định trên các bệnh nhâncó đáp ứng dương tính với một hay nhiều dị nguyên như các con mạt nhà, phấn hoa, phấn cây rừng thông qua phản ứng lẩy da dị ứng.

Các đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm trên 10 bệnh nhân nhiễm Anisakis biểu hiện dị ứng được tổng hợp trong bảng. Tuổi trung bình là 50 (22 - 71 tuổi). Tất cả 10 bệnh nhân có nồng độ IgE đặc hiệu IgE với A. simplex, chỉ số giá trị dao động 0.45-100 kU/L, điều này không liên quan đến độ trầm trọng của bệnh cũng như mức độ phản ứng dị ứng. 9/10 bệnh nhân (90%) có tạng dị ứng. Nồng độ IgE toàn phần trong huyết thanh của 9 bệnh nhân này đều tăng. Đếm chỉ số bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi đều trên ngưỡng chuẩn bình thường trong 2 bệnh nhân và tất cả nhưng một trong số các bệnh nhân đó không phải có nồng độ ECP tăng.

Mày đay mạn tính đươc chú ý trong 4 bệnh nhân (40%), dị ứng thức ăn được ghi nhận trong 3 trường hợp (30%), viêm mũi dị ứng là 2 ca (20%). Hen phế quản và viêm da cơ địa không xác định trong bất kỳ bệnh nhân dị ứng do Anisakis nào. Các đặc điểm lâm sàng hay gặp nhất của bệnh Anisakiasis trong nghiên cứu này là mày đay hoặc phù mạch (100%), tiếp đó là đau bụng (30%) sốc phản vệ (30%). Cá được xem là lây truyền ký sinh trùng, chủ yếu là cá (40%), cá lạc (40%), mực ống (30%), ốc xoắn (10%) và cá ngừ (10%).

Anisakis là ký sinh trùng thường gây phản ứng dị ứng

Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (European Food Safety Authority_EFSA) đã kết luận loại ký sinh trùng trên sản phẩm cá tiêu dùng mà con người có khả năng bị phản ứng dị ứng là ấu trùng giun anisakis được tìm thấy trên cá tươi. Theo báo cáo các chuyên gia châu Âu cho rằng người tiêu dùng ăn sản phẩm cá có ấu trùng anisakis ký sinh còn sống dễ bị dị ứng hơn khi tiêu dùng cá có ấu trùng ankasis đã chết. Việc ướp lạnh hoặc làm nóng có thể giết chết hoặc vô hiệu hóa hoạt động của ấu trùng loài ký sinh này.

EFSA khẳng định tất cả vùng khai thác đều có ký sinh trùng anisakis. Riêng cá hồi Atlantic khi được nuôi trong lồng nổi hoặc các bể nuôi trên bờ và được cho ăn thức ăn không chứa động vật ký sinh còn sống nguy cơ bị nhiễm giun anisakis không đáng kể. EFSA đã đề xuất Liên minh châu Âu (EU) nên thắt chặt giám sát và chẩn đoán các phản ứng dị ứng đối với động vật ký sinh trên sản phẩm cá đồng thời tiến hành nghiên cứu một vài khía cạnh khác như vòng đời của động vật ký sinh, phân bố địa lý và vai trò phát triển rộng rãi của ký sinh trùng. Ngoài ra để giảm thiểu các trường hợp dị ứng, ESFA nhấn mạnh việc thông báo tới các chuyên gia y tế, công nhân ngành cá và người tiêu dùng về sự nguy hiểm của loài ký sinh trùng này và phương pháp loại trừ chúng.

Anisakis là một loại giun tròn có chu kỳ phát triển liên quan đến cá và mực ống và bạch tuộc và có thể sinh ra các phản ứng dị ứng khi ăn sống hoặc chưa nấu chín các loại cá nhiễm. Anisakis có có chu kỳ phức tạp đi qua nhiều vật chủ, trứng của chúng đẻ ra trong biển và ấu trùng được ăn bởi các giáp xác. Các giáp xác nhiễm sau đó được cá và mực ăn vào. Giun đào hầm vào trong thành ruột và đóng kén dạng lớp vỏ bọc bảo vệ, thường ở bên ngoài các cơ quan phủ tạng, nhưng thỉnh thoảng nằm trong cơ và dưới da. Chu kỳ hoàn chỉnh khi cá nhiễm bị ăn bởi các động vật có vú ở trong môi trường biển như cá voi, chó biển và cá heo. Giun đóng kén trong ruột, phát triển, giao phối và đẻ trứng vào trong nước biển qua phân của vật chủ.

Người bị nhiễm do ăn các cá còn sống hoặc chưa nấu chín. Tại một số quốc gia, nhiễm Anikasis phổ biến như Nhật Bản (do ăn cá sống mà chưa được đông lạnh trước đó), Scandinavia (do ăn cá tuyết, cá thu, cá mòi có chứa ký sinh trùng), Hà Lan (do ăn cá trích chứa ký sinh trùng) và các vùng Nam Mỹ(do ăn món cá sống ướp chanh như các món khai vị). Một số khác có thể do ăn mực ống, mực nang chứa ký sinh trùng, nhiễm trùng Anisakis cũng không thường gặp tại các hồ và nuôi cá dạng trang trại hay cá được nuôi trong điều kiện nước có độ muối thấp.

Một số khuyến cáo tránh nhiễm ký sinh trùng Anisakis

1.Không ăn các cá còn sống hoặc chưa nấu chín xử lý trong lò vi sóng vì ký sinh trùng không thể bị tiêu diệt hoàn toàn. Do đó, phương pháp xử lý này là không phù hợp;

2.Không được nướng sơ qua vì nhiệt đạt đến 600C không thể đạt chín hết các thịt trong vòng ít nhất 10 giây;

3.Tránh ăn cá dạng ngâm rượu, nước ướp thịt hay cá cắt thành lát ngâm với dầu ô liu và chanh hay sạng sushi nếu các loại cá đó chưa được đông lạnh -20ºC trong ít nhất 48 giờ trước đó;

4.Khi có cảnh báo về nhiễm ký sinh trùng anisakis, việc tiêu thụ dù mẫu cá nhỏ cũng không được khuyến cáo. Nếu muốn ăn nó, nên rán chín;

5.Tăng kiến thức cho người tiêu dùng và người sản xuất về sự tồn tại giun Anisakis trong cá. Bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng cách nấu cá đủ chín với nhiệt độ cao hơn 60°C hay đông lạnh. Các tổ chức sức khỏe khuyến cáo rằng tất cả loại động vật có vỏ như cua, sò, vẹm, tôm, trai và cá nên đông lạnh ở điều kiện -20°C trong vòng 48 giờ. Ướp muối và dùng nước ướp cá sẽ không giết chết ký sinh trùng;

6.Cơ quan Quản lý Thực Dược phẩm của Mỹ (FDA) khuyến cáo tất cả cá sống và hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, vẹm (hoặc thức ăn dạng nửa sống, nửa chín thì nên để nhiệt độ đông -35°C hoặc dưới -350C trong 15 giờ hoặc để trữ lạnh đến - 20°C dưới 7 ngày là an toàn;

7.Xét nghiệm các cá trên một bàn sạch để chế biến hoặc xử lý giảm bớt số lượng giun trong một số cá bị nhiễm. Phương pháp này không phải là hoàn toàn hiệu quả vàkhông loại bỏ một lượng lớn giun trong cá;

8.Với các biểu hiện lâm sàng và biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh do Anisakis spp. nên thận trọng và khuyến cáo cộng đồng luôn luôn cẩn thận, có thể truyền thông thay đổi hành vi để giúp cho toàn cộng đồng làm thế nào thực hành ăn uống an toàn để tránh nhiễm các ký sinh trùng nói chung và loài Anisakis spp. nói riêng.


Tài liệu tham khảo

1.Berger SA, Marr JS. Human Parasitic Diseases Sourcebook. Jones and Bartlett Publishers: Sudbury, Massachusetts, 2006.

2.Amato Neto V, Amato JG, Amato VS (2007). "Probable recognition of human anisakiasis in Brazil". Rev. Inst. Med. Trop. Sao Paulo 49 (4): 261-2.

3.For Anisakiasis: WrongDiagnosis: Symptoms of Anisakiasis Retrieved o­n April 14, 2009

4.For Diphyllobothrium: MedlinePlus - Diphyllobothriasis Updated by: Arnold L. Lentnek, MD. Retrieved o­n April 14, 2009

5.For symptoms of diphyllobothrium due to vitamin B12-deficiency University of Maryland Medical Center - Megaloblastic (Pernicious) Anemia Retrieved o­n April 14, 2009

6.Audicana, Maria Teresa; Kennedy, MW (2008). "Anisakis Simplex: From Obscure Infectious Worm to Inducer of Immune Hypersensitivity". Clinical Microbiology Reviews 21 (2): 360–379.

7.Bad Bug Book: Foodborne Pathogens Microorganisms and Natural Toxins Handbook. Food and Drug Administration.

8.John, David T.; William Petri (2006). Markell and Voge's Medical Parasitology. St. Louis: Saunders. pp. 267–270. ISBN 0-7216-7634-0.

9.Nieuwenhuizen, N; Lopata, AL; Jeebhay, MF; Herbert, DR; Robins, TG; Brombacher, F (2006). "Exposure to the Fish Parasite Anisakis Causes Allergic Airway Hyperreactivity and Dermatitis". The Journal of allergy and clinical immunology 117 (5): 1098–105.

10.Nakaji K (2009). "Enteric anisakiasis which improved with conservative treatment". Intern. Med. 48 (7): 573.

11.Sugita S, Sasaki A, Shiraishi N, Kitano S (2008). "Laparoscopic treatment for a case of ileal anisakiasis". Surg Laparosc Endosc Percutan Tech 18 (2): 216–8.

12.Pacios, Enrique; Arias-diaz, Javier; Zuloaga, Jaime; Gonzalez-armengol, Juan; Villarroel, Pedro; Balibrea, Jose L. (2005). "Albendazole for the Treatment of Anisakiasis Ileus". Clinical Infectious Diseases 41 (12): 1825-6.

13.Grabda, J. (1976). "Studies o­n the life cycle and morphogenesis of Anisakis simplex cultured in vitro". Acta Ichthyologica et Piscatoria 6 (1): 119–131.

14.For Chlonorchiasis: Public Health Agency of Canada/ Clonorchis sinensis-Material Retrieved o­n April 14, 2009

15.For Anisakiasis: WrongDiagnosis: Symptoms of Anisakiasis Retrieved o­n April 14, 2009

16.For Diphyllobothrium: MedlinePlus/Diphyllobothriasis Updated by: Arnold L. Lentnek, MD. Retrieved o­n April 14, 2009

17.For symptoms of diphyllobothrium due to vitamin B12-deficiency University of Maryland Medical Center > Megaloblastic (Pernicious) Anemia 2009.

18.Akbar A, Ghosh S (2005). "Anisakiasis–a neglected diagnosis in the West". Dig Liver Dis 37 (1): 7–9.

19.Lorenzo S, Iglesias R, Leiro J, et al. (2000). "Usefulness of currently available methods for the diagnosis of Anisakis simplex allergy". Allergy 55 (7): 627–33.

20.Mattiucci S., Nascetti G., Tortini E., Ramadori L., Abaunza P. & Paggi L (2000). "Composition and structure of metazoan parasitic communities of European hake (Merluccius merluccius) from Mediterranean and Atlantic waters: stock implications". Parassitologia 42 (S1): 176–86.

21.Sampson HA. Update o­n food allergy. J Allergy Clin Immunol. 2004;113:805–819. [PubMed]

22.Moreno-Ancillo A, Caballero MT, Cabañas R, et al. Allergic reactions to Anisakis simplex parasitizing seafood. Ann Allergy Asthma Immunol. 1997;79:246–250.

23.Van Thiel PH, Kuiper FK, Roskam RTH. A nematode parasitic to herring causing acute abdominal syndromes in man. Trop Geogr Med. 1960;12:97–113.

24.Kim CH, Chung BS, Moon YI, Chun SH. A case report o­n human infection with Anisakis sp. in Korea. Korean J Parasitol. 1971;9:39-43.

25.Desowitz RS, Raybourne RB, Ishikura H, Kliks MM. The radioallergosorbent test (RAST) for the serologic diagnosis of human anisakiasis. Trans R Soc Trop Med Hyg. 1985;79:256–259.

26.Kasuya S, Hanano H, Izumi S. Mackerel-induced urticaria and Anisakis. Lancet. 1990;335:665.

27.Kim SH, Kim HU, Lee JC. A case of gastroallergic anisakiasis. Korean J Med. 2006;70:111–1166.

28.Audicana M, Garcia M, del Pozo MD, etal. Clinical manifestations of allergy to Anisakis simplex. Allergy. 2000;55(S59):28-33.

29.Audicana MT, Ansotegui IJ, de Corres LF, Kennedy MW. Anisakis simplex: dangerous-dead and alive? Trends Parasitol. 2002;18:20–25.

30.Añíbarro B, Seoane FJ, Múgica MV. Involvement of hidden allergens in food allergic reactions. J Investig Allergol Clin Immunol. 2007;17:168–172.

31.Seol SY, Ok SC, Pyo JS, et al. Twenty cases of gastric anisakiasis caused by Anisakis type I larva. Korean J Gastroenterol. 1994;26:17–24.

32.http://www.wrongdiagnosis.com/fda_bad_bug_book/anisakis_simplex.htm

33.http://en.wikipedia.org/wiki/Anisakis

34.http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2698627/

35.For Chlonorchiasis: Public Health Agency of Canada/ Clonorchis sinensis-Material Retrieved o­n April 14, 2009

36.For Anisakiasis: WrongDiagnosis: Symptoms of Anisakiasis Retrieved o­n April 14, 2009

37.For Diphyllobothrium: MedlinePlus/Diphyllobothriasis Updated by: Arnold L. Lentnek, MD. Retrieved o­n April 14, 2009

38.For symptoms of diphyllobothrium due to vitamin B12-deficiency University of Maryland Medical Center > Megaloblastic (Pernicious) Anemia 2009.

39.Akbar A, Ghosh S (2005). "Anisakiasis–a neglected diagnosis in the West". Dig Liver Dis 37 (1): 7–9.

40.Lorenzo S, Iglesias R, Leiro J, et al. (2000). "Usefulness of currently available methods for the diagnosis of Anisakis simplex allergy". Allergy 55 (7): 627–33.

41.Mattiucci S., Nascetti G., Tortini E., Ramadori L., Abaunza P. & Paggi L (2000). "Composition and structure of metazoan parasitic communities of European hake (Merluccius merluccius) from Mediterranean and Atlantic waters: stock implications". Parassitologia 42 (S1): 176–86.

42.Sampson HA. Update o­n food allergy. J Allergy Clin Immunol. 2004;113:805–819. [PubMed]

43.Moreno-Ancillo A, Caballero MT, Cabañas R, et al. Allergic reactions to Anisakis simplex parasitizing seafood. Ann Allergy Asthma Immunol. 1997;79:246–250.

44.Van Thiel PH, Kuiper FK, Roskam RTH. A nematode parasitic to herring causing acute abdominal syndromes in man. Trop Geogr Med. 1960;12:97–113.

45.Kim CH, Chung BS, Moon YI, Chun SH. A case report o­n human infection with Anisakis sp. in Korea. Korean J Parasitol. 1971;9:39-43.

46.Desowitz RS, Raybourne RB, Ishikura H, Kliks MM. The radioallergosorbent test (RAST) for the serologic diagnosis of human anisakiasis. Trans R Soc Trop Med Hyg. 1985;79:256–259.

47.Kasuya S, Hanano H, Izumi S. Mackerel-induced urticaria and Anisakis. Lancet. 1990;335:665.

48.Kim SH, Kim HU, Lee JC. A case of gastroallergic anisakiasis. Korean J Med. 2006;70:111–1166.

49.Audicana M, Garcia M, del Pozo MD, etal. Clinical manifestations of allergy to Anisakis simplex. Allergy. 2000;55(S59):28-33.

50.Audicana MT, Ansotegui IJ, de Corres LF, Kennedy MW. Anisakis simplex: dangerous-dead and alive? Trends Parasitol. 2002;18:20–25.

51.Añíbarro B, Seoane FJ, Múgica MV. Involvement of hidden allergens in food allergic reactions. J Investig Allergol Clin Immunol. 2007;17:168–172.

52.Seol SY, Ok SC, Pyo JS, et al. Twenty cases of gastric anisakiasis caused by Anisakis type I larva. Korean J Gastroenterol. 1994;26:17–24.

53.http://www.wrongdiagnosis.com/fda_bad_bug_book/anisakis_simplex.htm

54.http://en.wikipedia.org/wiki/Anisakis

55.http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2698627/

Ngày 21/05/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích